Các bệnh thường gặp ở chó và cách điều trị hiệu quả
Video Clip: Bệnh nấm móng tay chân
Khản giọng mất tiếng - nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Nấm móng là một bệnh thường gặp vào mùa hè, nguyên nhân chủ yếu là do một chủng nấm sợi có tên là Trichophyton gây ra. Bệnh nấm móng có khả năng lây lan rất nhanh.
Bệnh nấm móng (onychomycosis) xảy ra khi một hoặc nhiều móng bị nhiễm nấm. Bệnh chiếm khoảng một nửa số trường hợp bị bệnh ở móng, thường xảy ra khi móng phải liên tục tiếp xúc với môi trường ấm và ẩm ướt. Bệnh khó điều trị và có thể tái phát.
Nguyên nhân
Bệnh do nấm gây nên. Hay gặp nhất là nấm sợi Trichophyton (T. rubum hoặc T. menta – rophyles) . Bên cạnh đó, nấm móng cũng có thể do một số chủng nấm khác gây nên như Candida, nấm hoại thư sinh hơi (aremonium sp, scopulariopsi, critalidium sp, apergielus sp, fusarium) nhưng hiếm gặp hơn
Bệnh nấm móng chân (tay) do nấm và vi khuẩn gây nên. Bệnh gây ra các tổn thương ở vùng da có nhiều chất sừng. Bệnh đặc biệt hay xuất hiện ở vùng móng chân, móng tay, đôi khi cả ở tóc. Bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra nên có khả năng lây lan rất nhanh.
Thời tiết nóng ẩm mùa hè là điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện, sinh sôi và phát triển của bệnh. Có thể kể đến một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu sau:
- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, đặc biệt là vùng móng chân, móng tay.
- Thường xuyên có các chấn thương nhẹ ở vùng móng chân (tay)
- Dùng găng tay, tất và giày kín trong thời gian quá dài.
- Thường xuyên có các hoạt động ở nơi công cộng như: bể bơi, phòng tập thể thao…
- Gia đình có người bị mắc bệnh.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh
Một số yếu tố nguy cơ của bệnh
- Khí hậu nóng ẩm vào mùa hè là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện, và phát triển của nấm.
- Vệ sinh kém, ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là vùng quanh móng chân, móng tay.
- Hay gặp các chấn thương nhẹ ở vùng móng chân (tay)
- Sử dụng chung những đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh.
- Sử dụng găng tay, tất và giày kín trong thời gian dài.
- Thường xuyên: bơi ở các bể bơi công cộng, phòng tập thể thao…
- Gia đình hoặc những người sống cùng có người bị mắc bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng
Có thể nghĩ đến nấm móng nếu một hoặc nhiều móng có biểu hiện: Dày, Giòn, dễ gãy vụn, Biến dạng, Bẹt và xỉn màu, mất vẻ sáng bóng, Móng chuyển màu vàng, xanh, nâu hoặc đen do tích tụ các mảnh vụn bên dưới móng. Móng bị bệnh có thể bị bong ra khỏi nền móng. Có thể có cảm giác đau nhẹ ở đầu các ngón chân ngón tay và ngửi thấy mùi hôi nhẹ ở móng.
Biểu hiện của bệnh
Nấm móng do vi nấm Trichophyton
Bệnh nấm móng đặc trưng bởi tổn thương móng, biểu hiện dưới 4 hình thái
Tổn thương dưới móng xa: bắt đầu từ bờ tự do vào hoặc bờ trên của móng với các triệu chứng: dày móng, ly móng, móng trở nên có màu trắng đục.
Tổn thương dưới dạng chấm trắng nông, bề mặt móng xuất hiện những chấm trắng đục, rất nông, rất dễ tìm thấy nấm trên các thương tổn này.
Tổn thương dưới dạng những chấm trắng ở gần gốc móng.
Toàn bộ móng bị hủy hoại.
