Nguyên nhân của bệnh đau đầu và chế độ ăn hợp lý cho người bị đau đầu

Nguyên nhân của bệnh đau đầu và chế độ ăn hợp lý cho người bị đau đầu. Nguyên nhân thứ phát là các bệnh như sốt, chấn thương, bệnh về mạch máu, chuyển hóa, viêm nhiễm thần kinh, tai, mắt, mũi, họng, bệnh răng hàm mặt, do dùng thuốc, do môi trường... Đau đầu nguyên phát thường là đau nửa đầu (migraine), đau đầu từng chùm, đau đầu do stress (căng thẳng, co cơ).

Với đau đầu thứ phát, việc tìm bệnh căn khá dễ dàng. Nếu đau đầu do sốt, cảm nóng, lạnh thì dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Đau đầu do viêm nhiễm thì dùng kháng sinh, thuốc kháng viêm; đau do tác dụng phụ của thuốc thì ngừng dùng hoặc đổi thuốc. Thường bệnh nhân phải dùng các thuốc đặc hiệu cho bệnh chính kết hợp với các thuốc chống viêm không steroid phù hợp. Khi khỏi các bệnh chính thì bệnh đau đầu cũng hết.

Với bệnh đau nửa đầu, phải tìm ra cách chữa tùy thuộc vào từng người. Nguyên tắc là tránh các kích thích, căng thẳng, trị dứt cơn đau tích cực, dùng biện pháp dự phòng. Với bệnh nhân này, phải dùng ngay metoclopramid làm giảm buồn nôn (nếu có), có thể dùng nước gừng tươi thay thế. Ergotamin hoặc dihydroergotamin (với rất nhiều biệt dược như tamik, seglor, rigetamin, cormetamin...) duy trì thế cân bằng vận mạch não và kháng serotonin, điều trị cơ bản chứng đau nửa đầu, nhức đầu vận mạch, chấn thương, suy tĩnh mạch mạn, rối loạn thần kinh trung ương.

Thuốc có nhiều dạng: khí dung, thuốc uống, thuốc đặt, thuốc tiêm. Không dùng cho người mắc bệnh gan, thận nặng, tim, xơ cứng động mạch, suy mạch vành, phụ nữ mang thai hoặc khi phối hợp với các thuốc erythromycin, troleandomycin, josamycin. Tác dụng phụ là buồn nôn, nôn (không uống thuốc lúc đói). Không nên dùng cho người đang nuôi con bú. Biểu hiện đau đầu có nhiều dạng để lựa chọn thuốc uống cho phù hợp và các loại thuốc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.


Ðau đầu là gì?

Ðau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong nhiều bệnh. Giống như triệu chứng đau ngực hay choáng váng, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây đau đầu.
Ðau đầu là cảm giác đau ở một trong ba khu vực khác nhau : đau ở ngay phía trên hai mắt, hai tai; đau ở phía sau gáy; đau ở vùng trên của cổ.
Nguyên nhân của đau đầu là gì ?
Người ta chia ra làm hai loại đau đầu. Ðau đầu nguyên phát là đau nhưng không kèm các triệu chứng quan trọng của một chứng bệnh gì liên quan. Ðau đầu thứ phát lúc này đau đầu là triệu chứng của một bệnh nào đó, đau do một bệnh cụ thể gây ra.

Rất nhiều người từng khổ sở vì chứng đau đầu, nhưng những nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này không phải ai cũng biết.



Đau đầu đi khám nha sỹ

Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu không rõ nguyên nhân, nên đi khám nha sỹ. Ban đêm nghiến răng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc hay bị đau đầu không rõ nguyên nhân.

Đau đầu có thể là tín hiệu kêu cứu tự nhiên của cơ thể

Rất nhiều chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu nặng có liên quan mật thiết đến cảm xúc hoặc áp lực trong cuộc sống. Một khi người bị đau đầu hiểu rõ được mối quan hệ này, đồng thời tích cực tìm các biện pháp để tiêu trừ áp lực, chứng đau đầu cũng sẽ theo đó biến mất.

Chứng đau nửa đầu có tính di truyền

Một nghiên cứu mới đây của Hà Lan đã chỉ ra, nếu trong gia đình bạn có 1 người mắc chứng đau nửa đầu, tỉ lệ mắc chứng bệnh này của bạn sẽ tăng thêm 56%. Theo các chuyên gia, điều này có khả năng liên quan đến nồng độ thấp các chất hoá học trong não bộ của các thành viên trong gia đình như huyết thanh…

Chứng đau đầu trong kỳ nghỉ

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau đầu trong kỳ nghỉ. Do kỳ nghỉ phá vỡ quy luật sinh hoạt hàng ngày, không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể khiến mất nước, từ đó dẫn đến chứng đau đầu. Nguyên nhân thứ hai, có thể do việc du lịch ngoài trời trong kỳ nghỉ dẫn đến chứng đau đầu do thời tiết, khí hậu. Nhiệt độ cao, khí áp thấp có thể khiến chứng đau đầu nghiêm trọng hơn. Khi nhiệt độ tăng lên 9 độ, chứng đau đầu có thể tăng thêm 7.5 %.

Tỉ lệ đau nửa đầu ở nữ giới cao hơn so với nam giới

Theo số liệu của cơ quan y tế Mỹ, khoảng 75% người mắc chứng đau nửa đầu là nữ giới, ở độ tuổi 20-45. Chứng bệnh này thường xuất hiện trong kỳ đèn đỏ, hoặc vài ngày sau kỳ đèn đỏ.

Uống ly sữa trước khi ngủ có thể ngăn ngừa chứng đau đầu vào sáng hôm sau

Chứng đau đầu vào buổi sáng thường do đêm ngủ hàm lượng đường máu thấp. Theo chuyên gia Mỹ, trước khi ngủ ít ăn các thực phẩm chứa protein có thể làm giảm chứng đau đầu vào buổi sáng.

Đi khám bệnh hoặc gọi điện thoại cho bạn có tác dụng làm giảm chứng đau đầu

Theo các bác sỹ, ngoài việc ngủ nghỉ đủ, và dùng thuốc an thần, nói chuyện cũng là cách trị liệu chứng đau đầu hiệu quả. Do đó, khi đau đầu, bạn nên đến khám bác sỹ, hoặc gọi điện thoại cho bạn bè cũng sẽ giúp làm giảm cảm giác đau hiệu quả.

Thuốc an thần có thể làm tăng chứng đau đầu

Theo các bác sỹ, các loại thuốc như aspirin, triptans, vicodin, hydrocodone… đều có thể gây ra chứng đau đầu do dùng thuốc quá nhiều. Khi mắc phải chứng bệnh này, cần đến khám bác sỹ để chữa trị.


Các loại đau đầu thường gặp :

Nguyên phát :
- Ðau đầu do căng thẳng : là loại thường gặp nhất, khoảng 90% người trưởng thành có loại nhức đầu này, nhất là ở phụ nữ.
- Cơn đau nửa đầu Migraine : thường gặp thứ hai sau đau đầu do căng thẳng. Khoảng 28 triệu người Mỹ (tức khoảng 12% dân số) đã từng trải qua những cơn đau đầu như thế này, cả người lớn lẫn trẻ em. Trước tuổi dậy thì, tỉ lệ nam và nữ bị chứng đau đầu này như nhau, nhưng qua giai đoạn này thì ưu thế nghiêng về nữ nhiều hơn (ở nam giới là 6%, nữ giới 18%). Chứng đau nửa đầu này thường không được chẩn đoán, hay chẩn đoán nhầm với đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, thế nên khá nhiều người bị đau đầu kiểu này không được điều trị thích đáng.
- Ðau đầu từng đợt (đau đầu histamine, đau đầu Horton) : một chứng đau đầu nguyên phát ít gặp nhất., chiếm khoảng 0.1% dân số. Bệnh nhân chủ yếu là nam giới (chiếm 85%). Tuổi trung bình bị bệnh 28-30 tuổi,  bất kể bệnh có thể xuất hiện từ khi còn nhỏ.
Thứ phát : có rất nhiều nguyên nhân. Từ nặng như u não, chấn thương sọ não, viêm màng não, xuất huyết dưới màng nhện, đến mức độ nhẹ hơn (và thường gặp hơn) như : đau đầu do ngưng uống cà phê, đau đầu do cao huyết áp, viêm xoang..
Ở nhiều bệnh nhân, chứng đau đầu lại do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể một đau đầu nguyên phát (do căng thẳng chẳng hạn) hay một đau đầu thứ phát làm khởi phát cơn đau đầu migraine.

Triệu chứng của đau đầu do căng thẳng là gì ? 

