Nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh liên sườn và cách điều trị đúng hướng

Nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh liên sườn và cách điều trị đúng hướng, Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh lý thường gặp mà dân gian thường gọi là đau ngực, tức ngực, đau mạng sườn. Đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn và là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau có hoặc không có nguyên nhân.

Thần kinh liên sườn là các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1 – D12 chạy dọc theo bờ dưới của các xương sườn cùng với động mạch, tĩnh mạch liên sườn trong bó mạch thần kinh liên sườn. Sau khi qua lỗ ghép rễ thần kinh chia thành hai nhánh: nhánh trước (vận động) điều khiển sự co giãn của các cơ liên sườn trong động tác hô hấp và các cử động khác, nhánh sau (cảm giác) nhận cảm giác của da và các cơ quan bộ phận trong  lồng ngực tương ứng.

 Nguyên nhân gây bệnh

Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát

Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, có thể là do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi. Da và các cơ quan vùng đau không có biểu hiện tổn thương.

Đau dây thần kinh liên sườn thứ phát

+ Do bệnh lý tổn thương ở đốt sống: thoái hóa cột sống, lao cột sống hoặc ung thư cột sống.

+ Do bệnh lý tổn thương tủy sống:  u rễ thần kinh, u ngoại tủy.

+ Do chấn thương cột sống: gây nên gãy cột sống, trật cột sống… chèn ép lên dây thần kinh gây đau.

+ Do nhiễm khuẩn: như cúm, lao, thấp khớp mà thường gặp nhất là bị nhiễm vi-rút  Herpes Simplex gây nên bệnh Zona thần kinh, mà dân gian thường gọi là bệnh giời leo. Bệnh này hay xảy ra ở những người bị nhiễm Herpes Simplex có cơ địa yếu, tiểu đường, lao phổi hay đang sử dụng thuốc kháng viêm corticoide.

Ngoài các nguyên nhân gây bệnh kể trên, đau dây thần kinh liên sườn còn do các bệnh bên trong (phổi, màng phổi, tim, gan) và một số nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc một số kim loại như chì, viêm đa dây thần kinh…

Do thoái hóa cột sống: Thường gặp ở người cao tuổi, tính chất khu trú thường không rõ ràng. Tính chất đau là ê ẩm, không cấp tính, kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực cả khi nghỉ và khi vận động, ấn vào điểm cạnh sống hai bên (cách chính giữa cột sống 2-3cm) bệnh nhân thấy tức nhẹ và dễ chịu.

Do lao cột sống hoặc ung thư cột sống: Thường gặp ở những người tuổi trung niên trở lên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương. Tính chất đau là đau chói cả hai bên sườn, có khi đau như đánh đai, như bó chặt lấy ngực hoặc bụng bệnh nhân, dễ chẩn đoán nhầm với cơn đau thắt ngực hoặc dạ dày. Ấn cột sống sẽ có điểm đau chói, bệnh nhân đau liên tục suốt ngày đêm, tăng khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân nặng như hội chứng nhiễm độc lao (sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân...). Có thể thấy biến dạng cột sống nếu ở giai đoạn nặng...

Do bệnh lý tủy sống: Đau dây thần kinh liên sườn thường là triệu chứng sớm của u rễ thần kinh, u ngoại tủy. Tính chất của nó thường đau một bên, khu trú rõ, đau kiểu đánh đai ở một bên sườn. Khám cột sống không thấy đau rõ ràng.

Do chấn thương cột sống: Phải có yếu tố chấn thương.

Đau dây thần kinh liên sườn ở các bệnh lý cột sống, tủy sống thường là các triệu chứng sớm nên nếu được phát hiện sẽ có giá trị chẩn đoán sớm các bệnh lý trên. Nếu ở giai đoạn muộn thì đau dây thần kinh liên sườn chỉ là triệu chứng phụ. Bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, người ta có thể phát hiện được sớm các bệnh lý cột sống, tủy sống.

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiễm khuẩn:hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona với biểu hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp thường khởi phát bằng đau rát một mảng sườn, sau một, hai ngày thấy đỏ da, xuất hiện các mụn nước và xu hướng lan rộng theo phạm vi phân bố của dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thấy ngứa và đau rát như bỏng, rất khó chịu, bệnh nhân không dám để cho vùng tổn thương tiếp xúc với quần áo, sờ mó có thể có sốt, mệt mỏi. Sau khoảng một tuần tổn thương khô, bong vảy, để lại sẹo và chuyển sang giai đoạn di chứng. Bệnh nhân thấy đau rát ở vùng tổn thương một thời gian, có khi kéo dài hàng tháng, nhất là ở người cao tuổi.

Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát:một số tác giả cho là do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân xuất hiện đau ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống - bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước, đau âm ỉ cả ngày và đêm, đau khi hít thở sâu, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi. Ấn vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt bệnh nhân thấy đau tức, đôi khi lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Da vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Các xét nghiệm cho kết quả bình thường.

-  Các nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh ít gặp tổn thương dây thần kinh liên sườn.

Biểu hiện của bệnh

Đây là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Bệnh thường hay nhầm với các cơn đau tức ngực thông thường nên cần chú ý một số biểu hiện sau:

- Đau ngực: đau từ ngoại vi (vùng ngực, xương ức) trở vào cột sống, cảm giác này tăng khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế. Người bệnh thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải, có thể có điểm đau và hiện tượng tăng cảm giác ở vùng đau khi bác sĩ khám.

- Đau do zona liên sườn: Là thể hay gặp nhất, biểu hiện ban đầu là đau ngực 3-4 ngày, thường thấy một bên và có cảm giác bỏng rát ở người trẻ, đau nhiều ở người già. Người bệnh cảm thấy mệt, sốt nhẹ, đau hạch nách, dừng lại ở giữa, sau đó phát ban đỏ, mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua. Mụn nước dịch trong và màu hơi tím, sau 2-3 ngày hóa mủ, đóng vảy khô và bong sau 10 ngày. Cuối cùng xuất hiện ban da hình dãy từ cột sống tới xương ức.



Điều trị đau dây thần kinh liên sườn

 Trước hết cần điều trị nguyên nhân gây đau.

Nếu là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát có thể tham khảo phác đồ sau:

+ Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac... Các thuốc này có ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua nhưng hiệu quả kém, có hại cho gan và có thể gây viêm loét đường tiêu hóa. Cần thận trọng dùng paracetamol cho người có tiền sử bệnh lý gan, nghiện rượu... Diclofenac không dùng cho người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng. Thuốc uống sau bữa ăn, chia làm 2- 3 lần trong ngày.

  + Thuốc điều trị đau thần kinh: nhóm gabapentin. Bản chất là các thuốc chống co giật, nhưng được phát hiện có tác dụng giảm đau trong các trường hợp có tổn thương dây, rễ thần kinh. Vì có tác dụng lên thần kinh trung ương nên trong một số trường hợp bệnh nhân thấy chóng mặt, choáng váng sau uống thuốc. Thường dùng liều nhỏ, tăng dần tới khi có tác dụng, nên uống thuốc trước khi đi ngủ hoặc nghỉ trưa, có thể dùng kéo dài vài tháng.

+ Thuốc giãn cơ vân: myonal, mydocalm... chỉ dùng cho các trường hợp đau nhiều, cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Nên dùng liều thấp, sau bữa ăn, thận trọng cho người có bệnh lý dạ dày - tá tràng, trẻ em và người già (do hệ thống cơ vân yếu). Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ.

- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Tuy nhiên cũng nên dùng theo chỉ định của thầy thuốc, không nên coi nó là thuốc bổ mà lạm dụng.

- Phong bế cạnh sống (do bác sĩ chuyên khoa thực hiện)

Điều trị đau thần kinh liên sườn do zona.

    + Giai đoạn cấp:

-  Bôi tại chỗ hồ nước, xanh methylen. Không được sử dụng các thuốc mỡ bôi lên vùng tổn thương.

- Thuốc kháng virut: acyclovir viên 0,2g dùng 5 - 7 ngày. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

- Thuốc điều trị đau thần kinh: nhóm gabapentin.

- Thuốc kháng histamin: có tác dụng giảm phù nề tại vùng tổn thương. Tuy nhiên cũng có tác dụng an thần nhẹ, nên chỉ dùng vào buổi trưa và tối. Thận trọng dùng đối với người điều khiển phương tiện giao thông.

- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.

-   An thần: dùng khi đau nhiều gây mất ngủ, thường dùng các thuốc an thần nhẹ như rotunda, rotundin...

   + Giai đoạn di chứng:

-  Thuốc điều trị đau thần kinh: nhóm gabapentin.

- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.

-   An thần.

Tóm lại, việc chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh liên sườn tiên phát không quá khó nhưng để tìm ra nguyên nhân gây đau thứ phát phải cần được khám bệnh tại các cơ sở chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân thực thể về cột sống, tủy sống và các bệnh lý khác.


Nhiều bệnh gây đau thần kinh liên sườn

Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn: do thoái hóa cột sống, thường gặp ở người cao tuổi; do lao cột sống hay ung thư cột sống: thường gặp ở những người tuổi trung niên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương; do bệnh lý tủy sống; do nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona, thường tiến triển qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp và giai đoạn di chứng; đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: có thể do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm; do các bệnh: đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh...

Các dấu hiệu phát hiện bệnh

Dấu hiệu để phát hiện bệnh đau thần kinh liên sườn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh kể trên. Đau do thoái hóa cột sống: gặp ở người cao tuổi, tính chất đau ê ẩm, không cấp tính kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực cả khi nghỉ và khi vận động, ấn vào điểm cạnh sống hai bên (cách giữa cột sống 2-3cm), bệnh nhân thấy tức nhẹ và dễ chịu. Đau do lao cột sống hay ung thư cột sống: gặp ở những người tuổi trung niên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương. Tính chất đau: đau chói cả hai bên sườn, có khi đau như đánh đai, như bó chặt lấy ngực hoặc bụng bệnh nhân. Ấn cột sống sẽ thấy điểm đau chói, bệnh nhân đau liên tục suốt ngày đêm, tăng khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Bệnh nhân có các triệu chứng nặng như hội chứng nhiễm độc lao: sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân...; có thể thấy biến dạng cột sống. Đau do bệnh lý tủy sống: triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn là dấu hiệu sớm của u rễ thần kinh, u ngoại tủy. Tính chất đau: thường đau một bên, khu trú rõ, đau kiểu đánh đai ở một bên sườn. Khám cột sống không thấy đau rõ ràng. Đau do chấn thương cột sống: xảy ra sau khi bệnh nhân bị chấn thương, chẳng hạn bị ngã, bị đánh, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vận động hoặc là động tác với cường độ quá mạnh. Đau do nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona, thường tiến triển qua 2 giai đoạn, giai đoạn cấp khởi phát bằng đau rát một mảng sườn, sau một vài ngày thấy đỏ da, xuất hiện các mụn nước với xu hướng lan rộng theo phạm vi phân bố của dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thấy ngứa và đau rát như bỏng, rất khó chịu, bệnh nhân không dám để cho vùng tổn thương tiếp xúc với quần áo hay sờ mó vào da. Có thể có sốt, mệt mỏi, khoảng một tuần tổn thương khô, bong vảy, để lại sẹo. Giai đoạn di chứng: bệnh nhân thấy đau rát ở vùng tổn thương một thời gian, có khi kéo dài hàng tháng, nhất là ở người cao tuổi. Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: có thể do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân thấy đau ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống - bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước, đau âm ỉ cả ngày và đêm, đau khi hít thở sâu, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi. Ấn vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt bệnh nhân thấy đau tức, đôi khi lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Da vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Đau do các bệnh: đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh... Bệnh nhân có triệu chứng của các bệnh này trước, sau đó mới xuất hiện đau thần kinh liên sườn.

Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn thường được bệnh nhân mô tả là đau ngực, tức ngực, đau mạng sườn, là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải; đau từ trước ngực, lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống. Có thể có điểm đau và tăng cảm giác ở vùng đau khi thầy thuốc khám thăm khám. Đau dây thần kinh liên sườn thường xuất hiện khi có các bệnh nhiễm khuẩn như cúm, lao, thấp khớp, các bệnh phổi, màng phổi, tim, gan hay tổn thương ở đốt sống lưng như lao, ung thư, thoái hóa, u tủy...

Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng của nhiều bệnh, do đó cần phải theo một trình tự chẩn đoán: phát hiện sớm triệu chứng của các bệnh là nguyên nhân gây ra đau thần kinh liên sườn kết hợp với biểu hiện đau thần kinh liên sườn.

Điều trị và phòng bệnh

Việc điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn trước hết cần điều trị các bệnh là nguyên nhân gây đau. Nếu là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát, có thể điều trị như sau: dùng thuốc giảm đau paracetamol, diclofenac... Đối với bệnh zona gây ra đau liên sườn, nên cho bệnh nhân bôi kem acyclovir mỗi ngày 2-3 lần vào các mụn nước; dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần. Loại thuốc điều trị đau thần kinh nhóm gabapentin, thường dùng liều nhỏ, tăng dần tới khi có tác dụng, nên uống thuốc trước khi đi ngủ hoặc nghỉ trưa, có thể phải dùng kéo dài vài tháng. Thuốc giãn cơ vân như myonal, mydocalm... chỉ dùng khi đau nhiều, cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Vitamin nhóm B như B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Phong bế cạnh sống.

Phòng bệnh: cần khám, phát hiện và điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh liên sườn nói trên. Tránh vận động sai tư thế hoặc quá mạnh. Chú ý  phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn lao động và sinh hoạt.

Ngày nay, y học đã tìm ra phương pháp chữa trị và việc thực hiện khá dễ dàng. Tuy nhiên bệnh cũng có thể tái phát nhiều lần, vì vậy cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ điều trị thích hợp.

- Giảm đau: thông thường dùng các loại thuốc như paracetamol, diclofenac… uống ngày 2-3 lần. Cần thận trọng với những người có tiền sử dị ứng với các loại kháng sinh này.

- Điều trị đau thần kinh: thường dùng nhóm gabapentin, có tác dụng chống co giật, giảm đau, đôi khi xuất hiện tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, choáng váng…

- Thuốc giãn cơ vân: thường dùng là myonal, mydocalm… có tác dụng giảm đau, giảm co rút vùng sườn bị tổn thương, giãn cơ.

- Vitamin nhóm B liều cao: chủ yếu là B1, B6, B12 giúp chuyển hóa các tế bào thần kinh và khôi phục tế bào bị tổn thương, tuy nhiên không nên lạm dụng chúng.

Đối với zona liên sườn, nên cho người bệnh bôi acyclovir (vacrax) mỗi ngày 2-3 lần vào dải mụn nước. Có thể dùng thêm các thuốc giảm đau, nếu cần cho thêm một ít thuốc an thần.

Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn uống đầy đủ chất đạm, đường, béo, hoa quả chín…

4. Phòng bệnh

- Cần điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn, chống loãng xương, tránh chấn thương và không lạm dụng thuốc corticoid.

- Phát hiện sớm biểu hiện của bệnh đau dây thần kinh liên sườn và các chứng đau của bệnh tim, phổi, bệnh nhiễm khuẩn. Khi có biểu hiện đau tức ngực, đau mạng sườn cần đến ngay bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân.



Hỏi đáp liên quan


Thời gian gần đây mẹ tôi thường hay bị đau một bên mạng sườn lan ra sau lưng, xuất hiện từng cơn. Mẹ tôi đi khám được bác sĩ cho biết bị đau dây thần kinh liên sườn. Xin hỏi, nguyên nhân nào gây bệnh và có những biện pháp điều trị nào?

Bùi Thị Thanh(Phú Thọ)

Đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn, đây là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau có hoặc không có nguyên nhân. Người bệnh thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải; đau từ trước ngực (xương ức) lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống. Có thể có điểm đau và hiện tượng tăng cảm giác ở vùng đau khi thăm khám.

Nhiều trường hợp bệnh nhân đau từ vùng ngực, xương ức trở vào cột sống, cảm giác đau tăng khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế. Nhiều trường hợp đau do zona liên sườn (virut tấn công vào dây thần kinh). Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn có nhiều, có thể do thoái hoá cột sống, lao, ung thư cột sống, u rễ thần kinh, u ngoại tủy, do chấn thương cột sống hoặc do nhiễm khuẩn… đôi khi đau không phát hiện nguyên nhân (đau dây thần kinh liên sườn tiên phát) hoặc có thể do một số nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm khuẩn… Để điều trị dứt điểm đau dây thần kinh liên sườn cần tìm được đúng nguyên nhân gây đau mới có biện pháp thích hợp.


Hỏi
: Tôi bị đau dây thần kinh liên sườn, đã đi khám và điều trị nhưng sau khi hết đợt điều trị thỉnh thoảng tôi vẫn đau tức vùng ngực, rất khó chịu. Xin hỏi làm thế nào để hạn chế các cơn đau? (Tô Trường Đông - Hoàng Mai, Hà Nội)

Như bạn nói bạn đã đi khám phát hiện mắc bệnh đau thần kinh liên sườn và đã điều trị bệnh. Tuy nhiên bệnh vẫn tái phát chứng tỏ việc điều trị của bạn vẫn chưa triệt để, nên hiệu quả chưa cao.

Muốn điều trị dứt điểm bệnh, bạn cần phải được chẩn đoán xem nguyên nhân gây bệnh là do bệnh tim, phổi hay liên quan đến các bệnh nhiễm khuẩn.

Đau dây thần kinh liên sườn thường xuất hiện khi có các bệnh nhiễm khuẩn như: Cúm, lao, thấp khớp, hoặc các bệnh bên trong như: Phổi, màng phổi, tim, gan. Nhiều trường hợp bệnh nhân đau từ ngoại vi (vùng ngực, xương ức) trở vào cột sống, cảm giác này tăng khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế.

Tốt nhất bạn nên đi tái khám để kiểm tra xem cơn đau là do bệnh đau thần kinh liên sườn tái phát, hay do căn bệnh khác gây nên.



Tìm hiểu về bệnh thiếu máu cơ tim
Nguyên nhân và triệu chứng đau thần kinh tọa
Ung thư phổi -
Cách chữa trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả
Rượu thuốc chữa đau thần kinh tọa



(st)

 

tôi bị đau vùng lưng dưới bả vai bên trái, đau cả ngày lẫn đêm, sờ vào vùng da đó cũng thấy đạu . đặc biệt đau hơn khi tôi ngồi xuống đứng lên , đang ngồi ngả người ra đằng sau hoặc cúi đầu về đằng trước. vậy bác sĩ cho tôi biết tôi bị bệnh gì, cách điều trị
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
cach dieu tri dau ba vai duoi bang thuoc nam
hơn 1 tháng trước - Thích
Em gái của mẹ tôi đau thần kinh liên sườn và đau xương bả vai. Hiện mấy ngày nay đau nặng hơn và k đi lại được, đi chụp phim thì bác sỹ nói là đau thần kinh liên sườn. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi: dì tôi bị bệnh đó là như thế nào ạ? Cách điều trị nhie thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích
em moi di lkham o benh vien bac si bao em bi dau day than kinh lien suon, de biet nguyen nhan gay benh thi can lam cac xet nghiem gi ah, trieu chung cua em la dau tuc o nguc ..
hơn 1 tháng trước - Thích
tôi bị đau vùng chấn thủy qua vùng sau lưng,chóng mặt khó thở hay thở gấp,nhiều khi ép lồng ngực ngưng thở 2 đến 3 giây.Đâu từng cơn liên tục cơ đau kéo dài.Vậy tôi có phải là bị chứng đau dây thần kinh liên sườn không ạ?cách điều trị như thế nào bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận