Hiện tượng nổi mụn ở trẻ sơ sinh
Các loại trái cây gây nóng và nổi mụn
Những biểu hiện của bạn kể trên thì rất có thể bạn bị viêm nhiễm vùng kín, bị nấm hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (nếu như đã có quan hệ tình dục). Thông thường khi có những biểu hiện như ngứa "cô bé", âm đạo, âm hộ, nổi mụn, khí hư có màu bất hường như xanh, nâu...thì đó là những dấu hiệu không an toàn. Khi thấy những dấu hiệu bất thường thì bạn cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị sớm.
Phân loại mụn để chuẩn đoán bệnh:
Thông thường, những nốt mụn nổi lên ở "cô bé" sẽ thường chỉ là những nốt mụn có đầu trắng nhỏ li ti hoặc chúng có thể có hình dạng như một nốt tàn nhang bạn ạ.
Trong phần nhiều các trường hợp, nổi mụn ở "cô bé" thường không có gì đáng lo ngại. Bởi vì cũng giống như các nốt mụn khác hoành hành ở bên ngoài phần da khác trên cơ thể, mụn ở vùng kín thường chỉ ảnh hưởng để khu vực xung quanh "cô bé" của bạn thui mà không thể ảnh hưởng đến sức khỏe bên trong của "cô bé" được.
Ở một số ít các trường hợp, mụn ở "cô bé" nổi lên là do một số bệnh tật cụ thể thì điều này mới gây ảnh hưởng trực tiếp tới "cô bé" của bạn cơ. nếu có thấy dịch âm đạo bất thường thì cũng có thể bị các bệnh như viêm nhiễm v.v...lúc này bạn nên đi khám ở bệnh viện phụ sản hoặc da liễu để chữa
Nguyên nhân:
Phồng rộp âm đạo do đâu?
Phồng rộp âm đạo là tình trạng đột nhiên âm đạo xuất hiện những nốt phồng trên da. Những nốt phồng này có màu hoàn toàn khác biệt với làn da bình thường của bạn. Chúng có thể có màu hồng, đỏ, tím, nâu hoặc đen.
Bên cạnh đó, nốt phồng này giống như một quả bong bóng mềm mại mịn màng. Thông thường, tình trạng này có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn đã bị những bệnh STDs ghé thăm hoặc đôi khi chúng chỉ là một nốt phồng rộp thông thường ở âm đạo.
Khi bị phồng rộp ở âm đạo kèm theo những cơn ngứa ngáy, đau rát, bạn nên đến bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt. Đây là biện pháp tốt nhất để loại trừ các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục một cách nhanh chóng nhất.
- Nếu nốt phồng rộp có hình súp lơ hay da gà thì bạn cần được kiểm tra ngay lập tức để loại trừ mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung HPV.
- Nếu bạn có nốt mụn rộp nhưng không đau ở vùng âm đạo thì cũng cần được kiểm tra ngay lập tức để loại trừ bệnh hạ cam giang mai.
- Nếu nốt mụn rộp trở nên đau đớn và có hình dạng bất thường, bạn nên kiểm tra ngay lập tức để loại trừ hạ cam mềm.
Những đối tượng nào mới bị mụn rộp âm đạo?
Bất cứ chị em nào cũng có thể bị mụn rộp âm đạo ghé thăm. Nhiều khi không phải do chị em đó quan hệ tình dục bừa bãi, cũng không phải do chị em ấy lười vệ sinh vùng kín... Chỉ cần bạn là nữ giới, thì bạn đều có nguy cơ bị mụn rộp sinh dục như thường.
Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn rộp âm đạo thường do ma sát, lông vùng kín mọc ngược hoặc tuyến mồ hôi bị tắc...
Nhận diện mụn rộp âm đạo như thế nào?
Mụn rộp âm đạo thông thường có khá nhiều hình dáng và có thể chứa nhiều chất lỏng hoặc máu bên trong. Chúng có thể có hình oval, tròn hoặc có thể cảm thấy giống như một gel bong bóng khi chạm vào.
Chúng có thể xuất hiện như mụn nước có màu rõ ràng, hoặc chúng có thể rất đỏ.
Nốt mụn rộp này có thể kèm theo những cơn ngứa ngáy, đau rát hoặc không có những triệu chứng trên nhưng thường mùi của chúng rất nặng mùi.
Những mụn nước này có thể hiển thị bất cứ nơi nào trên âm hộ của bạn. Và trong phần lớn các trường hợp, chúng không được chú ý cho đến khi một số ma sát xảy ra và tạo nên đau đớn ở nốt mụn này.
