Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch chân và cách phòng ngừa hiệu quả

Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch chân và cách phòng ngừa hiệu quả. Bệnh giãn tĩnh mạch chân là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và mọi giới nhưng nữ giới vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, càng lớn tuổi thì người bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân càng nhiều.Nguyên nhân của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì ?


Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có khá nhiều như : yếu tố chủng tộc (bệnh lý này khá phổ biến ở người da trắng & da vàng; nhưng lại rất hiếm gặp ở người da đen), chế độ làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều, mang thai, béo phì, chế độ ăn nhiều thịt và chất bột đường, ít ăn rau - trái cây , thay đổi về enzym trong mô liên kết, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp .v… và thậm chí sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.

yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch 

Phụ nữ sinh nở nhiều lần, người táo bón kinh niên, làm việc đứng hoặc ngồi lâu... có nguy cơ mắc bệnh dãn tĩnh mạch chân

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phi Long, Trưởng phân khoa Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược chia sẻ những yếu tố nguy cơ của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch thường không nhận biết được bệnh của mình, thường có nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Nếu được phát hiện và điều trị phù hợp ngay từ ban đầu thì việc chữa bệnh rất đơn giản. Phát hiện trễ, tĩnh mạch đã bị loét, chảy nước, có thể dẫn đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn, gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố được nghiên cứu đầu tiên trong mối liên quan với bệnh tĩnh mạch. Hiện nay các nhà nghiên cứu đều công nhận tuổi cao là yếu tố làm tăng nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính và giãn tĩnh mạch chân. Độ tuổi thường mắc bệnh giãn tĩnh mạch là từ 45 đến 50 tuổi trở lên. Tuổi càng cao, giãn tĩnh mạch thường càng trầm trọng hơn.

Giới tính

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh giãn tĩnh mạch thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới. Cứ khoảng 2-3 bệnh nhân nữ mắc bệnh thì mới có một bệnh nhân nam bị giãn tĩnh mạch. Người ta nhận thấy đối với suy tĩnh mạch mạn tính, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là tương đương nhau. Sự khác biệt về mặt tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ trong giãn tĩnh mạch được lý giải có lẽ là do nữ giới thường phải trải qua thời kỳ mang thai.

Trong những nghiên cứu lớn, đa trung tâm tại Đức và Italia, người ta nhận thấy ở phụ nữ mắc bệnh suy tĩnh mạch, tỷ lệ phù chân thường cao hơn nam giới; trong khi ngược lại nam giới suy tĩnh mạch thường dễ bị chàm da, loét chân hơn so với nữ.

Rất nhiều bệnh nhân giãn tĩnh mạch không biết mình mắc bệnh. Ảnh: momega

Nghề nghiệp - Thói quen đứng lâu

Theo những nghiên cứu trước đây, những nghề nghiệp có liên quan đến thói quen phải đứng lâu, đi lại nhiều… đã được xác định là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính và dãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết vì y học chưa chứng minh rõ ràng được thói quen đứng lâu gây ra bệnh giãn tĩnh mạch nhờ cơ chế nào. 

Tính chất gia đình

Hiện nay y học vẫn chưa chứng minh được bệnh có di truyền hay không và chưa xác định được có gen gây bệnh hay không. Một số các nghiên cứu cho thấy suy tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch chân có tính chất gia đình. Một người mắc bệnh thì các thành viên khác cùng huyết thống trong gia đình cũng dễ bị bệnh tương tự, với tần suất gấp 1,5 đến 2 lần người bình thường. 

Nội tiết tố - Thuốc ngừa thai

Dùng thuốc ngừa thai đường uống và liệu pháp hormon thay thế đã được chứng minh là có liên quan đến nguy cơ dễ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Dù vậy, thuốc ngừa thai và nội tiết tố không có liên quan đến suy tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch chân, không làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Mang thai

Mang thai, sanh nở nhiều lần và thai kỳ làm tăng nguy cơ dãn tĩnh mạch chân. Phụ nữ đã mang thai và mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người chưa mang thai và nam giới gấp 2 lần. 

