Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân béo phì ở phụ nữ và cách ăn uống hợp lý giúp chị em giữ eo thon. Nguyên nhân dẫn đến béo phì ở phụ nữ. Ăn nhanh, vừa ăn vừa uống, ăn nhiều chất bột là những sai lầm dẫn đến béo phì.
1. Thói quen ăn nhanh
Thói quen ăn nhanh – ăn uống vội vã, thức ăn nhai ẩu sẽ làm rối loạn quá trình tiêu hóa. Không được tiêu hóa hết, thức ăn sẽ tích tụ ở dạng chất béo. Để từ bỏ thói quen này, tạo thói quen “ăn chậm, nhai kỹ”, cần chấp nhận nguyên tắc: trước khi nuốt vào bụng, mỗi miếng ăn cần phải nhai tối thiểu 50 lần.
2. Thói quen vừa ăn vừa uống
Thói quen vừa ăn vừa uống – uống nước trong lúc ăn dẫn đến những rối loạn chức năng hệ tiêu hóa và hormone. Ăn kiểu này có thể phát phì thậm chí vì nước. Nên uống nước 20 phút trước hoặc 60 phút-90 phút sau bữa ăn.
3. Thói quen ăn quá nhiều chất bột và bánh ngọt
Thói quen ăn quá nhiều chất bột và bánh ngọt – tinh bột trong ngũ cốc giảm thiểu bề mặt hấp thụ của đường tiêu hóa, tạo điều kiện thích hợp cho sự xuất hiện thừa thãi dịch nhầy; còn hương vị ngọt ngào của bánh kẹo dẫn đến hiện tượng gia tăng trọng lượng cơ thể. Nên thay bánh kẹo bằng quả sấy khô, một số loại hạt (hạt bí, hạt hướng dương…) và số lượng vừa phải lạc rang.
Thói quen ăn quá nhiều chất bột và bánh ngọt – tinh bột trong ngũ cốc giảm thiểu bề mặt hấp thụ của đường tiêu hóa
4. Thói quen ăn vặt hoặc nhai luôn mồm
Thói quen ăn vặt hoặc nhai luôn mồm – ngay khi vật gì đó được đưa vào miệng, với tư cách cơ quan vị giác lưỡi chuyển mệnh lệnh cho não bộ và lập tức nhiều cơ chế được khởi động, trong đó cơ chế tự vệ. Bởi lưỡi không thể lập tức khẳng định, vật mới đưa vào là thức ăn hay thuốc độc. Cũng vì thế, bạch cầu – đội quân bảo vệ chúng ta trước mọi chứng bệnh đành “gác lại công việc đang làm” trong phạm vi chữa trị và làm sạch cơ thể, để nhanh chóng tập hợp tại dạ dày – mai phục “kẻ địch”.
Nếu thực tế chưa cần sự sẵn sàng chiến đấu của đội quân bạch cầu, chúng lại quay về công việc dang dở. Thế nhưng tất cả lại lặp lại từ đầu – trường hợp liều thức ăn mới lại xuất hiện. Hậu quả tình trạng liên tục thay đổi vị trí như thế khiến đội quân bạch cầu không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trong phạm vi bảo vệ cơ thể. Chính vì lý do như vậy, thứ nhất trong thời gian dịch bệnh thí dụ cúm – những người “nhai luôn miệng” thường ngã bệnh đầu tiên; thứ hai – bởi chủ nhân ăn liên tục, phải sản xuất không nghỉ, sản phẩm men tiêu hóa sẽ kém chất lượng. Quá trình tiêu hóa bị trục trặc, hệ quả thay vì nước và cácbônic – trong cơ thể sẽ xuất hiện chất béo, nguyên liệu sẽ tích tụ trong các mô mỡ. (Hiện tượng xảy ra cả với đối tượng chỉ nhai kẹo cao su).
5. Thói quen kết hợp không hợp lý các sản phẩm
Thói quen kết hợp không hợp lý các sản phẩm – với những nhóm món ăn khác nhau, cơ thể tiết ra những men tiêu hóa khác nhau. Cùng với thời gian kéo dài, việc kết hợp các món ăn không hợp lý sẽ làm suy yếu bộ máy sản xuất men tiêu hóa. Một phần thức ăn sẽ bắt đầu thối rữa, bộ phận khác – cơ thể biến thành chất béo.
Kết hợp không đúng các thực phẩm cũng tăng nguy cơ dẫn đến béo phì
6. Thói quen nằm ngay sau bữa ăn
Thói quen nằm ngay sau bữa ăn – sự thay đổi tư thế cơ thể đứng thẳng sang nằm ngang tự động “bật công tắc” những cơ chế vốn chỉ hoạt động trong lúc ngủ và lập tức quá trình tiêu hóa thức ăn bị đẩy xuống “kế hoạch hai”. Thức ăn không được tiêu hóa, chỉ được chuyển thành chất béo. Tốt nhất cho cơ thể sau bữa ăn là…leo cầu thang, (nếu có điều kiện). Hoạt động này đảm bảo bổ sung máu cho dạ dày, yếu tố giúp cải thiện tiêu hóa thức ăn.
7. Thói quen lối sống ít hoạt động
Thói quen lối sống ít hoạt động. – Trong vòng một ngày cần thực hiện không ít hơn một ngàn động tác khác nhau với cường động mạnh mẽ vừa phải. Trong thời gian bị sức ép thể lực, cơ thể tiêu hao năng lượng, chủ yếu lấy từ mô mỡ.
8. Thói quen vừa ăn vừa xem tivi
Thói quen vừa ăn vừa xem tivi. Ăn uống là quá trình hoạt động đặc biệt của cơ thể. Không phải vô cớ, khi các chuyên gia dinh dưỡng Hy Lạp cổ đại đã khuyên “khi ăn uống, con người nên hóa thân thành nhân vật “vừa câm vừa điếc”. Nếu vừa ăn vừa xem tivi, não bộ sẽ không biết, cần phải làm gì – phân tích, tổng hợp thông tin từ tivi, hoặc chỉ đạo quá trình tiêu hóa? Hậu quả của sự lựa chọn khó khăn khiến cho quá trình tiêu hóa bị đảo lộn và khi ấy thường ăn nhiều hơn.
9. Thói quen ăn uống trong lúc bực tức
Thói quen ăn uống trong lúc bực tức. Không bao giờ nên ăn khi còn tức giận, bởi dạ dày sẽ trở thành “cái thùng không đáy”. Lý do: gan phản ứng ưu tiên hàng đầu với trạng thái stress và vì thế ống dẫn mật đột ngột bị co thắt. Thức ăn sẽ không được tiêu hóa vì ruột non thiếu dịch mật.
10. Thói quen ăn uống trong lúc bực tức
Thói quen ăn uống trong lúc bực tức – trừ trường hợp cá biệt người làm ca kíp, nhìn cung cơ thể ngủ về đêm. Tất cả quá trình đều được chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phục hồi tế bào và tái xây dựng lực lượng. Năng lượng “rút khỏi” các cơ quan tiêu hóa. Ngoài chất béo, sỏi mật và sỏi thận – thức ăn ban đêm không mang lại gì tốt đẹp cho cơ thể.
11. Thói quen tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn và đồ hộp
Thói quen tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn và đồ hộp. Những sản phẩm này đã bị tước mất các vitamin tự nhiên, những khoáng chất và thành phần vi khoáng cần thiết cho cơ thể. Cái duy nhất, mà cơ thể có thể chắt lọc từ những sản phẩm loại này là những ca lo “rỗng ruột”. Vì thế thậm chí đã dunf bữa ăn thịnh soạn, song bụng vẫn cảm thấy đói, cần phải thỏa mãn, tức cần ăn tiếp. Hệ quả có thể ăn nhiều gấp hai-ba lần bình thường.
Bạn đã hiểu, nguyên nhân sinh lý học của béo phì là tình trạng cơ thể mất khả năng chế biến và tiêu hóa thức ăn, vì thế nó bắt đầu tích lũy mỡ tại khu vực cổ, cặp mông, đùi, bụng…Các nguyên nhân tâm lý rất phức tạp hơn. Tuy nhiên quan trọng nhất là hiểu được thực chất, béo phì là chứng bệnh không thể coi thường.
Nguy cơ béo phì ở phụ nữ qua các thời kỳ
Với đa số phụ nữ, vấn đề tăng, giảm bao nhiêu kg trọng lượng cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sức khoẻ và công việc... Có khi cả cuộc đời nhiều phụ nữ phải luôn đối mặt với vấn đề thể trọng. Mới đây, các chuyên gia sức khoẻ của Mỹ đã chỉ rõ những thời kì quan trọng mà người phụ nữ cần chú ý đến việc tăng cân:
Mới kết hôn
Nghiên cứu mới nhất của trung tâm phòng chống bệnh tật Mỹ cho thấy, cơ thể phụ nữ sau khi kết hôn thường tăng khoảng 2,2kg, còn nam giới tăng khoảng 1,8kg.
