Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Hiện tượng này thường thấy nhất ở bà bầu những tháng đầu và cuối thai kỳ. Đó là những vết máu có màu hồng, đỏ hoặc màu nâu (màu của máu khô). Tuy vậy, không phải lúc nào chúng ta cũng xác định được nguyên nhân và nếu thấy hiện tượng trên với lượng máu nhiều và kéo dài, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn trực tiếp. Việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng để bạn biết cách chữa trị. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Sau ‘yêu’
Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ là vấn đề bình thường ở chị em mang bầu. Những khối u lành nhỏ trong cổ tử cung có thể gây chảy dịch màu nâu hoặc chảy máu sau khi quan hệ. Hiện tượng này không có gì nghiêm trọng.
Sau khi làm xét nghiệm Pap smear
Thử Pap (Pap smear) là phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung giúp phát hiện ung thư ngay từ khi bệnh mới phát. Khi đó, bác sĩ dùng một bàn chải nhỏ quẹt vào cổ tử cung để lấy mẫu tế bào xét nghiệm. Sau khi làm xét nghiệm này, bạn có thể phát hiện thấy máu ở cổ tử cung, hiện tượng này không có gì nghiêm trọng.
Dấu hiệu thụ thai
Hiện tượng này xuất hiện trước khi thai kỳ, ngay cả khi bạn chưa biết mình có thai. Lúc này bạn có thể bị chảy máu trong 1 hoặc 2 ngày. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trứng đã được thụ tinh thành công bám vào thành tử cung gây chảy máu. Tuy vậy, chưa có gì là chắc chắn rằng bạn đã có thai.
Sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung
Nếu thấy xuất hiện những đốm máu, đặc biệt đi kèm với hiện tượng đau bụng hoặc chuột rút thì rất có thể đó là dấu hiện ban đầu của sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung có thể trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng của chính bạn vì vậy nếu thấy xuất hiện triệu chứng trên đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất, bạn cần báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử trí.
Có đến ¼ phụ nữ mang thai chảy máu trong giai đoạn đầu thai kì, và có khoảng ½ trong số đó liên quan đến vấn đề sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Dù vậy, nếu bạn siêu âm mà nhịp tim thai nhi vẫn bình thường ở giữa tuần thai thứ 7 và 11 thì khả năng thai nhi an toàn lên đến 90%.
Nhiễm trùng
Chảy máu cũng có thể gây ra do những vấn đề về âm đạo. Nhiễm trùng âm đạo (nhiễm nấm, nhiễm khuẩn âm đạo) hoặc nhiễm trùng qua đường tình dục (bệnh trùng mảng uốn roi đuôi, bệnh lậu, virut chlamydia, bệnh mụn giộp) có thể làm cổ tử cung phụ nữ mang thai dễ kích thích gây viêm nhiễm. Một khi bạn đã bị viêm cổ tử cung sẽ rất dễ chảy máu sau khi quan hệ tình dục hay làm xét nghiệm thử Pap (Pap smear).
Vấn đề nhau thai hoặc sinh non
Ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, chảy máu âm đạo có thể là một dấu hiệu nguy hiểm của tình trạng rau tiền đạo nhép (placenta previa) xảy ra khi mép của nhau đến gần nhưng không che phủ bất cứ phần nào của lỗ tử cung; sảy thai (từ tuần tuổi 13 đến tuần tuổi 20) hoặc sinh non (từ tuần tuổi 21 đến tuần tuổi 37).
Ngay cả trong tam cá nguyệt thứ nhất bị chảy máu cũng có thể bạn đang gặp vấn đề với nhau thai. Nghiên cứu khoa học cho thấy, có mối liên quan giữa chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu thai kỳ với các biến chứng sau này như sinh non, sảy thai hoặc các vấn đề về nhau thai.
Dấu hiệu sinh nở
Nếu cổ tử cung của bạn bắt đầu giãn ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, bạn cũng có thể phát hiện thấy máu ở âm đạo. Thực chất đây là những dịch nhờn có màu nâu thẫm mà bạn tưởng là máu. Nếu bạn đã qua tuần thai thứ 37 thì hiện tượng này không có gì đáng lưu tâm.