Nguyên nhân của bệnh lao màng não và những thông tin cần biết

Nguyên nhân của bệnh lao màng não và những thông tin cần biết. Lao màng não (LMN) xuất hiện khi vi khuẩn lao đi theo đường máu đến tấn công não và màng não. Căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở người lớn, lao màng não thường gặp ở lứa tuổi 20-50, nam bị nhiều hơn nữ. Ở trẻ em, bệnh tập trung ở lứa tuổi 1-5.


Dù chỉ chiếm 5% tổng số các ca lao, nhưng LMN là thể lao ngoài phổi có tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao và thường để lại di chứng nặng: nếu nhập viện muộn (khi đã hôn mê sâu), tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân LMN lên đến 70-80%. Những người còn sống có thể gặp những biến chứng nặng nề như: sống thực vật, động kinh, mù mắt, liệt dây thần kinh 3 hoặc 4, liệt nửa người hoặc 2 chi dưới, thiểu năng trí tuệ, thay đổi tính tình, béo phì, vô kinh ở nữ giới, đái tháo nhạt...
 
 
Triệu trứng

Bệnh LMN khởi đầu với những triệu chứng không đặc hiệu: nhức đầu, chóng mặt, ù tai; có người bị co giật khu trú, liệt, nói nhảm, buồn bã... khá giống với các bệnh thông thường như cảm cúm, rối loạn tiền đình, viêm xoang, rối loạn tâm lý. Nhìn chung, các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này ít nhận biết được, dễ bỏ qua.
Vi khuẩn lao gây bệnh lao màng não.
Khi bệnh tiến triển, tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh sớm hay muộn mà các triệu chứng của LMN có thể rất nghèo nàn hoặc phong phú. Tuy nhiên, các dấu hiệu viêm màng não điển hình ngày càng đầy đủ và rõ như: sốt cao kéo dài, tăng lên về chiều tối; nhức đầu khu trú hoặc lan tỏa, liên tục hoặc thành từng cơn, âm ỉ hoặc dữ dội và tăng lên khi có những kích thích tiếng động hoặc ánh sáng (nhức đầu kết hợp với tăng trương lực cơ làm bệnh nhân hay nằm ở tư thế co người, quay mặt vào trong tối); nôn (khi tăng áp lực nội sọ) tự nhiên, nôn vọt không liên quan tới bữa ăn; rối loạn tiêu hoá như táo bón hoặc tiêu chảy; đau bụng, đau các khớp, đau ở cột sống phối hợp với đau ở các chi; rối loạn cơ thắt gây bí đái, tiểu tiện hoặc đại tiểu tiện không tự chủ; liệt các dây thần kinh sọ, liệt các chi, các cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thể, các biểu hiện rối loạn tâm thần. Các biểu hiện rối loạn ý thức có thể có với mức từ nhẹ đến nặng (hôn mê).
Do các biểu hiện này cũng gặp ở các bệnh về não khác như u não, xuất huyết não, màng não, viêm màng não mủ, viêm màng não do nấm... nên bệnh nhân và ngay cả thầy thuốc cũng chẩn đoán nhầm, tập trung điều trị các bệnh về não mà bỏ qua việc điều trị lao.

Trong LMN, vi khuẩn lao có thể gây ra những hình thái tổn thương sau: gây viêm và làm tổn thương màng não, chủ yếu màng não ở khu vực nền sọ; gây viêm và làm hẹp động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng não do đó có thể gây tổn thương một vùng của não; gây rối loạn lưu thông của não thất. Do đó muốn điều trị bệnh có kết quả tốt thì cần chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Vì ở giai đoạn này tổn thương ở màng não và não nhẹ có thể phục hồi chức năng tốt sau quá trình điều trị.
 