Nấm móng do Candida
Thường khởi đầu bằng viêm quanh móng với các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau, tăng tiết dịch khi đè, bệnh tiến triển mạn tính với phì đại và viêm gốc móng, tổn thương móng thường thứ phát sau viêm quanh móng, khởi đầu từ gốc móng trở nên sần sùi, tăng sừng, có dạng sọc, màu nâu xám, đôi khi có ly móng và có màu xanh lục, ở giai đoạn cuối toàn bộ móng có thể bị hủy hoại.
Xét nghiệm và chần đoán
- Khi nghi ngờ bệnh nấm móng, bác sĩ sẽ cạo vùng móng bị bệnh để lấy mẫu đem soi kính hiển vi hoặc nuôi cấy nhằm phát hiện nấm.
Điều trị
Thuốc uống
Itraconazole
Fluconazole
Terbinafine
Những thuốc này giúp móng mới không bị bệnh sẽ dần dần thay thế móng cũ. Thường phải uống thuốc từ 6 – 12 tuần nhưng chỉ thấy được kết quả điều trị khi móng mới đã mọc đầy đủ. Có thể mất từ 4 – 12 tháng để loại trừ được bệnh. Không dùng thuốc cho người bị bệnh gan, suy tim ứ huyết hoặc người đang dùng một số loại thuốc khác.
- Sơn móng tay diệt nấm: Ciclopirox (Penlac) thườnndùng cho những trường hợp nhiễm nấm nhẹ. Thuốc được bôi lên vùng móng bị bệnh và da xung quanh 1 lần/ngày. Sau 7 ngày dùng cồn lay sạch những lớp cũ và bôi lớp mới. Có thể phải dùng thuốc trong tới một năm hoặc hơn để loại trừ bệnh.
- Thuốc bôi tại chỗ như econazole nitrate. Thuốc bôi tại chỗ thường không chữa khỏi bệnh nhưng có thể dùng phối hợp với thuốc uống.
Nếu móng bị bệnh quá nặng và gây đau nhiều, có thể phẫu thuật cắt bỏ móng cũ. Móng mới sẽ dần mọc lên để thay thế.
Cơ chế gây bệnh
Các loại nấm và vi khuẩn sau khi lọt vào cơ thể qua những vết thương hoặc vùng kẽ chân, tay sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh. Các loại nấm và vi khuẩn này tiêu diệt các tế bào da và các vi khuẩn có lợi sống trên bề mặt da, làm da chuyển màu và gây nên hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
Nếu không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn này sẽ tấn công sâu hơn vào vùng da phía trong móng. Lâu ngày sẽ ăn mòn và làm mục móng. Lớp tế bào sừng ở móng bị huỷ hoại sẽ trở nên vụn, giòn và dễ bong. Vùng da ở đầu các ngón chân, tay do bị mất lớp móng bảo vệ nên dễ bị tổn thương và dị ứng.
Bệnh sẽ phát triển nhanh ở những người có tiền sử bị các căn bệnh như: viêm da, viêm phế quản, hen suyễn, tiểu đường.
Việc vi khuẩn ăn sâu vào móng có thể gây khó khăn cho việc điều trị. Hoạt động của chất kháng sinh trong các loại thuốc sẽ vô hiệu hóa với các vùng móng bị viêm nhiễm sâu.
Phòng bệnh
Luôn giữ móng chân móng tay ngắn, khô và sạch.
Đi tất thích hợp: Tất làm bằng sợi tổng hợp thoát ẩm giúp giữ chân khô hơn là tất côtton hoặc tất len. Thường xuyên thay tất. Thỉnh thoảng cởi giày để chân được thoáng khí.
Dùng thuốc xịt hoặc thuốc bột chống nấm
Mang găng tay cao su khi phải ngâm tay lâu trong nước
Không cắt hoặc châm chích vào vùng da quanh móng
Không đi chân đất ở nơi công cộng.
Rửa sạch tay sau khi đụng chạm vào móng bị bệnh.
Cách phòng ngừa
Những loại rửa và thuốc bôi dạng kem hoặc nước chỉ có tác dụng ngăn chặn và ức chế quá trình sinh sản và phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn được chúng. Điều trị tận gốc căn bệnh này cần có thời gian và sự kiên trì.
Ngoài phương pháp dùng thuốc bôi ngoài da, nên kết hợp với các loại thuốc kháng sinh khác giúp ngăn ngừa viêm nhiễm ở những vùng móng mà thuốc bôi không tới được.
Nếu thấy có những biểu hiện mắc bệnh như trên, hãy tìm đến ngay bác sỹ để có được phương pháp chữa trị thích hợp.
Ngoài ra, cũng cần ngăn ngừa và hạn chế nguồn lây lan bệnh bằng các cách như sau:
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày. Luôn giữ tay, chân sạch sẽ.
- Không sử dụng găng tay, tất và giầy kín trong thời gian dài. Nên sử dụng những đôi giày, dép thoáng khí. Găng tay, tất phải được làm từ sợi thiên nhiên, có khả năng thấm hút mồ hôi.
- Lựa chọn những đôi giày vừa chân, tạo cảm giác thoải mái khi đi. Tránh sử dụng những đôi giày, dép quá cao hoặc quá chật vì sẽ dễ gây các tổn thương cho chân, đặc biệt là các ngón chân.
- Hạn chế hoạt động ở các nơi công cộng vì đó là nguồn lây lan bệnh.
- Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng như: quần áo, dày dép với những người mắc bệnh.
- Khi thấy có các biểu hiện bị bệnh, cần tìm đến ngay bác sỹ.
Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về nấm.
Khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh như trên, bạn nên đến ngay bác sĩ để có được phương pháp điều trị thích hợp.
Khi đã mắc bệnh cần được điều trị tích cực, đúng thời gian và liều lượng, tránh tái phát.
Loại bỏ các yếu tố nguy cơ:
- Chú ý đến vệ sinh, giữ tay, chân luôn sạch sẽ.
- Không nên dùng găng tay, tất và giày kín trong thời gian kéo dài, thay tất mỗi ngày. Nên chọn những đôi giày, dép mặc thoải mái, vừa chân và thoáng khí. Sử dụng găng tay, tất được làm từ sợi thiên nhiên, tăng thấm hút mồ hôi.
- Hạn chế những hoạt động ở các nơi công cộng: như bơi lội, hoạt động thể thao…
- Không được dùng chung các đồ dùng cá nhân như: quần áo, giày dép với những người mắc bệnh.
Hỏi đáp liên quan
Hỏi: Tôi bị nấm móng cách đây 2 năm cách đây 3tháng tôi dùng Itcon thấy khi dùng thì đỡ nhưng nay ngừng tôi thấy bị lai.co người khuyên dùng A.S.A liệu có khỏi không.Có dung dịch nào thích hợp hơn không
(nguyen thi vinh)
Trả lời:
Nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay:
Do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida). Người bị bệnh này, do tay chân thường xuyên bị ướt tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và gây bệnh.
Triệu chứng lâm sàng
- Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen.
- Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc.
- Ít khi cả mười móng tay hoặc mười móng chân đều bị bệnh. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida).
- Khi viêm quanh móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ.
Ðiều trị
1. Thuốc bôi tại chỗ: Dùng một trong các thuốc bôi sau: kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin v.v...
Cách bôi: Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ít nhất trong 3 tháng.
2. Thuốc uống: Có thể dùng: Griséofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Nizoral, Lamisil,... (có tác dụng trên cả hai loại nấm). Nhưng phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Ðể phòng ngừa tái phát, nếu có thể nên thay đổi việc làm hoặc mang bao tay khi làm việc để tránh móng bị ướt.
Tóm lại, nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp. Bạn nên đi khám tại Bệnh viện Da liễu TƯ để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc uống hoặc thuốc bôi nào khi chưa có chỉ định của Bác sĩ!
Chúc bạn mau khỏi!
(ST)