Nguy hiểm khi phá thai

Trong các nguy cơ gây hiếm muộn ở phụ nữ thì nguy cơ từ nạo phá thai đã được cảnh báo từ rất lâu, đặc biệt là ở những phụ nữ chưa sinh con lần nào.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở phụ nữ sau khi nạo phá thai. Dưới đây chúng tôi xin được cung cấp một số nguyên nhân chính gây lên tình trạng này.



Cảnh báo biến chứng dễ gây vô sinh sau nạo phá thai

Cắt tử cung do tai biến cấp sau nạo phá thai

Hầu hết những trường hợp buộc phải cắt tử cung sau khi nạo phá thai là do nhiễm trùng, thủng, rách tử cung hay tổn thương các mạch máu gây nên chảy máu nhiều, không cầm được.

Sau khi làm thủ thuật bỏ thai nếu bệnh nhân có biểu hiện sốt cao liên tục, có dấu hiệu viêm vùng chậu (đau bụng dưới, sốt, mệt mỏi…) mất máu nhiều phải truyền máu… thì có đến 88% phải phẫu thuật và cắt tử cung. Cắt tử cung đôi khi là chọn lựa duy nhất vì nếu không bệnh nhân sẽ tử vong vì xuất huyết trong ổ bụng hay viêm phúc mạc.

Viêm nhiễm vùng chậu

Bất kỳ những thủ thuật nào liên quan đến nong cổ tử cung đều có thể gây viêm vùng chậu do đưa vi khuẩn từ âm đạo, cổ tử cung đến các cơ quan vùng chậu.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Một số nghiên cứu đã kết luận rằng “ viêm vùng chậu là tai biến thường gặp nhất của nạo phá thai”, gây đau bụng dưới kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần. Viêm vùng chậu dẫn đến viêm dính, tắc vòi trứng, gây hiếm muộn. Viêm dính vòi trứng dễ đưa đến thai ngoài tử cung.

Viêm dính vùng chậu do nhiễm Chlamydia trachomatis là thường gặp nhất. Phần lớn phụ nữ bị nhiễm Chlamydia trachomatis đều không được chẩn đoán kịp thời do không có biểu hiện cụ thể.

Dính buồng tử cung

Nội mạc tử cung chia thành hai lớp, lớp đáy ở dưới và lớp chức năng ở trên. Lớp chức năng là lớp bị bong ra mỗi lần hành kinh, còn lớp đáy chịu trách nhiệm tái tạo lại lớp niêm mạc đã mất đi. Thủ thuật nạo thai quá sâu làm mất hết lớp chức năng đến lớp đáy nội mạc tử cung sẽ gây dính buồng tử cung.

Dính buồng tử cung không sảy ra tức thì sau khi nạo phá thai mà diến biến từ từ, có thể không biếu hiện chứng gì ngoài kinh ít có thể có thai tự nhiên, tuy nhiên có khoảng 15% trường hợp thai tự sảy do không thể bám được vào tử cung. Nếu dính nặng, khả năng có thai thấp hơn và tỉ lệ sảy thai cao hơn nhiều. Có đến 68% phụ nữ hiếm muộn thứ phát khi nạo phá thai từ 2 lần trở lên.

Sót xương thai trong tử cung

Hiếm muộn do sót xương thai trong tử cung thường khó chẩn đoán và rất dễ bị bỏ sót. Phần bị bỏ sót có thể nằm trong nội mạc tử cung hay trong cơ tử cung, gây đau, khó chịu trước khi hành kinh, máu ra nhiều. Các dấu hiệu này rất dễ bị bỏ qua khi bệnh nhân điều trị hiếm muộn. Có nhiều giả thiếu lý giải sự liên quan giữa sót xương thai trong tử cung và hiếm muộn như sự ngăn cản thai bám vào tử cung, sảy thai sớm do tăng thể tiết của chất gây co thắt tử cung từ mô thai bị sót…

Nạo phá thai có biến chứng làm tăng nguy cơ hiếm muộn. Vì vậy, trong trường hợp chưa muốn có thai, bạn nên tham vấn với bác sỹ chuyên khoa để chọn cho mình một biện pháp ngừa thai thích hợp, hạn chế tối đa nạo phá thai.