Làm thế nào để điều trị mụn rộp âm đạo thông thường?
Việc điều trị tốt nhất cho những nốt mụn rộp âm đạo là bạn nên ngâm chúng trong bồn tắm nước nóng. Ngâm trong nước nóng sẽ khuyến khích mụn chín và vỡ tự nhiên không gây đau đớn.
Bạn tuyệt đối không nên nặn hay nhể chúng vì nó sẽ làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng.
Bao lâu thì nốt mụn rộp này sẽ biến mất?
Thường thì những nốt mụn rộp âm đạo thông thường sẽ biến mất trong vòng 1 tuần chỉ cần bạn vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Nhưng nó có thể biến mất nhiều hoặc ít hơn thời gian đó phụ thuộc vào da cơ thể bạn lành hay dữ, có cần nhiều thời gian để chữa lành không.
Nếu những nốt mụn sau 1-2 tuần chưa chịu biến mất, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa sớm để được làm những xét nghiệm cần thiết.
6 hiểu lầm tai hại về mụn rộp vùng kín
1. Thủ phạm gây nên mụn rộp vùng kín là do vi khuẩn?
Thực tế: Vi khuẩn không phải là thủ phạm gây nên bệnh này mà chính là do một loại virut herpes 2. Đây là vi rút phát triển ở niêm mạc cơ quan sinh dục mà mụn rộp sinh dục là một biểu hiện của bệnh lây truyền này khi XXX không bảo vệ. Bệnh xuất hiện ở cả XX và XY.
2. Bệnh mụn rộp rất hiếm khi gặp?
Thực tế: Nếu XXX không được vệ sinh đúng cách hoặc không có biện pháp bảo vệ thì bạn sẽ có nguy cơ bị nhiều bệnh lây truyền qua đường XXX ghé thăm trong đó có bệnh mụn rộp sinh dục.
Không phải lúc nào bạn cũng có thể phát hiện những triệu chứng của bệnh này như: tình trạng giả cúm (sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ toàn thân) sau đó xuất hiện đau, ngứa, đái khó, tiết dịch âm đạo, niệu đạo, các mụn nước nổi lên ở bộ phận sinh dục ngoài, lan rộng, sau vài ngày tự vỡ chảy nước vàng và để lại vết loét trợt rất nông, nền đỏ, đau, ngứa. Các vết loét này đóng vảy sau vài ngày đến vài tuần, không để lại sẹo, dễ tái phát...
Ngược lại 80% trường hợp nhiễm bệnh không thể hiện triệu chứng gì cho đến khi chúng đã lây nhiễm. Các tổn thương này cũng có thể không nhìn thấy nếu như phát triển trong âm đạo, thậm chí cả trên cổ tử cung hay trong niệu đạo của XY.
Nếu không điều trị sớm và dứt điểm, bệnh vẫn có thể có biến chứng từ nặng đến nhẹ như hầu hết các bệnh lây truyền qua đường XXX. Ví như hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, ví dụ viêm màng não vô khuẩn. Những tổn thương ở cả những vị trí khác như ở mông, háng, đùi, ngón tay, mắt.
Do những triệu chứng của mụn rộp rất giống với bệnh nấm nên ngay cả những bác sỹ hoặc thầy thuốc chuyên khoa vẫn có thể nhầm lẫn với bệnh này khi chẩn đoán.
Thuốc kháng virus như acylovir, valacyclovir cũng được áp dụng khi bạn có kết luận nhiễm mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên những thuốc này không diệt dược virus, không loại được virus ra khỏi cơ thể mà chỉ kìm hãm được tốc độ phát triển của virus trong cơ thể, điều đó sẽ làm giảm các triệu chứng (mụn rộp, đau, ngứa), không ngăn ngừa được bệnh tái phát.
Nếu bị nấm cần điều trị đúng cách:
Bạn có biết rằng theo thống kê có đến 75% phụ nữ đã từng ít nhất một lần bị viêm âm đạo do nấm.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Ngứa kéo dài trên 3 ngày, chữa trị tại nhà vẫn không khỏi, thậm chí còn tiến triển nặng hơn.
Triệu chứng của bạn nói lên điều gì?
- Ngứa âm đạo có thể mặc quần quá chật, lâu dần tạo điều kiện thuận lợi gây ra những viêm nhiễm.
- Ngứa có thể là biểu hiện khó chịu của một loại viêm nhiễm, từ viêm âm đạo do vi trùng đến do nấm (còn gọi là Candida albicans hoặc Monilla) và do trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis).
- Ngứa âm đạo còn có thể là dấu hiệu dị ứng (allergy) với chất hoá học trong xà phòng, chất khử mùi hoặc thuốc nhuộm, hoặc có thể là dấu hiệu teo tổ chức âm đạo ở phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh.
Cách điều trị
- Ngâm rửa bằng nước muối: Tuy là cách đưon giản nhưng lại có khả năng chữa được vài dạng viêm âm đạo.
Pha 1 muỗng muối vào một chậu nước ấm. Ngồi vào trong chậu 10-15 phút. Hai hoặc ba đêm liên tục ngâm rửa có thể giúp hết ngứa.
- Kiêng trong một thời gian: Đừng quan hệ tình dục cho đến khi hết ngứa.
- Dùng bao cao su ngừa thụ thai (condom): Bao cao su ngừa thụ thai giúp bảo vệ chống lại những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).
- Hãy hỏi bác sĩ: Bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định loại viêm nhiễm gây ngứa cho bạn. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc chống nấm như biệt dược Vagistat, Nystatin hoặc Monistat.
- Cần sự trợ giúp điều trị các triệu chứng mãn kinh: Nếu bạn đang đến tuổi mãn kinh, hãy hỏi bác sĩ về cách điều trị ngứa do những thay đổi xảy ra ở âm đạo. Tuỳ theo từ bệnh trạng cụ thể của từng cá nhân, bác sĩ sẽ điều trị bằng Liệu pháp Nội tiết tố Thay thế (HRT) hoặc kem nội tiết tố (hormone) dùng bôi âm đạo.
- Không áp dụng cách thụt rửa âm đạo và bột: Thụt âm đạo không những không có tác dụng làm giảm ngứa hoặc viêm âm đạo, mà còn có thể gây nguy hiểm. Thụt âm đạo có thể đưa các tác nhân gây viêm lên qua cổ tử cung và gây viêm khung chậu.
Điều ngứa âm đạo do nấm
- Giảm lượng đường: Đường nuôi dưỡng nấm, do đó chị em không nên ăn các thức ăn giàu đường.
- Uống sinh tố nhóm C (vitaminC): Hãy uống 500 mg sinh tố nhóm C, 2 lần mỗi ngày. Bởi lẽ sinh tố nhóm C (ascorbic acid) làm tăng tính chua (toan acid) của âm đạo, tạo nên môi trường không thích hợp cho nấm phát triển.
- Quạt khô vùng âm đạo: Sau khi tắm, hãy quạt khô vùng âm đạo. Bởi lẽ nấm cần sự ẩm ướt để tồn tại. Hãy đặt máy sấy tóc (hair dryer) ở chế độ thấp nhất và đặt máy sấy cách âm đạo khoảng 15-20cm.
- Ngâm rửa: Một cách ngâm rửa nữa có tác dụng tốt để loại bỏ viêm nhiễm nấm. Một tháng 1 lần sau khi chu kỳ kinh nguyệt, hãy pha ba muỗng nhỏ Boric acid vào chậu nước có mực nước khoảng 15cm đủ để ngồi ngâm. Ngồi vào chậu nước ngâm trong 5-10 phút sẽ giúp tiêu diệt được nấm.
- Cung cấp Leactobacillus: Hàng ngày nên ăn một ly sữa chua, bởi lẽ trong sữa chua có chứa Leactobacillus hoạt tính có lợi sẽ làm giảm khả năng bị viêm nhiễm nấm.
- Tuy nhiên, rất có thể bạn bị viêm nhiễm nấm dai dẳng do cơ thể bị dị ứng với nấm Candida albican. Vì vậy khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để được làm thử nghiệm phản ứng trên da.
- Có kế hoạch dự phòng bệnh: Bất kỳ kích thích âm đạo nào cũng có thể mở đường cho viêm nhiễm nấm. Do đó bạn nên tránh đừng để âm đạo tiếp xúc với tác nhân gây kích thích gồm dầu thơm, giấy vệ sinh nhuộm màu, quần lót màu, chất khử mùi và chất bôi trơn trong khi quan hệ tình dục.
Để ngăn ngừa nấm phát triển, nên giặt quần áo bằng xà phòng không có mùi thơm, không dùng chất làm mềm sợi vải và mặc quần áo vải sợi rộng, đồ lót bằng sợi vải trắng và không mang tất liền quần.
Bệnh nấm vùng kín
Viêm âm đạo khi mang thai
Nấm Candida gây công phá nội tạng
Ngứa âm đạo sau khi có kinh nguyệt
Thuốc chữa viêm âm đạo khi mang thai
(ST).