Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y cực hiệu nghiệm
Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Bệnh đau dây thần kinh tọa là một căn bệnh khá phổ biến thường gặp từ độ tuổi 30 – 65 tuổi, chứng thần kinh tọa khiến bệnh nhân khổ sở bởi những cơn đau như là đau ở mông, lưng, kheo cẳng. Đối tượng mắc bệnh này cũng khá đa dạng có thể gặp ở nhiều ngành nghề khác nhau.Sau đây là những nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bênh đau thần kinh tọa.
Nguyên nhân của đau thần kinh tọa
Nguyên nhân chính của bệnh là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ giảm sóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương (ngã dồn cột sống, khiêng vác nặng...).
Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhất là sau động tác cúi xuống nâng vật nặng, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống gây chèn ép rễ thần kinh vùng cột sống thắt lưng gây đau thần kinh tọa hoặc do các dị dạng bẩm sinh (quá phát mỏm ngang, gai đôi hay quá phát mỏm ngang các đốt sống thắt lưng cuối hay đốt sống cùng đầu tiên) hay thứ phát vùng cột sống thắt lưng (thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, ... viêm đốt sống do nhiễm khuẩn...).
Ngoài ra yếu tố tâm lý hay làm việc trong tư thế xấu, gò bó, rung xóc, chấn thương, mang vác nặng ở tư thế sai là yếu tố thuận lợi thúc đẩy xuất hiện và tái phát của bệnh.
Biểu hiện của đau thần kinh tọa?
Đa số đau thần kinh tọa khởi phát từ từ. Các bệnh nhân hầu hết đã có một hay nhiều đợt đau thắt lưng trước đó. Đau là triệu chứng nổi bật, khởi đầu là đau thắt lưng vài giờ hoặc vài ngày sau đau tiếp tục tǎng lên và lan xuống mông, mặt sau đùi, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tǎng khi ho, hắt hơi, cúi. Đau tǎng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại. Có cảm giác kiến bỏ, tê cóng hoặc như kim châm tương ứng với vùng đau. Đau tới mức người bệnh phải vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng.
Tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. 85% bệnh nhân đau thần kinh tọa một bên. 60% bị bên trái.
Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác không kiểm soát được tiểu tiện. Có trường hợp đau dữ dội khiến người bệnh phải nằm về phía đỡ đau và không thể động đậy.
Giải pháp để phòng bệnh đau thần kinh tọa
Chế độ ăn uống sinh hoạt
Trong phòng bệnh đau thần kinh tọa quan trọng là phải có chế độ ǎn uống sinh hoạt hợp lý, cần bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, tránh những cǎng thẳng quá mức về tâm lý. Không nên nằm đệm quá dầy và mềm.
Tư thế vận động
Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng. Người luôn đứng ở thế thẳng, không rũ vai, gù lưng, tránh khom lưng khi ngồi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế ngồi không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp.
Nếu phải ngồi lâu nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ. Khi ngồi trên ghế bảo đảm góc của khớp háng bằng với góc đầu gối, bàn chân đặt phẳng trên sàn nhà và khung xương chậu tựa vào sau ghế để giữ cho phần cơ thể từ hông trở lên được thẳng.
Khi mang vác vật nặng, hãy để cho sức nặng của vật chia đều cả hai bên cơ thể. Không bao giờ mang vật nặng ở một bên. Tránh mang nặng trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên nên co đùi, gập gối, đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Nên đứng lên bằng cách thẳng hai chân. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc vật nặng.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên, không quá sức, áp dụng các bài tập tǎng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ cạnh cột sống và cơ bụng. Có thể đi bộ trên nền phẳng, bơi, đạp xe. Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng... Tránh làm các nghề như lái mô tô, máy kéo... Cần cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế các sang chấn về tinh thần, chấn thương do lao động.
Các cách điều trị đau thần kinh tọa
Điều trị
Để điều trị đau thần kinh tọa Trước hết phải cố gắng phát hiện được nguyên nhân. Tốt nhất là kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức nǎng. Phẫu thuật chỉ có chỉ định trong một số rất ít các trường hợp. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có chỉ định về thuốc men và các biện pháp điều trị hỗ trợ.
Nghỉ ngơi
Điều đầu tiên đối với bệnh nhân là nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều, giường nằm cần phẳng và cứng. Để đỡ đau có thể nằm co chân lại hay nằm sấp. Khi có nguy cơ lún và di lệch cột sống (lao, viêm, ung thư...) các bác sĩ sẽ cố định bằng bột, đai nẹp, yếm, áo chỉnh hình thắt lưng. Chỉ sau khi bệnh đã ổn định, người bệnh mới được dần dần vận động lại. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống bệnh nhân có thể đeo đai lưng.
Phương pháp vật lý trị liệu
Trong điều trị bệnh đau thần kinh tọa, phương pháp vật lý trị liệu đã cho kết quả khá tốt. Có thể dùng các biện pháp chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại,sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng nhằm giảm đau và giảm co cứng cơ.
Khi có điều kiện có thể sử dụng liệu pháp tắm cát, tằm bùn và đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, liệu pháp biển (điều trị bằng nước biển, bùn biển, rêu và khí hậu biển). Người ta cũng áp dụng cả các phương pháp đông y như xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.
Điều trị bằng Thuốc
Bao gồm các thuốc chống viêm không steroid (voltarel, tilcotil, mobic...), các thuốc giảm đau (paracetamol, efferal-gan codein, di-antalvic), thuốc giãn cơ (mydocalm, decontractyl, myonal...), tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison. Tuy nhiên người bệnh cũng cần hết sức thận trọng khi sử dụng các loại thuốc tây y để điều trị bệnh, do việc sử dụng thuốc Tây lâu dài hay dùng quá nhiều đều là nguyên nhân làm cho các cơ quan trong cơ thể chúng ta chịu nhiều tác dụng không mong muốn. Gan và thận chính là những cơ quan có chức năng chuyển hóa và thải trừ các loại thuốc này sau khi đã hết tác dụng dược lý, và hai cơ quan này thường bị ảnh hưởng nhiều nhất dẫn đến việc chức năng của hai cơ quan này bị suy giảm đi.
Dùng thuốc để hỗ trợ điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm. Hiện nay, một hướng hỗ trợ điều trị mới đang được nhiều người đặt niềm tin đó chính là chữa trị bằng đông y, mà cụ thể ở đây là sử dụng sản phẩm từ cao rắn hổ mang để hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp.
Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, mật rắn, nọc rắn và thịt rắn đều là những thành phần có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Cụ thể, mật rắn có tính mát, vị ngọt và đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm trấn kinh, thường dùng để chữa chứng kinh phong, thấp khớp, nhất là thấp khớp cấp. Nọc rắn có tác dụng chỉ thống (giảm đau khớp). Thịt rắn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc và chỉ thống, bổ can thận, mà can thận khỏe thì xương cốt sẽ cường kiện, vững chắc.
Y học hiện đại cũng chỉ rõ: Cao rắn hổ mang là nguồn dưỡng chất dồi dào acid amin, là nguyên liệu thiết yếu để cơ thể tổng hợp các Proteoglycan giúp tăng cường chất dịch giúp giảm đau, bôi trơn, tái tạo và phục hồi sụn khớp bị tổn thương và giải quyết triệt để các chứng viêm. Bên cạnh đó, cao rắn hổ mang chứa nhiều canxi, saponozit, protit và dinh dưỡng cần thiết giúp nuôi dưỡng và bền vững các dây chằng, tăng cường hoạt dịch cho khớp và tái tạo sụn khớp, phục hồi ổ viêm, loại bỏ viêm xương khớp.