Sau khi dừng ăn kiêng
Khi ngừng ăn kiêng cơ thể phụ nữ rất dễ béo trở lại, có khi còn béo hơn trước. Nguyên nhân là sau khi dừng chế độ ăn kiêng vì thấy cơ thể mình đã giảm một số kg nên bạn bắt đầu ăn uống sinh hoạt thoải mái, nhưng bạn đâu biết rằng, chế độ ăn kiêng khiến cho hiệu suất chức năng trao đổi chất trong cơ thể giảm đi 10% so với trước, khi bạn dừng lại cơ thể vẫn cần khoảng 1 năm nữa để thích nghi.
Đây là nguyên nhân chính mà phụ nữ cần chú ý trong chế độ ăn uống hằng ngày sau khi dừng ăn kiêng. Nếu không, bạn sẽ có nguy cơ béo trở lại.
Áp lực công việc mới
Chuyển sang môi trường làm việc mới cũng khiến bạn thay đổi thói quen ăn uống như ăn nhiều bữa hơn hay ăn nhiều thức ăn mà bạn thích... Hơn thế, công việc mới cũng dễ khiến bạn không có đủ thời gian để chuẩn bị cho mình những bữa trưa, bữa tối đầy đủ chất, bảo đảm sức khoẻ. Do vậy, để tránh nguy cơ béo phì, bạn nên sớm điều chỉnh những áp lực mà công việc mới tạo ra.
Ăn sáng rất quan trọng. Những người thường bỏ bữa sáng để ăn bù vào bữa trưa rất dễ béo phì. Một bữa sáng nhanh chóng và đơn giản bạn có thể tự chuẩn bị là bánh mì chấm sữa và 1 cốc nước cam. Thực đơn này sẽ cung cấp cho bạn khoảng 30% canxi và 15% vitamin C cần thiết trong ngày.
Sau khi sinh
Phụ nữ trong thời kì mang thai rất dễ béo phì, nhất là ở mông và đùi và phải mất khoảng 1 năm sau khi sinh cơ thể mới dần trở lại trọng lượng ban đầu chứ không thể giảm cân ngay được.
Tuần đầu tiên sau sinh, trọng lượng cơ thể phụ nữ có thể giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do mất nước, còn bạn ăn nhiều bao nhiêu vào thời điểm này cũng không ảnh hưởng đến cân nặng cơ thể. Ăn nhiều để sữa mẹ có đủ lượng, đủ chất là tốt.
Nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo, bắt đầu từ tuần thứ 4 trở đi, các bà mẹ nên lập cho mình bảng ăn uống đầy đủ hợp lý và thói quen luyện tập sao cho khoa học. Và lời khuyên chân thành của các nhà dinh dưỡng là, tốt nhất không nên đặt thực phẩm ngay bên cạnh để sản phụ có thể dễ dàng sử dụng bởi sự vận động đi lại cũng rất có ích cho những phụ nữ sau sinh.
Bắt đầu từ tuần thứ 9 sau sinh phụ nữ có thể luyện tập cơ thể bằng các môn thể thao như đi bộ, các bài tập thể dục nhịp điệu, đi xe đạp, bơi lội để dần dà lấy lại vóc dáng thon thả.
7 hậu quả do bệnh béo phì gây ra
Bệnh béo phì là tình trạng chất béo lưu trữ trong cơ thể vượt quá mức cho phép. Ở người đàn ông, lượng chất béo vượt quá 25% so với tổng lượng mỡ trong cơ thể thì bị coi là bị bệnh béo phì. Ở phụ nữ, tỉ lệ này là 30%.
Có nhiều cách khác nhau để phân loại béo phì. Xét theo sự phù hợp với nội tiết và tác nhân gây các bệnh chuyển hóa thì có thể chia thành bệnh béo phì đơn giản, béo phì cấp trung và béo phì do thuốc gây ra.
Béo phì ngày nay được coi là một bệnh lý đang có xu hướng ngày càng dễ gặp ở nhiều người. Bệnh béo phì cũng là "cánh cửa" dẫn đến rất nhiều bệnh tật và đe dọa cuộc sống khỏe mạnh của bạn.
