Phụ nữ mang thai cần đề phòng với bệnh u nang tuyến giáp
Tác dụng của trứng gà với phụ nữ mang thai
Tác dụng của trứng gà với phụ nữ mang thai và cách chế biến
Khoảng 20% phụ nữ mang thai bị chảy máu cam trong thai kỳ của mình, nhất là trong tam cá nguyệt thứ 2. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai làm cho các mạch máu mở rộng hơn, dễ dàng bị phá vỡ hơn bình thuờng.
Vào mùa lạnh, mẹ bầu nên chủ động giữ ẩm cho mũi
1/ Làm gì khi bị chảy máu mũi khi mang thai?
Bạn có thể dễ dàng xử trí nếu máu chảy từ những mạch máu nhỏ phía trước mũi. Tuy nhiên, nếu vỡ các mạch máu lớn, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn và bạn khó có thể cầm máu được. Mẹ bầu có thể thử những cách sau khi bị chảy máu mũi:
- Ngồi xuống và bịt mũi lại trong khoảng 10-15 phút và thở bằng miệng
- Nghiêng người về phía trước để máu chảy xuống mũi và miệng thay vì xuống cổ họng của bạn. Cách này làm giảm lượng máu đi xuống cổ họng và dạ dày, giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác buồn nôn.
Thông thường, máu cam sẽ tự động ngưng chảy sau khoảng 20 phút. Để không bị chảy máu cam trong vòng 24 giờ tiếp theo, bạn nên hạn chế:
- Làm những vận động mạnh như tập thể dục
- Thổi, ngoáy mũi hay dụi mũi mạnh
- Uống rượu hoặc đồ nóng vì có thể làm giãn các mạch máu trong mũi
2/ Nên làm gì để tránh chảy máu cam khi mang thai?
- Tránh để mũi quá khô, nhất là trong thời tiết lạnh. Ngoài ra, bạn có thể bôi một lớp mỏng vaseline lên mũi để làm mềm da, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm và phun sương trong nhà để tăng cuờng độ ẩm.
- Nên nhẹ nhàng với mũi của mình. Hành động “thô bạo” như ngoáy mũi có thể là nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam.
- Bổ sung thêm khoáng chất để ngăn chặn màng tiết chất nhầy và các mô khác bị mất nước.
3/ Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm cho thai kỳ?
Chảy máu cam thai kỳ có thể liên quan đến việc làm tăng nguy cơ xuất huyết sau khi sinh. Một nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ xuất huyết ở phụ nữ bị chảy máu cam trong thời kỳ mang thai là 10%, còn ở những phụ nữ bình thường là 6%. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đang tìm thêm nhiều bằng chứng cho giả thiết này.
Rất hiếm trường hợp chảy máu cam ảnh hưởng tới cách bạn sinh con. Tuy nhiên, nếu bị chảy máu cam ở ba tháng cuối thai kỳ, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên cân nhắc việc sinh mổ.
4/ Những trường hợp chảy máu mũi gây nguy hiểm
Mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức, nếu xuất hiện những trường hợp sau:
- Bạn không ngừng chảy máu cam sau khi đã giữ nguyên áp lực trong 20 phút.
- Bạn bị chảymáu nhiều từ phần sau của mũi, và máu trào ngược ra miệng.
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng băng vệ sinh mũi, hoặc gói bơm hơi, hoặc một miếng gạc đặc biệt để chèn vào mũi bạn. Những dụng cụ này gây áp lực lên mạch máu và ngăn chảy máu. Việc chèn mũi này có thể cần giữ trong một khoảng thời gian, nên bạn có thể được chuyển vào khoa Tai Mũi Họng để theo dõi.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể làm lành các mạch máu vỡ bằng bạc nitrat hoặc sử dụng dòng điện trong một số trường hợp. Đặc biệt, bạn nên đến khám bác sĩ nếu thường xuyên bị chảy máu cam khi mang thai. Bác sĩ có thể xem xét và cho bạn sử dụng một loại kem sát trùng hoặc chỉ định ở lại bệnh viện theo dõi.