Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân của bệnh lao xương và cách điều trị phù hợp. Lao xương khớp là tình trạng viêm các khớp, xương do lao trong đó viêm đốt sống - đĩa đệm do lao hay gặp nhất. Trường hợp anh trai bạn đau cột sống thắt lưng có thể bị viêm đốt sống - đĩa đệm do lao.
Biểu hiện tại chỗ: thường bệnh nhân đau âm ỉ liên tục, đau tăng về đêm. Ấn tại chỗ đau chói. Khi bị lâu có thể dẫn đến xẹp đốt sống gây gù nhọn. Lao có thể dò mủ ra ngoài, chất mủ giống như bã đậu. Cũng có khi lao tạo thành ổ áp-xe lạnh cạnh cột sống.
trực khuẩn lao trong xương
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LAO XƯƠNG KHỚP:
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn lao người, có thể gặp vi khuẩn lao bò, rất hiếm gặp vi khuẩn kháng cồn kháng toán không điển hình.
Các yếu tố thuận lợi mắc lao xương khớp:
Vị trí tổn thương theo thống kê của nhiều tác giả thấy:
GIẢI PHẪU BỆNH LAO XƯƠNG KHỚP:
Đại thể:
Có thể gặp một trong những hình ảnh sau:
Vi thể
Tổn thương cơ bản là các nang lao điển hình.
CÁC THỂ LÂM SÀNG BỆNH LAO XƯƠNG KHỚP:
Thể viêm màng hoạt dịch không đặc hiệu do phản ứng
Tổn thương lao ở một tạng khác, nói một cách khác về mặt tổ chức học giống như bệnh thấp, không có tổn thương đặc hiệu của lao (nang lao, bã đậu, vi khuẩn lao). Thường là viêm nhiều khớp, hay gặp trong bệnh lao toàn thể, bệnh thường tiến triển nhanh, điều trị đặc hiệu thì viêm khớp sẽ giảm nhanh cùng với các triệu chứng khác.
Thể viêm màng hoạt dịch do lao
Tổn thương khu trú ở màng hoạt dịch, về mặt vi thể có đầy đủ tiêu chuẩn của một tổn thương lao. Thể này thường hay bị bỏ qua, không được chẩn đoán, do đó sẽ chuyển sang thể nặng hơn là lao xương khớp.
Thể lao xương khớp
Tổn thương lao ở cả phần màng hoạt dịch và đầu xương, sụn khớp. Đây là thể kinh điển, thường diễn biến kéo dài và để lại những hậu quả rất xấu.
LÂM SÀNG:
Triệu chứng toàn thân
Có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc mạn tính: Sốt vừa và nhẹ, thường tăng cao về chiều và tối, sốt kéo dài. Bệnh nhân mệt mỏi, ăn ngủ kém, gầy sút cân, da xanh tái, ra mồ hôi trộm.
Triệu chứng cơ năng
Đau tại vị trí tổn thương, đau tăng khi vận động, khi gắng sức.
Hạn chế cử động: cúi, ngửa, nghiêng, quay và gấp, duỗi các chi.
Triệu chứng thực thể
Gù, vẹo cột sống, đi lệch người, đi tập tễnh. - Các khớp xưng to, đau.
Rò mủ có thể gặp tại chỗ hoặc ở xa vị trí tổn thương. - Có thể có teo cơ.
Hạch gốc chi sưng to cùng bên với vị trí tổn thương.
Có thể liệt mềm hai chi dưới, rối loạn cơ tròn trong lao cột sống có chèn ép tuỷ.
CẬN LÂM SÀNG:
Sinh thiết (đầu xương, màng hoạt dịch)
Xét nghiệm tế bào, tìm vi khuẩn lao.
Tìm vi khuẩn lao trong chất bã đậu qua lỗ rò của áp xe lạnh.