 
Chẩn đoán

Thực ra, việc chẩn đoán xác định LMN là một việc không dễ dàng. Phương pháp xác định hiệu quả nhất (cấy vi khuẩn) cũng chỉ cho kết quả sau 2 tháng và có tới 50% trường hợp bị âm tính giả (có bệnh nhưng xét nghiệm không tìm ra vi khuẩn). Căn bệnh này lại chưa có vaccin phòng ngừa đặc hiệu.
Virus Herpes một nguyên nhân gây viêm não.
Chính vì thế, để phòng bệnh, khi thấy cơ thể có những triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, ù tai kéo dài, bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Đặc biệt, những người đã mắc các thể lao khác (như lao phổi, lao hạch, lao tiết niệu, lao xương...); những người không tiêm BCG, sức đề kháng suy giảm do suy dinh dưỡng, sau nhiễm virut , nhiễm HIV, đái tháo đường… cần tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không làm việc quá sức để vi khuẩn lao không có cơ hội tấn công não.

nguyên nhân cơ chế như thế nào ?
 
-         Nguyên nhân gây bệnh  chủ yếu vẫn do  vi khuẩn lao người, ở những nơi tỷ lệ HIV cao hoặc ở người có suy giảm miễn dịch có thể nghĩ đến những nguyên nhân do vi khuẩn lao không điển hình khác.
 
-         Đường gây bệnh: Vi khuẩn lao chủ yếu  qua đường máu và bạch huyết đến gây bệnh ở màng não và não nên lao màng não thường nằm chung trong bệnh cảnh bệnh lao lan tràn theo đường máu và lao màng não thường có phối hợp với tổn thương lao kê ở các nơi khác.
  -         Cơ chế gây bệnh :
 
+         Lao màng não thường được cho là thể lao thứ phát, tức là sau lao sơ nhiễm
+        Những hình thái tổn thương sau trong  lao màng não
 
Thường gây viêm và làm tổn thương màng não, chủ yếu màng não ở khu vực nền sọ, các tổn thương này gây các dấu hiệu của bệnh lý màng não trên lâm sàng.
 Hình thành các tổn thương ở nhu mô não, những tổn thương này gây các triệu chứng như khối choán chỗ hoặc các dấu hiệu thần kinh khu trú.
 ·        Gây viêm và làm hẹp động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng não do đó có thể gây tổn thương một vùng của não, đây chính là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu của bệnh cảnh nhồi máu não.
 
·        Quá trình viêm nhiễm gây rối loạn lưu thông của não thất.
 
+        Những quá trình trên khi xuất hiện tùy ở từng nơi và mức độ sẽ tạo ra bệnh cảnh lâm sàng của lao màng não.  
 
-         Những điều kiện thuận lợi tạo khả năng dễ mắc bệnh lao màng não thường được đề cập đến là:
 
+        Khi đang mắc các thể lao tiên phát (thường là lao sơ nhiễm ở trẻ em và lao phổi ở người lớn ). Bệnh ở mức độ nặng do chẩn đoán muộn hoặc do điều trị không có kết quả có thể biến chứng lao màng não.
 +        Do sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm bởi nhiều nguyên nhân: Suy dinh dưỡng, sau nhiễm virut, không tiêm BCG, nhiễm HIV, đái tháo đường ... Những người này thường dễ mắc bệnh lao và bệnh lao thường có diễn biến nặng và dễ có biến chứng lao màng não.


