Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Chuột rút là một hiện tượng thường gặp và gây phiền toái cho phụ nữ khi mang thai. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và cách xử lý thế nào để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng chuột rút, mời bạn tham khảo bài viết sau.
1. Chuột rút là gì?
Chuột rút là sự co thắt đột ngột, ngoài ý muốn và gây đau ở một bắp thịt làm cho sự cử động khó khăn.Chuột rút có thể xẩy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường thấy ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, bắp thịt đùi và hông (cơ đùi trước và đùi sau giữa đầu gối và hông), dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Cơ co có thể chỉ lâu vài giây đồng hồ tới vài phút nhưng cũng có thể hết đi rồi co trở lại. Bệnh thường xẩy ra vào ban đêm khi đang ngủ hoặc sau khi vận động, sử dụng cơ bắp lâu dài. Bệnh hay gặp ở phụ nữ có thai, đặc biệt hay xảy ra vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba.
2. Tại sao bạn bị chuột rút khi mang thai?
Cho tới nay, chưa có một nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân gây ra chuột rút trong thai kỳ. Một số nguyên nhân chính giải thích tại sao phụ nữ thường bị chuột rút trong khi mang thai được đề cập là:
- Có thể là do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ hết trọng lượng tăng lên trong thai kỳ của cơ thể.
- Có thể tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chi dưới đến tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chi dưới.
- Một số trường hợp cơ thể của phụ nữ mang thai dư thừa chất phốt pho (tìm thấy trong thịt, các thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có ga) và do thiếu canxi, magiê và kali hay do áp lực của tử cung lên dây thần kinh dẫn xuống chân gây nên chuột rút.
- Vào mùa hè, các bà Bầu thường ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể bị thiếu nước là nguyên nhân dẫn đến chân bị chuột rút. Vào mùa lạnh, tuần hoàn máu trong cơ thể có xu hướng chậm lại và có thể gây ra chứng chuột rút.
- Phụ nữ mang thai nếu bị tiểu đường cũng hay bị chuột rút vào ban đêm.
3. Làm thế nào khi bị chuột rút?
Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút thì cần học cách làm giảm triệu chứng đau tại thời điểm đó. Khi bạn cảm giác bị chuột rút, bà bầu có thể làm giảm cơn đau bằng một số cách sau:
- Vận động đi lại một chút. Khi cơ bắp căng, có thể bạn sẽ thấy đi lại hơi khó khăn nhưng chúng sẽ nhanh chóng làm mất cơn đau của bạn.
- Có thể duỗi thẳng chân, xoa bóp nhẹ nhàng bắt đầu từ điểm gót chân, phần mắt cá chân và các ngón chân cũng như các cơ bắp bị co rút. Sau đó đi lại vận động nhẹ nhàng.
- Nếu chuột rút ở bắp chân thì kéo chân ra, đồng thời ấn mạnh phần cuối của bắp chân trên một mặt phẳng cứng. Nếu bị rút ở đùi thì nhờ người khác dùng một tay đỡ gót chân để làm cho đầu gối của mình căng thẳng, tay kia ấn đầu gối xuống dưới. Sau đó xoa bóp vùng bị chuột rút.
- Bạn cũng nên mua dự phòng một túi chườm nước nóng để khi bị chuột rút thì chườm lên chỗ đau, dần dần cảm giác đau sẽ biến mất.
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn khắc phục hiện tượng chuột rút trong thai kỳ.