Nguyên nhân của bệnh chốc lở và cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ

Nguyên nhân của bệnh chốc lở và cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ. Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Bệnh  có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn.


Dấu hiệu và triệu chứng

-Chốc lở truyền nhiễm: là thể bệnh hay gặp nhất, bắt đầu là một nốt mụn đỏ trên mặt, thường quanh mũi và miệng. Nốt mụn nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch hoặc mủ và đóng vảy màu nâu. Cuối cùng vảy sẽ bong ra, để lại một vết đỏ mà không gây sẹo. Nốt mụn có thể ngứa những không đau. Trẻ không sốt nhưng thường bị sưng hạch ở vùng bị bệnh. Và do rất dễ lây nên chỉ cần đụng chạm hoặc gãi vào vết mụn cũng làm cho bệnh lây sang những nơi khác.

-Chốc lở dạng phỏng: chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, gây ra những nốt phỏng nước chứa đầy dịch và không đau, thường ở thân mình, cánh tay và cẳng chân. Da xung quanh nốt phỏng đỏ và ngứa nhưng không loét. Nốt phỏng sẽ vỡ và đóng vảy màu vàng và có thể lâu liền hơn các dạng chốc lở khác.

-Mụn mủ: là thể nặng nhất trong đó nhiễm trùng thâm nhập sâu vào lớp bì. Các dấu hiệu và triệu chứng gồm:

  • Những nốt mụn đau chứa đầy dịch hoặc mủ biến thành vết loét sâu, thường ở cẳng chân và bàn chân.

  • Vảy dày, cứng màu vàng xám trên vết mụn.

  • Sưng hạch ở vùng bị bệnh

  • Vết loét liền để lại sẹo.

Nguyên nhân

Hai loại vi khuẩn hay gặp nhất gây chốc lở là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và liên cầu (Streptococcus pyogenes). Cả hai đều sống trên da và khi xâm nhập qua vết trầy xước hoặc các vết thương khác sẽ gây bệnh.

Hơn 90% trường hợp bệnh chốc lở là do khuẩn tụ cầu, các trường hợp còn lại là do khuẩn liên cầu (cùng nguyên nhân của nhiễm khuẩn hầu họng và bệnh ban đỏ).
Hai loại vi khuẩn gây chốc lở - Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là phổ biến nhất, và  liên cầu Streptococcus pyogenes (strep). Cả hai loại vi khuẩn có thể sống vô hại trên da cho đến khi nhập thông qua một vết cắt hoặc vết thương khác và gây nhiễm trùng.


Ở người lớn, chốc lở thường là kết quả của tổn thương da - thường là do điều kiện khác về da như viêm da.
Trẻ em đặc biệt dễ bị nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn đang phát triển. Trẻ em thường bị lây nhiễm thông qua cạo, cắt hoặc côn trùng cắn nhưng cũng có thể phát triển chốc lở mà không phải bất kỳ thiệt hại đáng kể cho da.
Tiếp xúc với các vi khuẩn gây chốc lở khi tiếp xúc với các vết loét của một ai đó bị nhiễm bệnh hoặc với mục, chẳng hạn như quần áo, khăn trải giường, khăn và thậm chí cả đồ chơi. Khi đã bị nhiễm bệnh, có thể dễ dàng lây nhiễm sang người khác.
Vi khuẩn tụ cầu khuẩn sản xuất ra một loại độc tố là nguyên nhân gây chốc lở lan rộng cho da gần đó. Các chất độc tấn công một loại protein giúp các tế bào da liên kết với nhau. Khi protein này bị hư hỏng, vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng.
Nếu là khuẩn tụ cầu, sự nhiễm trùng sẽ gây ra những chỗ giộp đầy mủ. Những chỗ giộp này rất dễ tróc và để lại 1 chỗ trầy da chảy máu và chỗ đó sẽ nhanh chóng hình thành 1 lớp vảy với lớp vỏ màu nâu. Ngược lại, sự nhiễm trùng với khuẩn liên cầu thường không liên quan tới những vết bỏng giộp, nhưng tạo nên lớp vảy những chỗ lở loét hơn và gây đau.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Chần đoán thường dựa trên quan sát nốt mụn trên da trẻ. Đôi khi bệnh phẩm lấy ở nốt mụn sẽ được nuôi cấy để phát hiện sự có mặt của vi khuẩn.

