Cách trị chảy máu cam hiệu quả nhất
Cách cầm máu khi chảy máu cam nhanh nhất
Nguyên nhân chảy máu cam ở phụ nữ mang thai và cách xử trí
Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu cam, có cả do tại chỗ hoặc do bệnh toàn thân.
- Tại chỗ:
- Do viêm nhiễm như viêm mũi cấp, viêm mũi mãn, viêm mũi do vi khuẩn, viêm mũi virút; viêm xoang cấp; viêm mũi vận mạch; viêm mũi dị ứng…
- Do chấn thương vì ngoáy mũi hoặc dị vật lọt vào mũi (thường gặp ở trẻ em); sỏi mũi ở cả người lớn và trẻ em; sang thương gây loét hốc mũi thường gặp ở công nhân ngành hoá chất khi bảo hộ chưa tốt, do lao, giang mai hoặc bệnh phong (hủi).
- Do cấu trúc bất thường ở hốc mũi như vẹo hoặc gai của vách ngăn mũi…
- Do khối u: lành tính như u xơ vòm mũi họng, u do nấm và u ác tính như ung thư vòm họng, u hốc mũi, u xoang, u sàn sọ…
- Toàn thân:
- Bệnh toàn thân cấp tính gây rối loạn đông cầm máu ban đầu như cúm, sởi nặng, sốt tinh hồng nhiệt, sốt xuất huyết, sốt rét…
- Bệnh của hệ tim mạch như cao huyết áp; vỡ các phình mạch của hệ mạch máu, động mạch cảnh; bệnh xơ vữa động mạch.
- Bệnh của hệ máu gặp ở những người có thể trạng thiếu máu nặng, nhiễm trùng nhiễm độc, thiếu vitamin; bệnh bạch cầu cấp; suy tuỷ; giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, rối loạn chất lượng tiểu cầu, và những bệnh thuộc về mạch máu như bệnh ưa chảy máu.
- Một số nguyên nhân khác như sự thay đổi nội tiết trong cơ thể ở người có thai, có kinh nguyệt hoặc dùng corticoide xịt mũi kéo dài không đúng chỉ định, dùng thuốc chống đông; do thay đổi áp lực của khí quyển, thay đổi thời tiết…
- Còn lại khoảng 5% không tìm được nguyên nhân (vô căn), thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, chảy máu tự nhiên số lượng ít, tái diễn nhiều lần và hay gặp khi làm việc gắng sức hoặc đi ngoài nắng quá lâu.
Những trường hợp nhẹ thì không cần nhập viện, thường chỉ cần dùng ngón cái cùng bên ấn nhẹ bên cánh mũi chảy máu, giữ trong 5 – 10 phút, trong khi đầu để thẳng.
Vì mũi nằm ở vị trí đặc biệt (giữa khuôn mặt) và có nhiều mạch máu nên rất nhiều người thỉnh thoảng gặp phải tình trạng chảy máu mũi. Chảy máu mũi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
* Theo từ điển y tế Medilexicon thì chảy máu cam có nghĩa là 'chảy máu mũi'. Chảy máu mũi không hẳn là nguyên nhân đe dọa tính mạng của bạn. Tiến sĩ Ashim Desai, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng của Ấn Độ cho rằng, những lý do khác nhau có thể gây ra chảy máu mũi bao gồm: sau chấn thương, dị ứng, nhiễm trùng hoặc bất kỳ lý do nào khác.
- Viêm mũi dị ứng: Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.
Bạn nên đi kiểm tra nguy cơ dị ứng của mình để biết mình có thể bị dị ứng với những điều gì để có biện pháp phòng ngừa thích hợp, ví dụ như uống thuốc chống dị ứng hoặc chống sung huyết.
Khí hậu khô khắc nghiệt: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi 'đi' qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn. Điều này gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.
- Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu.
Trẻ em bị chảy máu mũi thường là do các mạch máu trên mặt trước của vách ngăn mũi bị vỡ, loét mà nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh hoặc hắt hơi. Điều này có thể được kiểm soát được bằng cách giúp trẻ hạn chế hắt hơi nhờ giữ cho mũi không bị khô (có thể bôi trơn cho mũi bằng các loại dầu như dầu dừa hoặc dầu ôliu).
- Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi, gây chảy máu mũi nhiều hơn.
- Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u: Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.
Nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư mũi xoang. Ung thư mũi xoang có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên; đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai; chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng; chảy máu cam thường xuyên và liên tục; mất cảm giác về mùi hoặc hương vị; đau hoặc tê ở mặt hoặc răng; sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ; chảy nước mắt; khó mở miệng; tái phát nhiễm khuẩn tai; khó khăn trong việc nghe...
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn…
- Thay đổi sinh lý: Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người bị cao huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để biết cách đối phó và trị bệnh.
- Thiếu vitamin C: Vitamin C là một trong những chất chống ôxy hóa, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt canxi. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu cam, chảy máu lợi, vết thương chậm lành. Vì vậy, khi thanh thiếu niên đột ngột bị chảy máu cam thì điều đó có thể “báo hiệu” cơ thể đang rất cần bổ sung thêm vitamin C.
- Viêm mũi cấp tính và mạn tính: tình trạng viêm mũi làm cho lớp chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước, rách gây chảy máu mũi. Các chất dịch rỉ thường xuyên được tiết ra khi mũi bị viêm dính chặt vào lớp niêm mạc khiến cho bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Điều này dẫn tới việc bạn thường xuyên ngoáy mũi gây chảy máu mũi.
- U xơ vòm mũi họng: đây là một căn bệnh khá phổ biến ở lứa tuổi dậy thì nhưng thường gặp ở teenboy nhiều hơn teengirl. Chảy máu cam là một trong những biểu hiện của bệnh đi kèm với các dấu hiệu như: teen bị chảy nước mũi liên tục, ngạt tắc mũi một bên ngày càng tăng, ù tai và nghe kém do khối u chèn ép vùng loa vòi tai, người gầy xanh, mệt mỏi.
- Dị vật trong mũi: trong nhiều trường hợp do có các dị vật bị mắc trong mũi khiến cho bạn thường xuyên cảm thấy nhức đầu, bị chảy máu mũi nhưng không biết nguyên nhân tại sao. Một teengirl sau chuyến đi dã ngoại về nhà thường xuyên bị chảy máu mũi phải đến bệnh viện khám. Tại đây, các bác sĩ đã gắp ra khỏi mũi bạn gái đó một con vắt dài khoảng 4cm.