Ảnh minh họa
Dưới đây là 7 bệnh được coi là hậu quả do bệnh béo phì gây ra.
Cholesterol cao
Một trong những rủi ro lớn trong tình trạng thừa cân là sự phát triển của hàm lượng cholesterol cao. Bệnh béo phì làm tăng mức độ chất béo trung tính và cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Những người béo phì thường có mức độ cholesterol tốt (HDL) thấp. Mức độ LDL cao và HDL thấp là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch mà kết quả trong việc thu hẹp các mạch máu dẫn đến bệnh tim mạch.
Đau tim và cao huyết áp
Bệnh béo phì và thừa cân có liên quan đến một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (đau tim).
Bệnh béo phì là tình trạng khiến cholesterol trong máu tăng cao. Cholesterol được tích lại trong mạch máu sẽ ức chế dòng máu và có thể dẫn tới đau tim, cao huyết áp hoặc đột quỵ.
Các bác sĩ thường khuyên những người mắc bệnh cao huyết áp nên tập thể dục và duy trì trọng lượng cơ thể để giảm thiểu bệnh .
Gout
Một người bị bệnh béo phì có khả năng phát triển bệnh gout cao gấp 4 lần so với những người có trọng lượng cơ thể bình thường. Khi bị bệnh béo phì, nồng độ axit uric trong máu tăng dẫn đến các khớp bị đau, viêm, đỏ... mức độ bệnh gout càng nặng hơn. Khi giảm cân, nồng độ axit uric trong máu có thể giảm, đồng thời giảm ảnh hưởng đến bệnh gout.
Tiểu đường loại 2
Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Nói đơn giản hơn thì những người có trọng lượng cơ thể nặng hơn bình thường sẽ tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Béo phì khiến hormon insulin do tuyến tụy tiết ra hoạt động không hiệu quả, không thể giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường. Lúc này, tuyến tụy sẽ cố gắng sản sinh nhiều insulin hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, thì việc sản sinh insulin của tuyến tụy sẽ giảm đi và khi đó bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường týp 2.
Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như huyết áp cao, đau tim, đột quỵ não, mù lòa, thất bại thận và hại thần kinh...
Ảnh minh họa
Trào ngược axit
Bệnh béo phì làm tăng trào ngược vì mỡ bụng sẽ tạo áp lực trên vòng cơ ở phía dưới của thực quản - ống kết nối từ cổ họng xuống dạ dày. Khi xuất hiện các áp lực lên thực quản, axit trong dạ dày chảy ngược trở lại. Tình trạng này dẫn đến chứng ợ nóng.
Viêm xương khớp
Trọng lượng cơ thể tăng lên gây sức ép nhiều hơn lên các cơ trên cơ thể. Thừa cân thậm chí tạo sức ép lên các khớp như khớp gối, và do đó tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp.
Ung thư
Khi bạn tăng cân quá mức, các cơ chế hoạt động trong cơ thể như hệ hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch cũng bị ảnh hưởng theo và giảm hiệu quả hoạt động. Do đó, nó làm tăng nguy cơ tích tụ các độc tố lại trong cơ thể và về lâu dài đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Chế độ ăn chống béo phì ở các bạn gái
Ở tuổi mới lớn, các cô gái thường dễ bị phát phì vì nhu cầu dinh dương trong ăn uống cao các cơn thèm ăn thường tìm đến với các cô gái một cách nhanh chóng hơn. Việc lười vận động và thèm ăn liên tục sẽ khiến cho các bạn gái tăng cân nhanh chóng hơn những giai đoạn khác.
Trong thời gian này, các cô gái sẽ cần hoạt động nhiều hơn và cần tăng lượng calo và nước. Điều này đặc biệt quan trọng đối với cô gái trẻ, bởi vì họ đang phát triển với tốc độ nhanh nên cần thêm nhu cầu dinh dưỡng. Sức khỏe cho giới trẻ có thể cần từ 2.000 đến 5.000 calo mỗi ngày. Ngoài calo, cô gái trẻ cần tập trung vào các loại thực phẩm cụ thể để ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng.
Carbohydrate
Các mặt hàng chủ lực chế độ ăn uống cho một cô gái tuổi teen trong giai đoạn này bao gồm các loại ngũ cốc, trái cây và rau. Những thực phẩm này cung cấp carbohydrate và đường là nguồn năng lượng lý tưởng cho cơ thể. Nếu một cô gái tuổi teen không tiêu thụ đủ carbohydrate, nó sẽ khó khăn hơn cho cô ấy để có được thông qua các hoạt động hàng ngày vì mức năng lượng ở mức thấp. Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như yến mạch, lúa mì bánh mì, cám, gạo nâu, mì ống và mì, sẽ đóng góp khoảng 75% của mỗi bữa ăn.
Protein
Tuổi teen cần protein vì hai lý do. Đầu tiên là protein giúp xây dựng và sửa chữa các cơ được dùng khi tập thể dục. Các loại thực phẩm giàu protein cũng thường là một nguồn cung cấp sắt. Sắt vận chuyển oxy đến các cơ bắp. Khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với một cố gái trẻ thích thể thao. Đặc biệt cần thiết để tăng nhu cầu sắt vì sắt sẽ bị mất trong thời gian kinh nguyệt.
Mặc dù là một cô gái tuổi teen chỉ cần tăng nhẹ nhu cầu chất đạm. Cô gái trẻ cần khoảng 0,5 gram protein cho mỗi 4kg trọng lượng cơ thể. Nhu cầu protein tăng nhẹ phải được đáp ứng thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh, chứ không phải bổ sung protein. Nguồn cung cấp protein bao gồm cá, thịt gà, gà tây, trứng, sữa chua không béo, sữa các loại hạt, bơ đậu phụng và đậu nành.
Sữa
Cần tiêu thụ 3-4 % các sản phẩm sữa, phô mai, sữa chua mỗi ngày. Sản phẩm từ sữa là nguồn giàu canxi trong chế độ ăn uống. Canxi đặc biệt quan trọng trong khòng thời gian dậy thì vì xương đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Ăn đủ canxi đảm bảo rằng phát triển xương sẽ được mạnh mẽ, giúp làm giảm nguy cơ phá vỡ và gãy xương.
Để tránh việc tăng cân, nên sữ dụng sưa không đường hay sữa không béo.
Nước
Mặc dù về mặt thương thực không phải là một thực phẩm, nước là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cô gái trẻ trong giai đoạn dậy thì. Khi vận động, các cơ nóng lên và mồ hôi được sản xuất như là một cách để làm mát. Mồ hôi chứa nước và chất điện giải như natri và kali. Nếu hoạt động nhiều dẫn tới mất nhiều nước và chất điện giải không thay thế. Mất nước nhẹ gây ra mệt mỏi, mà làm cho nó khó khăn để cạnh tranh trong theo dõi. Trung bình đến mất nước nghiêm trọng có thể có hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như chóng mặt, ra mồ hôi và ngất xỉu.
Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất và nguồn năng lượng vừa phải cho giai đoạn dậy thì rất quan trọng. Vậy ên cần lưu ý nguồn chất béo và đường khi nạp vào cơ thể.
Hãy ăn ít năng lượng hơn trước bằng cách trước mỗi bữa ăn uống một cốc nước, ăn một bát canh rau, hoặc ăn một đĩa rau luộc… để tạo cảm giác no, làm giảm bớt lượng thức ăn khác. Không nên “tiếc của" ăn cố mà nên thực hiện khẩu hiệu “thà lãng phí còn hơn béo phì”.
Tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn, ăn quả chín ở mức vừa phải không quá 500g/ngày, chọn loại quả ít ngọt, khi ăn nên ăn cả quả hạn chế vắt nước các loại quả như cam, quýt vì ăn cả quả cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng kéo chất mỡ dư thừa ra ngoài qua phân, chống táo bón
Nên ăn thịt nạc, cá, tôm, cua, đậu phụ, hạn chế óc, thận, tim, gan, lòng đỏ trứng vì những thức ăn này chứa nhiều cholesterol và chất béo khác. Khi chế biến thức ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp, hạn chế xào, rán để giảm lượng dầu mỡ vì ăn nhiều dầu thực vật cũng vẫn bị béo. Nên ăn nhiều vào bữa sáng, giảm về trưa, ăn hạn chế về buổi tối, nên ăn đều đặn không nên bỏ bữa.
Nên uống nước sôi để nguội, nước trà xanh, nước rau luộc, nước quả tươi không đường, sữa đậu nành không đường, sữa bột tách bơ không đường, hạn chế rượu, bia,nước ngọt. Nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
Hạn chế ăn tiệm và hàng quán, bớt dự tiệc chiêu đãi, liên hoan nếu có thể từ chối được. Chế độ ăn cho người béo phì tuy giảm năng lượng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm, vitamin và muối khoáng, vì vậy khi nấu ăn bạn phải biết chọn các loại
thực phẩm
đảm bảo yêu cầu trên.
Những loại thực phẩm nên dùng
Nhóm cung cấp chất đạm: nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá nạc, tôm, cua, đậu phụ, lòng trắng trứng.
Nhóm cung cấp chất béo: nên ăn dầu thực vật ở mức vừa phải
Nhóm cung cấp năng lượng: nên ăn số lượng vừa phải, tăng cường ăn các loại còn nguyên hạt: gạo, ngô, khoai, tuy nhiên để giảm bớt năng lượng có thể ăn các loại đã chế biến như: bún, bánh phở,miến, bánh đa.
Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: các loại rau xanh như: rau cần, bắp cải, các loại rau cải, bí xanh, su hào, rau muống, rau đay, rau dền, các loại quả ít ngọt: dưa hấu, thanh long, cam quýt, mận, lê, táo, nho ta,dưa chuột
Những loại thực phẩm nên hạn chế :
Mỡ động vật, thịt mỡ, bơ, pho mát, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật: tim, gan, thận, óc, dạ dày, tràng.
Nước giải khát có đường, các loại kẹo, bánh ngọt.
Các loại sữa bột nguyên kem, sữa đặc có đường
Các loại hoa quả quá ngọt: chuối, mít, na,xoài, vải, nhãn
Chống béo phì bằng ăn uống tốt hơn luyện tập
Trong nhiều tài liệu về chữa căn bệnh béo phì, người bệnh được khuyên tích cực luyện tập là giải pháp mấu chốt. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã cho thấy điều ngược lại.
Các nhà khoa học tại trung tâm Y tế ĐH Loyola và một số đơn vị nghiên cứu khác tại Mỹ và Nigeria đã tiến hành một khảo sát với các phụ nữ Mỹ gốc Phi sống ở Chicago (Mỹ) và phụ nữ châu Phi sống ở một số vùng nông thôn Nigeria.
Trọng lượng trung bình của những người sống ở Chicago là 83kg, còn của những người sống ở nông thôn Nigeria chỉ là 58kg.
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng sự khác biệt này là do phụ nữ sống ở châu Phi vận động nhiều hơn. Nhưng họ ngạc nhiên khi kết quả nghiên cứu cho thấy mức calo tiêu hao do hoạt động thể chất ở hai nhóm là như nhau.
Nói cách khác, vận động nhiều hay vận động ít cũng không ảnh hưởng gì đến năng lượng tiêu thụ và do đó, không quyết định chuyện béo hay gầy.
Phát hiện trên khiến các nhà khoa học chuyển hướng quan tâm sang chế độ dinh dưỡng của hai nhóm. Họ nhận thấy, khẩu phần ăn hàng ngày của những phụ nữ sống ở Nigeria giàu chất xơ và carbohydrate, nhưng hàm lượng chất béo và protein động vật lại thấp.
Ngược lại, tỷ lệ chất béo trong chế độ dinh dưỡng của những người sống ở Chicago lại rất cao (lên đến 40 - 45%). Ngoài ra, nhóm này còn tiêu thụ một lượng lớn các thực phẩm chế biến như bánh kẹo, đồ nguội…
Từ những kết quả trên, các nhà khoa học tham gia nghiên cứu cho rằng tập thể dục thể thao cũng như các hình thức vận động khác không phải là giải pháp then chốt cho vấn đề thừa cân, béo phì.
Thay vào đó, điều đầu tiên người ta nên quan tâm khi muốn giảm cân là chế độ ăn uống. Nếu dinh dưỡng không hợp lý, điều độ thì dù tích cực luyện tập cũng không đạt kết quả.
Thậm chí, một số người khi tập nặng lại ăn uống nhiều lên để bù năng lượng, hoặc đang tập mà bỏ dở thì kết quả còn ngược lại: trọng lượng không giảm mà còn tăng không kiểm soát được.
Thực đơn cho bà bầu béo phì -
Món ăn bài thuốc cho người béo phì -
Vì sao béo phì gây vô sinh?
Giảm béo cho nam giới -
Thực đơn ăn kiêng giảm béo bụng hiệu quả
Chế độ ăn lành mạnh cho trẻ -
(st)