Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Van tim là một bộ phận của hệ tim mạch. Vai trò của van tim là giúp máu lưu thông theo một chiều, tức là van tim sẽ giúp máu chảy đúng chiều từ tĩnh mạch về tim và từ tim đến động mạch.
Khi mắc bệnh hở van tim quá trình lưu thông máu sẽ không diễn ra bình thường.
Bệnh hở van tim từ 3,5/4 lá rất nguy hiểm
Mức độ hở van tim đáng lo ngại
Bệnh hở van tim có 4 mức hở 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Nếu van tim bị hở từ 2/4 trở xuống thì sẽ không gây ra nhiều nguy hiểm nếu thường xyên đến khám bác sĩ và theo dõi kỹ càng.
Ngược lại, van tim hở từ 2/4 trở nên mới cần chú trọng. Khi đó cần điều tra xem nguyên nhân gây hở van tim và hướng điều trị. Trong trường hợp van tim hở từ 3,5/4 trở lên người bệnh sẽ phải mổ để sửa van tim hoặc phải thay van tim nhân tạo.
Bệnh hở van tim do bẩm sinh có tỷ lệ khá cao
Nguyên nhân nào khiến van tim bị hở
– Nguyên nhân bẩm sinh: Có nhiều người mắc bệnh hở van tim từ khi mới sinh ra.
– Nguyên nhân do bệnh lý: Được chia làm 2 loại do hậu thấp và do thoái hóa.
Bị hở van tim do hậu thấp tức là sau khi bị thấp khớp, thấp tim mới sinh ra bệnh hở van tim.
Hở van tim do thoái hóa tức là tuổi tác khiến tình trạng lão hóa tim diễn ra nhanh gây ra bệnh hở van tim.
Ngoài ra có một số căn bệnh khác gây ra hở van tim là thiếu máu, cơ tim giãn nở, bệnh phình động mạch chủ…
Cần phải đi siêu âm để phát hiện ra hở van tim
Những triệu chứng của hở van tim
Bệnh hở van tim thường không có triệu chứng cụ thể . Chỉ khi nào bệnh đã phát triển khá nặng mới có một số triệu chứng như khó thở, đau ngực, cơ thể mệt mỏi. Để phát hiện ra căn bệnh này, cần phải đi siêu âm mới thấy rõ.