Nguyên nhân chảy máu cam ở phụ nữ mang thai và cách xử trí

Nguyên nhân chảy máu cam ở phụ nữ mang thai và cách xử tríKhi mang thai, người phụ nữ thường phải chịu rất nhiều biến động trong cơ thể. Trong giai đoạn này, các mẹ có thể đối mặt với nhiều thay đổi dù đôi khi rất nhỏ, nhưng nếu không được trang bị kiến thức cẩn thận, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.




Mang thai là khoảng thời gian mà người phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt vì trong thời gian này, sức khỏe của mẹ cũng đồng nghĩa với sức khỏe của bé. Một trong những vấn đề của nhiều phụ nữ mang thai gặp phải là chảy máu mũi, vậy nguyên nhân từ đâu và phải xử trí ra sao?Chảy máu mũi là gì và vì sao lại có hiện tượng này?Thông thường, chảy máu cam do các mạch máu ở cuống mũi bị vỡ, gây chảy máu. Chảy máu cam là một trong những biểu hiện của tăng huyết áp và nếu các mẹ gặp phải vấn đề này, cần phải chú ý đến sức khỏe của mình hơn. Khi lưu lượng trong máu tăng liên tục, áp lực của nó gây nguy hiểm cho các mạch máu, vốn rất nhỏ, ở khu vực gần nãohoặc trong sống mũi. Những mạch máu này có thể vỡ ra do chịu áp lực cao và gây hiện tượng chảy máu cam. Hiện tượng này rất phổ biến vào những ngày đông lạnh, khi màng mũi thường bị khô và sưng tấy.


Nguyên nhân


Trong suốt thời kỳ mang bầu, phụ nữ thường bị chảy máu cam. Sở dĩ có điều này là bởi lẽ thai kỳ khiến các mạch máu trong mũi giãn rộng, trong khi lưu lượng máu trong cơ thể lại tăng dồn áp lực lên các thành mạch khiến chúng bị đứt, vỡ gây chảy máu.

Bạn sẽ dễ chảy máu cam khi mắc cảm lạnh, bị xoang hay dị ứng, thậm chí khi màng trong mũi khô vì thời tiết lạnh, phòng chạy điều hòa liên tục. Hoặc bạn bị tổn thương, do bản thân mắc các bệnh khác như huyết áp cao, hay rối loạn đông máu cũng có thể gây chảy máu mũi.

Thai phụ thường dễ mắc dị ứng mũi và nếu bạn hắt hơi và sổ mũi nhiều đó có thể là nhân tố chính khiến mũi chảy máu. Hãy đừng hắt hơi mạnh bởi điều đó có thể gây kích thích niêm mạc mũi và kích thích máu cam chảy. Một nguyên nhân nghiêm trọng khác gây chảy máu mũi là huyết áp cao. Nếu bạn mắc căn bệnh này và bị chảy máu mũi, hãy thông báo khẩn cấp với bác sĩ để ngăn chặn những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Khi nào có thể bị chảy máu cam lúc mang thai?

Chảy máu cam thường xảy ra vào ba tháng cuối của thai kỳ. Đây là thời gian khi trẻ ở giai đoạn phát triển cuối cùng của cơ thể và phải thích ứng với hai nguồn cung trong máu. Một là từ cơ thể của mẹ, và hai là từ trong chính cơ thể của bé. Do sự phân chia thành hai kênh máu khác nhau, dẫn đến một vài sự mất cân bằng trong lưu lượng máu dẫn đến cao huyết áp. Hiện tượng này thường xảy ra trong những khoảng thời gian nhất định và cần có những cách xử lý và nghỉ ngơi phù hợp. Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh những thói quen lo lắng sẽ giúp giảm bớt tình trạng này. Có nhiều cách giúp các mẹ giải quyết vấn đề này và ngăn ngừa tái diễn sau này.

Ảnh minh họa Làm gì nếu bị chảy máu cam khi mang thai?


Để tránh chảy máu cam vào mùa lạnh

- Các mẹ nên cố gắng che chắn cẩn thận, không để mũi bị khô và nhất là vào những ngày mùa đông, mũi rất dễ bị sưng tấy.

- Uống nhiều nước cũng là một cách hữu hiệu, cơ thể được cung cấp đầy đủ nước sẽ giúp cho màng mũi không bị khô.