Phụ nữ mang thai, sinh nở có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Ảnh: hervietnam

Béo phì

Vai trò của chứng béo phì trong mối liên quan với bệnh giãn tĩnh mạch chân vẫn còn có nhiều ý kiến trái ngược. Theo nghiên cứu tại Anh quốc, chỉ số BMI trên 27 làm tăng nguy cơ dãn tĩnh mạch ở nữ giới, nhưng không tăng nguy cơ này ở nam giới. Một nghiên cứu lớn khác tại Đức (nghiên cứu Bonn) cho thấy chỉ số BMI trên 30 chỉ làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch một cách không đáng kể ở nữ giới, nhưng lại làm tăng rõ rệt nguy cơ suy tĩnh mạch ở cả nam lẫn nữ.

Táo bón kinh niên

Theo một số nhà nghiên cứu, những người mắc chứng táo bón kinh niên cũng là nhóm yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch.

Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân…

Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng giai đoạn sớm nặng dần lên, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân. có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bình thường.Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.

Ở giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

 Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân?

Điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch mãn tính đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, vớ ép, tập vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này và cuối cùng là phẩu thuật. Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là phòng bệnh bằng cách: tránh béo phì, tránh đứng lâu, tránh táo bón, hít thở sâu và tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức bền của thành mạch máu, ăn các thức ăn giàu vitamin, nhiều chất xơ...hạn chế ăn nhiều thịt & chất bột đường.

Giải phẫu tĩnh mạch chi dưới:

Các tĩnh mạch của chi dưới được phân chia làm 3 hệ thống: hệ nông, hệ sâu và hệ xuyên:

- Hệ tĩnh mạch sâu là các tĩnh mạch đi kèm với động mạch như tĩnh mạch chày, tĩnh mạch mác, tĩnh mạch chậu v.v…các tĩnh mạch càng lớn càng có ít van, tĩnh mạch chủ hầu như không có van và các tĩnh mạch này không bao giờ bị giãn, bệnh chủ yếu của hệ thống tĩnh mạch này là viêm tắc tĩnh mạch.

- Hệ tĩnh mạch nông ở chi dưới có hai nhóm: tĩnh mạch hiển ngoài và tĩnh mạch hiển trong. Tĩnh mạch hiển trong lớn và ở mặt trong của đùi đi từ mặt trước của mắt cá trong đến chỗ nối tĩnh mạch đùi-chậu (ngay nếp bẹn). Tĩnh mạch hiển ngoài nhỏ và nằm ở phía ngoài đi từ mặt trước mắt cá ngoài lên đến khoeo chân và đổ vào tĩnh mạch khoeo. Ngoài ra, nó còn bao gồm cả các tĩnh mạch dưới da. Bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính thường hay xảy ra ở hệ thống này.

- Hệ tĩnh mạch xuyên có nhiệm vụ đưa máu từ hệ thống tĩnh mạch nông vào hệ tĩnh mạch sâu bao gồm nhiều nhóm.

Máu di chuyển trong lòng tĩnh mạch theo chiều từ nông vào sâu và từ dưới lên trên nhờ hệ thống van mở ra khi máu đi về trung tâm đóng lại không cho máu chảy ngược và lực hút do hoạt động của cơ hoành, sức hút của tim, áp lực âm vùng trung thất cùng lực đẩy do hoạt động của hệ thống cơ. Tùy theo vị trí và nguyên nhân của tổn thương bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới được chia làm 4 nhóm:

- Nhóm giãn tĩnh mạch tiên phát hay còn gọi là giãn tĩnh mạch vô căn: trong nhóm này, ban đầu các tĩnh mạch bị giãn và dài ra sau đó các van tĩnh mạch mất dần chức năng.

- Nhóm giãn tĩnh mạch thứ phát, thường do viêm tĩnh mạch: Ở nhóm này các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó các tĩnh mạch mới bị giãn và dài ra.

- Giãn tĩnh mạch ở người có thai, do tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ và chèn ép của tử cung bị to ra khi có thai.