Thường đau khởi phát từ gáy, vùng trên cổ, đau thắt hoặc tức, cảm giác như đầu bị quấn băng chặt, nhất là vùng chân mày hai bên mắt. Cường độ đau thường nhẹ (không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động), và đau thường có ở cả hai bên đầu. Triệu chứng này thường kéo dài, ít khi kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, các rối loạn về thị giác hay khứu giác (nhìn hay ngửi). Hầu như các cơn đau đầu này xảy ra rời rạc, nhưng cũng có thể thường xuyên mỗi ngày ở một số bệnh nhân, và đa phần các bệnh nhân vẫn sinh hoạt hàng ngày bình thường.
Triệu chứng đau nửa đầu như thế nào ?
Là những cơn đau đầu kinh niên tái đi tái lại, đau dữ dội, có tính chất đập theo nhịp mạch (mạch máu) xuất hiện thành từng cơn, chỉ ở một bên thái dương (cũng có khi đau ở vùng trán, quanh mắt, vùng gáy), nhưng trong cơn đau có những lúc đau xuất hiện cả hai bên đầu (khoảng 1/3 thời gian đau). Một cơn đau điển hình kéo dài khoảng 4 giờ đến 3 ngày. Bên nào đau, điều đó không cố định, có khi bên phải, cũng có khi bên trái (đối với những chứng đau đầu mà chỉ ở một bên thì phải coi chừng do một bệnh lí nào đó gây ra, có thể nguy hiểm đến tính mạng ví dụ như có khối u trong não). Cơn đau nửa đầu thuần túy thường tăng lên theo các vận động hàng ngày của bệnh nhân, như khi leo cầu thang. Ðau thường kèm theo buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, da tím, tay chân lạnh, sợ ánh sáng, sợ âm thanh. Vì thế, nếu một bệnh nhân đang trong cơn đau nửa đầu nên cho nằm trong phòng tối và yên lặng.
Khoảng 40%-60% bệnh nhân có các triệu chứng báo trước, có thể là ngủ gà ngủ gật hay ngáp, mệt mỏi ức chế, hoặc ngược lại trạng thái thần kinh bị kích thích phấn chấn quá mức, thèm đồ ngọt hay đồ mặn. Thường thì bệnh nhân và thân nhân của họ cũng ghi nhận được các triệu chứng này và đoán trước được cơn đau sẽ xảy ra.
Khoảng 20% bệnh nhân lại có những cơn tiền triệu thoáng qua, để khởi đầu cho cơn đau đầu liền sau đó, đôi khi các triệu chứng này lại xảy ra trong khi bệnh nhân đang đau đầu. Thường gặp là chói mắt, hoa mắt, đom đóm mắt, có những khoảng đen che mắt (được gọi là điểm mù). Một số bệnh nhân lớn tuổi có thể không đau đầu mà chỉ có những triệu chứng như trên. Một triệu chứng khác ít gặp hơn là cảm giác kiến bò ở tay, cánh tay, hay ở quanh miệng, quanh mũi cùng bên với bên đau (dị cảm). Ngoài ra có thể bị ù tai, hoa mắt, rối loạn vị giác và khứu giác.
Chứng đau nửa đầu này có thể gây ra những biến chứng về thần kinh, gây rối loạn chức năng của nhiều cơ quan tùy theo đau đầu này do vùng nào trong não gây ra. Ví dụ nguyên nhân gây đau từ vùng thân não (vùng thấp của não, trung khu điều khiển các hoạt động tự ý như giữ thăng bằng, nhận biết được sự tồn tại của bản thân) có thể gây các triệu chứng choáng váng, chóng mặt, nhìn đôi. Liệt nửa người cũng có thể có, và rất giống hậu quả sau một chấn thương sọ não, nhưng liệt này chỉ là tạm thời, hoặc nếu kéo dài thì chỉ chừng vài ngày.
Thường sau khoảng một ngày, cơn đau đầu sẽ giảm dần, nhẹ hơn, nhưng vẫn còn triệu chứng sợ ánh sáng và tiếng ồn. Một số bệnh nhân khác kém may mắn hơn thì có thể bị tái đi tái lại thường xuyên.
Triệu chứng của đau đầu từng lúc (đau đầu histamine, đau đầu Horton) như thế nào ?
Ðau đầu từng đợt là loại đau đầu kéo dài mỗi đợt chừng vài tuần đến vài tháng, giữa mỗi đợt là khoảng thời gian trống, bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng, kéo dài cũng khoảng vài tháng.
Trong mỗi đợt đau như vậy, cơn đau điển hình thường xảy ra một đến hai lần mỗi ngày, hoặc có thể hơn. Mỗi cơn kéo dài chừng 30 phút đến khoảng 90 phút. Cơn đau có xu hướng xảy ra vào cùng một thời điểm trong ngày, và thường làm bệnh nhân thức giấc khi đang ngủ say vào nửa đêm. Ðau rất dữ dội, ở một bên quanh hố mắt hay thái dương. Một số bệnh nhân mô tả cơn đau giống như bị một vật nhọn và nóng đâm vào mắt. Mũi và mắt bên đau có thể sưng đỏ, xung huyết, chảy nước. Khác với chứng đau nửa đầu, chứng đau này làm bệnh nhân rất khó chịu, bứt rứt, tối không ngủ được (một hình ảnh có thể gặp ở bệnh nhân này là họ ôm đầu mình đập vào tường vì không chịu nổi cơn đau). Thường gặp nhiều ở nam giới hơn.