Dấu hiệu và triệu chứng


- Chốc lở truyền nhiễm: là thể bệnh hay gặp nhất, bắt đầu là một nốt mụn đỏ trên mặt, thường quanh mũi và miệng. Nốt mụn nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch hoặc mủ và đóng vảy màu nâu. Cuối cùng vảy sẽ bong ra, để lại một vết đỏ mà không gây sẹo. Nốt mụn có thể ngứa những không đau. Trẻ không sốt nhưng thường bị sưng hạch ở vùng bị bệnh. Và do rất dễ lây nên chỉ cần đụng chạm hoặc gãi vào vết mụn cũng làm cho bệnh lây sang những nơi khác.
- Chốc lở dạng phỏng: chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, gây ra những nốt phỏng nước chứa đầy dịch và không đau, thường ở thân mình, cánh tay và cẳng chân. Da xung quanh nốt phỏng đỏ và ngứa nhưng không loét. Nốt phỏng sẽ vỡ và đóng vảy màu vàng và có thể lâu liền hơn các dạng chốc lở khác.
- Mụn mủ: là thể nặng nhất trong đó nhiễm trùng thâm nhập sâu vào lớp bì. Các dấu hiệu và triệu chứng gồm:
+ Những nốt mụn đau chứa đầy dịch hoặc mủ biến thành vết loét sâu, thường ở cẳng chân và bàn chân.
+ Vảy dày, cứng màu vàng xám trên vết mụn.
+ Sưng hạch ở vùng bị bệnh
+ Vết loét liền để lại sẹo.


Điều trị.


Chốc lở có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên cần phải điều trị nếu bệnh có dấu hiệu lan rộng và có biểu hiện nhiễm trùng.
Nếu chỉ có một vài nốt chốc lở trên da thì chỉ cần dùng kháng sinh ngoài da. Trước khi thoa mỡ kháng sinh cần nhẹ nhàng làm sạch những nốt vảy trên da bằng xà phòng. Điều này sẽ giúp cho kháng sinh thấm qua da tốt hơn.
Trong những trường hợp chốc lở lan rộng, bệnh nhân có miễn dịch kém, có biểu hiện nhiễm trùng (như sốt nổi hạch) có thể dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm.
Chốc lở là bệnh có thể lây lan theo đường tiếp xúc do vậy:
- Không động chạm vào vùng da bị bệnh và tránh không cho trẻ sờ hoặc gãi. Cắt móng tay cho trẻ.
- Rửa sạch tay sau khi chạm vào vùng da bị bệnh hoặc sau khi bôi mỡ kháng sinh.
- Không dùng chung khăn mặt, quần áo cho đến khi khỏi bệnh.


Điều trị tuỳ thuộc và tuổi của trẻ, thể bệnh và mức độ nặng, bao gồm:


- Vệ sinh. Sát trùng và giữ cho da trẻ sạch sẽ có thể giúp cho những nốt mụn nhỏ tự liền.
- Kháng sinh bôi tại chỗ như mỡ mupirocin (Bactroban)
- Kháng sinh uống. Loại kháng sinh cụ thể sẽ tuỳ thuộc và mức độ nặng của bệnh, tình trạng dị ứng hoặc những bệnh khác ở trẻ

Điều trị tuỳ thuộc và tuổi của trẻ, thể bệnh và mức độ nặng, bao gồm:

  • Vệ sinh. Sát trùng và giữ cho da trẻ sạch sẽ có thể giúp cho những nốt mụn nhỏ tự liền.

  • Kháng sinh bôi tại chỗ như mỡmupirocin (Bactroban)

  • Kháng sinh uống. Loại kháng sinh cụ thể sẽ tuỳ thuộc và mức độ nặng của bệnh, tình trạng dị ứng hoặc những bệnh khác ở trẻ.

Phòng bệnh

Giữ cho da trẻ sạch sẽ là cách tốt nhất để tránh nhiễm trùng. Xử lý đúng cách các vết trầy xước, vết đốt của côn trùng và các vết thương khác bằng cách rửa sạch vùng bị thương để tránh nhiễm trùng. Nếu trong gia đình có người bị chốc lở, cần áp dụng các biện pháp sau để tránh lây bệnh:

  • ·  Nhẹ nhàng rửa sạch vùng bị bệnh bằng xà phòng nhẹ dưới vòi nước chảy và sau đó băng lại.

    ·  Giặt quần áo, khăn và đồ vải của trẻ hằng ngày và không để dùng chung với người khác trong nhà.

    ·  Mang găng khi bôi thuốc và sau đó rửa tay thật kỹ.