Đặc điểm giải phẫu bệnh lý lao màng não
1.4.1. Đại thể
Thường có phối hợp tổn thương ở màng não với tổn thương ở não.
ở màng não:
Có các hạt lao, đám loét bã đậu tập chung chủ yếu ở đáy não, chéo thị giác. Các hạt lao màu trắng, xám, tròn, kích thước 3 - 5mm, nhẵn, chắc, ở giữa có chất bã đậu.
Đối với lao màng não mới còn có thêm hiện tượng phù nề, sung huyết.
Trong lao màng não cũ có thể thấy não dầy, trắng đôi khi có vách ngăn trong ống tủy. Các não thất ứ nước, giãn rộng. Thần kinh thị giác có thể bị teo và các dây thần kinh sọ bị chèn ép bởi tổ chức xơ của màng não.
Tổn thương ở não là những hạt lao phân bố dọc theo các mạch máu và ở ổ hoại tử bã đậu ở trong não.
1.4.2. Vi thể:
Tổn thương cơ bản là nang lao kèm theo có hiện tượng giãn vỡ mao mạch ở não. Tổ chức xơ phát triển xen kẽ tổ chức bã đậu.
2. Những biểu hiện lâm sàng
Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh sớm hay muộn mà các triệu chứng của lao màng não có thể rất nghèo nàn hoặc đầy đủ, phong phú. Thực tế lâm sàng của lao màng não khá đa dạng với những thể bệnh khác nhau, nhiều khi làm cho chẩn đoán bệnh gặp không ít khó khăn, dễ nhầm lẫn. Tuy vậy thể viêm màng não kinh điển vẫn là biểu hiện chính của bệnh.
2.1. Thể viêm màng não điển hình
Đây là biểu hiện hay gặp nhất trong lao màng não. Trước kia được coi là thể đặc thù cho lao màng não ở trẻ em, ngày nay có xu hướng gặp nhiều ở cả người lớn.
2.1.1. Tiền triệu:
Có thể trong một thời gian ngắn hoặc nhiều ngày, các triệu chứng kín đáo không điển hình cho định bệnh như: Sốt nhẹ, kém ăn, người mệt mỏi, thay đổi tính tình (cáu gắt, lãnh đạm), rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc... Nhìn chung các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này ít nhận biết được, dễ bỏ qua, thường do hồi cứu mà biết được.
2.1.2. Giai đoạn bệnh phát
ở giai đoạn này các triệu chứng của bệnh ngày càng đầy đủ và rõ. Mới đầu là các triệu chứng cơ năng và toàn thân sau đó là các triệu chứng thực thể:
Sốt là triệu chứng thường có. Sốt cao, có tính chất giao động, kéo dài,tăng lên về chiều tối.
Nhức đầu là triệu chứng hay gặp với tính chất và mức độ khác nhau; khu trú hoặc lan tỏa, liên tục hoặc thành từng cơn, âm ỉ hoặc dữ dội và tăng lên khi có những kích thích tiếng động hoặc ánh sáng. Triệu chứng này kết hợp với tình trạng tăng trương lực cơ làm bệnh nhân hay nằm ở tư thế đặc biệt: Nằm co người, quay mặt vào trong tối. ở trẻ nhỏ khó nhận biết được triệu chứng này, có khi biểu hiện gián tiếp tình trạng hay khóc quấy.
Nôn là triệu chứng thường gặp khi có tình trạng tăng áp lực nội sọ với đặc điểm nôn tự nhiên, nôn vọt không liên quan tới bữa ăn.
Rối loạn tiêu hoá: táo bón ở người lớn, trẻ em có thể ỉa chảy.
Đau là triệu chứng có thể có trong quá trình bệnh. Đau ở cột sống phối hợp với đau ở các chi, không dữ dội, dễ kéo dài thành di chứng. Đau ở các khớp có thể gặp ở trẻ em. Một số trường hợp biểu hiện đau bụng cấp tính khu trú hoặc lan tỏa, dễ chẩn đoán nhầm với một số bệnh cấp cứu ngoại khoa ở bụng.
Các dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú: Rối loạn cơ thắt gây bí đái, tiểu tiện hoặc đại tiểu tiện không tự chủ. Liệt các dây thần kinh sọ (rối loạn vận nhãn, liệt mặt, nuốt nghẹn...), liệt các chi, các cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thể, các biểu hiện rối loạn tâm thần.
Các biểu hiện rối loạn ý thức có thể có với mức từ nhẹ đến nặng (hôn mê).
Trong quá trình bệnh diễn biến kéo dài thấy các biểu hiện kém ăn, mệt mỏi, gầy sút ngày càng nhiều ở giai đoạn muộn, có thể dẫn tới tình trạng suy kiệt, phù hoặc loét do suy dinh dưỡng.
Qua khám lâm sàng phát hiện được các triệu chứng thực thể khá đặc hiệu cho bệnh cảnh viêm ở màng não là: dấu hiệu cổ cứng (+), vạch màng não (+), Kernig (+), Brudzinski (+) ...
Trong quá trình tiến triển của bệnh có thể tập hợp và khái quát các triệu chứng thành các hội chứng chủ yếu thường gặp:
Toàn thân thường biểu hiện hội chứng nhiễm trùng và suy kiệt.
Dấu hiệu chỉ điểm quan trọng là hội chứng màng não gồm tam chứng màng não (nhức đầu, nôn, táo bón) và triệu chứng thực thể (vạch màng não, cổ cứng, Kernig).
Các dấu hiệu làm tổn thương thần kinh khu trú và rối loạn ý thức nếu có thường có ở những trường hợp nặng.
Cần lưu ý việc nhận định các triệu chứng có thể khó khi bệnh ở giai đoạn sớm, hoặc ở trẻ quá nhỏ, hoặc ở những bệnh nhân đến trong tình trạng quá nặng (hôn mê, suy kiệt nặng).
2.1.3. Giai đoạn cuối:
Tùy vào quá trình chẩn đoán và điều trị, có thể gặp các tình huống sau:
Nếu chẩn đoán bệnh muộn, điều trị không có hiệu quả bệnh tiến triển nặng dần, bệnh nhân thường tử vong trong tình trạng hôn mê sâu và suy kiệt.
Những bệnh nhân sống sót có nhiều di chứng về thần kinh và tâm thần. Tùy từng trường hợp có thể gặp các loại di chứng:
Những di chứng về tâm thần: thay đổi tính tình, nhân cách, các trạng thái hoang tưởng, thiểu năng trí tuệ...
Di chứng làm tổn thương các dây thần kinh sọ, liệt vận động.
Tổn thương thần kinh thực vật do những tổn thương ở vùng đuôi ngựa không hồi phục.
Các cơn động kinh.
Các động tác bất thường do di chứng tổn thương ở vùng tiểu não.
Các trạng thái gây rối loạn nội tiết gây béo phì, đái tháo nhạt do di chứng tổn thương ở vùng dưới đồi
2.2. Các thể lâm sàng khác
Các thể này thường gặp khó khăn trong chẩn đoán và có liên quan đến tiên lượng bệnh:
Thể lao màng não ở trẻ nhỏ (dưới một tuổi ): rất nặng, tử vong cao. Hay có kèm theo tổn thương lao ở nhiều cơ quan khác.
Thể lao màng não ở người già: Các triệu chứng của bệnh thường là kín đáo, chẩn đoán bệnh muộn. Kết quả điều trị hạn chế, tử vong cao và tỷ lệ di chúng cao.
Thể khởi đầu đột ngột: Các triệu chứng ở giai đoạn đầu không có hoặc kín đáo đột ngột xuất hiện nhiều triệu chứng của bệnh.
Thể toàn thân: sốt, thể trạng gầy sút và có các rối loạn chức phận dễ nhầm với bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết. Thể này hay gặp ở người già hoặc có cơ địa suy yếu
Thể tâm thần: rối loạn về ý thức, khó định hướng về không gian và thời gian, rối loạn trí nhớ, hoặc có tình trạng hưng cảm, hoang tưởng, ảo giác... Thể này thường gặp ở người lớn. Trong chẩn đoán dễ nhầm với các thể bệnh tâm thần khác.
Thể tủy: Ngoài các triệu chứng toàn thân. Triệu chứng viêm màng não kín đáo. Thường có biểu hiện đau cột sống lan ra phía bụng, rối loạn tiêu hóa kiểu bán tắc ruột. Rối loạn tiểu tiện và có thể có liệt hai chân.
Thể giả u não: do các u lao khá lớn ở vùng bán cầu và dưới lều.
 
 
Xét nghiệm cận lâm sàng
 
3.1. Xét nghiệm dịch não tủy
Đây là một xét nghiệm cơ bản trong chẩn đoán bệnh. Do vậy mọi trường hợp nghi ngờ mắc lao màng não đều phải được chọc tủy sống lấy dịch não tủy để xét nghiệm càng sớm càng tốt. Trong lao màng não, dịch não tủy thường thay đổi với những tính chất sau:
Trong đa số trường hợp áp lực đều tăng, dịch trong, có màu hơi ánh vàng. Những trường hợp nhẹ vẫn trong như bình thường. Một số trường hợp có thể vẩn đục do tăng nhiều tế bào. Màu đỏ hoặc vẩn đục có thể gặp nhưng ít.
Albumin trong dịch não tủy tăng. Mức tăng thường trong khoảng 5,79 mmol/l - 28,98 mmol/l, đặc biệt là trên dưới mức 14,49 mmol/l. Phản ứng Pandy (+) do có nhiều thành phần globulin. Albumin tăng cao và kéo dài trong quá trình điều trị dự báo một tiên lượng không tốt.
Tế bào trong dịch não tủy tăng. Với mức độ rất khác nhau: có khi tăng nhẹ (< 20 tế bào) cũng có trường hợp tăng rất nhiều (hàng nghìn). Trong lao màng não, mức tăng hay gặp là trong khoảng 20-300 tế bào/ml. Thành phần chủ yếu là tế bào lympho. Một số ít trường hợp ở giai đoạn đầu có tăng bạch cầu đa nhân trung tính hoặc có ít bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa, hồng cầu, nhưng dần dần ở giai đoạn muộn tế bào lympho vẫn chiếm ưu thế. Những trường hợp bệnh nặng tế bào tăng cao ở giai đoạn bệnh tiến triển.
Glucose giảm ở mức (1,39 - 1,94 mmol/l ), không có tính đặc hiệu. Vì một số ít trường hợp nhất là ở giai đoạn sớm không giảm, những trường hợp nặng giảm nhiều.
Muối trong dịch tủy não giảm, tính chất này ít được quan tâm. Cần lưu ý dấu hiệu này trong một số trường hợp vẫn có giá trị tham khảo để chẩn đoán bệnh.
Tìm vi khuẩn lao trong dịch não tủy bằng phương pháp soi thuần nhất. Kết quả tìm thấy vi khuẩn lao trong các xét nghiệm hiện tại còn thấp, khoảng 10%. Phương pháp soi trực tiếp rất khó phát hiện. Phương phát nuôi cấy nếu có điều kiện nên áp dụng. Vì độ nhậy và độ đặc hiệu cao, có thể làm kháng sinh đồ hỗ trợ cho điều trị, hạn chế của phương pháp này là thời gian cho kết quả lâu nên không đáp ứng được yêu cầu chẩn đoán sớm của lao màng não. Do vậy trong điều kiện hiện nay, nên vận dụng thêm các kỹ thuật hiện đại. Phương pháp ly tâm siêu tốc độ, dùng máy siêu lọc để xử lý bệnh phẩm, áp dụng các kỹ thuật BACTEC, PCR để nâng cao khả năng tìm được vi khuẩn lao trong dịch não tủy. Vì xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch não tủy là một chẩn đoán chắc chắn lao màng não.
3.2. Các xét nghiệm khác
Chụp X quang phổi: nếu có tổn thương lao kê ở phổi là bằng chứng gián tiếp có giá trị chẩn đoán lao màng não. Vì lao màng não và lao kê đều là những thể bệnh lao lan tràn theo đường máu nên có tỷ lệ phối hợp khá cao (khoảng 60%). Ngoài ra có thể phát hiện các tổn thương lao tiền phát ở phổi( lao sơ nhiễm, lao phổi mạn tính, lao màng phổi) đều có giá trị gợi ý chẩn đoán bệnh.
Phản ứng Mantoux: khi phản ứng này dương tính có giá trị góp phần chẩn đoán trong một số trường hợp. Tuy vậy ở một số bệnh nhân lao màng não quá nặng, ở người già, trẻ nhỏ, phản ứng này có thể âm tính.
Xét nghiệm công thức máu thường có một số thay đổi, nhìn chung không phù hợp, chỉ phù hợp với bệnh cảnh nhiễm trùng. Một số trường hợp có thể giúp ích phân biệt với tình trạng nhiễm trùng do các nguyên nhân khác.
 
 
  Chẩn đoán
 
Chẩn đoán lao màng não luôn phải đảm bảo hai yêu cầu là sớm và đúng. Do vậy mọi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ mắc lao màng não đều phải được khám kỹ và được làm các xét nghiệm đầy đủ để có cơ sở chẩn đoán, đặc biệt là xét nghiệm dịch tủy não sớm cho bệnh nhân.
4.1. Chẩn đoán xác định
Việc khẳng định chẩn đoán nhiều khi tương đối dễ. Nếu có những biểu hiện rõ ràng về lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Nhất là khi tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch tủy não hoặc có tổn thương lao kê ở các cơ quan khác.
Những trường hợp chẩn đoán bệnh khó thì tùy từng điều kiện có thể làm một số xét nghiệm tổn thương lao đang có ở các cơ quan khác cũng là những tham khảo có giá trị giúp thêm cho việc chẩn đoán như:
Soi đáy mắt, soi thanh quản, soi màng phổi, soi màng bụng, chỉ định chụp X quang ở một số cơ quan khác.
Đặc biệt nên tận dụng việc chẩn đoán các kỹ thuật hiện đại: tìm kháng thể kháng lao trong dịch tủy não, trong máu bằng phản ứng ELISA, Hexagon.
Tìm vi khuẩn lao trong dịch tủy não bằng kỹ thuật BACTEC, PCR, Finger printer.
Xác định tổn thương bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ não.
Những trường hợp đã xác định chẩn đoán thì việc chẩn đoán thể lâm sàng cũng cần được xác định để có căn cứ cho điều trị và tiên lượng bệnh. Liên quan đến tuổi và giới, cần lưu ý thêm thể lao màng não ở trẻ nhỏ và người già thường nặng. Về tính chất bệnh phối hợp: Lao màng não có phối hợp với lao ở các nơi khác thường nặng hơn thể đơn thuần. Về giai đoạn bệnh thì khi chẩn đoán ở giai đoạn muộn có tổn thương thần kinh khu trú và có hôn mê thường rất nặng.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
Lâm sàng của lao màng não ở những trường hợp không điển hình có thể nhầm với các bệnh thần kinh và tâm thần như: Viêm màng não do vi khuẩn, do virus, áp xe não, u não và một số thể bệnh tâm thần khác.
Về tính chất thay đổi của dịch não tủy dễ nhầm với các nguyên nhân gây viêm màng não nước trong khác như viêm màng não mủ đã điều trị dở dang, viêm màng não do virus, do xoắn khuẩn ...
 
 
Điều trị
 
Mục đích của điều trị là giảm tỷ lệ tử vong và di chứng của bệnh vì vậy khi đã chẩn đoán xác định phải tiến hành điều trị sớm và phải đạt được các yêu cầu sau:
Phải luôn quan niệm đây là một thể lao nặng, diễn biến cấp tính với nhiều rối loạn nặng về thần kinh và tâm thần, hệ tuần hoàn và hô hấp, nên khả năng xảy ra tử vong cao trong quá trình bệnh. Do vậy bệnh nhân cần phải được theo dõi và điều trị tích cực ở trong bệnh viện nhất là những nơi có đủ phương tiện cấp cứu hồi sức. Việc điều trị ngoại trú chỉ nên áp dụng cho những thể rất nhẹ và ở giai đọan điều trị sau của bệnh.
Phải áp dụng một chế độ điều trị tích cực với nhiều biện pháp phối hợp. Điều trị lao là biện pháp quan trọng nhất nên vận dụng các công thức có hiệu quả điều trị cao theo nguyên tắc. Phối hợp nhiều thuốc và liều dùng cao công hiệu ở giai đoạn tấn công (dùng 4-5 thứ thuốc). Thời gian điều trị phải đủ dài (từ 9 tháng đến 1năm). Các thuốc được ươ tiên chọn vào phác đồ điều trị là Rifampicin có tính diệt khuẩn mạnh và Rimifon dễ thấm vào màng não bị viêm.
 
ở người lớn có thể dùng công thức: 2 SRHZE/ 1RHZE/ 5 R3H3E 3
ở trẻ em có thể dùng công thức: 2RHZ( S/E)/ 4 RH
Các công thức trên hiện nay điều trị đạt kết quả khá tốt nên phương pháp điều trị tại chỗ bơm thuốc vào tủy sống không sử dụng nữa. Liệu pháp corticoid có thể được áp dụng đồng thời với thuốc lao ở giai đoạn đầu (thường 4-8 tuần đầu) có tác dụng góp phần cải thiện nhanh tình trạng viêm và những rối loạn dịch não tủy do vậy có thể hạn chế bớt biến chứng bệnh.
Việc điều trị triệu chứng cần được quan tâm giải quyết để hạn chế tử vong, trong các tình trạng: sốt cao, co giật, hôn mê sâu có rối loạn tuần hoàn và hô hấp, suy kiệt, bội nhiễm, phù não do tăng áp lực nội sọ ...
ở giai đoạn muộn cần quan tâm và kiên trì điều trị các di chứng bằng các biện pháp: châm cứu, lý liệu pháp, luyện tập phục hồi chức năng.
Theo dõi đánh giá kết quả điều trị lao màng não chủ yếu vẫn dựa vào diễn biến lâm sàng và xét nghiệm dịch não tủy. Những trường hợp điều trị bệnh có kết quả bệnh dần dần ổn định và khỏi. Lâm sàng phục hồi sớm, nhiều triệu chứng thuyên giảm rõ sau vài tuần điều trị trong khi đó sự phục hồi của dịch não tủy muộn hơn (sau một vài tháng).
 
 
 Phòng bệnh
 
Tiêm phòng BCG cho trẻ em và điều trị tốt các thể lao tiên phát, đặc biệt là lao sơ nhiễm và lao phổi mạn tính, đó là biện phát chủ động, tích cực nhất để làm giảm mắc lao màng não.
Chẩn đoán bệnh sớm điều trị bệnh đúng phương pháp và tích cực là biện pháp có hiệu quả làm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng của lao màng não.


Tỷ lệ tử vong: 32 – 67%

Lao là bệnh do vi trùng Kock gây nên, có thể gặp ở tất cả các bộ phận trong cơ thể, trong đó lao phổi là phổ biến nhất: chiếm 80 – 85% và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Lao ngoài phổi có lao hạch, lao xương, lao kê, phế quản, phế viêm lao và lao thần kinh trung ương (gồm lao màng não, lao não và lao tuỷ sống) mà chủ yếu là lao màng não. Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam có khoảng 175.000 ca lao mới các thể, trong đó lao màng não chiếm khoảng 1%. Như vậy, hàng năm nước ta có khoảng 1.750 ca lao màng não.

Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng lao màng não là thể lao nặng nhất vì bệnh có thể giết chết hoặc gây tàn phế nặng cho khoảng một nửa bệnh nhân. Ở các nước phương Tây, lao màng não có khuynh hướng giảm song song với các thể lao khác. Còn ở các nước đang phát triển, lao màng não vẫn là nguyên nhân gây viêm màng não phổ biến, đặc biệt ở người nhiễm HIV. Bệnh lao nói chung, lao màng não nói riêng, là bệnh lý cơ hội chủ yếu và là nguyên nhân tử vong hàng đầu cho người nhiễm HIV/AIDS.

Theo một nghiên cứu đa trung tâm và ngẫu nhiên ở Việt Nam về lao màng não, thực hiện bởi bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Bệnh nhiệt đới và đơn vị nghiên cứu lâm sàng đại học Oxford (Anh) từ 2001 – 2004, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lao màng não người lớn không nhiễm HIV xấp xỉ 32%. Nếu kể cả số bệnh nhân có di chứng thần kinh nặng sau điều trị thì con số này lên đến 50%. Như vậy, ước tính mỗi năm nước ta có 875 ca chết hoặc có di chứng nặng về thần kinh do lao màng não gây ra. Một nghiên cứu khác cũng được thực hiện bởi ba đơn vị trên từ 2007 – 2008 cho thấy lao màng não ở những bệnh nhân nhiễm HIV có tỷ lệ tử vong lên đến 67% mặc dù có kết hợp với việc điều trị thuốc kháng virút HIV ngay từ khi điều trị lao. Đây quả là một thực tế đáng thất vọng!

Chẩn đoán và chữa trị đều khó

Lao màng não khởi đầu có biểu hiện khá mơ hồ và trùng lắp với các bệnh viêm màng não khác hoặc các bệnh lý nhiễm khuẩn thông thường. Triệu chứng chủ yếu là sốt nhẹ, có khi sốt cao vào lúc chiều tối, sau đó nhức đầu tăng dần và có thể có ói vọt. Khi diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân rối loạn tri giác như lơ mơ, hôn mê và co giật. Khám bệnh nhân lao màng não, bác sĩ sẽ phát hiện dấu hiệu cứng cổ, có thể có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh sọ não, kèm theo liệt một tay, một chân hoặc nửa người. Bệnh nhân cũng có thể có tổn thương tuỷ sống dẫn đến liệt hai chân và bí tiểu. Đặc biệt trẻ em hay bị co giật nhiều hơn người lớn.

Do có triệu chứng trùng lắp nên việc chẩn đoán bệnh lao màng não hiện còn gặp nhiều khó khăn, phải dựa vào việc chọc dịch não tuỷ, một thủ thuật xâm lấn tuy an toàn nhưng khá đau đớn. Các xét nghiệm về vi trùng học của dịch não tuỷ thì không nhạy và có thể mất rất nhiều thời gian đưa đến chậm trễ trong chẩn đoán (như ca của bé T.M. nêu trên đã mất đến sáu ngày nằm tại bệnh viện lớn mới có được chẩn đoán), có những trường hợp mất cả một, hai tháng mới có chẩn đoán bệnh. Chậm trễ trong chẩn đoán sẽ dẫn đến chậm trễ trong điều trị và dĩ nhiên sẽ đi liền với tốn kém tiền bạc, công sức, đặc biệt là tỷ lệ tử vong và di chứng sẽ tăng vọt.

Mặc dù ngày nay y học đã đạt nhiều tiến bộ nhưng việc điều trị lao màng não dường như vẫn dẫm chân tại chỗ. Một phần là công thức điều trị lao màng não không có nhiều thay đổi kể từ năm 1959 là năm tìm ra loại thuốc lao chủ lực Rifamycine.

Cách phòng ngừa

Cho bản thân: trẻ sơ sinh phải được tiêm chủng BCG đầy đủ. Sống trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ. Dinh dưỡng đầy đủ. Sinh hoạt điều độ: hạn chế thức khuya, dậy sớm. Không lạm dụng các chất gây nghiện như bia, rượu, thuốc lá và không sử dụng ma tuý.

Cho cộng đồng: nếu có triệu chứng ho kéo dài từ hai tuần trở lên phải đi khám phổi. Nếu bị phát hiện lao phổi, phải nghỉ ngơi tại nhà và hạn chế tiếp xúc với người thân ít nhất hai tuần sau điều trị, mỗi khi ho phải che miệng, phải đeo khẩu trang y tế. Uống thuốc đúng và đầy đủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế


 


(st)

 

neu chuyen sang mu mat roi thi lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích
neu chuyen sang mu mat roi thi lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích
dieu tri laomang nao chich thuoc 3 thang co nang lam khong
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
các thuốc uống điều trị lao màng não
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
lao màng não cần kiêng những gi
hơn 1 tháng trước - Thích
cho e hoi.e dang dieu tri lao mang nao tai benh vien quan y 108.va e bi choc dich nao tuy nhieu lan(8)vay e hoi co anh huong gi toi suc khoe va cuoc song gia dinh cua e sau nay ko.?e cam on
hơn 1 tháng trước - Thích
Buôn lam cát bát si ơi để tìm ra cân bẹn lao mang nao phải tìm kiếm một năm trời .binh viên huyết học thanh phố .ở saigon.chủng đoàng sai.benh rồi loãng sinh tủy .lam cho hướng tìm binh sai
hơn 1 tháng trước - Thích
Xin hoi nguyen nhan bi benh lao nao. Lao nao co lay benh kg
hơn 1 tháng trước - Thích
Dieu tru lao mang nao trong bao la
hơn 1 tháng trước - Thích
Dùng sản phẩm Vision sẽ giải quyết được.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận