Nguyên nhân của bệnh giảm trí nhớ và cách ăn uống phòng tránh

Nguyên nhân của bệnh giảm trí nhớ và cách ăn uống phòng tránh. Ngoài Alzheimer, một số tác nhân khác như stress mạn tính, trầm cảm... cũng gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.

Nguyên nhân
 

tieu thuyet| anh girl xinh| tin tuc phimđồng hồ nam| dong ho| tổ chức sự kiện| bep ga| Mat bich inox| vest nam| quảng bá website| cửa nhựa lõi thép

   1. Stress mạn tính

   Khi bị stress, một chuỗi thay đổi về hóa sinh diễn ra trong cơ thể kích thích hệ thống phản ứng "chống hoặc chạy". Ví dụ, hàm lượng hormon stress cortisol tăng cao trong não bộ để huy động năng lượng và sự tỉnh táo. 
Tuy nhiên, khi mức căng thẳng và lo lắng tới độ mạn tính, các hóa chất thần kinh vốn cần thiết trong các tình huống khẩn cấp sẽ ngập tràn trong não bộ, gây quá tải. Điều này dẫn tới tình trạng mất tế bào não và khó hình thành các nơ-ron mới, từ đó, gây khó khăn cho quá trình nhận thức, nhất là lưu trữ thông tin mới.

   2. Trầm cảm

   Người mắc bệnh trầm cảm thường có mức serotonin thấp. Đây là chất truyền dẫn thần kinh kết nối với hệ thống kích thích trong não bộ. Trầm cảm khiến mức độ tập trung bị ảnh hưởng, giảm khả năng lưu trữ thông tin mới. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh nhân trầm cảm còn bị ám ảnh bởi những ký ức buồn trong quá khứ. Điều này cũng khiến khả năng tập trung ở hiện tại cũng bị ảnh hưởng, từ đó gây khó khăn trong việc lưu trữ ký ức trong ngắn hạn.
   3. Ảnh hưởng của thuốc

   Các loại thuốc nói chung khi uống vào cơ thể đều tác động tới toàn bộ hệ thống. Một số làm nhiễu hoạt động của các tế bào não giữ chức năng điều khiển giao tiếp. Trong một số trường hợp, hiệu ứng này xuất hiện do sự tương tác nguy hiểm của 2 loại thuốc khác nhau. Đây là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi, vì họ thường phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh khác nhau.
   4. Suy tuyến giáp

   Khi hoạt động của tuyến giáp suy giảm, cơ thể thiếu đi lượng hormon giáp trạng cần thiết để điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Toàn bộ cơ thể, gồm cả não bộ, đều bị ảnh hưởng khi quá trình trao đổi chất chậm lại. Các vấn đề về nhận thức thường là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh Alzheimer và bệnh cường giáp hoặc nhược giáp ở phụ nữ.

   5. Mang bầu hoặc mãn kinh

   Sự thay đổi hàm lượng estrogen tại 2 thời điểm này ở phụ nữ có thể ảnh hưởng tới những hóa chất khác trong não bộ mà estrogen tương tác. Bởi vậy, mới xuất hiện hiện tượng "lẩn thẩn" khi mang thai và "suy giảm trí nhớ" trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nghiên cứu năm 2010 của Đại học Bradford (Anh) cho thấy, các vấn đề về trí nhớ của sản phụ thường chuyển biến xấu hơn từ quý 2 của thai kỳ cho tới hết thời gian 3 tháng sau khi sinh. Mặc dù vậy, không phải phụ nữ nào cũng bị  ảnh hưởng.
   6. Uống rượu, bia nhiều

   Uống rượu, bia nhiều không chỉ hại gan và thận mà còn gây tổn hại cho não bộ. Tình trạng teo não diễn ra nghiêm trọng nhất tại thùy trán, nơi kiểm soát các chức năng trí tuệ cao cấp của con người, dù các cấu trúc khác cũng bị ảnh hưởng, bao gồm cả trí nhớ. Uống rượu, bia nhiều trong thời gian dài còn có thể gây hội chứng Korsakoff, một dạng suy giảm trí nhớ do nghiện rượu.
 

