Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Bệnh
nhân liên tục phải thở máy, ăn uống phải thông qua ống xông, toàn thân
co cứng và rung liên hồi... đó là tình cảnh rất đáng thương của những
bệnh nhân bị nhiễm trùng uốn ván đang nằm điều trị tại Khoa Cấp cứu-
điều trị đặc biệt, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Cái sảy nảy cái ung
Khoa
Cấp cứu- điều trị đặc biệt, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương những
ngày này đang quá tải trầm trọng với số bệnh nhân nặng như bệnh nhân
liên cầu lợn, sốt phát ban, nhiễm trùng máu... Gây sự chú ý đặc biệt là
nhóm bệnh nhân uốn ván. Hầu hết các bệnh nhân này bị hôn mê, xung quanh
giường bệnh là rất nhiều dây rợ, máy móc theo dõi tình trạng sức khỏe.
Toàn thân bệnh nhân bị co cứng và co giật liên tục...
Khám điều trị cho bệnh nhân uốn ván tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư (Bộ Y tế). Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN |
Tại
buồng bệnh cuối cùng của Khoa Cấp cứu- điều trị đặc biệt, một bệnh nhân
nam, 25 tuổi, ở Lương Định Của, Hà Nội, đang nằm hôn mê trên giường
bệnh. "Bệnh nhân có vết thương ở ngón chân trái sau khi đá bóng nên tới
một cơ sở y tế gần nơi đá bóng để sơ cứu, rửa, khâu vết thương và tiêm
huyết thanh chống uốn ván. Nhưng vì bệnh nhân không đi tiêm phòng vắcxin
uốn ván ngay nên khoảng 10 ngày sau, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu
chứng cứng hàm, co cứng toàn thân, có những cơn co giật, phải nhập
viện", Ths. BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu- điều trị đặc
biệt, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết.
Vào
bệnh viện từ ngày 30/4, hiện nay bệnh nhân này vẫn trong tình trạng
tăng trương lực cơ, toàn thân co giật, phải dùng thuốc an thần liều cao.
"Vì bệnh nhân bị co thắt ở vùng hầu họng, không thở được nên chúng tôi
phải mở khí quản và cho bệnh nhân thở máy. Đặc biệt, bệnh nhân này đang
có bội nhiễm phổi, nên việc điều trị phức tạp hơn. Tiên lượng phải nằm
điều trị ít nhất một tháng", BS Cấp cho biết.
Nằm
ở phòng kế bên, bệnh nhân Vũ Ngọc Hồng, Nam Định cũng đang ở tình trạng
tương tự. Vợ bệnh nhân Hồng, chị Trần Thị Quế cũng rất lo lắng: "Hiện
nay, chồng tôi vẫn sốt, người thì co cứng và cứ giật liên hồi. Gia đình
đâu có ngờ được chỉ vì viên gạch rơi vào chân thôi mà ra nông nỗi này".
Gạt
nước mắt, chị Quế tâm sự: "Hôm 16/3 âm lịch, ông xã tôi bị gạch rơi vào
chân. Chân không sưng lắm nhưng sau đó lại thấy đau họng, đau cổ và mệt
nên tự đi mua thuốc kháng sinh về uống. Hàng ngày, anh ấy vẫn rửa vết
thương bằng ôxy già. Sau thấy vết thương không đỡ, người càng ngày càng
ốm hơn nên gia đình đưa tới bệnh viện".
Cho
đến khi tâm sự với PV Tin Tức, chị Quế cũng vẫn rất ngạc nhiên vì sao
chỉ vì cái hòn gạch con con mà chồng chị lại rơi vào tình trạng hôn mê,
ăn uống đều phải qua ống xông và chưa biết khi nào sức khỏe sẽ hồi phục.
Giải
thích về vấn đề này, BS Cấp cho biết: "Bệnh nhân nhiễm trùng uốn ván có
đủ mọi nghề: nhiều nhất là công nhân, nông dân hay bị xước tay chân,
tai nạn lao động. Nhưng cũng có người bệnh nhập viện do ngã trong khi
chơi thể thao, tai nạn giao thông, hoặc chỉ vì cái dằm hay đất rơi vào
kẽ chân... cũng có thể bị bệnh uốn ván".
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung uơng, từ đầu năm đến nay Bệnh viện đã tiếp nhận 43 bệnh nhân bị uốn ván, trong đó riêng tại Hà Nội là 8 ca. |
Cơ co cứng và co thắt khiến bệnh nhân khó nuốt, khó thở, vật vã. Các triệu chứng có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần sau khi bị thương. thời gian ủ bệnh thường từ 3 ngày đến 3 tuần, trung bình là 8 ngày.
Vi khuẩn gây bệnh uốn ván là Clostridium tetani, thường được tìm thấy trong đất, bụi và phân động vật. Khi xâm nhập vào vết thương sâu, bào tử của vi khuẩn có thể sinh ra một độc tố mạnh là tetanospasmin, tác động đến những vùng khác nhau của hệ thần kinh. Tác động của độc tố khiến cơ co cứng và co thắt.
Chẩn đoán dựa trên khám thực thể và các dấu hiệu cơ co cứng, co thắt và đau. Xét nghiệm cận lâm sàng nói chung không giúp ích cho chẩn đoán uốn ván.
Phần lớn các trường hợp bệnh nhân đã lên cơn uốn ván sẽ tử vong mặc dù được điều trị. Tử vong có thể do co thắt cơ hô hấp, viêm phổi hoặc mất chức năng của hệ thần kinh tự động.
Bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên một số bệnh nhân bị di chứng kéo dài do tổn thương não vì thiếu oxy.
- Tiêm vaccin chống lại độc tố uốn ván. Vaccin thường được tiêm cho trẻ ở dạng kết hợp 3 loại vaccin bạch hầu-uốn ván-ho gà (DPT)
- Xử trí vết thương