Chụp X quang
quan trọng trong chẩn đoán, nhưng thường xuất hiện muộn hơn các dấu hiệu lâm sàng. Biểu hiện màng xương dày, có hiện tượng huỷ xương, mảnh xương hoại tử, khe khớp hẹp, nham nhở. Có trường hợp mất khe khớp, xương có hiện tượng mất chất vôi thường rõ ở đầu xương, có thể thấy hình hốc nhỏ ở đầu xương (hang). Phần mềm xung quanh sưng lên làm hình khớp trở nên mờ, tổn thương nặng có thể thấy trật khớp và dính khớp.
Phản ứng Mantoux:
thường dương tính và dương tính mạnh.
Tìm tổn thương lao tiên pháthay lao phổi, ngoài phổi phối hợp bằng các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao, X quang phổi...
Các xét nghiệm miễn dịch học của dịch khớp, chất bã đậu:
ELISA
kháng thể kháng lao
PCR.
MỘT SỐ THỂ LAO XƯƠNG KHỚP THƯỜNG GẶP:
1. LAO CỘT SỐNG:
Được Percival Pott mô tả từ năm 1779 nên bệnh còn có tên là bệnh Pott.
Thường gặp nhất trong các thể lao xương khớp (60 - 70%).
Tuổi thường gặp hiện nay từ 16 - 45 (62,4%).
Tổn thương chủ yếu ở phần đĩa đệm và thân đốt sống (bệnh lao cột sống phần trước); rất hiếm gặp tổn thương lao ở phần vòng cung sau và mỏm gai (bệnh lao cột sống phần sau).
Vị trí tổn thương thường gặp: vùng lưng 60 - 70%; vùng thắt lưng 15 -30%; vùng cổ 5%; vùng cùng cụt rất hiếm.
Khoảng 70% trường hợp có 2 đốt sống bị tổn thương và khoảng 20% tổn thương từ 3 đốt sống trở lên.
Bệnh diễn biến thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có triệu chứng và tiên lượng khác nhau, bệnh càng được chẩn đoán sớm, điều trị đúng nguyên tắc thì tiên lượng càng tốt.
Giai đoạn khởi phát
Lâm sàng
Triệu chứng cơ năng: Chủ yếu là đau, đau tại chỗ hay đau kiểu rễ:
Triệu chứng thực thể:
Triệu chứng toàn thân:
Cận lâm sàng
X quang: Rất có giá trị để chẩn đoán sớm lao cột sống nhưng đòi hỏi phải chụp đúng kỹ thuật và nhận xét thật tỷ mỉ. Cần phải chụp cột sống thẳng và nghiêng. Những hình ảnh tổn thương trên X quang thường gặp là: hình đĩa đệm hẹp hơn so với các đốt trên và dưới (rõ nhất trên phim nghiêng).
Phản ứng Mantoux: Dương tính.
Sinh thiết đốt sống bằng kim, bằng phẫu thuật để chẩn đoán giải phẫu bệnh và vi khuẩn.
Xét nghiệm máu: Tốc độ máu lắng tăng cao.
Giai đoạn toàn phát
Lâm sàng
Triệu chứng cơ năng:
Triệu chứng thực thể:
Triệu chứng toàn thân:
Cận lâm sàng
X quang: có 3 biểu hiện chủ yếu:
Hút dịch mủ áp xe lạnh tìm vi khuẩn lao.
Xét nghiệm máu: tốc độ máu lắng cao.
Giai đoạn cuối
Nếu bệnh nhân được điều trị đúng nguyên tắc thì triệu chứng toàn thân tốt lên, tổn thương ngừng tiến triển, áp xe lạnh thu nhỏ lại, sau từ 1 - 2 năm cột sống dính lại, vùng bị phá huỷ được tái tạo dần, di chứng còn lại là hiện tượng gù và hạn chế vận động. Nếu không được điều trị hoặc cơ thể quá suy kiệt, bệnh có thể nặng dần lên, tổn thương lan rộng, lan thêm vào các tạng khác, chèn ép tuỷ. Bệnh nhân chết vì biến chứng thần kinh và nhiễm trùng.
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định
Dựa vào những dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, tiền sử và yếu tố thuận lợi như đã trình bày ở trên.