Uống bia rượu nhiều gây suy giảm trí nhớ

   7. Chấn động não

   Dù được bảo vệ bởi hộp sọ dày nhưng các mô thần kinh rất dễ bị tổn thương khi não bộ bị chấn động. Chấn thương sọ não xảy ra khi các mô tế bào đập mạnh vào hộp sọ trong quá trình ngã, bị đánh mạnh vào đầu hoặc bị một vật nhọn xuyên qua hộp sọ. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất trí nhớ.
   8. Tuổi già

   Sự suy giảm trí nhớ không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh. Đôi lúc, đây là biểu hiện hết sức bình thường của quá trình lão hóa. Các chức năng của não bộ bắt đầu suy giảm dần ngay từ khi con người bước vào độ tuổi cuối 20 và đầu 30. Đến khi cuối 40 và đầu 50 tuổi, phần lớn đều thỉnh thoảng bị đãng trí như khó nhớ được tên những người mới làm quen hoặc các vật dụng cần mua sắm.


Biểu hiện của rối loạn trí nhớ
 
Giảm nhớ: Hay gặp giảm hiệu quả của quá trình nhớ và quá trình lưu giữ tài liệu trong quá trình lão hóa, trong tổn thương não và trong những trạng thái đặc biệt như khi sợ hãi, khi xúc động… hay gặp giảm hiệu quả quá trình tái hiện.
 
Tăng nhớ: Hiệu quả nhớ của người bệnh tăng một cách bệnh lý, cao hơn hẳn so với những người khác. Đa số các bệnh nhân này chỉ nhớ đến một loại kích thích nhất định, liên quan đến những ký ức sâu sắc, đến điều kiện nghề nghiệp, mà họ không thể có cách gì để không nhớ đến kích thích đó.
 
Mất nhớ: Trong những thời điểm, hoàn cảnh nhất định, người bệnh không thể nhớ được cái gì đã xảy ra trong quá khứ.
 
Loạn nhớ: Trong rối loạn nhớ, không có sự gián đoạn các thông tin đưa vào, không có sự suy giảm khả năng nhớ, mà là sự lệch lạc về chất lượng các “dấu ấn” được tạo ra, là sự thay đổi bệnh lý về chất lượng, thuộc tính của quá trình nhớ. Người ta thường gặp các loại rối loạn nhớ sau: nhớ sai, nhớ dị biệt, nhớ bịa, nhớ ảo, viễn tưởng giả.
 
Viêm màng não dẫn đến mất trí nhớ.

* Các dấu hiệu biểu hiện suy giảm trí nhớ do tuổi: Có các biểu hiện khó nhớ tên người mới gặp, quên một việc vừa dự định làm. Tuy nhiên, những kinh nghiệm và kiến thức thì ít bị ảnh hưởng, người ta vẫn nhớ được những sự kiện đã xảy ra từ rất lâu.

* Các dấu hiệu biểu hiện suy giảm trí nhớ do bệnh lý:

- Quên cách sử dụng những đồ vật đã từng dùng rất thường xuyên.

- Gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận các thông tin mới.

- Hay lặp lại một câu hoặc một câu chuyện trong cùng một buổi trò chuyện.

- Gặp khó khăn trong việc giữ tiền.

- Không thể giữ nếp sống sinh hoạt thường ngày.

Các bác sĩ khuyến cáo chúng ta nên giúp phát hiện sớm triệu chứng suy giảm trí nhớ ở người thân. Ở hình thức nhẹ, bệnh nhân có biểu hiện than phiền về tính đãng trí của mình, trí nhớ có giảm so với tuổi mặc dù nhận thức và hoạt động đời sống vẫn bình thường. Ở mức nhẹ sẽ không sa sút về trí tuệ.

Phòng ngừa

Để đối phó với tình trạng suy giảm trí nhớ, ta phải thường xuyên hoạt động trí não, sống trật tự, có phương pháp, việc nào ra việc ấy, luôn đọc sách, giao tiếp xã hội, luyện trí nhớ… Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách tốt để duy trì khả năng tư duy vì nó thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường cung cấp ôxy và dinh dưỡng cho não.

Trong thực đơn hằng ngày, nên tránh uống rượu vì rượu làm tăng nguy cơ nhũn não. Để duy trì trí nhớ, người cao tuổi còn phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu chất sắt và các nguyên tố vi lượng cần thiết như phốtpho, kẽm, vitamin nhóm B, các loại dầu thực vật.

Giới trẻ nên tăng khẩu phần đạm trong bữa ăn (khoảng 300 gam/ngày) lấy từ thịt, cá, trứng, sữa… để “chăm sóc” cho các nơron thần kinh. Các loại đậu, mè, trứng chứa nhiều cholin (tiền chất tạo ra acetylcholin), acid béo thiết yếu như linoleic, arachidonic (từ dầu, mỡ, đậu nành, đậu phộng), vitamin E, B1, B6, PP, acid folic (trong rau quả tươi)… rất cần thiết cho trí não.