    ·  Cắt ngắn mógn tay cho trẻ để trẻ khỏi cào gãi

    ·  Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên

    ·  Cho trẻ nghỉ ở nhà đến khi không còn lây bệnh.

Bệnh "chốc lây" ở trẻ


Chốc hay còn gọi là “chốc lây” là bệnh nhiễm trùng do vi trùng gây nên. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ sang thương da bệnh đến da lành trên cùng một trẻ.

Đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em, xảy ra ở lớp nông thượng bì của da nên thường không để sẹo. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ sang thương da bệnh đến da lành trên cùng một trẻ, hay từ trẻ này đến trẻ khác nên bệnh này còn gọi là “chốc lây”.

Nguyên nhân gây chốc

Bệnh do tụ cầu vàng hay do liên cầu trùng sinh mủ, hoặc phối hợp cả hai loại vi trùng này. Hai vi trùng này có thể tạm trú ở những người bình thường nhưng mang mầm bệnh, thường ở cửa mũi trước (thường gặp nhất), vùng nách, hầu họng, vùng bẹn - chậu và có thể tự lây nhiễm hay lây cho các trẻ em khác.

Tụ cầu vàng tạm trú ở niêm mạc mũi

Bệnh chốc thường xuất hiện khi có những yếu tố thuận lợi sau đây:

- Khí hậu nóng - độ ẩm cao.

- Điều kiện vệ sinh không tốt.

- Sinh hoạt đông đúc như môi trường các nhà trẻ và trường mẫu giáo.

- Các vi chấn thương do cào gãi, chấn thương hay bệnh lý sẵn có như chàm thể tạng, bệnh ghẻ.

Bệnh chốc biểu hiện như thế nào?

Bệnh chốc có những dạng biểu hiện sau:

- Dạng “nguyên phát” và dạng “thứ phát” (chốc hóa):

Chốc ở dạng nguyên phát xảy ra trên da lành, chốc thứ phát xảy ra trên bệnh da sẵn có như chàm, ghẻ (xem hình bên dưới).

Chốc nguyên phát                                     Chốc thử phát

- Dạng “bóng nước” và dạng “không bóng nước”

        Chốc không bóng nước                                  Chốc bóng nước

Chốc không bóng nước do tụ cầu vàng hay do liên cầu sinh mủ hoặc phối hợp cả hai, biểu hiện là mụn nước, sau đó vỡ ra, và đóng mày vàng màu mật ong.

Chốc bóng nước do tụ cầu vàng, cũng biểu hiện bóng nước, vỡ ra, không có hồng ban xung quanh.

Cách điều trị

Nếu bệnh ít sang thương da, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh dạng bôi tại chỗ. Trong trường hợp nhiều sang thương da, bác sĩ có thể cho kháng sinh uống và/hoặc kết hợp thuốc bôi.

Nếu bệnh tái phát nhiều lần dù điều trị đúng, đủ liều thuốc: tầm soát và điều trị những người lành mang mầm bệnh trong gia đình (nhất là vị trí ở mũi).

Biến chứng nguy hiểm gì nếu không điều trị bệnh chốc?

          Viêm mô tế bào                                 Sốt tinh hồng nhiệt

Mặc dù 20% bệnh chốc có khả năng tự lành trong 2-6 tuần, nhưng đa số còn lại nếu không điều trị thì bệnh có thể lan rộng, nặng hơn và có các biến chứng như: viêm da tróc vảy ở bệnh chốc do tụ cầu; viêm mô tế bào; sốt tinh hồng nhiệt; viêm mạch bạch huyết; viêm cầu thận cấp gây tiểu máu, phù cao huyết áp.

Do vậy, để phòng ngừa bệnh, những việc nên làm là:

- Vệ sinh sạch sẽ, giữ môi trường thông thoáng.

- Điều trị bệnh nhân bị chốc để tránh lây lan cho bản thân và cộng đồng.

- Điều trị bệnh da sẵn có trước đó (như chàm, ghẻ…) để tránh biến chứng chốc hóa.

- Tầm soát – điều trị người lành mang mầm bệnh, nhất là những bệnh nhân tái phát chốc nhiều lần.

Trẻ bị bệnh chốc phải làm sao?

