Nguyên nhân của bệnh nóng trong người và cách loại nước uống giải nhiệt tốt

 Nóng trong người (nội nhiệt) xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức khuya thường xuyên, đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá… Để chữa khỏi bệnh nóng trong người cần phải có chể độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Dưới đây là những đồ uống giúp bạn “mát ruột” trong ngày hè.

1. Râu ngô

Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có công dụng lợi tiểu, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt,… dùng làm trà uống hàng ngày rất tốt. Những người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường dùng nước này rất tốt. Râu bắp có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp với mía lau, lá dứa nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày, có tác dụng lợi tiểu.

2. Rau má, diếp cá

Xay lấy nước uống, có thể thêm chút đường cho dễ uống, có tác dụng giải nhiệt tốt.

3. Dâu ta (còn gọi là dâu tằm)

Tuy có màu không đẹp như dâu tây, nhưng lại chứa nhiều dược tính, ngoài tác dụng tiêu khát, còn giúp sáng mắt, đen tóc, lợi xương khớp và chống lão hóa, vì vậy đem chế biến thành nước uống sẽ “lợi cả đôi đường”, vừa mát vừa đẹp.

4. Đậu đen, đậu đỏ

Những công dụng tuyệt vời khi ăn đỗ đen

Ngoài tính giải nhiệt, tiêu độc, đậu đỏ còn là nguồn thực phẩm dinh dưỡng chữa suy nhược cơ thể và đặc biệt tốt cho phụ nữ.  Đậu đỏ đem ngâm nở rồi nấu với nước đến khi đậu mềm thì nhấc xuống, lọc lấy nước uống, tốt nhất là uống nước đậu đỏ không đường, vì đường sẽ làm giảm hiệu quả kích thích tiêu hóa của đậu đỏ, có thể thay thế đường bằng mật ong.

Để tăng tác dụng giải nhiệt, người ta cũng thường nấu chung hai loại đậu đen và đậu đỏ để lọc lấy nước uống.

5. Cam, chanh

Lợi ích không ngờ khi uống nước chanh vào buổi sáng

Cam, chanh có tác dụng sinh tân dịch, cải thiện tình trạng khô khát, trừ nhiệt, dùng chữa các bệnh khô nóng do nhiệt. Một ly nước cam, chanh ép trong những ngày nắng nóng sẽ giúp cơ thể dịu lại.

6. Rong biển

Rong biển có nhiều loại, khi mua nấu nước uống nên chọn loại rong biển đen, có bán ở các hiệu thuốc Đông y. Do rong biển có mùi tanh, vị mặn và lẫn cát nên trước khi nấu cần ngâm nước khoảng 30 phút rồi rửa sạch. Để tăng hương vị cho món nước mát này, có thể nấu rong biển với la hán quả, bông cúc và lá dứa để khử bớt mùi của rong.

7. Bí đao

Bí đao tính mát, có công dụng giải nhiệt, làm tan đàm, mát ruột và hết khát, lợi tiểu, giải độc, giảm béo. Nước ép bí đao giúp giải nhiệt, giải khát trong mùa hè rất tốt, lại có tác dụng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy… Bí đao có hàm lượng natri rất thấp nên tốt cho người bị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề.

8. Rau má, nhân trần

Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.

9. Nước vối

Giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3 - 40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối thì sau thời gian ấy, cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.  Phương thức nấu nước vối rất đơn giản: Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh.

10. Nước dừa

Tuyệt đối không uống nước dừa lạnh vào buổi tối

Công dụng thần kì của nước dừa

Dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng. Chỉ cần mua dừa về, lấy nước, nạo cơm, thêm ít đường (cho đá nếu thích) là đã có một ly nước giải khát ngon, bổ. Uống nước dừa thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống nước dừa cũng phải đúng cách. Không nên uống nước dừa lạnh vào buổi tối trước khi đi ngủ hay khi đi nắng về không nên uống ngay nước dừa bởi dễ bị say.