Điều trị

Với loại suy giảm trí nhớ do tuổi tác thì không phải dùng thuốc, vì đây là một tiến trình tự nhiên của lão hóa. Cần áp dụng một số biện pháp làm giảm ảnh hưởng của việc suy giảm trí nhớ trong sinh hoạt ngày thường và rèn luyện hoạt động trí não.

Nên liệt kê danh sách những việc cần làm, lập thời gian biểu cho công việc hằng ngày để có một cuộc sống ngăn nắp, nề nếp, xây dựng những nguyên tắc trong sinh hoạt…

Với những bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ do bệnh lý thì cần được điều trị theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa với các loại thuốc có hỗ trợ thần kinh, thuốc ức chế men acetylcholinesterase làm quá trình nhớ dễ dàng hơn…


Suy giảm trí nhớ ở người trẻ


Chuyện lúc nhớ, lúc quên ngày nay không còn là “thuộc tính” của người già, theo BS Trần Công Thắng - chuyên khoa Thần kinh (BV ĐH Y Dược TP.HCM), hiện có khoảng 20 - 30% người trẻ tuổi gặp các vấn đề về trí nhớ.



Thế nhưng, nhiều người đang xem chuyện hôm nay quên một việc, hôm sau quên hai việc là điều bình thường, trong khi đó, đây chính là dấu hiệu của chứng suy giảm trí nhớ.

Dễ quên ký ức gần

Bước đầu tiên của quá trình hình thành trí nhớ là thông tin được ghi nhận thông qua những giác quan, ví dụ như hình ảnh ghi nhận bằng mắt, tai nghe âm thanh… Thông tin được mã hóa, lưu trữ trong não. Sau đó, khi người sử dụng cần bất cứ thông tin nào, não sẽ giúp “truy xuất” từ kho lưu trữ này.

BS Thắng cho biết: “Ở người trẻ, giảm trí nhớ thường liên quan nhiều đến quá trình ghi nhận. Con người ngày nay có hàng ngàn việc để nhớ, kèm theo áp lực công việc gây ra nhức đầu, đau nhức vai cổ, mất ngủ, stress… Hậu quả của một hoặc tất cả nguyên nhân trên làm cho độ tập trung kém đi và “khổ chủ” không nhớ những chuyện đã xảy ra xung quanh. Ngoài ra, sự ghi nhận thông tin kém còn có thể do một số bệnh lý như cận thị, khi tầm nhìn bị mờ ảo và có giới hạn. Hoặc khi ghi nhận rồi, quá trình lưu trữ lại bị trục trặc do những sang chấn trong cuộc sống làm tổn thương não như nghiện rượu, chấn thương sọ não”.

Chính vì vậy, việc giảm trí nhớ ở người trẻ thường là giảm trí nhớ gần, mới xảy ra hay còn gọi là trí nhớ công việc. Nhiều bệnh nhân thường than phiền với BS rằng, ra khỏi nhà một lúc lại băn khoăn không biết đã đóng cửa sổ chưa, tắt bếp ga, tắt máy tính chưa… Tại Phòng khám Trí nhớ, BV ĐH Y Dược TP.HCM, không ít bệnh nhân trẻ tuổi cho biết, họ rất hay quên. Ví dụ, đang tính làm một việc gì đó, quay qua quay lại một lúc sau đã quên bẵng mình đang muốn làm gì; để đồ ở đâu tìm không ra… Các chuyên gia y tế cho rằng, đây có thể là hiện tượng của người bắt đầu bước vào giai đoạn stress hoặc rối loạn trầm cảm. Bản chất của trầm cảm là khiến người bệnh thờ ơ, không chú ý đến xung quanh, giảm sự quan sát, có cảm giác mất năng lực trong cuộc sống. Do đó, bệnh nhân trầm cảm không buồn để ý đến bất cứ thứ gì, và đương nhiên sẽ không nhớ.

Bên cạnh đó, việc suy giảm trí nhớ của người trẻ còn do việc lạm dụng các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ Amitryptilin, một số thuốc chữa động kinh cho trẻ em, nhóm thuốc corticoid (nhất là ở bệnh nhân hen suyễn). Ngoài ra, có những dạng không phải là bệnh lý giảm trí nhớ mà người ta gọi là tật đãng trí. Đó là những người làm gì cũng nhanh, nói nhanh trong một khoảng thời gian ngắn… dẫn đến thông tin vào não nhiều quá, không thể kiểm soát nổi. Nhưng những hiện tượng này không tăng lên theo thời gian.


Tăng trí nhớ: thu xếp gọn gàng cuộc sống


BS Thắng khuyến cáo: “Khi bắt đầu có những rối loạn về trí nhớ gần, người bệnh cần phải xác định được đó là biểu hiện bình thường hay bệnh lý. Biểu hiện bình thường nếu chỉ thỉnh thoảng mới quên. Suy giảm trí nhớ trở nên nặng hơn nếu việc quên này trở thành quên hoàn toàn, ngay cả khi được gợi nhớ. Ví dụ, bạn ngỏ ý mượn cuốn sách hôm trước, hôm sau nhìn thấy mặt bạn, người đó vẫn không nhớ ra việc được hỏi mượn sách… Việc bị quên ngày càng tăng lên nhiều hơn, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống, người bệnh phải đi tham vấn, kiểm tra tại các phòng khám trí nhớ ở các BV. Tại đây, các chuyên gia sẽ xác định, sự giảm trí nhớ này là lành tính hay bệnh lý, suy giảm nhận thức nhẹ hay sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ ở người trẻ (40 - 60 tuổi) có thể do các tổn thương não vì tai nạn giao thông, hoặc do một số thể bệnh Alzheimer có tính chất gia đình hoặc do đột biến gien; hay sa sút trí tuệ do tai biến mạch máu não hoặc nghiện rượu”.

Để duy trì trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây ra chuyện “quên” bằng cách thu xếp công việc ngăn nắp, tránh căng thẳng stress, hạn chế tối đa hút thuốc lá và uống rượu. Đặc biệt, rượu có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều. Khi có những biểu hiện mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, đau đầu mất ngủ…, bệnh nhân phải đi khám để điều trị căn nguyên. Tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những phương cách cải thiện trí nhớ. Đây là cách hữu hiệu với những bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ, kể cả trẻ em và người lớn gặp vấn đề về khả năng tập trung, những người bị khiếm khuyết năng lực học tập và các nạn nhân của chấn thương sọ não hoặc đột quỵ. Những người trẻ cũng phải tập luyện khả năng ghi nhớ bằng cách tăng cường quan sát, ghi nhận: quan sát các đồ vật xung quanh bằng mắt, dùng trí tưởng tượng để liên hệ, so sánh, ghi chép những việc cần làm…  

Phòng bệnh suy giảm trí nhớ qua thức ăn

Ngoài ra phần lớn là do cách chúng ta sử dụng thực phẩm hàng ngày. Thực phẩm có thể chia thành 2 nhóm: Mang tính kiềm hoặc axít, dựa trên quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Chính đặc tính kiềm hay axít mà thực phẩm có công hiệu bồi bổ sức khoẻ hay phòng bệnh khác nhau.

 Ảnh: minh họa – Internet


Thực phẩm mang tính axít:

Là những thực phẩm có nguồn gốc động vật (trừ sữa, các loại đậu và ngũ cốc), chứa tương đối nhiều các khoáng chất như lưu huỳnh, phốtpho, clo… Khi tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, các thực phẩm này đã tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính axít. Thịt bò, lợn, gà, cá thu, cá bơn, hàu, gạo, mạch, bánh mì, phomát, ngô, lạc, hồ đào, đường cát, bánh quy, bia, các loại rượu... là những thực phẩm mang tính axít mạnh. Loại mang tính axít yếu như trứng gà, tôm, cá mực, bạch tuộc, cá sông, lươn, thịt hun khói, hành, sôcôla…

Thực phẩm mang tính kiềm thường có nguồn gốc thực vật (trừ ngũ cốc) và sữa, huyết động vật.

Các thực phẩm này chứa tương đối nhiều các khoáng chất như kali, natri, canxi, magiê… tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đã tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính kiềm. Thực phẩm mang tính kiềm mạnh như trà, cà chua, dưa chuột, càrốt, rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, khoai môn, rong biển, cam quýt, sung, dưa hấu, nho, nho khô, hạt dẻ, càphê, rượu nho… Những loại có tính kiềm yếu bao gồm như đậu phụ, đậu tương, măng, khoai môn, nấm hương, bí đỏ, rau cần, ngó sen, hành tây, cà, sữa, táo, lê, chuối tiêu, anh đào...

Khi bình thường máu trong cơ thể con người mang tính kiềm. Khi sử dụng trí não hoặc thể lực quá độ, máu sẽ chuyển sang môi trường tính axít. Nếu con người sử dụng thực phẩm mang tính axít dài ngày cũng có thể khiến máu chuyển thành tính axít. Cứ như vậy sẽ khiến não bộ và chức năng thần kinh bị thoái hoá, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Lúc này cần bổ sung các thực phẩm tính kiềm, ít ăn các thực phẩm tính axít.

Thực đơn hằng ngày cần phối hợp giữa 2 nhóm thực phẩm này hài hoà, hợp lý thì việc bảo vệ sức khoẻ mới đạt yêu cầu và không gây ra sự suy giảm trí nhớ.

NHỮNG ĐỒ ĂN LÀM GIẢM TRÍ NHỚ

1. Đồ ăn có vị chua

Chanh, dưa muối… chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đồ chua lại làm mất cân bằng độ pH trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng tới chức năng của não bộ, gây mất tập trung và suy giảm trí nhớ.

Hãy biết cách cân bằng độ pH trong cơ thể để bảo vệ sức khỏe cho não bộ qua việc kết hợp hợp lý các thực phẩm chứa axit và kiềm trong bữa ăn hàng ngày.

2. Đồ ăn chứa nhiều cholesterol

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, khẩu phần ắn chứa chất béocholesterol cao có liên quan chặt chẽ đến tổn thương của hệ thần kinh trung ương. 

Do lượng mỡ tích tụ dần vào thành mạch, những khẩu phần ăn chứa cholesterol có thể hạn chế oxy lên não, lâu dài sẽ gây tổn thương các nơ-ron thần kinh, làm giảm trí nhớ.

3. Đồ ăn nhiều muối

Muối không thể thiếu cho các món ăn cũng như sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, lạm dụng quá nhiều muối trong các món ăn lại là cách nhanh nhất làm tổn thương não bộ.

Hàm lượng muối natri dư thừa trong thời gian dài sẽ tích tụ trong cơ thể, làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Các tế bào não không được bổ sung oxy đầy đủ sẽ dễ bị lão hóa khiến bạn nhận thức chậm và nhanh quên.

4. Đồ uống có cồn

Rượu bia và các đồ uống có cồn là kẻ thù số 1 của bộ não bởi thành phần các chất kích thích và gây nghiện có trong rượu bia khi bị tích tụ lâu ngày có thể ức chế hoặc tê liệt hoạt động của các tế bào não.

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những người nghiện rượu thường có kích thích não bộ nhỏ hơn và khả năng ghi nhớ kém hơn hẳn so với những người không uống rượu. Một lượng rượu bia vừa phải mỗi ngày là chất “kích thích” não bộ nhưng quá nhiều lại gây những tổn thương trầm trọng.

5. Thực phẩm chiên, rán

Ở nhiệt độ cao, thực phẩm thường sản sinh hàm lượng các chất oxy hóa cao. Các chất oxy hóa này có thể “làm hỏng” hoặc làm rối loạn hệ thống trao đổi chất trong cơ thể, từ đó thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào, trong đó có các tế bào hại não, gây giảm trí nhớ.

6. Đường

Đường tinh chế khi ăn quá nhiều, cơ thể không hấp thu hết sẽ tạo thành các chất có hại cho cơ thể. Ăn thức ăn có hàm lượng fructose cao trong thời gian dài gây tác hại đến khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin của não.

Các loại hoa quả ngọt chứa đường tự nhiên, ít gây hại cho cơ thể. Hoặc nếu bạn là tín đồ của các loại bánh kẹo ngọt thì đừng quên bổ sung omega-3 vào các bữa ăn vì omega-3 tạo “lá chắn” giúp giảm thiểu tác hại của đường tới các tế bào não.

Ảnh minh họa

7. Thực phẩm nhiễm độc

Thịt cá, rau quả chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu quá mức cho phép cũng là kẻ thù của não bộ.

Các chất độc hóa học tích tụ lâu ngày trong cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm hoặc làm suy giảm trí nhớ ngay cả ở những người trẻ tuổi.




Điều trị suy giảm trí nhớ -
Những thức ăn làm giảm trí nhớ trầm trọng
Thói quen tốt cho trí nhớ
Làm sao để cải thiện trí nhớ hiệu quả -
Bệnh alzheimer -
Thiểu năng tuần hoàn não



(st)