Biến chứng nguy hiểm nhất nếu không điều trị bệnh là bệnh ngày càng lan rộng gây lở loét trên da đầu và vùng mặt. Mặc dù bệnh chốc có khả năng tự lành trong 2 – 6 tuần, nhưng đa số còn lại nếu không điều trị thì bệnh có thể lan rộng, nặng hơn và có các biến chứng như viêm da tróc vảy, viêm mô tế bào hay bệnh sốt tinh hồng nhiệt… Nếu diễn biến nặng có thể gây viêm cầu thận cấp, gây tiểu máu, phù, cao huyết áp, viêm mạch bạch huyết…

Tại những nơi không đảm bảo vệ sinh thường thấy có một số trẻ em bị bệnh chốc. Bệnh chốc là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên hay thấy trên da đầu nên dân gian gọi là bệnh chốc. Đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em, xảy ra ở lớp nông thượng bì của da nên thường không để sẹo. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vết thương trên vùng da bệnh đến da lành trên cùng một trẻ, hoặc từ trẻ này sang trẻ khác.

Nguyên nhân gây bệnh chốc là do trẻ bị nhiễm một loại vi khuẩn gọi là tụ cầu vàng hay liên cầu sinh mủ hoặc cả hai loại vi khuẩn này cùng lúc. Tụ cầu vàng có thể tạm trú ở niêm mạc mũi và lây lan lên các vùng da khác khi trẻ quẹt mũi, gãi đầu, giữ vệ sinh không tốt. Cả 2 loại vi trùng này có thể tạm trú ở những người bình thường nhưng mang mầm bệnh, chúng thường trụ ngụ ở cửa mũi trước, vùng nách, hầu họng, vùng bẹn – chậu.

 Những yếu tố thuận lợi gây nên bệnh chốc là do khí hậu nóng ẩm, độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh không tốt… Sinh hoạt đông đúc như môi trường các nhà trẻ và trường mẫu giáo nếu không thực hiện các quy tắc vệ sinh cũng dễ làm lây lan bệnh chốc. Các vi chấn thương do cào gãi, chấn thương hay bệnh lý sẵn có như chàm thể tạng, bệnh ghẻ là môi trường thuận lợi cho vi khẩn lây lan.

Bệnh chốc có thể biểu hiện ở dạng “nguyên phát” và dạng “thứ phát”. Bệnh chốc nguyên phát xảy ra trên da lành; bệnh chốc thứ phát xảy ra trên bệnh da có sẵn như chàm, ghẻ… Bệnh chốc ở một số trẻ có dạng “bóng nước” và dạng “không bóng nước”. Chốc bóng nước thấy trên mũi của trẻ có những mụn nước nhỏ, khi vỡ ra có màu vàng như mật ong. Chốc không bóng nước có thể do tụ cầu vàng, hoặc liên cầu sinh mủ có thể ở các vùng da khác như trên đùi, bẹn…

Cần giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và môi trường sống cho trẻ (ảnh minh họa)

Điều trị bệnh chốc nếu ở thể nhẹ, ít vết thương trên da có thể dùng thuốc kháng sinh dạng bôi tại chỗ. Nếu bệnh nặng có thể cho kháng sinh uống và kết hợp thuốc bôi theo chỉ định của thầy thuốc. Bệnh có thể tái phát nhiều lần dù điều trị đúng – đủ liều thuốc vì vi khuẩn này rất dễ lây lan trở lại môi trường sống không đảm bảo và giữ vệ sinh kém. Cần điều trị cho những người lành mang mầm bệnh trong gia đình. Vi khuẩn có nhiều nhất là ở mũi nên cần chú ý khi xịt mũi và dùng khăn để tránh lây bệnh. Lưu ý, không sử dụng chung một khăn cho nhiều người trong gia đình.

Biến chứng nguy hiểm nhất nếu không điều trị bệnh là bệnh ngày càng lan rộng gây lở loét trên da đầu và vùng mặt. Mặc dù bệnh chốc có khả năng tự lành trong 2 – 6 tuần, nhưng đa số còn lại nếu không điều trị thì bệnh có thể lan rộng, nặng hơn và có các biến chứng như viêm da tróc vảy, viêm mô tế bào hay bệnh sốt tinh hồng nhiệt… Nếu diễn biến nặng có thể gây viêm cầu thận cấp, gây tiểu máu, phù, cao huyết áp, viêm mạch bạch huyết…

Phòng ngừa bệnh: Cần giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và môi trường sống. Nhà ở phải thông thoáng. Điều trị bệnh nhân bị chốc để tránh lây lan cho bản thân và cộng đồng, đồng thời tầm soát và điều trị cho người lành mang mầm bệnh nhất là những bệnh nhân tái phát chốc nhiều lần.





Bé bị chốc lở
Bệnh về da ở trẻ
Hăm tã ở trẻ nhỏ
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Bệnh da cá -



(st)