Nguyên nhân của bệnh hen suyễn và cách chữa trị hiệu quả nhất

Nguyên nhân của bệnh hen suyễn và cách chữa trị hiệu quả nhất. Hen phế quản là một căn bệnh rất dễ mắc phải. Những người mắc bệnh là do viêm nhiễm mãn tính đường hô hấp dẫn đến làm tắc nghẽn luồng khí thở do co thắt phế quản, do sưng phù làm hẹp lòng phế quản và do đờm được tiết ra nhiều khi viêm, làm cho bệnh nhân bị ho, khó thở và khò khè tái đi, tái lại.

Bệnh hen là gì?

Bệnh hen là bệnh viêm mạn tính (kéo dài) của phế quản.

Hiện tượng viêm phù nề này là hậu quả của sự phối hợp giữa:

Phế quản "yếu ớt" của người bệnh hen (phế quản của bệnh nhân hen dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài hay bên trong cơ thể hơn so với người bình thường).

Tác nhân gây hen đến từ môi trường bên ngoài hay bên trong cơ thể.

Viêm mạn tính ở phế quản làm cho phế quản bị tắc nghẽn qua 3 cơ chế:

  • Co thắt.

  • Phù nề.

  • Ứ đọng đàm nhớt.

Bệnh này được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau:

  • Ho khan, dai dẳng, xuất hiện thành nhiều cơn.

  • Khò khè trong lồng ngực.

  • Khó thở: biểu hiện tắc nghẽn đường thở đã nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh hen:

BỆNH HEN = CƠ ÐỊA BỆNH HEN + YẾU TỐ GÂY BỆNH HEN

Cơ địa bệnh hen:

Người có cơ địa hen là người có các yếu tố nguy cơ dễ bị hen khi tiếp xúc với các yếu tố gây viêm hơn những người khác. Ðó là các yếu tố:

Yếu tố di truyền:

- Trong gia đình người bệnh hen, người ta cũng thường thấy có cha mẹ hay anh em của bệnh nhân này cũng bị hen. Ngược lại nếu cha hoặc mẹ bị hen thì con sinh ra có khả năng mắc hen nhiều gấp 2 đến 3 lần người bình thường. Ðiều này cũng có nghĩa là khi cha mẹ bị hen thì không chắc chắn là con sinh ra sẽ bị hen.

- Thực ra người ta đã tìm thấy một số các bất thường về gien có khả năng tăng cao nguy cơ bị hen, tuy nhiên không có một yếu tố nào được xem là quyết định trong cơ chế sinh bệnh cả.

- Như vậy không thể dùng các xét nghiệm về gien để chẩn đoán bệnh hen trước sinh và người ta cũng không thể điều trị hen bằng các biện pháp điều trị làm thay đổi cấu trúc gien được.

Yếu tố dị ứng:

- Hay còn gọi là người có cơ địa dị ứng: da (nổi mề đay, ngứa khi tiếp xúc vật lạ như lông con sâu róm, hoặc khi ăn đồ biển như cua ghẹ), tai mũi họng (viêm kết mạc, viêm mũi dị ứng), tiêu hóa (dị ứng thức ăn).

- Tuy nhiên cũng phải lưu ý là có rất nhiều bệnh nhân hen hoàn toàn không có yếu tố dị ứng này.

Yếu tố gây bệnh hen:

Từ môi trường bên ngoài cơ thể:

Yếu tố gây dị ứng:

- Con mạt nhà: là những con côn trùng bé li ti nằm trong bụi nhà, có rất nhiều trên giuờng chiếu, chăn màn.

- Lông chó mèo.

- Phấn hoa.

- Bụi phát sinh trong quá trình lao động.

Yếu tố gây ô nhiễm:

- Môi trường sống: khói của động cơ, xe cộ chứa nhiều: SO2, NO2, 03.

