Nguyên nhân của bệnh gai cột sống và cách phòng tránh tốt nhất

Nguyên nhân của bệnh gai cột sống và cách phòng tránh tốt nhất. Cột sống là một trục chống đỡ của cơ thể, giúp ta có thể cúi, ngửa hoặc vặn mình. Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Gai cột sống hay gặp ở nam và tăng theo độ tuổi.Triệu chứng thường gặp là đau vai, đau thắt lưng, tay bị tê…

Gai thường mọc xung quanh khớp xương và đĩa đệm. Nhiều người than phiền bị gai cột sống và cho là gai gây ra đau lưng, đau cổ. Thực ra, gai là do sự hóa già của xương và sụn và bản thân gai không gây đau. Đa số người trên 60 tuổi thường có những chồi xương này mà không biết và chỉ tình cờ tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể trong khi chẩn đoán một bệnh nào khác. Tuy nhiên, 42% những trường hợp gai này  là một trong những nguyên nhân có thể một lúc nào đó có đưa tới đau cổ, lưng, lan ra tứ chi và yếu bàn tay bàn chân.

Khái niệm

Gai cột sống (danh pháp khoa học: Spondylosis) là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đó chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng can-xi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống. Gai cột sống hay gặp ở nam và tăng theo độ tuổi.

Phân loại

Các phần xương mọc ra trên đốt sống chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động của xương, đồng thời gây ra đau đớn ở các mức độ khác nhau. Bất cứ vị trí nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống, bệnh hay gặp nhất là ở  khu vực thắt lưng và cổ. Tùy vào vị trí bị bệnh mà có những tên gọi khác nhau:

- Gai đốt sống cổ

- Gai đốt sống ngực

- Gai đốt sống thắt lưng

Vị trí thường mọc gai là mặt trước và mặt bên của cột sống, rất ít khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

 Nguyên nhân

Dù ở bất kỳ vị trí nào thì gai cột sống cũng do 3 nguyên nhân chính gây ra:

Viêm khớp cột sống mãn tính

Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương

Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống

Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương

Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Dấu hiệu nhận biết

Đa số bệnh nhân bị gai cột sống sống chung hòa bình với gai. Nhưng lại có khoảng 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới những triệu chứng đau, lưng, cổ, sau đó lan ra tứ chi, làm yếu bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do:

- Gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau cho người bệnh. Nếu gai chèn ép các dây thần kinh, người bệnh sẽ bị những cảm giác đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

- Vùng thường xuất hiện các cơn đau thường là nhưng vùng hoạt động nhiều như vùng cổ và thắt lưng. Và cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân hoạt động như: đi, đứng ,… Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghĩ ngơi. Vì vậy, khi người bệnh bị đau những vùng này sẽ giới hạn cử động ở các phần này.

- Đối với những người bị gai đốt sống cổ thì triệu chứng thường là đau lan xuống vai thường kèm theo nhức đầu.

- Đối với những người bị gai đốt sống thắt lưng thì cơn đau lan xuống lưng và chân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh chấn thương lưng, viêm thấp khớp,đứt đĩa liên sống, đau thần kinh tọa. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay trung tâm y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp tiết kiệm được chi phí, đề phòng được những biến chứng xấu có thể xảy ra.

  Cách điều trị

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những cách điều trị khác nhau: nếu có gai nhưng không gây đau thì không điều trị. Xu hướng điều trị của bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn, và sẽ cắt bỏ gai khi thật cần thiết nhưng gai vẫn có thể mọc lại.
Không xâm lấn, phẫu thuật:

- Việc cần làm đầu tiên của người bệnh là nghĩ ngơi, tránh làm việc nặng, giảm áp lực lên các vùng bị đau. Có thể dùng các loại thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau, kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng cho các vùng bị hạn chế tầm vận động do cơn đau.

- Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể. Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải.

Điều trị phẫu thuật:

- Là biện pháp cuối cùng được nghĩ đến khi người bệnh bị đau nghiêm trọng,mãn tính, khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng

Ngoài các phương pháp được sử dụng điều trị hiện nay là dùng thuốc, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu thì chế độ ăn uống được xem là  yếu tố quan trọng để phòng ngừa gai cột sống. Nhiều người bệnh cho rằng, khi bị gai cột sống thì không nên ăn thức ăn giàu canxi như tôm, cua… Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm sai lầm vì canxi trong thực phẩm khi ăn vào nếu thừa đều được thải ra đường phân, vì cơ thể tự điều chỉnh và hấp thụ đủ yêu cầu (loại trừ canxi trong thuốc).

Ngoài ra, lượng canxi trong máu được kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức. Điều này cho thấy, ăn nhiều canxi trong thực phẩm không ảnh hưởng đến bệnh, không làm gai mọc nhiều hơn. Canxi là một nguyên tố quan trọng cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi. Thức ăn chứa nhiều kali như sữa, các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra, các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể.

Lối sống cũng góp phần quan trọng để phòng ngừa gai cột sống. Vì vậy, nên thường xuyên vận động để tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Cần đi ra ngoài trời để tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.

Khi bị gai cột sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc sao cho hiệu quả nhất. Đa số các thuốc điều trị gai cột sống đều có tác dụng phụ đến dạ dày nên phải uống thuốc sau khi ăn. Căn cứ tình trạng bệnh tật, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định phẫu thuật thích hợp.


Phương pháp điều trị và phòng tránh

Những trường hợp đau lưng ở mức độ bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tại giường, kết hợp vật lý trị liệu hay dùng thuốc hỗ trợ, thông thường, một số bệnh có thể tự khỏi sau ít ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng hơn, như: chấn thương, đau lưng kéo dài do loãng xương, thoái hóa cột sống, người bệnh cần phải đến bệnh viện chuyên khoa khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Để phòng tránh và điều trị các bệnh đau thần kinh tọa, gai cột sống, thoái hóa và các bệnh lý về cột sống, nên có chế độ sau:

-    Chế độ ăn uống đủ canxi để tránh loãng xương, nhất là người già; tập thể thao đều đặn để xương dẻo dai và chắc khỏe;

-    Khi lao động, bưng, vác nặng nên có tư thế đúng, tuyệt đối không đứng cúi xuống nâng nhấc vật nặng, nên ngồi thẳng lưng để nâng vật nặng; bỏ thói quen vặn mình, vặn cổ, rất dễ làm sái các đốt sống, khiến đĩa đệm chệch ra khỏi vị trí.

-    Để phòng và điều trị bệnh trong thời gian dài thì tốt nhất nên thể kết hợp sử dụng các sản phẩm Đông Y. Vì theo Đông y, căn nguyên của các bệnh trên chính là do tình trạng khí huyết không thông và các vấn đề về tạng phụ. Các sản phẩm Đông y thường có nguồn gốc thảo dược như Thakito TM  có tác dụng thông kinh hoạt lạc, lưu thông khí huyết, giảm đau và không gây ra các tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và dạ dày. Không giống như các sản phẩm có tác dụng giảm đau, các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ có tác dụng điều trị các căn nguyên chính gây ra bệnh, để điều trị bệnh tận gốc và giảm các biểu hiện của bệnh. 


Gai cột sống là chính là một căn bệnh của thoái hóa cột sống. Nếu bạn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ tập luyện khoa học và một thói quen sinh hoạt tốt thì bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được các bệnh liên quan đến cột sống

1. Chế độ dinh dưỡng

- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi.

- Thức ăn chứa nhiều calci như sữa, các sản phẩm từ sữa – đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể.

-  Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.

- Hãy bổ sung các loại thực phẩm sau đây vào thực đơn hằng ngày của bạn để có một hệ xương chắc khỏe:

+ Sử dụng  xương ống hay sụn sườn bò, lợn để hầm canh hằng ngày. Bởi vì trong những loại thực phẩm đó có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe, bổ sung nguồn canxi cho cơ thể.

+ Đậu nành: không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương.

+ Nấm và mộc nhĩ: không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… là các bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi.

+ Hoa quả: nên ăn các loại ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố vitamin C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

+ Cà rốt rất giàu vitamin A và E, hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C, giúp cho xương khớp chắc khỏe.

2. Tập thể dục

- Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tập thể dục buổi sáng 10-15 phút với các bài tập thở, thực hiện các động tác vận động các phần cột sống về tất cả các hướng .

- Tránh những môn thể thao quá sức chịu đựng bình thường của mình (như cử tạ quá nặng, gymnastics: vận động quá khó), nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga.

- Tập thể dục thường xuyên, hoạt động nhiều sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường xuyên đi ra ngoài trời sẽ tăng tạo vitamin D bởi vì khi da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể.

3. Tránh các thói quen xấu

-  Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.

- Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ. Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.

- Không hút thuốc lá

- Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh

- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, tránh làm tăng áp lực lên cột sống.

Hỏi đáp liên quan

Hỏi: Tôi bị gai đôi cột sống đã 2 năm, điều trị bằng phương pháp bấm huyệt nhưng không đỡ. Bệnh của tôi có thể phẫu thuật được không và có khỏi hoàn toàn?

Trả lời:

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương đốt sống, đĩa sụn hoặc dây chằng quanh khớp. Có 3 nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này: viêm khớp cột sống mạn tính, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng hoặc gân tiếp xúc với đốt sống, cuối cùng là tiền sử bị chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống.

Chiều dài của các gai không lớn và chỉ mọc ở mặt trước, hoặc mặt bên của cột sống, ít khi mọc ở phía sau, việc chèn ép của gai lên các bộ phận khác không nhiều, vì thế, đa phần những người bị gai đôi cột sống sẽ không gặp trở ngại trong sinh hoạt và việc phẫu thuật cắt bỏ gai là không cần thiết. Phẫu thuật gai đôi cột sống chỉ được chỉ định trong các trường hợp gai quá lớn làm hẹp ống tủy hoặc chèn rễ thần kinh cột sống. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng không thể triệt tiêu bệnh hoàn toàn, bởi vì gai có thể mọc lại.

Đối với bệnh gai cột sống, phương pháp điều thích hợp nhất vẫn là châm cứu, vật lý trị liệu, tác động cột sống để tăng sự vận động các cơ khớp… Cùng với phương pháp trên, người bệnh nên chăm chỉ tập TDTT như đi bộ, bơi lội aerobic, yoga; tránh lực mạnh tác động lên cột sống và bổ sung thực phẩm giàu canxi.




Bệnh gai cột sống lưng
Tìm hiểu về bệnh gai cột sống
Bệnh thoái hóa và gái cột sống
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Viêm cột sống dính khớp là gì?
Hội chứng thắt lưng hông là gì? -
 



(st)