Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng đường tiểu và các biện pháp phòng ngừa. Nhiễm trùng tiểu là do vi trùng gây ra khi chúng xâm nhập vào nước tiểu. Hầu hết là do những vi trùng bình thường sống trong ruột của chúng ta. Những vi trùng này không gây hại gì khi ở trong ruột, nhưng chúng có thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể.
Một số vi trùng nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi chúng có thể băng qua niệu đạo vào bàng quang. Các vi trùng này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm trùng tiểu. Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể đi cao hơn lên thận gây viêm thận. Nhiễm trùng nước tiểu thường được gọi chung là nhiễm trùng tiểu. Khoảng 1 trong 20 trẻ em trai và hơn 1 trong 10 trẻ em gái có ít nhất một lần bị nhiễm trùng tiểu khi chúng đến tuổi 16.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn gọi là viêm đường tiết niệu là hiện tượng nhiễm trùng ở hệ thống bài tiết nước tiểu. Nhiễm trùng giới hạn ở bàng quang thường gây đau và khó chịu nhưng khi lan lên thận thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu không phân biệt nam nữ, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Hầu hết đàn ông không nhận ra mình bị bệnh này nên không đi khám và điều trị kịp thời.
Sớm nhận biết các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là rất quan trọng, bởi bạn sẽ sớm có các biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thêm trầm trọng.
Những triệu chứng sớm nhất dễ phát hiện của bệnh nhiễm trùng đường tiểu là:
1. Đau khi đi tiểu. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng tiểu. Người bệnh có thể cảm thấy cực kỳ đau đớn hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Trong thực tế, nhiều người vì không chịu nổi cảm giác này mà thậm chí còn không muốn đi tiểu và cố gắng “nhịn” sao cho đi càng ít lần càng tốt. Nhưng việc “nhịn tiểu” này có khi còn làm cho bệnh nặng thêm.
2. Muốn đi tiểu thường xuyên. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, có thể bạn muốn đi tiểu thường xuyên, thậm chí là liên tục hơn so với trước kia. Ngay cả khi trước đây bạn không hề đi tiểu lúc đã ngủ thì nay thậm chí đang ngủ rất say bạn cũng phải dậy để giải quyết sự “ức chế” này.
3. Nước tiểu ít. Lượng nước tiểu được “giải phóng” ra ngoài không liên quan đến sự tình trạng hay mức độ trầm trọng của bệnh, mà đơn giản chỉ là do bạn liên tục muốn “đi” nên lượng nước tiểu chưa có nhiều như bình thường. Theo trải nghiệm của những người đã từng bị nhiễm trùng đường tiểu thì có vẻ như lúc nào bạn cũng có cảm giác muốn “giải phóng” hết chỗ nước tiểu ra khỏi bàng quang, nhưng thực tế bạn không thể làm được điều này.
4. Bí tiểu. Trước đây khi không bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn có thể đi tiểu bình thường. Nhưng khi thấy bí tiểu (có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không thể tiểu ra được) thì bạn nên cân nhắc đến lý do có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu. Cách kiểm tra tốt nhất và chính xác nhất là đi khám về tiết niệu.
5. Nước tiểu đục, có máu hoặc có mùi. Khi thấy dấu hiệu nước tiểu có thể bị đục, kèm theo máu và có thể có mùi khủng khiếp thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu. Lúc này không có lý do gì để bạn trì hoãn việc đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
6. Đau bụng và sốt. Triệu chứng này có thể ít gặp hơn, nhưng cũng không nên xem thường và bỏ qua. Bởi khi thấycó dấu hiệu đau bụng, đặc biệt là sốt thì rất có thể bệnh của bạn đã phát triển nhanh và xấu hơn bạn nghĩ.
Tất nhiên, không phải ai bị nhiễm trùng đường tiểu cũng có đầy đủ các triệu chứng trên, có người chỉ thấy xuất hiện một, hai hoặc ba triệu chứng mà thôi. Nhưng dù sao đi nữa, các triệu chứng này đều không thể bỏ qua. Bạn không nên tự điều trị cho mình, hãy đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc thích hợp và kịp thời. Thường thì các bệnh liên quan đến nhiễm trùng sẽ được các bác sĩ kê cho đơn thuốc kháng sinh.
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu không phân biệt nam nữ, ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh. Hầu hết đàn ông không nhận ra mình bị nhiễm trùng đường tiểu nên không đi khám và điều trị kịp thời. Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới và nữ giới giống hệt nhau: đều muốn đi tiểu liên tục, bí tiểu, nước tiểu ít hay có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc có kèm theo máu…
Nguyên nhân và biến chứng
Nước tiểu bình thường vô trùng. Nó chứa dịch, muối và các chất thải, nhưng nó không chứa vi khuẩn, virus và nấm. Nhiễm trùng xảy ra khi vi sinh vật, thường là vi khuẩn từ đường tiêu hóa, bám vào lỗ mở của niệu đạo và bắt đầu nhân lên.
Hầu hết các nhiễm trùng đều khởi phát từ loại vi khuẩn E. Coli bình thường sống trong trực tràng. Trong hầu hết trường hợp, vi khuẩn bắt đầu nhân lên đầu tiên ở niệu đạo, xâm nhập vào bàng quang gây nhiễm trùng bàng quang. Nếu không được điều trị ngay, vi khuẩn có thể lên niệu quản gây nhiễm trùng thận.
Các vi khuẩn chlamydia và mycoplasma cũng có thể gây nhiễm trùng niệu ở cả nam và nữ giới, nhưng chúng có khuynh hướng tự giới hạn ở niệu đạo và hệ sinh dục.
Bệnh có thể gây biến chứng cấp tính: Đái đau, đái buốt, đái vặt, làm bệnh nhân không ngủ được và yếu dần đi. Thường viêm bọng đái không gây ra sốt nóng, nhưng nếu nhiễm trùng ngược chiều lên thận, sẽ gây tình trạng viêm bồn thận cấp tính và từ đó có thể tiến tới tình trạng nhiễm huyết toàn diện, nguy hiểm tới tính mạng nếu không chữa trị. Biến chứng mạn tính làm viêm bọng đái sơ chai, nhỏ lại và dễ làm nhiễm trùng ngược chiều lên thận; thận teo nhỏ lại và đưa tới suy thận, nguy hiểm cho tính mạng.
Nên uống nhiều nước
Không phải tất cả mọi người bị nhiễm trùng đường niệu đều có triệu chứng, nhưng hầu hết mọi người đều có ít nhất một vài biểu hiện bất thường. Những triệu chứng này bao gồm cảm giác muốn đi tiểu cấp bách, tiểu khó và đau rát vùng bàng quang hoặc niệu đạo trong khi tiểu. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, run rẩy, xanh xao hay đau cả khi không đi tiểu. Phụ nữ thường thấy nặng, khó chịu dưới xương mu, một số nam giới thì thấy đầy ở trực tràng.
Bệnh nhân nhiễm trùng đường niệu thường than phiền chỉ tiểu được rất ít mặc dù cảm giác rất mắc tiểu. Nước tiểu trắng đục hoặc lợn cợn, thậm chí có thể hơi đỏ nếu có máu: Nếu bị sốt thì có nghĩa nhiễm trùng đã lên tới thận.
Các đối tượng dễ mắc bệnh này gồm: phụ nữ có thai; bệnh nhân tiểu đường; phụ nữ lớn tuổi sau giai đoạn mãn kinh; sinh con nhiều; các tình trạng bệnh lý làm tắc nghẽn đường tiểu như: sỏi, bướu, dị tật bẩm sinh...
Một số phương pháp để phụ nữ có thể tự phòng tránh nhiễm trùng
- Uống thật nhiều nước mỗi ngày. Bổ sung thêm vitamin C cũng có tác dụng tương tự.
- Đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn, không nên cố nhịn. - Lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn ở chung quanh hậu môn xâm nhập vào âm đạo hay niệu đạo. - Tắm bằng vòi sen thay vì tắm trong bồn. - Làm vệ sinh vùng sinh dục trước khi giao hợp. - Đi tiểu ngay trước và sau khi giao hợp. Bệnh thường gặp ở trẻ em Tuy thường gặp nhưng bệnh lại dễ bị bỏ sót vì dấu hiệu rất mơ hồ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây sốt kéo dài. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, suy thận, cao huyết áp. Nên nghĩ đến nhiễm trùng đường niệu khi thấy đứa trẻ khó chịu, kém ăn, sốt không giảm không rõ nguyên nhân, tiểu không kiểm soát được (đái dầm) hoặc tiêu chảy, hoặc chậm lớn. Đứa trẻ đến khám bác sĩ nếu thấy có những triệu chứng trên, đặc biệt khi có những thay đổi bất thường trong nước tiểu của trẻ. Bệnh thường gặp ở bé gái hơn bé trai và dễ xảy ra ở những bé hay ngồi lê la dưới đất mà không mặc quần áo hay vải quần quá mỏng. Ở những trẻ bị giun kim không được điều trị, chính giun kim là tác nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước. Đặc biệt, dễ mắc nhiễm trùng tiểu là những trẻ có bất thường ở hệ niệu (tắc nghẽn đường tiểu, có sỏi niệu...). Đối với trẻ em, các triệu chứng bệnh này thường mơ hồ và thay đổi theo lứa tuổi: - Trẻ sơ sinh: Có thể nóng sốt hoặc ngược lại chỉ là hạ thân nhiệt dưới 36oC, trẻ bú kém, ói mửa, tiêu chảy hoặc đơn thuần là vàng da kéo dài. - Trẻ nhỏ dưới 2-3 tuổi: Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, biếng ăn hoặc chỉ đơn thuần là không tăng cân. - Trẻ lớn: Có các triệu chứng điển hình như tiểu gắt buốt, tiểu đau, tiểu đục, tiểu lắt nhắt, sốt cao, đau hông lưng, đau bụng trong nhiễm trùng đường tiểu trên (còn gọi là viêm đài bể thận). Nếu bị viêm đài bể thận mãn, trẻ thường không có triệu chứng, chỉ bị cao huyết áp khi có sẹo ở thận do các ô áp-xe khi lành để lại. Ngoài chuyện vệ sinh tốt vùng âm hộ, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần đi tiểu, cách phòng ngừa tốt nhất là không cho trẻ lê la dưới đất. Mặc quần cho trẻ, dù là gái hay trai; tẩy giun định kỳ. Ngoài ra cũng nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây.
5 biện pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiểu có thể được ngăn ngừa bằng cách làm theo một số hướng dẫn đơn giản sau để tránh cho các vi khuẩn di chuyển vào bàng quang gây ra nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu được coi là phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến đường tiết niệu của cơ thể. Nước tiểu là chất lỏng được lọc qua máu bởi thận. Nước tiểu có chứa muối và các sản phẩm chất thải. Nếu có chứa các vi khuẩn tức là nước tiểu không bình thường và cũng là một nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc thận và nước tiểu thì kết quả dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các loại nhiễm trùng đường tiết niệu?
Có ba loại nhiễm trùng đường tiết niệu chủ yếu như sau:
1. Nhiễm trùng tiểu có ảnh hưởng đến niệu đạo và gây ra viêm niệu đạo
2. Các nhiễm trùng đường tiểu là nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang và được gọi là viêm bàng quang
3. Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thận và được biết đến như viêm bể thận
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở phụ nữ hơn ở nam giới bởi vì vi khuẩn có thể tới bàng quang phụ nữ nhanh hơn rất nhiều so với ở nam giới do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Các vi khuẩn có một khoảng cách ngắn hơn để "du lịch" đến được bàng quang. Niệu đạo này cũng nằm gần trực tràng của phụ nữ và các vi khuẩn từ trực tràng dễ dàng đi vào niệu đạo và gây ra nhiễm trùng.
Làm thế nào để biết mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu:
- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hơn hơn bình thường.
- Muốn đi tiểu, nhưng không thể.
- Bị rò rỉ một chút nước tiểu.
- Nước tiểu có mùi, sậm, có gợn và thậm chí có máu.
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu thế nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được ngăn ngừa bằng cách làm theo một số hướng dẫn đơn giản để tránh cho các vi khuẩn di chuyển vào bàng quang. Vệ sinh kém dẫn đến ô nhiễm và cho phép các vi khuẩn đi từ niệu đạo vào bàng quang gây ra nhiễm trùng.
5 biện pháp dưới đây nhấn mạnh về vệ sinh cá nhân có thể giúp giảm ô nhiễm vi khuẩn ở vùng sinh dục:
1. Lau sạch một cách cẩn thận các khu vực phía trước và phía sau bộ phận sinh dục. Làm sạch khu vực đặc biệt này là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
2. Tránh những kích thích xảy ra trong bộ phận sinh dục. Vi khuẩn phát triển tốt nhất tại các khu vực bị kích thích. Vì vậy, tránh kích thích ở vùng sinh dục bằng cách sử dụng xà phòng nhẹ, dầu gội nhẹ, và sữa tắm. Ngoài ra, bạn có để tránh làm sạch bộ phận sinh dục bằng khăn giấy thô.
3. Giữ cho bàng quang thường xuyên rỗng. Vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sẽ cơ hội cho các vi khuẩn phát triển. Do đó, không giữ thói quen giữ lại nước tiểu trong bàng quang mà nên đi vệ sinh thường xuyên.
4. Tránh sử dụng đồ lót tổng hợp. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên mặc đồ lót bẳng vải cotton có thể thoải mái hơn.
5. Uống đủ nước. Uống đủ nước có thể đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu một cách hiệu quả.
Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng tiểu ở trẻ nhỏ
Viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Viêm đường tiết niệu ở nam giới
Bệnh viêm đường tiết niệu
Các bệnh đường tiểu -
(st)