- Môi trường lao động: gây ra loại hen nghề nghiệp ( hơn 250 chất) thường gặp bệnh nhân hen làm nghề: thợ làm bánh mì, thợ sơn dùng loại bình phun sương, thợ làm tóc.

Từ môi trường bên trong cơ thể:

Viêm mũi dị ứng:

- Mũi bị viêm sẽ không làm việc tốt được: không lọc sạch, sưởi ấm, làm ẩm không khí hít vào. Không khí lạnh, khô và bẩn hít vào sẽ làm tổn thương phế quản lâu dần và dẫn đến hen.

- Cơ địa viêm mũi dị ứng là một cơ địa dị ưng và là yếu tố thuận lợi để phát sinh bệnh hen.

Viêm trào ngược dạ dày thực quản:

- Viêm trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý trong đó dịch dạ dày trào lên thực quản, hầu họng và miệng.

- Bệnh này biểu hiện bởi cảm giác đau rát bỏng sau xương ức, thường xuất hiện sau bữa ăn, đau nặng lên bởi tư thế nằm ngửa hoặc cúi người ra trước. Có thể kèm thêm triệu chứng ợ hơi, đắng miệng, ho và đôi khi là thở rít. Khám họng sẽthấy hiện tượng viêm vùng hầu họng và thanh quản.

- Dịch vị trào lên khi rơi vào khí quản, phế quản sẽ gây tăng tính dễ bị kích thích của phế quản và sẽ biểu hiện thường nhất là những cơn ho, và đôi khi là những cơn hen.

Nguyên nhân gây cơn hen:

CƠN HEN = BỆNH HEN NỀN TẢNG + YẾU TỐ GÂY CƠN HEN

Bệnh hen nền tảng:

Mức độ nặng nhẹ của bệnh hen nền tảng: bậc hen càng nặng thì phế quản càng bị viêm phù nề càng dễ co thắt, ứ đọng đàm nhớt khi tiếp xúc với yếu tố gây cơn hen hơn do đó càng dễ vào cơn hen hơn.

Chế độ điều trị ngừa cơn: càng không phù hợp, bệnh nhân càng không tuân thủ điều trị tốt chừng nào thì khả năng vào cơn hen càng nhiều chứng ấy.

Yếu tố gây cơn hen:

Những yếu tố gây bệnh hen hoàn toàn có thể gây cơn hen:

- Yếu tố bên ngoài cơ thể : yếu tố gây dị ứng, yếu tố gây ô nhiễm.

- Yếu tố bên trong cơ thể: viêm mũi dị ứng, viêm trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh những yếu tố đã kể trên có những yếu tố khác đặc thù gây cơn hen.

- Nhiễm trùng hô hấp trên do siêu vi hoặc do vi khuẩn.

- Hít phải khói đun bếp củi, hơi chiên xào thức ăn.

- Hít phải lông mèo, lông chó, nấm mốc.

- Hít phải hơi bột mì, hơi hóa chất.

- Hít thuốc lá chủ động hay thụ động.

- Vận động thể lực.

- Uống nhầm một số loại thuốc kỵ trong hen.

- Ăn nhằm thức ăn dị ứng: tôm cua, cá biển.

- Dị ứng với một số chất bảo quản thực phẩm.

- Xúc động tâm lý.

- Chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ.

- Thay đổi thời tiết trong năm.

Lưu ý là không phải mọi bệnh nhân hen đều có những yếu tố gây cơn hen giống nhau, có thể ở bệnh nhân này yếu tố gây cơn hen là ăn tôm cua biển, nhưng ở bệnh nhân khác thì ăn tôm cua biển không bị lên cơn mà tiếp xúc với lông chó mèo hay là hít phải hơi thuốc lá mới lên cơn hen.



Các tác nhân gây hen suyễn

Các tác nhân gây ra cơn hen suyễn bao gồm dị ứng nguyên và các chất gây kích ứng trong môi trường có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn hay các cơn hen suyễn. Có nhiều tác nhân gây hen suyễn có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng hen suyễn, và thường khác nhau cho từng người. Vì thế, không thể đem “kinh nghiệm” của người này “truyền” cho người khác.

Bạn có thể góp phần ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn qua việc xác định và tránh xa các tác nhân gây hen suyễn đã được biết đối với chính mình. Trong thực tế, việc xác định và tránh các tác nhân gây hen suyễn nên là một phần của một kế hoạch chi tiết để giúp kiểm soát thành công bệnh hen suyễn của bạn.

Có thể không hoàn toàn loại trừ được hết tất cả các tác nhân gây cơn hen suyễn, nhưng bạn vẫn nên cố gắng loại bỏ càng nhiều càng tốt các tác nhân gây hen suyễn ở nhà và nơi làm việc của mình. Điều này có thể giúp bạn tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh hơn với các triệu chứng ít hơn và các cơn hen suyễn ít xảy ra hơn. Các tác nhân dưới đây thường là các tác nhân gây hen suyễn, hãy tìm hiểu xem bạn có thể làm thế nào để tránh chúng:

  • Thuốc lá́

  • Bụi

  • Thú nuôi trong nhà

  • Nấm mốc trong nhà

  • Khói, mùi nặng và các dạng bụi nước

  • Phấn hoa hoặc nấm mốc ngoài trời

  • Vận động thể lực

  • Thời tiết

  • Một số loại thực phẩm: bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, …

  • Các tác nhân khác như: rượu, một số thuốc uống như thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chữa đau khớp, …

Hút thuốc

Không cho phép hút thuốc trong nhà hay xung quanh bạn, đặc biệt trong những khoảng không gian kín như phòng ngủ hoặc trong xe hơi. Tránh những nơi có nhiều khói. Để biết thêm về hen suyễn và hút thuốc, nhấp chuột vào đây.

Vi sinh vật trong bụi bặm

Vi sinh vật trong bụi bặm là những vi trùng/siêu vi trùng bé xíu không thể nhìn thấy được sống trong vải và khăn thảm.

  • Hãy bọc che nệm và gối trong bao không dính bụi.

  • Xem xét thay bỏ các gối cũ.

  • Giặt vải giường và chăn mỗi tuần trong nước nóng. Nước phải nóng trên 55oC (để tiêu diệt vi trùng trong bụi).

  • Không để thú nhồi bông trong giường và giặt chúng định kỳ trong nước nóng.

  • Giảm độ ẩm dưới 50%.

  • Nếu đã làm tất cả những điều này mà vẫn còn bị hen suyễn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Thú nuôi trong nhà

Một số người bị dị ứng với các vảy da hay nước bọt đã khô của các con thú có lông mao hay lông vũ.

  • Hãy tìm một nơi ở mới cho con thú của bạn hay để chúng ở bên ngoài nhà. Điều này có thể khó thực hiện nhưng có thể sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát hen suyễn nếu bạn bị dị ứng với thú vật.

  • Nếu không thể nuôi các con thú ở ngoài nhà, hãy đưa chúng tránh phòng ngủ và đóng cửa phòng ngủ.

  • Xem xét đến việc đạt máy lọc không khí cho phòng ngủ của bạn.

  • Bỏ thảm hay các khăn che bàn ghế bằng vải trong nhà. Nếu không thể làm như vậy, không cho các con thú đi vào phòng có những thứ này.

Để biết thêm về thú nuôi trong nhà, hãy nhập chuột vào đây.

Gián

Nhiều người bị hen suyễn có dị ứng với phân khô và những chất thải và mảnh vụn của gián.

  • Không để thức ăn trong phòng ngủ

  • Để thức ăn và rác trong các vật chứa có nắp đậy (không nên để thức ăn không được đậy đệm cần thận)

  • Dùng bả hay đánh bẫy gián

  • Nếu dùng bình xịt để diệt gián, hãy đi ra khỏi nhà cho đến khi không còn mùi

Nấm mốc trong nhà

  • Hãy sửa chữa các vòi nước, ống nước bị rò rỉ và các nguyên nhân khác gây đổ/chảy nước

  • Lau nấm mốc trên các bề mặt bằng khăn lau có tẩm thuốc tẩy

  • Thay hoặc giặt các thảm chùi chân bị mốc

  • Giảm độ ẩm của phòng dưới 50%

Khói, mùi nặng và các dạng bụi nước

  • Nếu có thể, không dung lò nấu củi hay dầu hôi

  • Có gắng tránh xa các mùi nặng như nước hoa, phấn rôm (talc), xịt tóc và bình phun sơn.

Phấn hoa hoặc mốc ngoài trời

Trong mùa bạn bị dị ứng, nên:

  • Cố gắng đóng kín cửa sổ

  • Ở trong nhà đóng cửa sổ vào buổi trưa, nếu có thể, do lượng phấn hoa và một số nấm mốc lên cao nhất vào thời điểm này.

  • Hỏi bác sĩ nếu cần phải điều chỉnh chế độ điều trị hen suyễn hiện tại của bạn trước khi mùa dị ứng bắt đầu.

Vận động thể lực

Nếu bạn kiểm soát tốt bệnh hen suyễn của mình, bạn vẫn có thể hoạt động tích cực. Còn nếu bạn bị các triệu chứng hen suyễn khi vận động tích cưc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

  • Làm nóng khoảng 6 đến 10 phút trước khi tập thể dục bằng cách co duỗi tay chân hay đi bộ

  • Không cố thử làm việc hay chơi thể thao ngoài trời khi ô nhiễm không khí hoặc khi nồng độ phấn hoa (nếu bạn dị ứng với phấn hoa) trong không khí cao

Để biết thêm về vận động thể lực, nhấp chuột vào đây.

Cảm lạnh và nhiễm khuẩn

Nếu cảm lạnh và nhiễm khuẩn làm bùng phát hen phế quản, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc triển khai một kế hoạch điều trị để thực hiện khi bắt đầu cảm thấy mệt. Cũng nên xem xét đến các việc sau:

  • Tiêm ngừa cúm hàng năm

  • Cố gắng thực hiện một lối sống khoẻ mạnh qua việc nghỉ ngơi nhiều, ăn một chế độ ăn cân bằng, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, và tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh hay bị cúm.

Thời tiết

  • Che mũi và miệng của bạn bằng một chiếc khăn choàng khi ra ngoài vào những ngày mùa đông lạnh lẽo

  • Tránh đi ra ngoài lúc nồng độ phấn hoa hay nấm mốc lên cao nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa hay nấm mốc.

Các tác nhân gây cơn hen suyễn khác

Dị ứng thức ăn: một số loại thức ăn có thể gây kích hoạt cơn hen suyễn như: bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, …Và sulfite trong thức ăn như đồ khô, cà chua chế biến hoặc các thức ăn đóng hộp kháccũng có thể gây kích hoạt cơn hen suyễn.

Một số thuốc: Cho bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả những loại thuốc bán không cần toa như aspirin, thuốc cảm, các thuốc không steroid (như ibuprofen, naproxen) và thậm chí cả thuốc nhỏ mắt.


Cách chữa bệnh hen phế quản

Chữa hen phế quản theo dược thảo

  • Hạt cải củ: Chữa hen suyễn, ho nhiều đờm, sốt. Ngày sắc uống từ 6-12 g.

  • Củ gừng: Sao khô, dùng 3-6g/ngày dạng thuốc sắc hay bột. Gừng được dùng trị hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi.

  • Ngải cứu: Dùng thân và lá ngải cứu khô đốt và hít khói chữa hen phế quản.

  • Táo ta: lá táo được dùng trị hen, viêm phế quản, khó thở. Viên ngậm bào chế từ lá táo đã có tác dụng cắt cơn hen phế quản rõ rệt. Với liều ngậm 5 viên/ngày (mỗi lần 1 viên), nó còn có tác dụng dự phòng xuất hiện cơn hen trong một số trường hợp, đồng thời có tác dụng long đờm, giảm ho.

  • Tía tô: Có tác dụng ức chế phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác. Luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Hạt tía tô được dùng trị hen suyễn và ho có đờm. Ngày dùng 3-10 g hạt tía tô sắc uống.

Chữa hen phế quản dùng thuốc Tây Y

Các thuốc dùng trong điều trị hen phế quản bao gồm 2 nhóm chính: nhóm khống chế và loại bỏ quá trình viêm do cơ chế dị ứng và các thuốc dùng để lập lại sự lưu thông của đường dẫn khí bằng cách chống co thắt hệ thống phế quản nhỏ.

Trong nhóm các thuốc chống viêm, hiện nay phổ biến nhất là các chế phẩm corticoid. Các thuốc này điều hòa việc giải phóng các hoạt chất trung gian gây viêm các cytokin (hay còn gọi là interleukin) để giảm sự lôi kéo bạch cầu ái toan và các tế bào mast là loại sản sinh nhiều chất trung gian miễn dịch IgE là chất làm tăng cường và duy trì phản ứng viêm. Ngoài ra, corticoid còn có khả năng làm tăng độ nhạy cảm và số lượng các thụ thể bêta 2 (b2 receptors) nên có tác dụng gián tiếp làm giãn phế quản. Trong lâm sàng thường sử dụng corticoid đường toàn thân như cortancyl, prednison,  prednisolon, solumédrol (uống hoặc tiêm liều cao từ 2-10mg/kg/24 giờ) để khống chế cơn hen, nhất là cơn hen nặng và hen ác tính. Hiện nay trên thị trường đã sản xuất được các chế phẩm corticoid dạng hít đơn thuần như béclomethason dipropionat (bécotid), budéssonid (pulmicort), fluticason (flexotid) hay phối hợp như ventid (gồm bécotid và salbutamol) hoặc seretid (fluticason và salbutamol). Các thuốc này chủ yếu tác dụng tại đường hô hấp do không hoặc rất ít thấm vào máu nhờ cấu trúc đặc biệt và phân tử lớn của thuốc vì vậy không gây các tác dụng phụ toàn thân đáng kể, cho phép sử dụng lâu dài, an toàn, hiệu quả cao. Tác dụng phụ chủ yếu của các thuốc này là nhịp tim nhanh, run tay chân, hạ kali máu và tăng đường máu.

Ngoài ra, hiện nay trong điều trị hen, người ta bắt đầu chú ý đến các thuốc chống viêm không phải corticoid. Các thuốc này cũng có tác dụng ngăn cản quá trình viêm tại phế quản bằng cách ức chế tế bào sinh chất gây viêm như cromoglycate (lomudal), nedocromil (tilade), các thuốc ức chế thụ thể histamin H1 và ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu như ketotifen (zaditen), hoặc các thuốc ức chế trực tiếp yếu tố hoạt hóa tiểu cầu như singulair. Các thuốc này không có tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chúng là giá thành cao.

Các thuốc dùng để lập lại sự lưu thông của đường dẫn khí bằng cách chống co thắt hệ thống phế quản nhỏ gồm 3 nhóm chính sau:

Nhóm 1 gồm các thuốc kích thích thụ thể b2 (làm tăng tổng hợp AMP vòng, gây giãn phế quản) bao gồm các thuốc chủ yếu dùng trong điều trị cắt cơn hen như: terbutalin (bricanyl) dạng uống (viên, xi-rô) hoặc tiêm bắp, tiêm truyền tĩnh mạch và albuterol (ventolin, salbutamol) dạng uống (viên, xi-rô) hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

Nhóm 2 gồm các thuốc nhóm methyl xanthin (theophylin và aminophylin) gây giãn phế quản mạnh do ức chế dị hóa MP vòng qua cơ chế ức chế men phosphodiesteras. Theophylin ít tan trong nước nên chỉ dùng ở dạng uống. Aminophylin tan trong nước nên có thể tiêm tĩnh mạch phù hợp với các tình huống cấp cứu, nhưng cần liều cao hơn (1mg aminophylin tương đương 0,85mg theophylin). Các thuốc này có giới hạn an toàn điều trị thấp, dễ có tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, đau đầu, co giật, nhất là khi phối hợp với kháng sinh thuộc nhóm macrolid.

Nhóm 3 là các thuốc làm giãn phế quản do ức chế guanosin mono-phosphat vòng (GMPc) như các thuốc thuộc nhóm kháng cholin đơn thuần như oxitropium bromure (tersigat) hay ipratropium bromure (atrovent) hoặc phối hợp với các thuốc kích thích thụ thể b2 như bronchodual (gồm fenoterol và ipratropium). Nhược điểm lớn nhất của các thuốc này là làm khô miệng và kích thích họng.

Trên đây là các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị HPQ nói chung. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nào và  phối hợp các thuốc ra sao còn phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân (cơn nhẹ hay nặng hay cơn hen ác tính), mục đích điều trị (dự phòng hay cắt cơn).

Bài thuốc trị dứt điểm bệnh hen suyễn

Hen suyễn tùy theo mỗi thể bệnh mà có bài thuốc và những món ăn bổ dưỡng riêng. Hạt tía tô, hạt ý dĩ... có thể trị bệnh rất hiệu quả.

Hen suyễn được đông y gọi là háo suyễn, nguyên nhân chủ yếu do ngoại tà xâm nhập, đàm tắc bên trong gây ra. Hen suyễn được chia làm 3 thể phong nhiệt, phong hàn và phong đàm.

Cách chữa chủ yếu là giáng khí, tiêu đàm, tán hàn (nếu ở thể phong hàn) hoặc thanh nhiệt (nếu ở thể phong nhiệt). Ngoài ra, ở bệnh nhân mãn tính, cơ thể suy yếu cần phải bồi bổ bằng các thực phẩm bổ dưỡng hoặc với các loại thuốc bổ khác.

1. Chữa hen suyễn thể phong nhiệt

Ở thể phong nhiệt, người bệnh bị ho, khó thở, trong họng có tiếng khò khè, ngực đầy tức, đờm vàng dính đặc khó khạc, miệng đắng, khát nước, người nóng ra mồ hôi, chất lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng dày.

Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm, thanh nhiệt chống dị ứng.

Dùng bài thuốc Nam:

Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, sài đất (hoặc lá dâu tằm) 10-12g, hạt ý dĩ 10-12g.

Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống thuốc nguội.

Hạt tía tô có thể dùng thành bài thuốc trị bệnh hen suyễn ở cả ba thể phong nhiệt, phong hàn, phong đàm.

Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong nhiệt:

Canh rau hẹ:

Nguyên liệu: Rau hẹ 100g, hoa đu đủ đực 50g, lá dâu tằm 30g tươi.

Cách làm: Hoa đu đủ đực, lá dâu tằm giã nát, hoà với 300ml nước lọc lấy nước (bỏ xác) đem đun sôi. Cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ăn liên tục 3 ngày, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần.

Có thể chỉ dùng lá dâu tằm 30-50g rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn lại 300ml, dùng uống thay nước trà.

Bột lá dâu, lá khế:

Nguyên liệu: Lá dâu 200g, lá khế 50g, hạt tía tô 20g. Tất cả tán bột, ngày dùng 50g, hãm với 100ml nước sôi, uống vào buổi sáng.

Có thể chỉ dùng lá dâu tằm 30-50g rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn lại 300ml, dùng uống thay nước trà.

Bột lá táo, kim ngân hoa:

Nguyên liệu: Lá táo ta khô 100g, hoa hoặc lá kim ngân khô 50g, mã đề khô 50g.

Cách làm: Tất cả tán bột, ngày dùng 100g, hãm với 500ml nước sôi, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Cháo củ mài (hoài sơn):

Nguyên liệu: Củ khoai mài 200g, nước mía 200ml, nước ép quả lựu 30ml.

Cách làm: Củ mài luộc chín, giã nhỏ. Nấu sôi nước mía, nước ép quả lựu rồi cho củ mài vào đảo đều đến khi cháo sôi lại là được. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ăn liên tục 5 ngày, sau đó cách 2-3 ngày ăn một lần.

2. Chữa hen suyễn thể phong hàn

Ở thể phong hàn, người bệnh thấy khó thở, tức ngực, ho có đờm màu trắng, cơn phát lúc trời trở lạnh, về đêm. Đau đầu, sợ lạnh, người mát, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt.

Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm, chống dị ứng, trừ hàn.

Bài thuốc Nam sử dụng: 

Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, nhục quế 8-10g (hoặc khô 8-10g), hạt ý dĩ 10-12g.

Sắc với 750ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm.

Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong hàn:

Nước đinh hương, mật ong:

Nguyên liệu: Đinh hương 5-6 nụ, mật ong 50ml.

Cách làm: Nấu sôi đinh hương với 100ml nước, thêm mật ong vào khuấy đều. Chia 2-3 lần uống trong ngày.

Canh rau hẹ, hoa đu đủ đực:

Nguyên liệu: Rau hẹ 100g, hoa đu đủ đực 50g, gừng tươi 10-15g (3 lát nhỏ).

Cách làm: Hoa đu đủ đực, gừng tươi rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước lọc lấy nước (bỏ bã), đun sôi rồi cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn.

Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ăn liên tục 3 ngày, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần.

Xôi bèo cái:

Nguyên liệu: Bèo cái (bèo ván, bèo tai tượng) 50g tươi, gạo nếp 200g.

Cách làm: Bèo cái bỏ rễ lấy lá rửa sạch, phơi khô, tán bột mịn. Gạo nếp  đồ thành xôi, trước khi bắc ra, rắc bột bèo cái vào đảo thật đều. Đậy kín vung 5-10 phút.

Chia 3 lần ăn trong ngày, ăn liên tục một tuần, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần.

Nước táo, lá chanh:

Nguyên liệu: Táo ta 100g, lá chanh 50g, hạt cải canh 10g.

Cách làm: Tất cả tán bột, ngày dùng 10g, hãm nước sôi uống vào buổi sáng.

3. Chữa hen suyễn thể phong đàm

Ở thể phong đàm, người bệnh thấy tức ngực, khó thở, ho ra nhiều đờm nhớt, khò khè liên tục, nếu nôn ói ra nhiều đờm dãi thì thấy dễ chịu, miệng nhạt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhờn.

Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm (hoặc hoá đàm).

Bài thuốc Nam:

Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, hạt ý dĩ 10-12g (hoặc bèo cái 10-12g), hạt cải củ 8-10g, trần bì 6-10g.

Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm.

Các vị thuốc Nam có thể dùng để thay thế:

- Hạt tía tô: Thay bằng trần bì, vỏ chanh, lá hen, lá tràm.

- Bán hạ: Thay bằng lá táo, bồ kết, xạ can (rễ cây rẽ quạt).

- Ý dĩ: Thay bằng thổ phục linh, mã đề, đậu ván.

Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong đàm:

Trứng gà ngâm nghệ:

Nguyên liệu: Trứng gà 1 quả, nghệ vàng 50g, muối ăn.

Cách làm: Dùng kim khoan 2 lỗ nhỏ ở 2 đầu quả trứng gà. Nghệ vàng  rửa sạch, giã nhỏ, thêm 100ml nước vào lọc lấy nước, hoà với ít muối (khoảng 1 muỗng cà phê muối là vừa). Ngâm trứng gà vào nước nghệ 3 ngày. Sau đó bỏ vỏ, lấy ruột cho bệnh nhân ăn.

Ba ngày ăn một quả. Ăn liên tục 10 quả.

Nước chanh gừng

Nguyên liệu: Chanh 1 quả, gừng tươi 10g, muối ăn ½ muỗng cà phê.

Cách làm: Đem gừng giã nát với muối ăn rồi cho vào ruột quả chanh. Đem nướng quả chanh trên lửa than đến khi vỏ chanh có màu vàng đều là được.

Ép lấy nước chanh cho bệnh nhân uống 2-3 lần trong ngày. Uống liên tục 5 ngày.

Nước mật ong, quế:

Nguyên liệu: Mật ong 30ml, bột quế 2-3g.

Cách làm: Hòa mật ong, bột quế với 150ml sữa nóng. Chia uống 1 -2 lần trong ngày.

Quế được xem là gia vị có thể chống dị ứng, làm lành vết thương và ngăn chặn lở loét. Quế có thể dùng cho người bệnh hen suyễn do có khả năng làm giãn phế quản và tăng cường chức năng hô hấp.

Món ăn cho người bệnh hen suyễn lâu ngày, khí lực suy yếu.

Cháo thịt vịt nấu nước mía:

Nguyên liệu: Thịt nạc vịt mái 300g,  gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, gia vị các loại.

Cách làm: Thịt vịt băm nhỏ, ướp gia vị. Nấu cháo gạo tẻ với nước mía. Cháo chín nhừ thì cho thịt vịt vào, đảo đều, đun tiếp cho thịt vịt chín.

Chia ăn ngày ba lần, ăn liên tục một tuần.

Canh cá chép, sa nhân, gừng:

Nguyên liệu: Cá chép 250g, sa nhân 6g, gừng tươi 6g, tỏi băm, muối, đường, nước mắm, tiêu.

Cách làm: Cá chép làm sạch, ướp với nước mắm, muối, đường, tiêu, tỏi băm, khoảng 30 phút.

Nấu cá với sa nhân, gừng với lượng nước thích hợp thành canh. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng nóng trong bữa cơm.

Canh cá lóc nấu thìa là:

Nguyên liệu: Dùng phi lê cá lóc (hoặc cá ba sa, cá rô) 200g, cà chua 2 trái, thìa là, hành lá, rau ngò, bột nghệ, nước mắm, muối, tiêu, hành tím băm nhỏ.

Cách làm: Cá cắt miếng nhỏ như quân cờ, ướp vào chút ít bột nghệ, muối, nước mắm, đường. Ướp trong vòng 30 phút cho cá ngấm gia vị. Thìa là rửa sạch, hành lá xắt nhỏ. Cà chua bổ múi cau.

Bắc nồi nhỏ lên bếp, hành tím phi vàng với dầu ăn, đổ cá vào đảo đều cho cá chín. Múc ra bát để riêng. Thả cà chua vào nồi đảo đều cho cà chua chín. Đổ nước lạnh ngập mặt cà chua, nấu sôi. Khi nước sôi, thả cá vào, nêm vào chút nước mắm, muối, đường, nêm lại hợp với khẩu vị. Thả hành lá, thìa là vào. Tắt bếp, múc tô.

Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

* Trong canh cá có chứa chất acid béo, tác dụng chống viêm, có ích cho người bị viêm đường hô hấp, phòng chống phát tác cơn hen suyễn, có hiệu quả rất tốt đối với bệnh hen suyễn ở trẻ em, người bị hen suyễn lâu ngày.


Bệnh hen suyễn ở trẻ em
Thức ăn cho người bị bệnh hen suyễn
Phương pháp chữa bệnh hen suyễn cực hiệu quả
Cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em
Bệnh suyễn nên ăn gì?
Bài thuốc dân gian chữa hen phế quản



(st)

Trứng gà ngâm nghệ : trứng gà có luộc hay không ???
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận