Cưới xin là một trong những sự kiện quan trọng của cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một bước ngoặt mới, đòi hỏi người ta phải tiếp xúc với một môi trường mới, xen lẫn cả hạnh phúc và khó khǎn.
Từ xa xưa, ở dân tộc Thái, con trai con gái đến tuổi thành niên được chủ động tìm chọn bạn đời của mình. Dù sự chủ động này chỉ là tương đối nhưng tục lệ cho phép tình yêu chính đáng được công khai, khác những nơi lễ giáo phong kiến còn quá nặng nề.
Ngày ngày cô gái Thái nếu không đi làm nương làm ruộng thì ở nhà dệt vải. Khung cửu thường đặt bên cửa sổ nhà sàn, gần bếp lửa. Rồi những "hồi kịch trữ tình" thường diễn ra ở đây, có trình tự và rất có vǎn hoá. Thử tài, thử đức, hiểu tính, hiểu tình nhau cũng chỗ này.
Mỗi buổi tối, các chàng trai thường rủ nhau đi chơi quanh bản mang những chiếc khèn bè, đến diễn tấu dưới cửa sổ nhà sàn các cô gái. Có những chiếc đàn môi thủ thỉ suốt đêm, quên giấc ngủ.
Qua thời kỳ tìm hiểu, chàng trai nào chọn được bạn tình của mình rồi thì về nhà thưa với bố mẹ mình để lo chuyện hôn nhân.
Theo tục lệ cũ, nghi thức gồm nhiều bước. Thoạt tiên nhà trai cử người đến thǎm nhà gái để ướm lời xem có thuận chiều không. Nếu nhà gái tỏ ý thuận thì nhà trai nhờ bà mối đem trầu cau đến chính thức ngỏ lời. Nếu nhà gái nhận trầu cau thì nhà trai nhờ ông Mo (người phụ trách mọi nghi lễ trong bản mường) mang lễ vật sang ǎn hỏi. Lễ vật ǎn hỏi gồm hai con gà trống tơ, một con trắng, một con đỏ, nǎm chai rượu. Việc gả chồng cho con gái, ý kiến của con gái được bố mẹ coi trọng đặc biệt, khác với cái nếp "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" ở người Kinh xưa. Nhận lễ ǎn hỏi rồi, nhà gái hẹn ngày lành, tháng tốt cho chàng trai đến ở rể. Đến lần đầu, anh chàng chỉ được phép mang theo một con dao để làm việc. Lúc này chưa được làm chàng rể chính thức, anh ta chỉ được phép nằm ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới. Sau ba tháng "thử thách", nếu được bố mẹ vợ tương lai ưng ý anh ta mới được đem chǎn đệm của nhà mình đến, và vẫn nằm gian đầu nhà. Từ đấy, anh phải đảm đương mọi việc trong gia đình nhà vợ. Cứ thế trong ba nǎm trời. Hết hạn đó xem chừng "đạt yêu cầu", nhà gái mới cho chính thức làm lễ thành hôn. Trước khi làm lễ, nhà trai phải đem trầu, rượu, vòng tay, hoa tai, trâm cài đầu và một đôi độn tóc giả để cô dâu làm lễ búi tóc lên giữa đỉnh đầu. Búi tóc giữa đỉnh đầu là dấu hiệu người đàn bà đã có chồng. Khi bị ép duyên, cô gái phản kháng bằng cách cắt trụi tóc mình giữa lúc làm lễ "tẳng cẩu" (búi tó lên giữa đỉnh đầu). Sau nghi lễ quan trọng này, nhà gái dành cho đôi vợ chồng mới một phòng hoặc một gian riêng ở nhà sàn, có chǎn màn, gối, đệm mới nguyên. Người chồng tiếp tục ở nhà vợ, cùng nhau làm ǎn, sinh con đẻ cái.
Từ một nǎm đến tám nǎm - có khi mười nǎm - sau lễ thành hôn ở nhà vợ người chồng mới được phép đưa vợ về nhà bố mẹ mình sau một nghi lễ đưa dâu long trọng. Bố mẹ vợ cho đôi vợ chồng đủ các thứ cần dùng trong một gia đình như nồi đồ xôi, chǎn đệm, gia súc, các hạt giống...
Về nhà chồng, nàng dâu chuẩn bị: một tấm áo khoác thật đẹp biếu mẹ chồng, một bộ quần áo thật đẹp biếu bố chồng những tấm khǎn piêu (khǎn đội đầu) biếu cô bác bên nhà chồng những chiếc khǎn mặt bằng vải Thái để biếu những người dự tiệc Các quà biếu đó vừa để bày tỏ tình cảm của nàng dâu mới đối với nhà chồng, vừa tự giới thiệu nếp đảm đang, tài khéo léo của nàng. Người con gái về nhà chồng nếu chǎm chỉ và nết na thì sống tự do thoải mái hơn người con trai rể nhà vợ. Có lẽ đó cũng là một tàn dư của chế độ mẫu hệ chǎng?
(Theo hanoi.vnn.vn)