Chẩn đoán phân biệt:
Ung thư cột sống nguyên phát hay thứ phát do di căn:
Một số bệnh khác của cột sống không do lao:
2. LAO CÁC KHỚP KHÁC:
Phần lớn chỉ bị một khớp, hay gặp nhất là khớp háng, cũng giống lao cột sống, lao các khớp khác chia 3 giai đoạn.
Giai đoạn khởi phát: Bệnh có thể bắt đầu bằng hai cách.
Lâm sàng
Khớp sưng to, đau, hạn chế vận động, biến dạng chi và teo cơ. Thường nổi hạch ở gốc chi. Gầy sút cân và sốt không rõ rệt. Tổn thương lao ở các tạng khác (lao các màng, hạch, phổi...) ít khi thấy.
Cận lâm sàng
Sinh thiết màng hoạt dịch bằng kim, bằng phẫu thuật qua vi thể thấy tổn thương lao điển hình (nang lao, bã đậu và vi khuẩn lao). Đây là phương pháp rất có giá trị để chẩn đoán sớm thể lao bắt đầu từ màng hoạt dịch mà hình ảnh X quang chưa có thay đổi.
Chọc dịch khớp, rất ít khi tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch khớp kể cả nuôi cấy và tiêm truyền.
Sinh thiết hạch gốc chi đôi khi thấy tổn thương lao đặc hiệu.
X quang rất có giá trị để chẩn đoán thể lao xương khớp, nhưng ít thay đổi trong thể lao bao hoạt dịch.
Phản ứng Mantoux dương tính. - Tốc độ máu lắng cao.
Giai đoạn toàn phát:
Giai đoạn này tổn thương lao lan rộng, mức độ phá huỷ nhiều, phần đầu xương, sụn khớp và bao khớp đều có tổn thương lao.
Dấu hiệu chung
Lâm sàng:
Cận lâm sàng:
. Biểu hiện từng khớp
Khớp háng: Bệnh nhân đau, đi đứng hạn chế nhiều, các cơ ở đùi và mông teo rõ rệt, hạch nổi ở bẹn. Khám thấy các điểm đau của khớp háng, hạn chế các động tác, có thể có các ổ áp xe lạnh ở phần bẹn và mông, có khi thấy lỗ rò, Xquang thấy rõ nhất là phần trên ngoài của thân xương đùi.
Khớp gối: Sưng to nhiều, hạn chế vận động, đau và nóng, khám thấy da vùng khớp gối nổi nhiều tĩnh mạch, có thể thấy lỗ rò, bao khớp dày, ổ khớp có nhiều dịch; động tác gấp duỗi hạn chế. Cần khám kỹ để tìm các ổ áp xe lạnh ở dưới cơ tứ đầu đùi, hõm khoeo, phía sau cơ tam đầu cẳng chân. Trên hình ảnh X quang thấy rõ nhất tổn thương phần mâm chày và phía sau lồi cầu dưới xương đùi.
Khớp cổ chân: Sưng to ở bốn vị trí trước và sau của hai mắt cá, bàn chân ở tư thế hơi duỗi, vận động hạn chế. Thường thấy áp xe ở sau mắt cá ngoài. Hình ảnh X quang thường thấy tổn thương phần trên xương sên và phần đầu dưới xương chày.
Giai đoạn cuối
Nếu được điều trị, đúng nguyên tắc bệnh đỡ nhanh, các triệu chứng giảm dần và khỏi, bệnh nhân có thể sinh hoạt và làm việc bình thường. Ngược lại nếu không được điều trị đặc hiệu, chỉ cố định đơn thuần, sau khi bị bệnh 2 -3 năm tổn thương lao ngừng phát triển, áp xe lạnh xẹp bớt, đầu xương vôi hoá trở lại, phần xương và sụn bị viêm được bao bọc bởi một vòng xơ, khớp bị dính một phần hay toàn bộ, bao khớp bị xơ hoá nhiều hay ít. Có thể coi bệnh đã ổn định, tuy nhiên vi khuẩn lao vẫn còn tồn tại trong tổn thương.
Về lâm sàng khớp giảm sưng, nóng, các túi áp xe lạnh thu nhỏ lại dần, các lỗ rò có thể khỏi để lại sẹo xấu, bệnh nhân chỉ đau khi vận động nhiều. Vận động bị hạn chế nhiều hay ít, các dấu hiệu toàn thân tốt lên và rõ rệt, tăng cân, không sốt. Nếu điều trị không tốt có thể biến chứng lao lan sang các bộ phận khác hoặc rò mủ kéo dài kèm theo có nhiễm khuẩn phụ.
ĐIỀU TRỊ LAO XƯƠNG KHỚP:
Điều trị nội khoa:
Điều trị lao xương khớp nội khoa là chủ yếu, điều trị sớm, đúng nguyên tắc từ đầu. Phối hợp 4 đến 5 loại thuốc chống lao trong giai đoạn điều trị tấn công. Điều trị phối hợp các thuốc chữa triệu chứng, chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng.
Cố định và vận động
Trước đây điều trị lao xương khớp chủ yếu là cố định, chờ đợi cho bệnh nhân tiến tới giai đoạn ổn định một cách tự nhiên, vì vậy cố định thường phải để rất lâu, hàng năm và cố định bằng bó bột. Phần lớn bệnh nhân sau khi khỏi bệnh thường bị teo cơ và cứng khớp rất trầm trọng.
Quan niệm hiện nay có nhiều thay đổi
Điều trị ngoại khoa
Chỉ định
Lao cột sống có nguy cơ chèn ép tuỷ sống hoặc đã ép tuỷ.
Lao có ổ áp xe lạnh ở tại chỗ hoặc di chuyển ở xa.
Tổn thương lao phá huỷ đầu xương nhiều.
Khớp bị di lệch có ảnh hưởng nhiều đến chức năng sau này.
Phương pháp:
Mổ sớm sau khi điều trị nội khoa tích cực từ 1 - 3 tháng. Sau mổ điều trị tiếp 6 - 9 tháng.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà phương pháp mổ sẽ làm là cắt bỏ bao hoạt dịch, lấyổ ép xe lạnh, lấy xương chết, cắt đầu xương, làm cứng khớp, cố định cột sống. Sau khi mổ nên cố định 1 - 3 tháng sau mới cho vận động trở lại.
Chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt:
1 - Chú ý giữ gìn tinh thần thanh thản, tránh căng thẳng, không lo âu buồn phiền, sinh hoạt, nghỉ ngơii, làm việc điều độ để cho cơ thể khỏe giúp bệnh chóng hồi phục.
2 - Không ăn mỡ, các chất cay nóng như tiêu, ớt cay, rượu, hạn chế ăn đường, ăn nhiều chất rau xanh, trái cây.
3 - Cố định vùng bệnh, hạn chế hoạt động.
4 - Chú ý tắm rửa vệ sinh lau người hàng ngày, thường xuyên thay đổi tư thế bệnh nhân, chống loét. Để đạt hiệu quả điều trị tốt, cần chú ý 3 vấn đề cơ bản: tinh thần bệnh nhân cần giừ được thanh thản thoải mái, chế độ chăm sóc vệ sinh chu đáo, chế độ ăn uống đủ chất dinh dường, trái cây, rau xanh.
Dinh dưỡng trong bệnh lý xương khớp
Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống vận động, bao gồm cơ, xương, khớp và các tổ chức quanh khớp (đầu xương, bao khớp, màng hoạt dịch, gân cơ và dây chằng). Có hơn 100 bệnh lý khớp, phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis), thoái hóa xương khớp (Osteoarthritis), loãng xương (Osteoporosis), gút (Gout).
Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ nữ : nam= 3:1
Viêm khớp dạng thấp: đa số gặp ở phụ nữ từ 30 – 60 tuổi. Thường đau ở các khớp nhỏ, đối xứng, hay bị cứng khớp vào buổi sáng và kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ. Bệnh dễ dẫn đến hậu quả teo cơ, biến dạng khớp.
Thoái hóa khớp: đa số gặp ở tuổi trung niên nhất là phụ nữ trên 50 tuổi. Đây là tình trạng lão hóa các sụn và thành phần của khớp, xảy ra ở những khớp chịu sức nặng của cơ thể như khớp háng, khớp gối, cột sống thắt lưng, cột sống cổ hoặc các khớp cử động nhiều như khớp vai, khớp cổ tay. Buổi sáng ngủ dậy các khớp hay bị cứng và khó cử động nhưng khi tập vận động thì đỡ cứng. Khớp đau khi vận động và cử động nghe lạo xạo.
Bệnh gout hay bệnh thống phong: gặp ở nam nhiều hơn nữ. Do kết tụ các tinh thể urat trong khớp và có tăng lượng axít uric trong máu. Trong các cơn gout cấp, khớp cũng bị sưng nóng đỏ đau giống như bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Để điều trị có hiệu quả cần kết hợp: thuốc và vật lý trị liệu cùng với chế độ ăn uống hợp lý và vận động nghỉ ngơi phù hợp.
Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong bệnh lý khớp
Bệnh xương khớp là một bệnh mãn tính, gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, có thể dẫn đến tàn phế mất khả năng lao động mà điều trị lại rất tốn kém. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm đẩy lui những đợt bệnh cấp tính, vì vậy nhiều người bệnh đã tự tìm mọi cách để khống chế, nghe mách bảo lẫn nhau từ thuốc men đến cách ăn uống chọn lựa thực phẩm, thậm chí kiêng khem đến mức bị suy dinh dưỡng nhưng bệnh vẫn cứ ngày càng nặng dần.
Cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học chứng minh loại thực phẩm nào có thể điều trị lành bệnh khớp hoặc gây ra bệnh ngoại trừ bệnh gout (người bệnh dễ bị tấn công bởi những đợt gout cấp nếu chế độ ăn chứa quá nhiều purin làm tăng lượng axít uric trong máu). Có một số loại thực phẩm có thể gây xuất hiện những đợt viêm khớp cấp trong bệnh viêm khớp dạng thấp chỉ ở một số bệnh nhân mà không phải ở tất cả.
Thực tế chỉ có một chế độ ăn hợp lý mới mang lại lợi ích cho người bệnh, giúp người bệnh đủ khả năng chống lại những đợt bệnh tấn công, đồng thời cũng giúp người bệnh phòng một số bệnh mãn tính khác như tiểu đường, cao huyết áp, tăng cholesterol máu... góp phần làm nặng nề thêm bệnh khớp.
Thế nào là ăn uống hợp lý?
Đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể để duy trì mức cân nặng hợp lý. Cân nặng gọi là hợp lý khi BMI = 18,5 – 23. Nếu BMI dưới 18,5 là thiếu cân, trên 23 là thừa cân.
Nếu bị thiếu cân cần tăng thêm năng lượng ăn vào để tăng cân. Ngoài 3 bữa chính nên thêm 2- 3 bữa phụ, chú ý các món ăn giàu năng lượng như chiên xào, sữa béo, thêm vào sau bữa chính các món ăn như trái cây ngọt, bánh ngọt, tàu hủ… Lưu ý sau những đợt viêm cấp, sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều, mất các chất dinh dưỡng, ăn uống kém do đau đớn sốt nên rất dễ bị suy dinh dưỡng khiến cơ thể giảm sức đề kháng. Do đó càng phải ăn uống nhiều hơn.
Nếu bị thừa cân cần giảm năng lượng ăn vào để giảm cân. Hạn chế các món ăn béo ngọt, chiên xào, không ăn nhiều vào cử tối, thay vào đó là các món rau đậu trái cây. Tăng thời gian vận động thể lực để tăng tiêu hao năng lượng. Đặc biệt, bệnh thoái hóa khớp, loãng xương, gouthay gặp ở tuổi trung niên thường kèm theo tình trạng thừa cân béo phì làm tăng gánh nặng lên các khớp, gây đau đớn, hạn chế vận động có thể dẫn đến xẹp các đốt sống, mòn khớp, cứng khớp, biến dạng khớp. Thừa cân béo phì còn là nguy cơ của các bệnh lý mãn tính khác như tăng huyết áp, tăng lipid máu, tiểu đường, ung thư… Do đó giảm cân sẽ giúp giảm gánh nặng và nguy cơ mắc bệnh cho khớp.
Ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết:
Ăn nhiều các loại rau quả: mỗi ngày nên ăn hơn 300 gam rau các loại và hơn 200 gam trái cây, để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, bêta caroten, khoáng chất như kali, magne là những chất chống ôxy hóa có tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa.
Ăn đủ thức ăn giàu đạm: đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, sò. Đạm thực vật như tàu hủ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ. Mỗi ngày nên ăn trung bình 50 gam thịt, 50 -100 gam cá, 100 gam đậu hủ, 30 gam đậu đỗ, trứng 3 - 4 quả/tuần. Nếu cholesterol máu cao hoặc có sỏi mật ăn 1 - 2 quả/tuần. Đặc biệt có nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo omega 3 có trong cá có thể giúp giảm viêm khớp.
Sữa : nên uống 2 – 3 ly/ngày. Nếu có thừa cân hoặc cholesterol máu cao thì thay bằng sữa ít béo. Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt giàu can-xi rất cần thiết cho người bệnh xương khớp.
Chất béo: nên ăn vừa phải chọn các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu nành, dầu phộng... trung bình 20 gam/ngày. Nếu thừa cân nên giảm thức ăn chiên xào, ăn thịt nạc bỏ da, các món kho luộc hấp. Nếu thiếu cân suy dinh dưỡng cần tăng thêm chất béo trong thức ăn.
Ăn đủ thức ăn giàu bột: cơm, mì, nui, bắp, khoai, củ để không bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Nên ăn gạo lức, khoai củ, bắp để tăng chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
Tránh ăn quá mặn, quá ngọt: lưu ý ở các bệnh nhân tim mạch, tiểu đường, thận. Một số thuốc điều trị bệnh khớp có tác dụng giữ muối natri, mất muối kali hoặc các thuốc tráng bao tử dùng kèm có tác dụng giữ muối như natri, canxi, magnê.
Tránh dùng rượu và các chất kích thích thần kinh. Các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc, gây bất lợi trong điều trị.
Ăn uống trong bệnh gout:
Bệnh gout là loại bệnh khớp duy nhất mà chế độ ăn đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh. Nên hạn chế những thức ăn giàu purin, làm tăng axít uric trong máu, đặc biệt trong những đợt bị gout cấp tính.
Các thực phẩm dễ làm tăng axít uric trong máu thuộc nhóm 1 và 2.
Nhóm 1: chứanhiều purin như gan, cật, óc, lá lách, trứng cá, cá sardine, cá trích, cá hồi, heo, hươu, nai nấm, măng tây, bia, sôcôla, cacao.
Nhóm 2: chứa purin trung bình như heo, bò, gà, vịt, hải sản, cua, tôm, đậu đỏ, cải bó xôi, bông cải.
Nhóm 3: chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, dầu mỡ, rau quả.
Các thức uống làm tăng axít uric máu: rượu, cà phê, trà, nước uống có coca.
Người bị bệnh gout nên loại bỏ thức ăn nhóm 1 đặc biệt khi bị các đợt gout cấp tấn công, hạn chế nhóm 2, hạn chế rượu bia chỉ nên dùng 1 – 3 ly/tuần; nên ăn thịt nạc, trứng, đậu hủ, sữa giảm béo, nên uống nhiều nước 2 – 3 lít/ngày để hòa tan axít uric trong nước tiểu.
Bệnh xương khớp là một bệnh mạn tính với những đợt cấp tính gây đau đớn, điều trị tốn kém nhưng kết quả lại hạn chế và có khả năng gây tàn phế, giảm chất lượng sống. Muốn điều trị tốt cần phải kết hợp nhiều biện pháp trong đó ăn uống hợp lý để giúp cho người bệnh đủ sức chống đỡ những cơn cấp tính, phòng ngừa một số bệnh lý mãn tính đem lại một tinh thần sảng khoái lạc quan trong cuộc sống
Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh lao phổi
Bệnh viêm xương chũm -
Nguyên nhân gây bệnh loãng xương
Viêm khớp xương
Loãng xương - Những yếu tố gây bệnh
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp
(st)