- Tránh những khu vực có không khí khô như phòng điều hòa, phòng sử dụng máy sưởi hay ô tô. Hạn chế ra đường vào những ngày lạnh khô hanh.

- Sử dụng dầu/kem bôi lên mũi có chứa vitamin E hay các loại kem dưỡng ẩm Vaseline. Tránh sử dụng những loại thuốc xịt sương mù vì có thể gây khô mũi.

Ngăn ngừa


Khi bắt đầu chảy máu, bạn ngồi xuống, giữ đầu cao, bóp chặt mũi khoảng 5 đến 10 phút. Dùng ngón cái và mặt gấp của ngón tay trỏ cố định giữ hai cánh mũi và vuốt nhẹ về phía mặt bạn. Và dù muốn biết máu đã ngừng chảy hay chưa bạn cũng đừng vội vã thả tay ra vì có thể phá hủy quá trình đông máu đang khởi tạo.

Thai phụ dễ chảy máu cam nếu cơ thể bị nhiễm lạnh.

Bạn có thể dùng đá để hạn chế việc chảy máu mũi vì đá có thể làm co khít lại các mạch máu. Giữ một túi đá lạnh đặt lên mũi và má. Điều tối quan trọng là bạn không nên nằm, cũng không nên ngửa cổ ra sau vì điều này có thể khiến đường đi của máu bị đóng lại dễ dẫn đến nôn mửa.

Nếu chảy máu quá 10 phút, bạn cứ tiếp tục giữ như vậy khoảng 10 phút nữa cho tới khi máu không còn chảy ra.


- Tăng cường những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả và nghỉ ngơi nhiều hơn có tác dụng củng cố sức khỏe cho bạn. Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C như hoa quả thuộc họ cam, quýt; những loại rau (quả, của) có màu vàng sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch.

- Bạn nên giữ ấm cho cơ thể để phòng tránh cảm lạnh. Bởi vì cảm lạnh là một trong những yếu tố thuận lợi làm bạn dễ bị chảy máu cam.

- Bạn nên uống đủ nước hàng ngày. Nước sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng mất nước cho cơ thể, lại khiến cho dịch mũi loãng hơn và dễ dàng khi vệ sinh.

Nhiều ý kiến cho rằng, thai phụ nên tránh các dùng sữa và các sản phẩm từ sữa (vì chúng làm gia tăng sản xuất dịch mũi) nhưng điều này không cần thiết. Sữa là nguồn thực phẩm quý giúp bạn tăng cường canxi và các chất bổ dưỡng (cho dù bạn có thể bổ sung canxi từ nguồn thức ăn khác); do đó, bạn không nên kiêng sữa chỉ vì lý do sợ bị chảy máu cam.

- Bạn nên uống viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Dùng nước muối dạng phun hoặc nhỏ để vệ sinh khoang mũi nhưng bạn nên tránh sử dụng tùy tiện các loại thuốc nhỏ mũi. Nhiều loại thuốc nhỏ mũi được chống chỉ định dành cho bà bầu. Ngoài ra, nếu dùng thuốc nhiều, sẽ dẫn tới hiện tượng “nhờn thuốc”. Điều này có nghĩa là nếu sau khi bạn ngưng dùng thuốc thì tình trạng chảy máu cam sẽ càng tồi tệ hơn.

- Bạn có thể bôi một lớp vaselin quanh rìa hốc mũi.

- Massage: Bạn dùng đầu ngón trỏ, massage khu vực da quanh mũi và mắt. Cách này giúp lưu thông dịch mũi nên cũng tránh được chảy máu cam.

Cách xử trí



Khi bị chảy máu mũi, thai phụ ngồi xuống, ngửa đầu ra phía sau, dùng ngón tay ấn xuống cánh mũi, giữ một lúc. Còn có thể dùng khăn mặt lạnh hoặc chườm đá lên mũi để làm mạch máu cục bộ co vào, có thể nhanh chóng ngừng chảy máu. Chảy máu mũi cần tránh thần kinh căng thẳng, nếu không áp làm áp lực máu tăng cao sẽ gây chảy máu nhiều hơn. Nếu chảy máu xuống họng, phải nhổ ra, không được nuốt vào để tránh làm kích thích niêm mạc dạ dày gây nôn. Nếu áp dụng những biện pháp trên mà máu vẫn chảy cần phải đến ngay bệnh viện để kiểm tra.


Nếu bị chảy máu cam, bạn không nên nằm ngửa; bởi vì, chất dịch mũi có lẫn máu sẽ xâm nhập ngược lại vào cổ họng và khiến bạn bị sặc. Tốt nhất, bạn nên dùng tay kẹp, kéo nhẹ sống mũi lên phía trên mắt; đồng thời, bạn hơi ngửa cổ và hướng mặt về phía trước.

Bạn không nên quá lo lắng vì dấu hiệu chảy máu cam là hiện tượng bình thường với nhiều thai phụ. Trường hợp chảy máu cam liên tục khiến bạn choáng váng, bạn mới nên đi khám bác sĩ.

Làm gì để máu cam ngưng chảy?


Nhìn chung, chảy máu cam thường dễ xử lý, nhưng hiện tượng chảy máu cam ở sau mũi gây ra bởi các mạch lớn và chứa nhiều máu thì khó ngăn chặn hơn. Khi bắt đầu chảy máu, bạn nên làm như sau

Ngồi xuống khoảng 10 phút và véo phần bên trên lỗ mũi ( phần mềm trước xương mũi )

Nghiêng người về phía trước để máu có thể chảy ra ngoài. Nếu máu chảy vào trong họng và nuốt phải, bạn có thể sẽ buồn nôn

Luôn ngồi thẳng đứng sẽ tốt hơn là để giảm áp lực máu trong mũi

Tiếp tục ấn mũi đến khi máu đã đông lại ( có thể mất đến 20 phút)

Bạn cũng có thể đặt một túi nước đá lên mũi để làm dịu vùng này

Để tránh chảy máu lại sau đó, trong vòng 12h tiếp theo, bạn nên chú ý không được đặt mình ở vị trí mà đầu còn thấp hơn tim, không cố gắng quá sức làm việc gì đó và không được hỉ mũi

Khi nào nên khám bác sĩ?

Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam, máu cam chảy nhiều trong một lần hoặc vẫn không ngừng chảy sau khi ấn lên mũi trong vòng 20 phút, thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị

Chảy máu cam khi mang thai gây ra nhiều phiền toái và khó chịu. Tuy nhiên, hãy yên tâm vì đây chỉ là hiện tượng bất lợi tạm thời và sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé.



Chia sẻ kinh nghiệm


Để có 280 ngày mang thai khỏe mạnh thì bất kể người phụ nữ nào cũng sẽ phải lên kế hoạch từ khi chuẩn bị có thai cho đến khi mang thai để lập một chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

Quá trình mang thai đầy lo lắng, hồi hộp và niềm phấn khởi chào đón một thành viên mới của gia đình phải không các bạn?

Suốt quá trình mang thai có rất nhiều việc xảy ra mà bạn sẽ không thể lường trước được như việc bạn cảm thấy đau bụng, buồn nôn, mất ngủ, cảm giác mệt mỏi…Nhiều bạn đã cố tìm mọi cách để đánh bay những cảm giác khó chịu ấy qua chế độ ăn uống hợp lý, lên kế hoạch luyện tập hàng ngày để có một tinh thần sảng khoái, yêu đời. Điều đó là rất tốt cho các bạn bầu bí. Không biết khi mang thai bạn đã bao giờ bị chảy máu mũi chưa nhỉ? Mọi người vẫn thường gọi là chảy máu cam ấy.

Thực tế nếu tình trạng này chỉ diễn ra một hai lần trong quá trình mang thai thì cũng chẳng sao vì có thể là do nguyên nhân bạn bị nóng trong nhưng nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần trong quá trình mang thai thì mình chắc chắn một điều bạn sẽ rất lo lắng đặc biệt trong thời tiết đang giao mùa này. Thỉnh thoảng những ngày hanh khô kết hợp với môi trường làm việc bằng điều hòa sẽ làm chiếc mũi của bạn bị khô, có cảm giác khó chịu. Việc vệ sinh mũi hàng ngày và bổ sung vitamin C vẫn chưa đủ.


Món canh cá diếc - hoa hiên vừa đẩy được bệnh vừa
giúp thai kỳ khỏe mạnh. (Ảnh minh họa).

Sở dĩ mình nói vậy là do mình đã từng chăm sóc chị gái mình khi mang bầu và chị cũng hay bị chảy máu cam lắm nhưng từ khi ăn món canh hoa hiên nấu với cá diếc thì khỏi hẳn và không bị trở lại nữa. Cách làm thế này nhé 1 con cá diếc + 1 nắm nhỏ lá hoa hiên hoặc bông hoa hiên (cho một lần ăn). Cá diếc để nguyên con còn sống, không đánh vảy, không mổ bỏ ruột, chỉ rửa sạch với nước muối pha loãng  hoặc nước pha dấm cho hết nhớt, rồi cho cá vào nồi để luộc với lượng nước vừa phải. Cá chín gỡ lấy thịt cá bỏ vảy, bỏ ruột, xương cá giã ra và lấy nước luộc cá để lọc lấy nước dùng. Chú ý cá diếc rất nhiều xương dăm lúc làm bạn phải hết sức cẩn thận, đề phòng hóc xương. Lá hoa hiên rửa sạch thái thật nhỏ. Xào thịt cá với hành và chút dầu ăn, đun sôi nước luộc cá cho lá hoa hiên (đã thái nhỏ) và cá đã xào vào nấu chín nêm nếm vừa miệng và cho bà bầu ăn.

Ngoài ra bạn có thể kết hợp nấu một bát cháo hoa hiên với cá diếc cũng được để thay đổi khẩu vị. Chỉ cần ăn 3 – 4 ngày thì chứng chảy máu cam sẽ hết.

Bạn sẽ không còn phải lo lắng với chứng chảy máu cam khi mang bầu nữa nhé. Không phải nói chắc bạn cũng biết tác dụng của cây hoa hiên và cá diếc  rồi. Rất nhiều tác dụng đấy vì cây hoa hiên có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, cầm máu, thông sữa, an thai, lợi tiểu, sáng mắt...Còn trong cá diếc chứa nhiều protein rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bé.


Câu hỏi liên quan


Chảy máu cam ở phụ nữ mang thai?


Tôi năm nay 28 tuổi,mang thai lần đầu từ ngày mang thai cho đến nay (đã 3 tháng) tôi thường bị ra nhiều máu cam. Xin bác sĩ cho tôi biết nguyên nhân tại sao lại như vậy? Trước đây tôi chưa bao giờ bị chảy máu cam? Xin BS chỉ dẫn giúp cho tôi?

Ngô Thu Thủy (Bắc Giang)

Chảy máu cam là khá phổ biến trong thời kỳ mang thai do những thay đổi nội tiết tố. Chảy máu này thường không kéo dài nhưng có thể chảy nhiều. Chảy máu cam có thể là đáng sợ nhưng nếu bạn không bị mất rất nhiều máu thì không có gì phải lo lắng, nhiều lúc có thể xử trí tại nhà.

Trong chảy máu cam, máu chảy từ một lỗ mũi, và đôi khi cả hai. Nó có thể nặng hay nhẹ và kéo dài từ vài giây đến hơn 10 phút. Chảy máu cam có thể xảy ra khi bạn đang ngủ. Bạn có thể cảm thấy chất lỏng ở cổ họng của bạn trước khi máu đi ra khỏi mũi, nếu bạn đang nằm.

Trong khi mang thai, bạn cũng có thể thấy rằng mũi của bạn thường bị ngạt hơn bình thường. Những lần bị như vậy bạn nên ngồi xuống và dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp chắc chắn phần mềm của mũi, ngay trên mũi của bạn, trong vòng 10 phút. Nghiêng về phía trước và thở bằng miệng. Điều này máu sẽ chảy xuống lỗ mũi trước của bạn thay vì xuống phía sau cổ họng xâm nhập vào đường tiêu hóa.

Đứng thẳng, chứ không phải nằm xuống, như điều này làm giảm huyết áp trong các tĩnh mạch của mũi của bạn và sẽ không làm  chảy máu thêm.

Duy trì áp lực trên mũi của bạn lên đến 20 phút  để tạo cục máu đông.

Chườm một túi nước đá bao phủ trên sống mũi của bạn.

Tránh hỉ mũi, cúi xuống và không nên hoạt động gắng sức ít nhất 12 giờ sau khi bị chảy máu cam.

Nếu máu không ngừng chảy, bạn phải tìm đến cơ sở y tế để có biện pháp cầm máu kịp thời. 





Chảy máu cam khi mang thai
Chảy máu chân răng khi mang thai
Tìm hiểu về bệnh máu khó đông
Bấm huyệt chữa bệnh sổ mũi rất công hiệu -
Bệnh viêm lợi ở trẻ em và cách điều trị -



(st)