- Giãn tĩnh mạch bẩm sinh, nguyên nhân do bất thường của thành tĩnh mạch làm nghẹt tĩnh mạch sâu và dò động tĩnh mạch (dạng u máu hỗn hợp).

Biến chứng của giãn tĩnh mạch:

- Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.

- Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

- Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

- Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Các yếu tố nguy cơ:

- Trên thực tế không phải người nào cũng có khả năng bị bệnh này, chỉ có một số người thuộc nhóm có nguy cơ cao là hay mắc bệnh. Di truyền là mẫu số chung cho những bệnh nhân này, trong thực hành bệnh viện hàng ngày chúng tôi nhận thấy có một số người về di truyền dễ bị mắc bệnh hơn những người khác, nguyên nhân do những thay đổi về enzyme trong mô liên kết. Nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.

- Tăng trọng quá mức cũng là một yếu tố nguy cơ vì lực tác động từ phía trước để hút máu về bị giảm và các dòng trào ngược ly tâm phát sinh do gia tăng áp lực từ ổ bụng.

- Chủng tộc có ít nhiều ảnh hưởng đến bệnh này, trừ khi chúng được kết hợp với sự phát triển về kinh tế và thay đổi cách sống. Tại Pháp, cộng đồng người dân di cư đến từ các nước vùng bắc Phi rất hay bị bệnh giãn tĩnh mạch, đa số họ đều là những người dân nghèo, sống trong những điều kiện vật chất thiếu kém và phải làm những việc nặng nhọc, đứng lâu, nhiệt độ cao ở vùng chân: nội trợ, giặt quần áo, thợ dệt, tài xế v.v…

- Thuốc ngừa thai do sử dụng nội tiết tố nên cũng là một yếu tố nguy cơ như thai nghén.

- Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch nhất là những phẫu thuật vùng tiểu khung như phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương v.v… Tuy nhiên, gần đây tầm quan trọng của yếu tố nguy cơ này đã giảm bớt.

- Những bệnh do theo chế độ ăn kiêng có nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng rất dễ bị giãn tĩnh mạch.

Các triệu chứng chính và chẩn đoán:

- Theo một thống kê nghiên cứu đa trung tâm do Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh chủ xướng: Đa số bệnh nhân 77,6% không hề biết về bệnh tĩnh mạch trước đó. Điều này nói lên thực trạng về bệnh lý tĩnh mạch ở nước ta, trong đó chủ yếu là bệnh nhân ít quan tâm, ngại đi khám, thầy thuốc coi nhẹ và bỏ sót các triệu chứng. Trong đó, 91,3% bệnh nhân không được điều trị và 8,7% được điều trị không đúng phương pháp chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng như Aspirin, lợi tiểu hoặc các loại thuốc ĐôngY.

- Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm, triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ. Về sau, các triệu chứng nặng dần và xuất hiện các mảng rối loạn dinh dưỡng trên da và các tĩnh mạch giãn dần, nổi ngoằn nghoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, môi khô lưỡi dơ và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, bên trong lòng xuất hiện những cục thuyên tắc cứng v.v…

- Việc xác định chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng bao gồm nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.

- Sờ để biết được độ cứng của phần mềm, đặc biệt là vùng trước xương chày, so sánh cả hai bên. Ngoài ra, có thể sờ thấy cả một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và xác định nhiệt độ của da.

- Với các thầy thuốc chuyên khoa, có thể áp dụng một số thủ thuật để đánh giá tình trạng của các van tĩnh mạch hiển trong như: thủ thuật Schwarz, thủ thuật ho, thủ thuật Trendelenburg và thủ thuật Perthe.

- Cuối cùng, chẩn đoán được xác định bằng siêu âm Doppler màu mạch máu, với phương pháp này cho phép chúng ta xác định được những rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để từ đó có thái độ điều trị đúng đắn.

Điều trị:

Có 5 phương pháp điều trị chính nhằm kiểm soát hay chặn đứng sự trào ngược, loại bỏ trào ngược từ các tĩnh mạch nhánh và từ các mạch nối, cuối cùng là ngăn ngừa sự tràn ngập mô kẽ do dịch thấm ra từ các vi quản.

- Phòng ngừa: Phương pháp này nhằm chặn đứng sự trào ngược và làm cho các lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch được tốt hơn. Bao gồm: Để chân cao khi nằm nghỉ, tập cơ mạnh hơn, tránh đứng hay ngồi lâu, mang vớ thun hay quấn chân bằng băng thun, sửa lại vị trí bàn chân đối với các dị tật, tránh béo phì, tập hít thở sâu, ăn chế độ có nhiều chất xơ để tránh táo bón v.v…

- Băng ép nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ thống xuyên, giảm đường kính của lòng tĩnh mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức.

- Điều trị nội khoa với các thuốc làm bền thành mạch như Daflon, Rutin C, Veinamitol v.v… nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch. Một số thầy thuốc chuyên khoa còn áp dụng phương pháp tiêm gây xơ tại chỗ với các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu.

- Phẫu thuật với hai phương pháp chính: Lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn gọi là phương pháp Stripping bằng một dụng cụ chuyên dùng cho phép rút các tĩnh mạch như chúng ta làm lòng gà và phương pháp Chivas lấy các đoạn tĩnh mạch bị giãn của hệ thống xuyên, đây là phương pháp điều trị khá triệt để có tỷ lệ tái phát thấp nhất. Ngoài ra, hiện nay người ta còn áp dụng phương pháp làm lạnh với Nitơ lỏng âm 90oC để làm nghẹt lòng tĩnh mạch qua một ống thông trong lòng tĩnh mạch, tuy nhiên phương pháp này cho tỷ lệ tái phát khá cao đến 30% các trường hợp.

Nhân loại đã sắp sửa bước sang một thiên niên kỷ mới, bao nhiêu thành tựu khoa học đã đạt được trong đó phải kể đến những thành tựu lớn trong Y học kể cả trong lĩnh vực nghiên cứu và điều trị các bệnh lý về mạch máu. Tuy nhiên, theo chúng tôi những người thầy thuốc điều mấu chốt quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chúng ta hãy phòng bệnh giãn tĩnh mạch bằng các phương pháp rất đơn giản như tránh béo phì, tráng đứng lâu, tránh táo bón và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng tập thể dục, ăn các thức ăn giàu vitamin nhiều chất xơ v.v…

Khi mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân nên làm gì?

Qua phần giới thiệu ở trên đã phần nào nói lên một số triệu chứng gây phiền toái cho người bệnh và có khả năng gây biến chứng khó tránh khỏi của bệnh.Vì vậy khi mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân, điều đầu tiên là phải đi khám bệnh ở cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định và có chỉ định điều trị thích hợp, đồng thời có những lời khuyên của bác sĩ với người bệnh. Khi đã bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân nên tuân theo lời dặn và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Khi đi ngủ nên kê cao chân bằng một chiếc gối mềm, độ cao thích hợp để không làm khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để phòng tránh bệnh giãn tĩnh mạch chân nên tránh đứng lâu, tránh đứng nhiều. Nên có thói quen tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn, ăn thức ăn có nhiều sinh tố nhất là các loại quả để có đủ một số chất cần thiết làm tăng tính bền vững của thành mạch. Nên xoa bóp nhẹ nhàng hai chân (theo xu hướng vuốt dọc trở lên từ bàn chân lên cẳng chân) đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để làm cho máu lưu thông tốt hơn.



Phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đúng cách

Không chỉ gây mất thẩm mỹ, căn bệnh này còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả lưu thông máu kém gây ra cơn đau dữ dội.

Suy giãn tĩnh mạch chân còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới. Đây là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại, gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh có thể có cảm giác như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê chân, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm... 

Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc/ nghề nghiêp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên....

Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nhiều người không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp chân....

Không chỉ gây mất thẩm mỹ, căn bệnh này còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả lưu thông máu kém gây ra cơn đau dữ dội. Đáng lưu ý hơn, đây là căn bệnh ngày càng phổ biến ở giới văn phòng.

Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đúng cách.

1. Kiểm soát cân nặng

Giảm trọng lượng của bạn là một cách để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Việc bạn tăng cân sẽ làm tăng áp lực trên chân và là một trong những nguyên nhân chính của chứng suy giãn tĩnh mạch. Việc duy trì một mức cân nặng hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho việc phòng chứng suy giãn tĩnh mạch.


2. Giảm thời gian đứng


Cố gắng tránh đứng trong thời gian dài để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch hình thành. Càng nhiều áp lực dồn lên trên đôi chân của bạn càng gây sức ép lên các tĩnh mạch và có thể gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch.


3. Đi tất đặc biệt


Vì bạn không thể tránh đứng hoàn toàn, bạn có thể giúp đôi chân của bạn cảm thấy dễ chịu và giảm bớt áp lực bằng cách đi loại tất chun để cải thiện lưu thông máu.


4. Tập thể dục


Tập thể dục, đặc biệt là đi xe đạp, bơi lội và đi bộ có thể giúp cải thiện lưu thông ở chân và ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, những bài tập tập trung làm thon gọn chân hoặc các bài Yoga cũng rất tốt cho việc phòng và chữa chứng suy giãn tĩnh mạch chân.


Ảnh minh họa


5. Cẩn thận với thuốc tránh thai


Nếu bạn là nữ, tránh các loại thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao. Estrogen với hàm lượng cao đã được chứng minh có thể thay đổi lưu thông máu, góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch.


6. Thay đổi tư thế ngồi


Tránh bắt chéo chân của bạn để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Việc bắt chéo chân sẽ tạo nhiền áp lực lên đùi, xương chậu, gây kém lưu thông máu, dễ bị tê mỏi và hình thành tình trạng da sần vỏ cam cùng với chúng suy tĩnh mạch.


7. Tạm biệt giày cao gót


Mang giày gót thấp hoặc dép mềm khi có thể và chọn những loại quần áo thoải mái, hạn chế mang giày cao gót và các loại quần bó sát để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắt nghẽn.


8. Gác chân cao


Đặt một chiếc gối dưới chân của bạn khi bạn ngủ trong tư thế nằm ngửa là một cách khác để tăng cường lưu thông và giảm bớt áp lực trên đôi chân.


9. Chú ý tới các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khác


Cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp duy trì tĩnh một hệ tĩnh mạch mạnh mẽ, khỏe mạnh. Hãy chọn những trái cây họ cam quýt như bưởi, cam… vì chúng chứa nhiều hesperidin, rutin, và diosmin sẽ giúp giảm tình trạng suy tĩnh mạch bằng cách tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch. 

Ngoài ra nếu bạn thường xuyên ăn các loại gia vị như gừng, tỏi và ớt cayenne, bạn sẽ phá vỡ các fibrin- nguyên nhân gây tắc nghẽn tĩnh mạch. Điều này giúp hạn chế bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khá hiệu quả.



Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Tĩnh mạch giãn nở -
Giãn tĩnh mạch tinh ở nam giới
Tĩnh mạch viêm -
Xơ gan cổ chướng



(st)

Toi bi th oai hoa khop goi va gón tinh ,mach Cho toi hoi cach chua tri benh Toi xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Về điều trị, có 3 phương pháp. Phổ biến nhất là dùng băng ép nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu. Cách thứ hai là dùng các thuốc làm vững bền thành mạch như: daflon, rutin C, veinamitol... hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ. Phương pháp thứ ba là phẫu thuật lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn. Để hạn chế giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân cần lưu ý: - Mang bít tất thun hoặc một loại băng thun có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn. - Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hoặc đi giày cao gót. Khi nằm nên kê chân cao 10-15 cm. - Tập hít thở sâu và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng cách tập thể dục. - Không nên đứng gần nơi có nhiệt độ cao như bếp than, củi cháy to... Không sưởi chân, ngâm chân vào nước nóng (nước lạnh làm co tĩnh mạch, nóng làm giãn tĩnh mạch). - Nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng. Ăn các thực phẩm giàu vitamin, dùng nhiều chất xơ để tránh táo bón.
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Gửi hỏi đáp - bình luận