Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 1 là do thiếu insulin. Do tuỵ sản xuất không đủ insulin ( thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể ) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu đường.

Thường bị ảnh hưởng nhất là tế bào cơ và mô mỡ, kết quả của quá trình này được gọi là " kháng insulin". Kháng insulin là vấn đề chính trong bệnh tiểu đường loại 2. Glucose là loại đường đơn có trong thức ăn. Glucose là chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày và ruột.

Sau khi ăn vào, glucose trong thức ăn sẽ được hấp thu ở ruột bởi những tế bào của ruột, sau đó nó được vận chuyển trong máu đi đến các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên glucose không thể vào trong tế bào một mình được, mà nó phải nhờ đến insulin để đưa vào trong tế bào. Nếu không có insulin, tế bào không sử dụng được năng lượng từ glucose, và như vậy làm cho nồng độ glucose trong máu tăng. Làm cho glucose bị thải nhiều qua nước tiểu.

Insulin là một nội tiết tố được tế bào đặc biệt của tuyến tuỵ bài tiết ra. Nó có tác dụng giúp đưa glucose vào trong tế bào, cũng như insulin giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa glucose máu. Tuỵ là một cơ quan nằm sâu trong bụng, phía sau bao tử.

Sau khi ăn, glucose trong máu tăng lên. Ðể đáp ứng với sự tăng này, tuỵ sẽ bài tiết ra insulin giúp đưa glucose vào trong tế bào và như thế sẽ làm mức đường trong máu trở về bình thường. Khi glucose trong máu thấp, tuỵ sẽ ngưng bài tiết insulin.

Ở người bình thường, với hệ thống điều hoà như vậy giúp kiểm soát được mức đường trong máu. Còn ở bệnh nhân bị tiểu đường, chất insulin bị thiếu hụt ( tiểu đường loại 1) hoặc bài tiết không đủ cho nhu cầu của cơ thể ( tiểu đường loại 2 ). Cả hai nguyên nhân này đều làm tăng lượng đường trong máu.


Những yếu tố gây bệnh tiểu đường


Các chuyên gia nhận định người mắc bệnh tiểu đường thể 2, dạng phổ biến nhất và chiếm đến 90% số ca tiểu đường, có rủi ro bị nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận, hoại chi... tăng cao nếu không được chữa trị phù hợp.


Sau đây là một số yếu tố liên quan đến bệnh tiểu đường ít người biết tới.

Thân hình “trái táo”: Theo Tổ chức Diabetes UK (Anh), phụ nữ có vòng eo 80 cm và đàn ông có vòng bụng 90 cm có nguy cơ bị tiểu đường thể 2 tăng cao. Điều đó có nghĩa là những ai có thân hình mảnh dẻ nhưng vòng 2 “quá khổ” hoặc có tạng người hình “trái táo” có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn những người mập ở những vùng khác như mông hoặc đùi. Nguyên nhân là vì lượng mỡ tích tụ quanh các nội tạng trong bụng có thể sinh ra những chất gây mất cân bằng insulin và glucose, gây ra bệnh.

Ngủ không đủ giấc: Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Boston (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.
Buồng trứng đa nang: Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, nhưng ít người nhận biết được nguy cơ đó do đa nang buồng trứng có liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin. Cùng với chức năng kiểm soát đường huyết, insulin cũng kích thích buồng trứng tạo ra nội tiết tố testosterone quá mức ở phụ nữ. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều và gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường.

Ngáy ngủ: Những người mắc tật ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%. Đó là kết luận được các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) rút ra sau khi theo dõi đường huyết và huyết áp của 1.200 bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tật ngáy càng nặng, nguy cơ cao huyết áp càng lớn và đàn ông dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường loại 2 là thừa cân. Theo các chuyên gia, việc đường thở bị cản trở có thể khiến hàm lượng hormone cortisol tăng lên, thúc đẩy glucose tăng cao.

Bỏ bữa ăn sáng: Các chuyên gia Úc gần đây phát hiện những người thường bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.

Giờ giấc công việc bất thường: Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy người thường xuyên đổi ca làm việc giữa ngày và đêm trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 tăng 50%. Lý do là những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.


Bệnh tiểu đường - nguyên nhân và điều trị

Tiểu đường được xem là “đại dịch” ở các nước đang phát triển, gắn liền với nhiều biến chứng ở các cơ quan như não, thần kinh, thận mắt, mạch máu và đặc biệt là tim mạch. Việc biết trước các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sẽ giúp chủ động ngăn ngừa biến chứng. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hóc môn của tuyến tụy. Đây là một tuyến tiêu hóa lớn, không chỉ có chức năng tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn trong ruột, mà còn bài xuất hóc môn insulin đổ vào máu để điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường. Những tổn thương ở tụy làm cho nó không tiết ra được insulin sẽ gây hậu quả là đường máu tăng cao và đến mức nào đó (quá ngưỡng hấp thu lại của thận) thì lượng đường dư thừa trong máu sẽ bị đào thải qua nước tiểu gây nên bệnh tiểu đường.

Triệu chứng

Ảnh minh họa.

Những triệu chứng chung của cả 2 type tiểu đường thường gặp:

Mệt mỏi : khi bị tiểu đường, cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn, để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.  

Giảm cân không rõ nguyên nhân: bệnh nhân bị tiểu đường không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.

Khát nước nhiều: Bệnh nhân bị tiểu đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.

Tiểu nhiều: một cách khác giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải đường ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước do khi thải đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước cũng đi ra theo chung với nó.

Ăn nhiều: nếu cơ thể vẫn còn đủ khả năng, nó sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với tình trạng nồng độ đường cao trong máu. Hơn nữa, cơ thể trở nên đề kháng với hoạt động của insulin trong đái tháo đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.

Protein (chất đạm) nên đạt 15-20% trong khẩu phần của người bệnh tiểu đường.

Protein có thể tìm thấy trong thịt, cá, bơ thực vật, các loại đậu. Ảnh minh họa.

Chậm lành vết thương: nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường (bạch cầu là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi trùng và nó cũng dọn dẹp những mô và tế bào chết). Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Ngoài ra, tiểu đường kéo dài còn dễn đến dày thành của các mạch máu gây cản trở các tế bào máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các mô của cơ thể.

Nhiễm trùng: một số hội chứng nhiễm trùng, như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh đái tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt). Nó cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân tiểu đường.

Thay đổi về trạng thái tâm thần: những biểu hiện như lo âu, cáu gắt vô cớ, mất tập trung, ngủ mê, hoặc lẫn lộn cũng đều có thể là dấu hiệu của tình trạng đường huyết rất cao, nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, hoặc hạ đường huyết. Do đó, khi thấy bất kỳ một biểu hiện nào kể trên ở những bệnh nhân tiểu đường, cần phải gọi điện thoại cấp cứu để có được sự can thiệp của bác sĩ.

Nhìn mờ: triệu chứng này không đặc hiệu cho tiểu đường nhưng cũng thường hay xuất hiện khi mức đường huyết lên cao.

Điều trị

Insulin (dùng cho dạng typ1):

Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:

  • Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm
  • Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin
  • Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm

Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc Typ1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả

  • Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm).Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng (khó tiêm, đau)

Thuốc dùng cho dạng typ2:

Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:

  • Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm - Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid
  • Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm - Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid

Ngoài ra, có thể sử dụng sản phẩm Tainsulin với chiết suất từ cây Dây Thìa Canh - Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ của Tiến sỹ Trần Văn Ơn, chủ nhiệm bộ môn Thực vật trường ĐH Dược Hà Nội để phòng và hỗ trợ trong việc điều trị Đái Tháo Đường Các nhóm trên có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra Glucagon và kích thích tế bào Beta ở tuy tiết ra Insulin

  • Phản ứng phụ khi dùng: hạ Glucose máu, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tan máu, mất bạch cầu hạt.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần. Chế biến thức ăn dạng luộc, nấu là chính, không rán, rang với mỡ. Hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật. Ăn lượng thịt nạc tối đa cho phép (10%).

Tập thể dục đối với bệnh nhân tiểu đường: Tập luyện thường xuyên làm gia tăng nồng độ HDL (loại cholesterol tốt), gia tăng sự tiêu hao năng lượng, giúp giảm trọng lượng cơ thể ở bệnh nhân béo phì. Quá trình tập luyện còn giúp người ta tăng sự hưng phấn, giảm được áp lực bệnh tật và công việc, hạn chế tình trạng stress.

Dùng nhiều thức ăn ngọt có thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường. Nếu khẩu vị ưa ngọt, có thể dùng đường ăn kiêng để thay thế đường thường khi ăn uống, nấu nướng - Ảnh minh họa.