Video Clip: Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai là gì?
Nguyên nhân của bệnh ung thư máu và những thông tin cần biết
Em bé lười bú, nguyên nhân và cách khắc phục
Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nhiệt miệng hay còn gọi là lở loét miệng là chứng bệnh không gây ra nguy hiểm nhưng thường gặp ở một số người, không phân biệt lứa tuổi.
Nhiệt miệng còn gọi là lở loét miệng là bệnh thường gặp, không phân biệt lứa tuổi, hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần và có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Biểu hiện bệnh là những mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng v.v. Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi... Khi không được chăm sóc đúng cách vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Nguyên nhân gây nhiệt miệng thường gặp nhất là chế độ dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic; do rối loạn nội tiết ở phụ nữ, khi hành kinh, mang thai, ở độ tuổi mãn kinh; các rối loạn về tiêu hóa, các nhiễm khuẩn ở răng miệng, amidan, hoặc chấn thương ở niêm mạc miệng,....Do vậy, ngoài các phương pháp chữa trị thông thường, cần tăng cường ăn rau quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamine như C, PP, B2...
Theo quan niệm của y học cổ truyền, nhiệt miệng là bệnh phát sinh do hoả độc, nhiệt độc,thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận; hay gặp nhất là ở tỳ vị. Hoả độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông Y là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, lương huyết. Các bài thuốc cổ phương như Thanh vị tán, Cẩm liên xích đạo thang, Địa hoàng cốt bì thang,...là những bài thuốc hiệu quả cao trong chữa trị và ngăn ngừa tái phát bệnh nhiệt miệng. Các bài thuốc này là sự phối hợp tinh tế của các vị thuốc được sao tẩm khắt khe theo nguyên lý Y học cổ truyền như: Hoàng liên, Sinh địa, Bạch mao căn, Đương qui, Đan bì,... có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, chữa viêm loét miệng, lưỡi, nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng, phòng bệnh tái phát. Ngày nay, y học hiện đại đã phân tích được thành phần kháng sinh thực vật chứa trong Hoàng liên. Các vị thuốc Đương qui, Sinh địa cung cấp các vitamin khoáng chất thường bị thiếu trong bệnh nhiệt miệng, giúp cho sự tái tạo niêm mạc miệng nhanh chóng. Các kết quả này đã giải thích được hiệu quả của các bài thuốc trên trong phòng chữa bệnh nhiệt miệng. Phối hợp với các phương pháp chữa trị trên, cần hạn chế các đồ cay, nóng như gừng, ớt,...
Bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Muốn có một mùa hè vui vẻ, dễ chịu, chúng ta cần phải biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách để nói "không" với nhiệt miệng.
Có khi do đau rát, xót khó chịu còn gây mất ngủ hay rối loạn tiêu hóa. Đối với trẻ em khi bị nhiệt miệng dễ quấy khóc và không chịu ăn nên có thể dẫn đến tình trạng sút cân, suy dinh dưỡng.
Đây là bệnh thường gặp, có nhiều thể khác nhau, nhưng triệu chứng quy tụ là xuất hiện những mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, đáy vết loét có màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng v.v. Nơi xuất hiện các vết loét thường thấy ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi... Khi không được chăm sóc đúng cách vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Có nhiều nguyên nhân phát sinh bệnh như stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn thương niêm mạc miệng, thiếu vitamine...
Chính thế mà cần hạn chế ăn các vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu bắc..., ăn nhạt, không ăn các loại thịt gây nhiệt nóng như thịt chó v.v. Tăng cường ăn rau quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamine, đặc biệt là vitamine C, PP, B2... có nhiều trong nước chè tươi là những chất chống oxy hóa (antioxidants), làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, uống bổ sung đa sinh tố v.v.
Y học phương đông cho rằng nhiệt miệng thuộc chứng “khẩu cam” do nhiệt độc, hỏa độc, thấp nhiệt hay âm hư gây nên. Trong đó loét miệng thuộc chứng thực hỏa nên tổn thương vết loét ta thấy đỏ, sưng đau, khu trú thành nốt có hình tròn hoặc bầu dục nằm ở niêm mạc miệng hoặc lưỡi, cũng có khi thành đám nhiều mụn hợp lại, nặng còn có mủ và gây nên nóng rát ở nơi có tổn thương nhất là mỗi khi ăn các thức như mặn, chua, cay... Miệng trở nên hôi, khô, người có cảm giác nóng hoặc sốt nhẹ, đầu lưỡi đỏ, tiểu tiện nước vàng, đại tiện táo.
Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị liệu chứng nhiệt miệng như sau:
* Làm giảm đau ở miệng: Dùng tế tân 4g, đinh hương 10 – 15 cái, cam thảo (xé tơi) 6g. Cho vào bình kín (để tránh làm bay mất tinh dầu) hãm với nước sôi khoảng 15 – 20 phút rồi gạn lấy nước để nguội và lấy ngậm từng ngụm một lưu giữ trong miệng chừng từ 2 – 4 phút và nhổ ra cũng làm dịu đau nơi vết loét trong miệng, lưỡi.
Thuốc sắc lấy nước uống:
* Sinh địa, chút chít, lá tre mỗi vị 16g, ngọc trúc, huyền sâm, mộc thông mỗi vị 12g, thạch cao 20g, cam thảo 6g, sa nhân 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 3 – 5 thang liền, sau nghỉ vài ngày lại uống một đợt nữa.