Những kiểu phá thai một lần đã gây vô sinh

Chọc thai cho sẩy


Cho dù xã hội tiến bộ nhưng vẫn còn không ít phụ nữ thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản. Khi "nhỡ " mang thai ngoài ý muốn, nhiều chị em đã lựa chọn cách “giải quyết” rất… phi khoa học cần giải quyết "hậu quả" thì chọn những cách phi khoa học là… chọc qua. Cách này không rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người phụ nữ.


Gần đây nhất là vụ việc của một sản phụ tên H. ngoài 40 tuổi ở huyện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình). Khi phát hiện có bầu thì thai nhi đã được gàn 3 tháng tuổi. Không thể giữ thai nhưng cũng ngại đến bệnh viện phá, chị quyết định đến nhà bà lang ở xã bên nhờ xử lý. Bà lang "làm phép" rồi dùng đoạn cây nhỏ chọc vào tử cung sản phụ 3 lần. Hậu quả là sản phụ H. ra nhiều màu, phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Bác sĩ kết luận H. bị băng huyết, nhiễm trùng dạ con và  phải truyền máu cấp cứu.


Uống thuốc bắc


Uống thuốc bắc cũng là những cách phá thai cổ hủ, nguy hiểm nhưng vẫn được một số chị em áp dụng.


Khi biết mình có thai 3 tháng, chị Tuyết ở Bắc Giang nghĩ ngay đến việc phải bỏ, dù rằng cái thai là kết quả tình yêu của chị và người yêu. Xấu hổ không dám đến bệnh viện vì sợ mang tai tiếng, chị hỏi khéo một người bà con và được chỉ cách phá thai bằng thuốc bắc.


Tìm đến một bà lang chuyên bốc thuốc ở xã khác, chị yêu cầu bốc thuốc phá thai. Sau khi kết hợp đủ các vị, bà lang đưa thuốc cho chị và dặn về nhà sắc uống, sau hai lần cái thai sẽ tự ra.


Làm y như lời bà lang, chị sắc thuốc uống. Uống được 2 lần, chị thấy đau bụng quằn quại và ra máu nhiều. Tin rằng cái thai đã ra, chị cố gắng chịu đau. Gần 1 tuần mà cơn đau không dứt, người nhà vội đưa đến viện cấp cứu. Sau khi xem xét, bác sĩ kết luận chị sẽ không thể có con được nữa vì phải cắt bỏ tử cung bị nhiễm trùng và đang có dấu hiệu hoại tử.

Uống thuốc bắc cũng là những cách phá thai cổ hủ, nguy hiểm nhưng vẫn được một số chị em áp dụng.


Phá thai bằng rau

Ngoài các phương pháp phá thai cực kỳ nguy hiểm như bằng que, uống thuốc bắc thì trong dân gian còn lưu truyền cách phá thai bằng rau thơm, rau răm, rau ngót.

Đây là một phương pháp phổ biến, không chỉ diễn ra ở những vùng cao, hẻo lánh mà được nhiều bạn trẻ ngay tại thủ đô áp dụng.
Đến khám hiếm muộn tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội, chị Phương ở Thạch Thất, Hà Nội không nghĩ rằng chị rơi vào hoàn hơn 5 năm lấy chồng vẫn chưa có con như ngày hôm nay là do sai lầm trước đây của mình.


Chuyện là, khi mới cưới điều kiện kinh tế không có lại đang sống chung với gia đình chồng muốn tập trung làm ăn kiếm tiền mua miếng đất dựng căn nhà nhỏ nên kế hoạch. Tính là vậy nhưng mọi việc diễn ra không như ý, cưới chưa bao lâu chị mang thai, không muốn nhỡ kế hoạch hai vợ chồng quyết bỏ.


Nghe nhiều người nói giã rau ngót lấy nước cốt uống có thể phá thai an toàn mà đụng chạm dao kéo, thuốc thang gì cả. Cho rằng đó là cách hay, làm đơn giản chị thực hiện ngay lập tức. Chị cũng thấy đau bụng, ra máu nên yên tâm là thai đã ra. Nhưng hơn 1 tháng sau chị thấy đau bụng, đi khám thì được biết thai nhi đã chết lưu trong tử cung và đang có dấu hiệu gây viêm nặng.


Chị phải đến bệnh viện để làm thủ thuật bỏ thai nhưng cũng từ đó đến nay đã hơn 5 năm mà chị chưa một lần đậu thai trở lại.


Bác sĩ chuyên khoa sản Nguyễn Thị Tình làm việc tại phòng khám đa khoa ở Hà Đông, Hà Nội cho biết: Phần lớn các đôi tượng phá thai ở những nơi không được pháp luật công nhận này là những người trẻ tuổi, chưa lập gia đình, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản hoặc do trình độ dân trí thấp, sợ tốn kém.


Chính vì tâm lý hoang mang, e ngại đến bệnh viện đông người nên rất nhiều chị em lén lút, giấu giếm, liều phá thai bằng những phương pháp phản khoa học như vậy mới dẫn đến hậu quả đáng tiếc nói trên.


Phá thai bằng thuốc lá, bằng que thường không được vô trùng dụng cụ nên sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào mô, máu làm tổn thương nội tạng gây vô sinh, thậm chí tử vong. Còn phá thai bằng thuốc bắc, bằng rau thơm, rau răm, rau ngót có thể làm hư thai nhưng cũng gây nhiều nguy hiểm đối với thai phụ. Vì cho dù ra máu nhưng không có nghĩa là thai đã đẩy ra ngoài.

Trong trường hợp thai chết lưu trong tử cung mà không được đưa ra ngoài kịp thời như trường hợp của chị Phương có thể dẫn đến viêm nhiễm tử cung, vòi trứng, nếu nặng sẽ phải cắt bỏ mới bảo toàn được tính mạng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của chị em.

6 biến chứng nguy hiểm khi phá thai

Ngoài vô sinh, chị em còn phải đối mặt với rất nhiều những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng cả tính mạng khi quyết định phá thai.


Xuất huyết


Dù là dùng thuốc gây tê hay thuốc gây mê khi phá thai thì khả năng xuất huyết là ngang nhau. Nếu không may, sau khi phá thai, chị em phải đối mặt nguy cơ huyết chảy không cầm và phải can thiệp bằng nhiều biện pháp.

Xuất huyết có thể là hậu quả của tử cung xơ hóa, rối loạn đông máu hoặc hút thai không trọn. Xuất huyết mà không được giải quyết kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.



Thủng tử cung


Thủng tử cung có thể xảy ra trong trường hợp nong cổ tử cung hoặc khi hút thai. Trong quá trình nạo hút thai cũng có thể dẫn tới thủng ruột. Để biết chính xác mức độ thủng thế nào, bác sĩ sẽ cần phải siêu âm và nội soi cẩn thận.


Rách cổ tử cung


Hậu quả rách cổ tử cung do phá thai thường hiếm gặp và lành tính. Nếu chẳng may cổ tử cung bị rách thì cũng không bị chảy quá nhiều máu và để lại sẹo nhưng không ảnh hưởng đến tương lai về sau.



Sót nhau


Nếu bị sót nhau thì ca phẫu thuật bỏ thai đó là chưa thành công. Trường hợp bị sót nhau sẽ gây ra rong huyết, tử cung không co lại.

Có thể phát hiện sót nhau qua siêu âm và phải can thiệp kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe.


Nhiễm trùng


Nhiễm trùng thường là hậu quả do khâu kỹ thuật vô trùng không cẩn thận. Các biến chứng nhiễm trùng có thể có những dấu hiệu ra bên ngoài như sốt, tử cung nhạy cảm đau,... Đối với biến chứng nhiễm trùng, hầu hết các trường hợp đều dùng kháng sinh để điều trị.



Vô sinh


Nhiễm trùng sau khi phá thai có khả năng dẫn đến tắc nghẽn vòi trứng hai bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung. Ngoài ra, sau nạo hút thai, nguy cơ dính buồng tử cung có tỷ lệ thường gặp cao hơn so với hút thai.

Tất cả những yếu tố trên đều có thể khiến chị em khó có thai trở lại, dễ bị sảy thai tự nhiên muộn, hoặc sinh non.  Chị em nạo hút bỏ thai lần đầu có nguy cơ gặp phải các triệu chứng này cao hơn cả.

(st)

Phá thai bằng thuốc
Ra máu khi phá thai bằng thuốc
Chăm sóc phụ nữ sau khi phá thai
Chu kỳ kinh nguyệt sau khi phá thai
Nạo phá thai – Nguy cơ tiềm ẩn gây vô sinh