Khản giọng mất tiếng - nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ bị cảm lạnh - nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Nguyên nhân béo phì và chế độ ăn uống ít bệnh tật cho người béo phì
Nguyên nhân của bệnh đau khớp và chế độ ăn uống,kiêng kị cho người bệnh khớp
Hầu hết phụ nữ mang thai trong giai đoạn giữa đều phát sinh hiện tượng chuột rút. Thai phụ rất dễ bị chuột vào ban đêm, thường gặp ở bụng chân và các cơ thịt ở chân do co duỗi.
Các chuyên gia y học cho biết, xuất hiện tình trạng chuột rút trong giai đoạn mang thai không phải là phản ứng sinh lý tự nhiên mà là một dấu hiệu bệnh. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do các cơ thịt ở chân phải gánh vác sức nặng càng tăng, tỷ lệ canxi và phot-pho trong cơ thể không cân bằng.
Trong thời gian mang thai nếu đi đường quá dài hoặc quá lâu thì sẽ khiến cơ thịt ở chân hoạt động nhiều khiến canxi không đủ cũng dẫn đến hiện tượng co rút chân. Ngoài ra, tuần hoàn máu kém hoặc thời tiết lạnh cũng là một trong các nguyên nhân gây chuột rút.
Làm thế nào để hạn chế tình trạng chuột rút
Có thể lựa chọn các biện pháp dưới đây để phòng tránh hoặc cải thiện tình trạng chuột rút:
Trong cuộc sống hằng ngày cần thường xuyên chú ý:
- Khi ngủ cần đảm bảo chân ấm áp, đặc biệt trước khi đi ngủ, không được để gió hoặc không khí lạnh thổi trực tiếp vào chân, đồng thời ngủ trong tư thế nằm nghiêng, có thể giúp giảm triệu chứng chuột rút.
- Không được lao động quá mệt mỏi, tránh đi bộ quá lâu. Khi nghỉ ngơi có thể nằm thẳng và hơi nhấc cao chân, ngón chân hướng lên phía trước để cho các cơ thịt ở ống chân được thoải mái, giúp tránh phù nề và cảm giác khó chịu.
- Thường xuyên xoa bóp cơ thịt phần chân thường bị chuột rút để máu được tuần hoàn, lưu thông vừa có thể giúp đào thải chất cặn bã, đồng thời có thể ngâm chân nước ấm, mỗi tối trước khi đi ngủ ngâm hai chân trong nước ấm 10 phút sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Khi bị chuột rút cần đặt chân xuống đất ngay:
- Khi bị chuột rút có thể xuống giường và đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.
Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút. Nhưng nếu tình trạng chuột rút khá nghiêm trọng thì nên đến bệnh viện để được khám chữa.