* Sử dụng phương thích hợp cho người bệnh nhiệt miệng có các triệu chứng như lưỡi đỏ, táo bón, tiểu tiện nóng, đỏ, ngủ kém: Sinh địa, lô căn mỗi thứ 20g, ngọc thông 6g, trúc diệp, ngọc trúc, huyền sâm, tri mẫu mỗi vị 12g, thạch cao 40g, thăng ma 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần uống trong ngày, cần uống 3 – 5 thang khi thấy các dấu hiệu táo bón đỡ thì dừng. Sau đó có thể sử dụng lại hai ba đợt nữa cho dứt bệnh, chống tái phát.
* Trị nhiệt miệng thuộc chứng hư nhiệt: Thường gặp ở người có thể trạng gầy gò, miệng lưỡi khô, ráo, các vết loét không sưng hoặc sưng đỏ ít, đau nhẹ, lưỡi đỏ, nước tiểu ít, vàng, đại tiện táo..., bệnh tái phát nhiều lần, tưởng khỏi rồi lại thấy xuất hiện. Tùy theo hoàn cảnh từng vùng mà có thể áp dụng 1 trong các phương sau:
- Sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, huyền sâm, hoàng bá mỗi vị 12g. Sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, đan bì, trí mẫu mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Tất cả sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Mỗi đợt uống từ 5 – 10 thang liền (một liệu trình), nghỉ vài ngày mỗi đợt lại uống đợt khác, uống 2 – 3 đợt.
* Nếu viêm loét miệng lưỡi trở thành mạn (nghĩa là từng đợt rồi tái phát hay có thể bị liên tục kéo dài) cần được thăm khám toàn diện, có khi phải chẩn đoán nguyên nhân bằng cách lấy mẫu bệnh phẩm nuôi cấy vi khuẩn, nấm, xét nghiệm tế bào học... Ở trẻ em đang bú mẹ hay người bị suy giảm miễn dịch, hoặc có thói quen uống sữa cũng có thể gây loét lưỡi, miệng; cũng có thể do nấm mà thường gặp loại nấm candida abical. Do vậy nếu không được trị liệu kịp thời làm bệnh phát triển khiến trẻ bú khó khăn, thậm chí nấm lan xuống đường tiêu hóa gây tiêu chảy, sống phân...
Việc chữa trị không khó khăn, chủ yếu làm thay đổi môi trường, kiềm hóa tại chỗ, như dùng gạc vô khuẩn thấm mật ong xoa miệng lưỡi cho trẻ, vì các kết quả nghiên cứu cho thấy với dung dịch mật ong có hàm lượng 30% đã có thể ức chế hoặc tiêu diệt được hầu hết các loại vi khuẩn hay nấm. Cũng có thể sử dụng lá rau ngót sạch giã nát cùng vài hạt muối sau vắt lấy nước cốt thấm vào gạc sạch xoa vào miệng lưỡi cho trẻ cũng thấy hiệu nghiệm.
Để phòng chống nhiệt miệng cần lưu ý vệ sinh răng miệng như đánh răng sau mỗi lần ăn, ăn ít thức ăn nhiệt như tiêu, ớt, đồ nướng, chiên rán, thịt chó, giảm uống rượu, tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamine... Uống nước chè tươi hàng ngày...
Nhiệt miệng còn gọi là hội chứng BMS, là một vấn đề phức tạp liên quan đến miệng, môi, và lưỡi gây đau và khó chịu. Hầu hết các trường hợp của BMS xảy ra ở người lớn tuổi trung niên trở lên, nhưng nó vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Các triệu chứng chính của BMS là một cảm giác nóng bỏng trên lưỡi, môi, cổ họng, nướu răng hoặc vòm miệng, bệnh nhân có cảm giác nóng như bỏng nước trong miệng của họ.
Nguyên nhân chính xác của BMS vẫn chưa được xác định chắc chắn, và các nhà nghiên cứu đã đề xuất một loạt các nguyên nhân có thể bao gồm cả thay đổi liên quan đến thời kỳ mãn kinh, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn tâm ly hoặc có thể bị nhiễm trùng như tưa miệng...
Người bị BMS có thể tìm trợ giúp của bác sĩ hoặc nha khoa để xác định nguyên nhân gây ra trường hợp của BMS và sau đó điều trị những triệu chứng. Ví dụ, nếu bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn xác định rằng BMS của bạn có thể là do tưa miệng, điều trị bằng thuốc kháng nấm có thể làm giảm các vấn đề. Nếu nguyên nhân là do thiếu hụt dinh dưỡng hoặc yếu tố tâm lý thì có thể bổ sung vitamin hoặc thuốc an thần có thể là giải pháp hiệu quả.
Để giảm nguy cơ nhiệt miệng, nên duy trì một thói quen chăm sóc thường xuyên răng miệng bằng cách ít nhất đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để giữ cho miệng của bạn càng khỏe mạnh càng tốt. Tránh dùng nước súc miệng có chứa cồn hoặc tương tự có thể gây kích ứng cho bệnh răng miệng.
Các bài thuốc chữa nhiệt miệng:
- Ngậm chất chát trong miệng, chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
- Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Nhiều năm qua, chúng tôi thường dùng một số bài thuốc đơn giản nhưng có hiệu quả như sau:
Cỏ mực: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.
Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.
Lá bù ngót: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi.
Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.
Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.
Thuốc đắp ở chân: ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.
Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách “dẫn hỏa hạ hành”. Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.
Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.
(ST).