Nguyên nhân của bệnh đau răng và chế độ ăn uống giảm đau cho người bệnh

Nguyên nhân của bệnh đau răng và chế độ ăn uống giảm đau cho người bệnh.n Các nguyên nhân răng miệng thường gặp gây đau răng bao gồm sâu răng, áp xe răng, bệnh nướu, kích thích chân răng, hội chứng răng nứt, bệnh khớp thái dương hàm, răng mọc kẹt và răng đang mọc.

Nguyên nhân đau răng

Sâu răng.

Nguyên nhân thông thường nhất gây đau răng là sâu răng. Các xoang sâu là các lỗ ở 2 lớp ngoài cùng nhất của răng gọi là men và ngà. Men răng là bề mặt cứng trắng ở ngoài nhất và ngà là lớp màu vàng nằm dưới lớp men. Cả 2 lớp có chức năng bảo vệ mô răng, bảo vệ tủy răng bên trong, là nơi có các mạch máu và thần kinh.

Các vi khuẩn trong miệng chuyển đường thành axit. Axit làm mềm và ( cùng với nước bọt) hoà tan men và ngà tạo lỗ sâu răng. Lỗ sâu nhỏ, cạn có thể không gây đau và có thể không làm bệnh nhân để ý. Các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn.

Tủy bên trong của răng bị sâu có thể bị kích thích bởi độc tố vi khuẩn hay các thức ăn nóng, lạnh, chua hay ngọt- gây đau răng. Đau răng từ các xoang sâu lớn này thường là lý do làm bệnh nhân đi đến nha sĩ.

Điều trị xoang sâu nhỏ và cạn thường là trám răng. Điều trị xoang lớn hơn cần miếng cẩn ngoài hay mão răng.

Điều trị xoang sâu đã xuyên tới và làm tổn thương tủy bằng thủ thuật nội nha hay nhổ răng. Tổn thương tủy có thể dẫn đến chết tủy, gây nhiễm trùng răng (áp xe răng). Điều trị răng bị nhiễm trùng bằng nhổ răng hay nội nha. Nội nha là thủ thuật lấy mô tủy chết (do đó tách được hay loại bỏ nhiễm trùng) và thay thế tủy bằng một vật liệu trơ.

Nội nha được áp dụng để cố gắng giữ lại răng chết khỏi bị nhổ.

Bệnh nướu.

Nguyên nhân thường gặp thứ hai của đau răng là bệnh nướu răng. Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong “mảng bám” tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu. Mảng bám này là hỗn hợp thức ăn, nước bọt, và vi khuẩn.

Các triệu chứng sớm của bệnh nướu bao gồm chảy máu nướu không đau. Đau là triệu chứng của bệnh nướu đã tiến triển khi sự mất xương xung quanh răng dẫn đến sự hình thành túi nướu. Vi khuẩn trong các túi nướu gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau, và phá huỷ thêm xương. Bệnh nướu tiến triển có thể gây mất răng.

Điều trị bệnh nướu giai đoạn sớm bao gồm vệ sinh răng miệng và lấy đi mảng bám vi khuẩn. Bệnh nướu mức độ trung bình đến nặng thường đòi hỏi phải làm sạch răng và toàn bộ các chân răng gọi là “xử lý mặt chân răng”, từ các chân răng bị lộ trong khi nạo túi dưới nướu là sự lấy đi bề mặt của lớp mô nướu bị viêm. Cả hai thủ thuật này thường được làm với gây tê tại chỗ và có thể kèm với kháng sinh uống để chống nhiễm trùng hay áp xe. Điều trị theo sau đó có thể là nhiều loại phẫu thuật nướu khác.

Ở bệnh nướu răng có phá huỷ xương nhiều và lung lay răng, nẹp răng hay nhổ răng có thể cần thiết.

Nhạy cảm chân răng.

Bệnh nướu mạn tính có thể góp phần gây đau răng do nhạy cảm chân răng. Các chân răng là 2/3 dưới của răng thường được chôn trong xương. Độc tố vi khuẩn hoà tan xương quanh chân răng và làm nướu và xương tụt xuống, bộc lộ chân răng. Chân răng bị lộ có thể trở nên nhạy cảm với lạnh, nóng và thức ăn chua bởi vì chúng không còn được nướu và xương lành mạnh bảo vệ. Nhạy cảm có thể nặng đến nỗi bệnh nhân tránh bất kỳ thức ăn lạnh hay chua nào.

Các giai đoạn sớm của lộ chân răng có thể được điều trị với gel fluor đặt tại chỗ bởi nha sĩ hay với các loại kem đánh răng đặc biệt( như Sensodyne hay Denguel) chứa các muối fluor và các chất khoáng khác. Các chất khoáng này được hấp thu bởi lớp bề mặt chân răng để làm chân răng mạnh hơn và ít nhạy cảm hơn với môi trường miệng. Nếu lộ chân răng gây tổn thương và chết tủy bên trong, thì nội nha hay nhổ răng có thể cần dùng đến.

“Hội chứng răng bị nứt” đề cập đến đau răng gây ra do răng bị nứt (bể răng) mà không liên quan đến sâu răng hay bệnh nướu răng. Cắn lên vùng răng nứt có thể gây đau dữ dội. Các răng bị nứt này thường do nhai hoặc cắn các vật cứng như kẹo cứng, bút chì, hạt cứng như sạn, đá có lẫn trong thức ăn.

Đôi khi, vết nứt có thể thấy được bằng cách sơn lớp sơn đặc biệt lên răng nứt. Điều trị thường liên quan đến bảo vệ răng bằng mão kim loại phủ sứ hay mão vàng toàn phần. Tuy nhiên, nếu đặt một mão răng không làm giảm các triệu chứng đau, điều trị nội nha có thể là cần thiết.

Hội chứng khớp thái dương hàm.

Các bệnh của khớp thái dương hàm có thể gây đau, thường ở phía trước 1 hay 2 tai. Khớp thái dương hàm giữ hàm dưới ăn khớp với sọ. Đau ở khớp này có thể gây ra bởi chấn thương cấp tính (như cú đấm vào mặt), viêm hay viêm khớp thoái hoá, hay bởi xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi bệnh nhân nhai hoặc nuốt.

Đôi khi các cơ quanh khớp này được dùng để nhai bị co thắt, gây đau đầu và cổ và khó mở miệng bình thường. Sự co thắt các cơ này tăng lên khi nhai hay bởi các”stress” trong cuộc sống, làm bệnh nhân nghiến răng và do đó làm các cơ co nhiều hơn.

Co thắt cơ tạm thời cũng có thể gây ra khi gây tê tại chỗ hoặc khi thực hiện các thủ thuật nha khoa hay bởi do chấn thương khi nhổ răng khôn bị kẹt.

Điều trị đau khớp thái dương hàm thường bao gồm các thuốc kháng viêm như ibuprofen (Motrin) hay naproxen (Naprosyn, Apranax), các biện pháp khác gồm có băng gạc ấm và ẩm để thư giãn vùng khớp, tập aerobic thường xuyên để giảm stress, ăn thức ăn mềm mà không cần nhai nhiều, hoặc hướng dẫn hàm dưới vào vị trí phía trước bằng máng nhai.

Tái lập lại vị trí của hàm dưới về phía trước với máng làm giảm áp lực lên dây thần kinh và mạch máu của khớp, và giảm đau, máng thay đổi vị trí gặp nhau của răng trên và dưới. Để duy trì vị trí mới này, máng cần được đeo mọi lúc ngay cả lúc ăn. Những bệnh nhân không muốn mang máng nhai, các biện pháp thay thế để duy trì vị trí mới bao gồm các mão toàn phần lên tất cả các răng sau (cối nhỏ và cối lớn) hay bằng cách khâu.

Răng kẹt và mọc răng.

Răng cối lớn (các răng ở sau hàm) đang mọc hay bị kẹt (răng đè lên lẫn nhau) có thể gây đau khi các răng cối lớn mọc, mô gần đó có thể trở nên viêm và sưng. Các răng kẹt có thể cần thuốc giảm đau, kháng sinh và phẫu thuật nhổ bỏ. Điều này thường xảy ra với răng khôn kẹt.


7 dấu hiệu ở răng dự báo bệnh tật


Khi răng có triệu chứng, đó có thể là những báo hiệu cho các vùng khác của cơ thể có vấn đề. Do đó, kKhi xuất hiện các dấu hiệu khác thường này, nhất định phải đề cao cảnh giác, đi kiểm tra sớm.

 

Răng đau - dạ dày nóng, nhiệt

Khi răng đau sưng, thường là biểu hiện dạ dày có vấn đề. Dạ dày nóng thường là nguyên nhân gây ra đau sưng răng, đồng thời còn kèm theo cả khô họng khát nước, táo bón, nôn ọe, chướng bụng vv. Khi nghiêm trọng răng sẽ đau sưng nhiều hơn, từ đó làm cho lợi viêm tấy.

Lợi xuất huyết - Viêm gan


Nếu thường xuyên chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng hoặc đơn giản là nhai thức ăn thì cần nghĩ tới viêm chân răng. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể liên quan tới gan (thường gặp ở người mắc bệnh gan mãn tính) nếu kèm thêm chảy máu mũi, kinh nguyệt quá nhiều.

Nguyên nhân chủ yếu là sau khi tế bào gan tổn thương, chức năng sản sinh chất đông máu của gan giảm thấp, ảnh hưởng tới cơ chế đông máu.


Răng lung lay - Hệ xương có vấn đề

Người có răng lung lay thường là trung niên. Đây cũng là quy luật của tạo hóa. Lúc này ổ xương răng không còn rắn chắc, mật độ xương giảm.

Khi xuất hiện trường hợp như thế này thì cần phải có biện pháp bổ sung cấp tốc nhưng tốt nhất là nên phòng ngừa từ sớm như ăn thực phẩm giàu can-xi, thường xuyên cắn răng và luyện tập thể dục như nhảy dây...

Nghiến răng - Tâm trạng căng thẳng

Nghiến răng là triệu chứng điển hình của đường ruột có ký sinh trùng, độc tố của ký sinh trùng sẽ kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn từ đó dẫn đến nghiến răng. Tuy nhiên cuộc sống sinh hoạt sạch sẽ, vệ sinh thì khả năng mắc bệnh ký sinh trùng đường ruột là rất ít, vì vậy, nghiến răng đa phần là một dạng biểu hiện tâm trạng căng thẳng.

Y học cho rằng, nghiến răng và mộng du, đái dầm, ác mộng đều giống nhau, là một dạng động tác ý thức không tự chủ. Khi xuất hiện tình trạng này, cần coi sóc tinh thần để giảm căng thẳng, giữ cho tâm trạng hoàn toàn thoải mái.

Răng thiếu - Dinh dưỡng không đủ

Răng đẹp, mạnh khỏe là một tiêu chí của cơ thể mạnh khỏe, nếu răng không đều hoặc thiếu hụt thì nên kiểm tra vấn đề dinh dưỡng.

Dinh dưỡng không đủ hoặc thừa đều ảnh hưởng đến độ “ngăn nắp” cũng như sức khỏe răng.

Rau xanh là bạn của răng vì giàu các chất giúp răng chắc khỏe, lại có tác dụng làm sạch răng.

Răng không sạch - Bệnh tim

Nếu răng của bạn không đủ sạch sẽ, có mảng bám đen thì cần kiểm tra sức khỏe tim

Những mảng bám răng này có thể gây viêm lợi, từ đó làm cho cơ chế miễn dịch của có thể phản ứng, biểu hiện là tế bào bạch cầu tăng nhiều. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim chính là tế bào bạch cầu tăng nhiều. Vì vậy, đối với người có tình trạng tim không tốt, nên hình thành thói quen súc miệng sau bữa ăn.

Răng mọc dài - Bệnh tiểu đường

Rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường thấy răng mình dài ra. Nguyên nhân là lượng đường dịch nước bọt của người bị bệnh tiểu đường rất cao, có lợi cho vi khuẩn sinh trưởng, đồng thời hàm lượng canxi trong dịch nước bọt tăng cao cũng dễ gây ra kết sỏi, những điều này đều là cho nguy cơ mắc bệnh xung quanh răng và sâu răng tăng cao và thực chất của việc răng dài ra là do lợi bị co lại vì viêm nhiễm.



Hỏi đáp liên quan



Nguyên nhân gây sâu răng và cách chữa

Em bị bệnh sâu răng đã khá lâu,hiện nay chỗ bị sâu đã lõm xuống khá sâu-ở răng cấm .vậy em muốn hỏi bệnh này có thể chữa được không,cách chữa như thế nào và mất nhiều thời gian không .em xin cảm ơn .

(Nguyễn Thị Mai)

 

Trả lời:
Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa cho đến người già).
 
Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng viêm tuỷ, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những cản trở về giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng… Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và điều trị sớm nếu mắc bệnh.
 
Thế nào là bị sâu răng?
 
Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.
 
Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.
 
Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.
 
Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tuỷ răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.
 
Những nguyên nhân gây đau răng
 
Người ta nói rằng có 4 nguyên tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng. Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hoà tan chất hữu cơ và phân huỷ chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.
 
Khả năng chống sâu của răng tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hoá răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
 
Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
 
Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc vào mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.
 
Điều trị sâu răng như thế nào?
 
Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.
Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.
 
Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
 
Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường nhật để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.
 
Phòng bệnh sâu răng
 
Trước hết phải vệ sinh rằng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Trẻ em thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy cho trẻ biết đánh răng cho mình.
 
Dùng kem đánh răng có chứa florine, có thể dùng thêm nước súc miệng, diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.
 
Chúc bạn sức khoẻ!



Món ăn chữa đau nhức răng


“Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” đủ để nói lên nỗi khổ khi bị đau nhức răng. Đau nhức răng còn gây trở ngại trong giao tiếp như hơi thở hôi, răng bị xỉn màu… Nguyên nhân theo Đông y là do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên làm tổn thương các tạng can, tỳ, phế, thận. Phép trị là bổ thận thủy, âm huyết, nhuận táo, thanh  nhiệt, giải độc, lương huyết chỉ huyết, tiêu viêm, chấn thống. Ngoài việc dùng thuốc thì ăn uống như thế nào để hỗ trợ điều trị bệnh cũng rất quan trọng. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn để bạn đọc tham khảo và áp dụng


Cháo dạ dày lợn củ cải tốt cho người đau nhức răng.

Cháo sinh thạch cao: thạch cao sống 60 – 90g, gạo lức 100g. Cho gạo đã đãi sạch và thạch cao vào nồi, đổ 1 lít nước nấu thành cháo, cháo chín bỏ thạch cao, cho đường trắng vào, chia 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu: trị vị nhiệt, đau răng, viêm họng, ho, đau đầu, cảm mạo.

Canh xương lợn nấu rễ bồ hòn: xương sống lợn 200g, rễ bồ hòn 30g, bột gia vị vừa đủ. Xương lợn và rễ bồ hòn rửa sạch cho vào nồi, đổ 1.200ml nước đun cạn còn 400ml, cho bột gia vị vừa ăn. Ngày ăn 1 lần. Công hiệu: thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, trị đau răng, sưng tấy chân răng.

Cháo thương nhĩ: đậu phụ 1 bìa, thương nhĩ tử 25g, gạo lức 100g. Thương nhĩ tử bọc trong túi vải rồi cho vào nồi cùng đậu phụ và gạo đã vo sạch nấu thành cháo. Chia ăn 2 lần trong ngày. Công hiệu: tán phong, khử thấp, thanh nhiệt, tiêu viêm, chấn thống, trị sâu răng.

Cháo huyền sâm với sinh, thục địa: huyền sâm 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, gạo lức 100g. Cho 3 vị với nước nấu kỹ rồi đổ gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo. Chia ăn 2 lần trong ngày. Công hiệu: bổ âm, bổ thận sinh tân, nhuận táo lương huyết, giải độc, trị sâu răng.

Cháo dạ dày lợn, củ cải: dạ dày lợn chín 100g, củ cải trắng 100g, hành củ 10g, gừng sống 5g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Cho dạ dày lợn và củ cải đã thái vào chảo dầu xào chín rồi cho tiếp các gia vị vào, múc ra bát. Gạo đã vo sạch cho vào nồi, đổ 1 lít nước nấu thành cháo. Cháo chín múc vào bát củ cải dạ dày lợn. Ăn 2 lần trong ngày. Công hiệu: bổ hư, ích khí, chỉ khát, trị đau răng lợi.

Cháo chi tử, ngẫu tiết: chi tử 10g, ngẫu tiết (ngó sen) 15g, thạch cao sống 15g, gạo lức 100g. Cho thạch cao sống vào nước đun 30 phút rồi cho dành dành và ngó sen vào nấu thành cháo, bỏ bã lấy nước, đổ gạo đã vo sạch nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, liền trong 7 ngày. Công hiệu: thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, trị lợi sưng tấy do tràng vị tích nhiệt.

Canh cá vàng nấu mộc nhĩ, hoa hiên: thịt cá vàng lớn 250g, mộc nhĩ ngâm nở 250g, hoa hiên ngâm nở 250g, dầu, bột gia vị vừa đủ. Cá làm sạch, thái nhỏ, xào với dầu. Mộc nhĩ, hoa hiên rửa sạch thái nhỏ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu với cá chín nhừ rồi cho bột gia vị vừa ăn. Ăn nóng ngày 2 bữa sáng và tối. Công hiệu: thanh nhiệt, giải độc, bổ hư, khai vị, lương huyết chỉ huyết, trị chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi tiểu ra máu.

Bì lợn nấu táo tàu: bì lợn 500g, táo tàu 250g, đường phèn 250g. Bì lợn làm sạch thái miếng cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, đun to lửa 15 phút rồi đun nhỏ lửa trong 2 giờ. Táo rửa sạch, luộc nước sôi 15 phút rồi đun nhỏ lửa 1 – 2 giờ, cho chung cả 2 vào đun tiếp. Khi thấy bì lợn chín nhừ thì cho đường phèn vào, trộn đều. Chia 2 – 3 lần ăn trong ngày. Công hiệu: ích khí, bổ âm dưỡng huyết cầm máu, trị khí âm bất túc, chảy máu chân răng, bệnh máu không đông.



Mẹo chữa đau răng nhanh nhất -
Nên ăn gì khi bị đau răng
Đau răng khi mang thai
Giảm đau răng cho bà bầu -
Làm sao để hết bị đau răng -
Món ăn cho người đau răng


(st)