Nguyên nhân của đau đầu nguyên phát là gì ?
1. Ðau đầu do căng thẳng : nguyên nhân chưa rõ, có thể do bệnh nhân chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống, hay làm việc quá sức. Một số nghiên cứu cho thấy chứng đau đầu này có vẻ như có nguyên nhân tương tự chứng đau nửa đầu.
2. Chứng đau nửa đầu : nguyên nhân thường liên quan tới sự dãn của các mạch máu trong sọ và các hoá chất trung gian được tiết ra từ các sợi thần kinh nằm quanh đó. Người ta thấy rằng khi cơn đau xuất hiện, động mạch thái dương thường  dãn rộng (động mạch thái dương là một nhánh động mạch nằm ngoài hộp sọ, ngay bên dưới da vùng thái dương). Khi động mạch này dãn nở, nó làm căng các sợi thần kinh nằm gần đó, các sợi thần kinh khi bị căng thì tiết ra các hoá chất có khả năng gây đau, viêm, và làm mạch máu thêm dãn nở, càng làm cơn đau nặng thêm.
Cơn migraine làm kích hoạt hệ thống giao cảm, là phần của hệ thần kinh điều khiển những đáp ứng đầu tiên, tức thời của cơ thể khi bị đau hay bị stress. Bộ máy giao cảm khi bị kích hoạt, tác động lên hệ tiêu hoá gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy, làm thức ăn chậm xuống ruột, ứ đọng lại trong dạ dày, vì thế ngăn cản sự hấp thu các thuốc dùng theo đường uống. Chính vì nguyên nhân này nên các thuốc điều trị chứng đau nửa đầu sẽ không hiệu quả nếu đựợc dùng bằng đường uống. Ðối với hệ thống mạch máu trong cơ thể, tác động của hệ giao cảm là làm co mạch, vì vậy da bệnh nhân bị tím tái, chân tay lạnh. Nó còn ảnh hưởng lên các giác quan như thính và thị giác gây sợ tiếng động, mờ mắt.
3.Ðau đầu từng lúc : không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Thuốc lá và rượu có thể làm thúc đẩy cơn đau.
Đau đầu nguyên phát có nguy hiểm không?
Ðau đầu do căng thẳng không gây rối loạn chức năng hệ thần kinh hay gây tổn thương não. Nhưng chứng đau nửa đầu thì có thể làm bệnh nhân đột quỵ, tuy nhiên cũng hiếm gặp, nếu có thì đó là chứng đau nửa đầu có biến chứng.
Ðối với bệnh đau đầu từng cơn, dù cần phải phân biệt với các bệnh lí thực thể nguy hiểm khác của não, nhưng cũng không chứng minh được bệnh này có thể làm bệnh nhân đột quỵ.
Nguyên nhân của đau đầu thứ phát là gì ?
Các nguyên nhân của đau đầu thứ phát thường gặp là:    
·   Ung thư não : kể cả u nguyên phát ở não lẫn u di căn từ nơi khác đến như từ vú, từ phổi.
·   Máu tụ dưới màng cứng (màng cứng là một lớp màng bao bọc não bộ) sau khi chảy từ các tĩnh mạch não bị vỡ. Ðiển hình gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi, các tĩnh mạch này vỡ sau một chấn thương vào đầu do ngã hay do va chạm. Bệnh nhân đến khám bác sĩ vì đau đầu kéo dài, thậm chí không nhớ gì đến cú ngã hay va đập trước đó. Triệu chứng là đau đầu mãn tính, kéo dài, thay đổi tính tình, yếu liệt chân tay.
·   Máu tụ ngoài màng cứng : máu chảy thường rất nhanh vì xuất phát từ các động mạch màng não nằm ngay ở mặt trong của não, điển hình thường bị sau một chấn thương mạnh vào đầu làm bệnh nhân choáng váng và gây vỡ sọ. Sau khi tỉnh lại một thời gian, bệnh nhân sẽ đột ngột đi vào hôn mê khi máu chảy nhanh và nhiều, chèn ép não.
·   Viêm nhiễm : viêm màng não do vi trùng, như não mô cầu (meningococcus), phế cầu (pneumococus), lao, bệnh Lyme, nhiễm nấm cryptococcus.
·   Ðột quỵ : do cục máu đông gây tắc mạch máu não, hay do đứt mạch máu não.
·   Xuất huyết khoang màng nhện : do máu chảy vào khoảng giữa não và màng nhện bao bên ngoài. Thành động mạch có một số nơi bị yếu, phình ra tạo thành các túi phình, các túi này có thể vỡ làm xuất huyết vào khoang màng nhện.
·   Cơn tăng huyết áp ác tính (những cơn tăng huyết áp nhẹ hay trung bình thường không gây đau đầu).
·   Viêm động mạch thái dương, thường xảy ra nguyên phát ở bệnh nhân cao tuổi, có thể kèm theo mệt mỏi, đau nhức người, thiếu máu. Nếu không được điều trị đặc hiệu, viêm động mạch thái dương có thể làm bệnh nhân mù hay đột quỵ.
·   Ðau đầu do tăng nhãn áp (tăng áp suất cao bất thường trong mắt).
·   Viêm xoang, viêm tai, viêm nướu răng.
·   Giảm hoạt động của tuyến giáp do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone giáp như bình thường.
·   Ngộ độc carbon monoxide (CO ) thường xuyên.
·   Bệnh Parkinson.
·   Do thuốc như indomethacin, estrogen, progestin, thuốc ức chế kênh Calcium (thường dùng điều trị tăng huyết áp), các thuốc ức chế việc tái hấp thu seretonin chọn lọc (thuốc điều trị trầm cảm).
·   Lạm dụng thuốc giảm đau : dùng quá liều thuốc giảm đau có thể tạo nên tình trạng "kháng thuốc", mất tác dụng của thuốc, cơn đau đầu không khống chế được nữa.
·   Thiếu máu cơ tim (thường do bệnh lí mạch vành) : thiếu máu cơ tim ngoài gây đau thắt ngực còn có thể gây đau đầu. Ðau đầu có thể xảy ra đồng thời với cơn đau ngực, và nếu như vậy, đau đầu có thể xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi.

Những nguyên nhân gây đau đầu đáng kinh ngạc

Chưa hẳn là vì bệnh lý, nguyên nhân gây đau đầu dữ dội có thể là những yếu tố mà bạn không hề ngờ tới.

1. Thời tiết

Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân ít ai nghĩ tới nhất, nhưng trong thực tế nó lại chiếm khá nhiều trong số các trường hợp nhức đầu mà không có bệnh lý. Không phải chỉ có những ngày nắng nóng chói chang bạn mới bị đau đầu mà ngay cả những lúc trời lạnh hay thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân của những cơn đau đầu. 

Tất nhiên bạn không thể thay đổi thời tiết theo ý muốn nhưng chí ít bạn cũng có thể bổ sung nước, đeo kính mát vào ngày nắng và giữ ấm vào ngày trời lạnh.

2. Nước hoa

Hãy hạn chế dùng nước hoa hay các loại mỹ phẩm có mùi quá nồng, bởi vì theo các nhà khoa học, mùi hương có liên hệ mật thiết tới các tế bào thần kinh. Mùi hương càng nồng thì khả năng gây đau đầu càng cao, dù cho bạn có dùng loại hương rất thơm hay là loại nước hoa của hãng nổi tiếng thì vấn đề này cũng không phải là hiếm gặp.

3. Bỏ bữa 

Lại thêm một nguyên nhân rất lạ góp phần vào việc gây nên các cơn đau đầu của bạn.Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì việc này thật ra rất đơn giản, khi bạn bỏ bữa, đường huyết sẽ bị tụt, bạn sẽ thấy chóng mặt và rồi cơn đau đầu sẽ nhanh chóng ập đến.



4. Uống nhiều cà phê

Cà phê tốt cho sức khỏe, bạn có thể tin chắc vào điều này bởi đã có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định điều đó. Mặc dù vậy cũng không thể phủ định một thực tế là cà phê khiến bạn dễ bị đau đầu hơn. Một nguyên nhân chính là do chất caffeine vốn là chất kích thích, có tác động tới tế bào thần kinh, khiến bạn dễ căng thẳng và đau đầu.

5. Buộc tóc quá chặt

Đây là nguyên nhân gây đau đầu rất phổ biến, đặc biệt là với những chị em thường cột tóc đuôi ga thật cao hoặc búi tóc sành điệu. Việc cột chặt tóc khiến có các chân tóc bị kéo mạnh, gây áp lực lên vùng da đầu và hình thành cơn đau. Bạn nên bỏ thói quen buộc chặt tóc vì nó có thể gây ra bệnh đau đầu mãn tính.


Chế độ ăn cho người bị đau đầu


Nước

Theo chuyên gia dinh dưỡng Stella Metsova ở bang California (Mỹ), sự mất nước là nguyên nhân hàng đầu của những chứng nhức đầu. Nếu thời tiết nóng nực và bạn cảm thấy choáng váng, nhiều khả năng cơ thể của bạn đang trong tình trạng mất nước.

Vì vậy mỗi ngày, chúng ta nên bổ sung đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày (tương đương với 8 ly) để cân bằng cơ thể. Thêm một lát chanh nhỏ vào ly nước cũng có tác dụng giải khát và giảm chứng đau đầu. Với những người thường xuyên tập luyện thể thao thì việc uống nhiều nước là vô cũng quan trọng đặc biệt là khi cảm thấy đuối sức và mệt mỏi trong và sau khi tập luyện.

Hơn nữa, nước sẽ làm dễ dàng cho việc bài tiết các độc tố có thể là nguyên nhân của cơn đau đầu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước lọc, nước hoa quả, chớ uống các loại nước có ga, có chứa chất cafein vì nó sẽ làm tăng cơn đau đầu của bạn.

 

Dưa hấu

Chúng ta đã biết mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu. Dưa hấu là một trong các thực phẩm chứa nhiều nước.

Món sinh tố dưa hấu gồm 2 chén dưa đã tách hạt, 1/2 hũ sữa chua, chút xíu mật ong và 1/2 thìa gừng thái nhỏ sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất giúp cung cấp nước cho cơ thể.

Một số thực phẩm có nhiều nước khác là trái cây, cam, dâu, bưởi, dưa chuột, súp, bột yến mạch, cà chua và rau diếp, rau cải, rau chân vịt…

Ngoài lượng nước tự nhiên dồi dào, rau xanh và trái cây còn chứa nhiều vitamin C và khoáng chất thiết yếu như ma-giê giúp giảm nhanh quá trình đau đầu hữu ích cho bạn hàng ngày.

Nước chanh.

Một ly nước chanh chứa nhiều muối có thể giúp  xóa một cơn đau đầu gần như tức thời. Việc hấp thu muối nói chung không được khuyến khích, nhưng trong trường hợp đau đầu, nó lại có tác dụng diệu kỳ.

Táo

Dùng táo trong mỗi bữa sáng sẽ giúp chữa trị cơn đau đầu do stress gây ra. Táo chứa các flavonoid thực vật giúp giảm huyết áp và vì thế giảm nguy cơ đau đầu.

Dâu tây

Chứa nhiều vitamin C, một chất chống ô xy hóa có đặc tính giảm đau tốt. Một số cuộc nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể giúp mọi người cảm thấy đau ít hơn sau khi bị gãy xương hoặc trải qua cuộc phẫu thuật chỉnh hình.

Chuối

Khi bị nhức đầu, bạn thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chán chường, không muốn làm việc gì…

Alkaloid trong chuối có thể giúp bạn giảm căng thẳng, hưng phấn tinh thần, tăng cường sự tự tin.

Bên cạnh đó, vitamin B6 và tryptophan trong chuối còn giúp sản sinh lượng serotonin cao, giảm lo lắng, giận dữ, giúp giảm đau đầu rất tốt.

