Nguyên nhân chuột rút khi mang thai và cách đối phó với hiện tượng này

Chuột rút là triệu chứng phổ biến khi mang thai đặc biệt với những mẹ mang bầu giai đoạn 2, 3 của thai kỳ. Triệu chứng này ảnh hưởng đến khoảng 50% mẹ bầu, chủ yếu bị ở chân. Nguyên nhân là do quá trình lưu thông máu giảm vì tăng cân nhiều, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, mất nước, áp lực về sự phát triển của thai nhi ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu… Thật may là có rất nhiều cách để điều trị và phòng ngừa chứng chuột rút, mời các mẹ tham khảo:

Tập luyện với chân thường xuyên

 

Mẹ tập trung vào những bài tập khởi động ở chân thường xuyên trước và sau khi tập thể dục sẽ giúp giảm nguy cơ bị chuột rút bất cứ lúc nào trong thai kỳ.

Uống đủ nước

 

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu mẹ làm việc nặng nhọc hoặc tập thể thao nhiều.

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

 

Tập thể dục nhẹ nhàng là cách cải thiện lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả và làm giảm chứng chuột rút ở chân khi mang thai. Những môn thể dục mẹ dễ dàng thực hiện là đi bộ nhẹ nhàng, bơi, yoga.

Nâng cao chân

 

Khi nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ, mẹ có thể kê chân kê cao hơn một chút với chiếc gối mềm.

Thay đổi vị trí thường xuyên

 

Mẹ bầu tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Tốt hơn hết hãy để đôi chân được vận động và nghỉ ngơi thường xuyên bằng cách đi bộ nhẹ nhàng trong giờ làm. Hãy dành những thời gian nghỉ ngơi ngắn giữa giờ cho đôi chân bớt mỏi nếu công việc mẹ phải đứng nhiều.

Massage

 

Massage có thể giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn và làm giảm sưng phù, giúp mẹ bớt bị chuột rút.

Có quần sản phẩm hỗ trợ bụng bầu

 

Mẹ bầu nên sử dụng những chiếc đai giữ bụng bầu hoặc tất đi chân để giảm phù nề cũng như giúp tăng tuần hoàn máy ở chân và mắt cá chân… từ đó giúp chị em bớt nguy cơ bị chuột rút.