Bổ sung glycogen

Glucose là nguồn năng lượng chính cung cấp cho não, giúp kích thích các sợi thần kinh của não. Vì thế khi nguồn cung giảm sút, tình trạng đau đầu sẽ xuất hiện.

Để phòng và hỗ trợ chữa bệnh, chế độ ăn của bạn cần những thực phẩm giàu glycogen như bí ngô giàu vitamin B6 và sắt, giúp tăng cường quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose.

Thức ăn giàu carbonhydrate

Nếu chế độ ăn có quá ít carbonhydrate, mức dự trữ glycogen sẽ suy giảm mà đây lại là nguồn năng lượng chính cung cấp cho não. Sự thiếu hụt carbonhydrate còn đẩy nhanh khả năng mất nước trong cơ thể, gây ra sự thiếu nước. Bằng cách hạn chế nguồn năng lượng của não và gây ra sự mất nước, chế độ ăn có quá ít carbonhydrate chính là nguồn gốc gây ra những cơn đau đầu.

Do đó, cần xây dựng một chế độ ăn giàu carbonhydrate bằng việc tập trung vào những loại thực phẩm như bánh mì làm từ bột mì thô, bột yến mạch, trái cây hoặc sữa chua.

Bên cạnh đó, một chế độ ăn giàu carbonhydrate còn giúp cải thiện tinh thần vì chúng kích thích cơ thể giải phóng ra nhiều serotonin, một hóc-môn có tác dụng làm dịu thần kinh.
Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc không chỉ là nguồn chất xơ dồi dào mà còn rất giàu magie – một khoáng chất có tác dụng làm dịu những cơn đau đầu trong thời kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ.

Những thực phẩm giàu magie khác như hải sản, các loại hạt, bơ, nho khô và rau lá xanh cũng nên được bổ sung hàng ngày.

Khoai tây nướng

Món ăn ngon miệng này sẽ giúp làm dịu bớt cơn đau, đặc biệt là những cơn đau đầu có liên quan đến chất cồn trong bia rượu.

Cồn là chất gây lợi tiểu. Do đó, chúng không chỉ khử nước mà còn làm cơ thể mất đi những chất điện phân như kali. Ăn những thực phẩm giàu kali chính là biện pháp làm nhẹ bớt những “tàn tích” của chất cồn còn tồn tại trong cơ thể có liên quan đến việc đau đầu.

Thật đáng ngạc nhiên là lượng kali trong một củ khoai tây nướng (còn cả vỏ) lên tới 721 mg. Trong khi đó, một khẩu phần chuối tương đương chỉ chứa 467 mg

Cá hồi

Cá hồi rất giàu a xít béo omega 3 và vitamin D, chất giảm đau tốt.

Omega 3- axit béo có chứa trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, các loại hạt (Hạt lanh và dầu hạt lanh), rau xanh là chất béo lành mạnh có tính chất kháng viêm, hạn chế các bệnh liên quan đến viêm não.

Chế độ ăn uống chứa lượng omega-3 hợp lí là cách tuyệt vời để giảm bớt những cơn đau đầu khó chịu của bạn.
Dầu oliu

Dầu oliu được biết đến là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin E – giúp cải thiện, lưu thông, giảm viêm và cân bằng hàm lượng hooc môn trong cơ thể, làm dịu bớt cơn đau đầu.

Dầu ô liu là một thực phẩm tốt thay thế bơ, vốn giàu chất béo bão hòa có thể làm yếu xương và gây đau nhức. Nhưng nhớ dùng dầu ô liu cẩn thận vì mỗi muỗng canh dầu này cung cấp tới 120 calo.

Những nguồn thực phẩm khác giàu vitamin E bao gồm dầu thực vật, các loại hạt, bơ…
Hạnh nhân

Các kết quả nghiên cứu cho thấy lượng ma-giê được tìm thấy trong hạnh nhân có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của cơn đau đầu. Magnesium giúp khai thông mạch máu, làm cho việc lưu thông máu trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Theo các chuyên gia, Những người thường xuyên bị hành hạ bởi chứng đau nửa đầu nên có một chế độ ăn giàu ma-giê.

Những thực phẩm giàu ma-giê khác bao gồm: chuối, mơ khô, bơ, hạnh nhân, hạt điều, gạo thô, các loại cây họ đậu và hạt.

Bên cạnh đó, hạnh nhân là nguồn dồi dào a xít béo omega 3 và các chất chống ô xy hóa giúp kiểm soát cơn đau.
Sữa chua

Khi bạn bị đau đầu, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang bị thiếu calcium. Theo chuyên gia Palinski, đó là vì bộ não phụ thuộc vào calcium để hoạt động hiệu quả.

Chính vì vậy, cần chú ý tăng cường những thực phẩm chứa nhiều canxi trong bữa ăn như sữa chua không béo. Đây là một nguồn cung cấp canxi rất tốt cho cơ thể, không chứa đường mà lại có nhiều probiotic, những vi khuẩn rất có lợi cho ruột.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B trong sữa chua lên men có một số lợi ích cho các chức năng của cơ thể như là tăng trưởng và phân chia. Các vitamin được biết như là riboflavin có thể góp phần tích lũy năng lượng và giảm đau đầu.

Phô mai có thể giúp giảm đau. Chúng chứa hai dưỡng chất củng cố xương là can xi và vitamin D. Vitamin D có thể làm giảm cơn đau mãn tính, theo kết quả nhiều cuộc nghiên cứu.
Hạt vừng

Hạt vừng giàu vitamin E, góp phần giữ cho mức estrogen luôn ổn định và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Chúng có khả năng cải thiện sự tuần hoàn, lại giàu ma-giê nên có thể ngăn ngừa chứng đau đầu rất tốt.

Rau bina, rau chân vịt hay cải bó xôi

Rau bina đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm huyết áp, ngăn ngừa nôn mửavà dịu bớt các cơn đau.

Riboflavin- một loại vitamin B được tìm thấy trong rau chân vịt và một số loại rau xanh khác cũng giúp ích cho việc ngăn ngừa bệnh đau nửa đầu.

Rau bó xôi. Việc thiếu hụt magnesium thường là thủ phạm gây ra chứng đau nửa đầu, như thường xảy ra trước một kỳ kinh nguyệt. Việc ăn rau bó xôi, loại thực phẩm chứa nhiều magnesium và các loại khoáng chất khác, đủ để vượt qua chứng bệnh này. Ngoài ra chuối, bơ, hạnh nhân và gạo lức cũng chứa nhiều magnesium.

Rau xanh, như cải bó xôi, rau dền không chỉ có hàm lượng sắt cao mà còn chứa nhiều vitamin K giúp duy trì xương và các khớp xương vững chắc. Một nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi nếu có nồng độ cao vitamin K trong máu thì ít có khả năng bị viêm khớp hơn so với những ai có nồng độ vitamin K thấp. Tuy nhiên, vitamin K có tác dụng đông máu, do đó, nếu bạn đang dùng chất làm loãng máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng hấp thụ vitamin K.

Bông cải xanh

Khi nồng độ magie giảm, cơ thể sẽ trải qua tình trạng căng cơ và đau nửa đầu. Ăn những thực phẩm chứa nhiều riboflavin như bông cải xanh có thể giúp cân bằng nồng độ magie trong cơ thể nhờ đó mà giúp giảm đau nửa đầu.

Trứng

Hàm lượng protein trong trứng giúp kiểm soát nồng độ đường huyết trong máu và tạo năng lượng cho cơ thể để vận hành các hoạt động suốt cả ngày mà không đau đầu. Các chuyên gia khuyên bạn đưa trứng vào thực đơn mỗi buổi sáng

Sữa ít béo

Loại đồ uống giàu calci này giúp chúng ta vượt qua sức ép của mạch máu, yếu tố ảnh hưởng  tới việc truyền xung lực của thần kinh. Như chúng ta đã biết, sự gián đoạn hoạt động này có thể gây ra những cơn đau đầu khốc liệt và làm cho tim đập nhanh.

Cà phê

Điều này nghe có vẻ thật khó tin, vì cà phê cũng là một trong những chất kích thích. Nhưng thực tế thì lại khác.

Những người bị đau đầu do uống rượu nên chú ý: Rượu làm mở rộng các mạch máu, kích thích đau đầu. Trong khi đó, Hàm lượng acetaminophen và aspirin trong caffein có trong cà phê có tác dụng làm co mạch, giảm nhẹ triệu chứng đau đầu. Do đó, một tách cà phê là một lựa chọn lý tưởng giúp giảm nhẹ triệu chứng đau đầu liên quan đến tiêu thụ chất cồn.

Các chuyên gia khuyên nên uống một tách cà phê khi bất chợt bị cơn đau nửa đầu “tấn công”.

Tuy nhiên, cà phê cũng là một chất lợi tiểu, có thể dẫn đến mất nước, do đó uống quá nhiều cà phê cũng không tốt.

Resveratrol

Resveratrol trong rượu vang, nho và nước nho ép thường có tác dụng giảm đau tương tự như aspirin, theo một số nghiên cứu. Bạn có thể bổ sung resveratrol cho cơ thể bằng cách dùng một ít rượu vang, ăn nho đỏ hoặc nhấm nháp nước nho ép.

Thực phẩm cay

Thực phẩm cay như nước xốt ớt nóng có thể giúp bạn “hồi phục” trở lại sau cơn đau đầu.
Nếu nguyên nhân đau đầu là do tắc nghẽn xoang, những món ăn cay có thể giúp mở đường hô hấp, giảm áp lực và đau đầu kèm theo.

Gừng

Gừng là một trong những “thuốc” giảm đau tốt nhất. Gừng chứa các chất gingerol, paradol, shogaol và zingerone, vốn là những thành phần giảm đau tốt. Uống trà gừng vào mùa đông để giảm các cơn đau, nhức mỏi cơ thể định kỳ.

Các nghiên cứu cho thấy gừng được làm nóng chứa nhiều hợp chất có tác dụng như thuốc kháng viêm. Gừng có thể ngăn chặn những chất gây viêm gọi là prostaglandin.

Các nhà nghiên cứu chưa tiến hành thử nghiệm trên quy mô lớn, nhưng gừng có thể làm giảm cảm giác buồn nôn vốn thường đi kèm chứng đau nửa đầu.

Uống một ly trà gừng hoặc nhâm nhi chiếc kẹo gừng sẽ làm bạn giảm bớt những cơn đau đầu.

Bạn cũng có thể dùng gừng bột. Khi bị đau nửa đầu, hãy hòa một muỗng gừng bột trong một ly sữa ấm, vài giờ uống một lần để giảm cơn đau. Nếu hay bị đau, bạn có thể trữ ít kẹo gừng trong túi.

Nghệ cũng là loại gia vị giảm đau hiệu quả. Đó là nhờ hợp chất curcumin có trong nghệ, làm giảm các cơn đau buốt.


Thực phẩm nên tránh khi bị đau đầu


Một số loại thực phẩm nếu ăn lúc đang đau đầu sẽ làm tăng mức độ và làm bạn cảm thấy khó chịu hơn. Vì vậy, khi đau đầu bạn nên tránh những loại thực phẩm sau:

 Các thực phẩm thay thế đường

Đường hóa học sẽ kích thích quá mức hoặc gây cản trở cho các dây thần kinh, căng cơ tăng, dẫn tới chứng đau nửa đầu.

Đường hóa học thường có trong một số thực phẩm như nước ngọt, kem, kẹo cao su… và những loại thuốc có chứa đường aspartam.

Những người dị ứng với các chất làm ngọt, chỉ cần uống một chút nước giải khát có thể dẫn tới đau đầu.

Thực phẩm chứa cồn

Rượu bia, đặc biệt là rượu vang đỏ là thức uống phổ biến gây đau đầu cho bạn do chúng chứa chất cồn. Mặc dù nó làm tăng sức đề kháng và miễn dịch cần thiết khi uống với số lượng nhất định, nhưng nó thực sự có thể trở thành một lý do gây nhức đầu khi bạn lạm dụng quá mức.

Trong rượu cồn có chứa sulfite khiến bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc đau đầu. Ngoài ra, rượu cũng làm tăng lưu lượng máu lên não gây mất nước.

Tất cả những đồ uống có cồn đều gây ra đau đầu, đặc biệt là rượu vang đỏ chứa rất nhiều chất hóa học gây đau đầu. Nếu bạn thực sự muốn uống 2 ly/ ngày, tốt nhất nên chọn rượu vodka loại rượu trắng không màu.

Thực phẩm chứa nitrit

Xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng, thịt hun khói, món ăn nhanh và nhiều món ăn hấp dẫn khác thường được sản xuất với chất nitrit. Đây là chất cần thiết để tăng sự bảo quản tiệt trùng trong băng kín.

Nitrat, nitrit và bột ngọt làm co thắt các mạch máu và dẫn đến chứng đau đầu ở một số người

Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày bạn nên hạn chế ăn.

Thực phẩm chứa tyramin

Chất tyramine có trong một số loại thực phẩm như hạt phỉ, cà chua, thịt lợn, một số loại pho mát, sô cô la, sữa có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu của bạn

Các loại phô mai càng lâu năm càng chứa nhiều chất tyramine.

Giống như bơ, chuối và quả hạch cũng chứa khá nhiều tyramine. Lớp vỏ bên của chuối chứa nhiều hơn trong ruột chính vì vậy mà khi bóc vỏ ta nên chú ý bóc sạch các mảnh sợi của vỏ bị dính vào phần thịt chuối.

Thực phẩm chứa cafein

1 cốc cà phê không chỉ là một thức uống tuyệt vời mỗi sáng thức dậy, chúng còn khiến đầu óc minh mẫn và công việc trở nên có hiệu suất hơn.

Một lượng nhỏ cafein có thể làm giảm bớt đau đầu. Trong dược phẩm, người ta vẫn dùng một chút cafein làm tăng khả năng hấp thụ của thuốc.

Tuy nhiên, Cà phê kích thích hệ thần kinh và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Uống nhiều có thể gây nghiện. Khi nghiện cà phê sẽ gây ra chứng đau nửa đầu. Cho nên lượng cà phê hấp thụ trong một ngày tốt nhất thấp hơn 100 mg (khoảng 1 cốc cà phê đặc)

Thực phẩm được nấu với nhiều gia vị

Nếu bạn là fan các món ăn được nấu chín với nhiều loại gia vị cũng nên cẩn thận nhé vì những món ăn này thường chứa một enzym quan trọng liên quan đến việc khử amin của các amino acid trong phụ gia thực phẩm.

Khoảng 10-20% số người bị nhức đầu bởi những chất này. Hiện tượng này thường xuất hiện khoảng 15 phút sau bữa ăn với cảm giác đau ở vùng trán.

Thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là giải pháp đem lại hiệu quả tức thời làm giảm cơn đau. Nhưng nếu dùng thuốc này quá lượng chẳng những không giải quyết được việc đau đầu mà nó còn phản tác dụng. Nếu bạn bị đau đầu mãn tính không nên uống thuốc giảm đau quá 2 – 3 lần/ tuần và tốt nhất hãy đến bác sĩ để điều trị.





Thuốc trị bệnh đau nửa đầu
Thuốc đông y chữa bệnh đau nửa đầu cực hiệu
10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu
Bệnh đau đầu căng cơ
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu
Làm sao để hết đau đầu sau khi uống rượu



(st)