Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân của bệnh phong thấp và cách điều trị hiệu quả. Bệnh phong thấp hoặc sốt phong thấp là một bệnh toàn thân gây tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là ở khớp xương, tim, hệ thần kinh, da, tổ chức dưới da.
Bệnh thường có những đợt cấp tính, tái phát, và các giai đoạn ổn định, nên tùy theo từng giai đoạn diễn tiến của bệnh có tổn thương chính nằm ở cơ quan nào, tiến triển đến giai đoạn nào mà gọi tên cho phù hợp như: thấp khớp cấp, thấp khớp tái phát, thấp tim cấp, thấp tim tiến triển, thấp tim tái phát, di chứng van tim hậu thấp. Trong các biến chứng của phong thấp thì biến chứng trên tim là trầm trọng hơn cả, để lại di chứng suốt đời. Vì có nhiều giai đoạn tiến triển và tổn thương ở những cơ quan nên phong thấp rất đa dạng. Nguyên nhân? Bệnh này là do một loại vi khuẩn có tên là streptococcus tan huyết nhóm A gây ra tại đường hô hấp trên như viêm họng, amygdales, viêm mũi-xoang gây ra.
Bệnh phong thấp RA gây ra do màng lót các khớp xương bị sưng lên khiến tiết ra một chất đạm làm màng này ngày càng dầy lên. Chất đạm này cũng phá hoại lớp sụn, xương, gân và dây chằng nơi khớp. Dần dần, khớp xương bị dị dạng, méo mó và có thể bị phá hủy.
Tại sao các màng lót bị sưng lên? Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm trùng là nguyên nhân và một số người có những gien di truyền khiến họ dễ bị nhiễm trùng. Một số các nhà nghiên cứu khác cho rằng kích thích tố có thể đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh phong thấp RA. Những yếu tố khác có thể làm một người dễ mắc bệnh RA là: tuổi già, phái nữ, hút thuốc lá.
Bệnh phong thấp thường gặp ở lứa tuổi nào? Bệnh phong thấp là bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng di chứng tim nặng và kéo dài đến tuổi người lớn. Lứa tuổi thường gặp của bệnh này là 5-15 tuổi. Bệnh này thường gặp ở những nước đang phát triển, kể cả Việt Nam với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1-2%. Các yếu tố thuận lợi dễ mắc bệnh này là gì? Khí hậu lạnh và ẩm, vệ sinh môi trường cá nhân kém, sống đông đúc chật hẹp.
Triệu chứng
Triệu chứng bệnh phong thấp.
Những triệu chứng đầu tiên của bệnh Phong Thấp đau khớp hoặc viêm khớp là cảm thấy cứng ở các đầu khớp xương. Khi bệnh tiến triển thêm nữa, chúng ta sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương khi phải xử dụng vận động các khớp xương này; nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương. Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh Phong Thấp Ðau Khớp ảnh hưởng tới các khớp xương tay, vai, đầu gối, xương chậu và đặt biệt nhất là trên xương sống. Chụp quang tuyến (X-Ray) sẽ tìm ra khớp xương bị nhỏ hẹp lại, sụn ở khớp xương bị ăn mòn (cartilage erosion) hoặc xương bị mọc nhánh (bone spurs).
Những triệu chứng này có thể xẩy ra rồi biến mất và trở lại với thời gian.
1. Đau nhức và sưng các khớp , nhất là những khớp xương nhỏ của bàn tay và bàn chân.
2. Đau nhức hoặc cứng toàn thể các khớp xương và bắp thịt, nhất là sau khi ngủ dậy hay sau một thời gian nghỉ ngơi.
3. Các khớp không cử động được.
4. Bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi.
5. Mệt mỏi, nhất là khi bệnh trở nặng.
6. Sốt nhẹ.
7. Theo với thời gian, các khớp xương bị biến dạng.
8. Không cảm thấy khỏe.
Bệnh phong thấp RA thường xảy ra ở nhiều khớp xương cùng lúc. Khi mới bị bệnh, các khớp xương ở cổ tay, bàn tay, bàn chân và đầu gối thường bị hơn cả. Theo với thời gian, các khớp vai, khuỷu tay, háng, cằm và cổ có thể bị ảnh hưởng. Cả hai bên cơ thể thường bị cùng lúc.
Nơi những điểm dễ va chạm nhất (pressure points) của khớp xương ở khuỷu tay, bàn tay và bàn chân hay dây gân gót chân Achille có thể nổi lên những cục u nhỏ gọi là cục phong thấp. Các cục u này cũng có thể mọc ở các khớp xương khác, ngay cả trong phổi nữa. Những cục u này có thể nhỏ bằng hạt đậu nhưng cũng có thể lớn bằng quả ổi nhỏ nhưng không gây đau đớn gì cả.
Bệnh phong thấp RA đặc biệt có thể gây viêm các tuyến nước mắt, tuyến nước bọt, màng tim và phổi, phổi và ngay cả các mạch máu. Đây là một bệnh kinh niên, có lúc thuyên giảm có lúc nặng lên. Không có cách chữa cho hết hẳn bệnh này nhưng nếu biết cách dùng thuốc và những phương tiện bảo vệ các khớp, bệnh nhân vẫn có thể sống cuộc đời hạnh phúc và lâu dài.
1. Viêm khớp: là biểu hiện thường gặp nhất, có ở 75% các bệnh nhân phong thấp ở giai đoạn cấp tính. Viêm khớp thường xảy ra sau 1-2 tuần bị viêm họng với sốt, đau họng, nuốt đau, họng bị đỏ, sần sùi, 2 amidan to, đỏ nhưng có khi không có viêm họng đi trước.
Viêm khớp biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Thường là viêm nhiều khớp; khớp lớn: khớp gối, khuỷu, vai, cổ tay, cổ chân; di chuyển từ khớp này qua khớp khác rất nhanh, đôi khi có tràn dịch với nước trong, nhưng không bao giờ hóa mủ, tự khỏi sau 5-15 ngày, không để lại di chứng, không biến dạng khớp, không cứng khớp, không teo cơ, không giới hạn cử động kéo dài, chỉ trừ lúc khớp đang viêm, bệnh nhân có thể không đi được do đau trong vài ngày rồi tự lành dù không điều trị.
2. Viêm tim: là biểu hiện nặng nhất ở trẻ em, có thể gây tử vong nếu nặng và thường để lại di chứng tạo thành các bệnh van tim hậu thấp.
Viêm tim từng xảy ra trong đợt thấp lần đầu hay lần thứ hai, có thể xuất hiện một mình hoặc kèm theo các triệu chứng khác ở khớp, da, thần kinh. Thấp tim đợt cấp có thể gây Viêm nội tâm mạc, cơ tim, màng ngoài tim hay cả 3 lớp cùng một lúc.
- Ðể có ý niệm về tiên lượng, có thể chia ra ở các mức độ:
. Viêm tim nhẹ
. Viêm tim trung bình
. Viêm tim nặng
3. Múa vờn: xảy ra ở khoảng 10-15% các bệnh nhân bị thấp. Múa vờn có thể là một triệu chứng đơn độc của phong thấp hoặc có thể phối hợp với nhiều triệu chứng khác.
Ðây là biểu hiện của thần kinh trung ương, thường xảy ra chậm 2 - 6 tháng sau khi bị viêm họng, khi đó các triệu chứng khác của phong thấp đã hết. Bệnh bắt đầu từ từ, trẻ đang bình thường, bắt đầu có những động tác vụng về như cầm đồ vật hay bị rớt, viết chữ xấu đi, không thẳng nét; trẻ trở nên ngớ ngẩn, học kém hơn bình thường.
Ðến giai đoạn toàn phát, trẻ hay hốt hoảng, lo lắng, nói năng khó khăn, nói không thành câu, viết khó, chữ viết xiêu vẹo, không ngay hàng, vẽ khó, làm những động tác khéo léo bằng tay khó khăn, đi đứng loạng choạng muốn ngã, nghiến răng, sức cơ trở nên yếu rồi không đi được.
Khi bệnh nặng, trẻ có những động tác bất thường, tay chân múa may, quờ quạng. Hai tay không giữ yên được, luôn luôn có những động tác bất thường, không chính xác, biên độ rộng, không nhịp nhàng. Các cơ hay bị tổn thương nhất là ở mặt và 2 tay. Múa vờn thường được khởi phát bởi xúc động về tâm lý, tăng mạnh bởi các kích thích từ bên ngoài, gắng sức, mệt mỏi và lắng dịu khi trẻ ngủ. Múa vờn thường kéo dài cả mấy tuần, mấy tháng, có khi cả năm nhưng không để lại di chứng.
4. Nốt cục dưới da: là những hạt tròn, cứng, di động, không đau, sờ được ở những xương nhô ra và có da mỏng như khủy tay, cổ tay, cổ chân, bàn chân, da đầu vùng chẩm, xương bả vai, gai xương chậu, xương sống xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần rồi hết, không để lại di chứng. Ngày nay, các nốt cục dưới da này ít gặp, chỉ thấy ở khoảng 1% số bệnh nhân phong thấp.
5. Hồng ban vòng: là triệu chứng ngoài da điển hình của phong thấp nhưng cũng hiếm gặp khoảng dưới 5%. Ðó là các đốm màu hồng, ở giữa nhạt màu hơn, có bờ tròn xung quanh, thường thấy ở ngực, gốc tứ chi, không có ở mặt và niêm mạc. Hồng ban thường di chuyển, không ngứa và thường để lại di chứng.
Bệnh này cần phải làm xét nghiệm gì?
- Soi cấy tìm vi trùng.
- Ðịnh lượng kháng thể trong máu.
- Xét nghiệm làm công thức máu.
- Ðo điện tim.
- Chụp X quang tim phổi.
- Siêu âm tim.
Ðiều trị bệnh phong thấp như thế nào?
Tất cả bệnh nhân bị phong thấp cấp cần nằm nghỉ tại giường, hoặc nằm bệnh viện để được khám hàng ngày nhằm phát hiện kịp thời các triệu chứng viêm tim xảy ra trong 2 tuần đầu. Khi theo dõi, cần chú ý phát hiện diễn tiến ở khớp, tim có to thêm không, và mạch có nhanh lên không: đó là các triệu chứng bệnh nặng thêm. Tùy theo mức độ của bệnh mà bác sĩ có chỉ định dùng thuốc như:
- Pénicilline
- Erythromycine (nếu dị ứng pénicilline)
- Aspirine
- Corticoid
Biến chứng bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp RA gây ra cứng, đau khớp xương và mệt mỏi. Dần dần, bệnh nhân khó có thể làm những việc dù thông thường nhất như cầm cây bút, vặn nắm cửa…Bệnh nhân có thể bị trầm cảm do việc này. Bệnh nhân RA cũng dễ mắc bệnh sưng khớp và xương (osteoarthritis, một dạng bệnh phong thấp khác), và bệnh tim…
Cách chữa bệnh phong thấp
Thuốc: Làm bớt đau và ngăn sự tiến triển của bệnh. Gồm có: thuốc chống viêm NSAIDs, COX 2 inhibitors, Steroids, DMARDs, IL 1 Ra, thuốc chống miễn nhiễm, TNF blockers, thuốc chống trầm cảm…
Giải phẫu:
Lọc máu: Lấy bớt những kháng thể làm viêm và đau khớp.
Giải phẫu thay khớp : Khi khớp xương đã bị phá hủy quá nhiều, giải phẫu thay khớp có thể tái tạo chức năng của khớp và làm giảm đau.
Cách tự săn sóc
Ngoài những cách chữa bệnh do bác sĩ thực hiện kể trên, bệnh nhân cũng cần biết cách tự săn sóc bệnh của mình khiến giúp cho cuộc sống bớt khó khăn cũng như ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
1. Tập thể dục thường xuyên: Bệnh nhân cần hỏi bác sĩ hay nhân viên thể lý trị liệu về những thể dục nào thích hợp và cần thiết.
2. Giữ không lên cân nhiều: Số cân dư sẽ làm cho các khớp xương phải chịu sức ép nhiều hơn và dễ bị phá hoại hơn.
3. Ăn uống đúng cách: Ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt
4. Tắm nước nóng hay dùng bình nước nóng đặt lên các khớp để giảm đau, thư giãn các bắp thịt và tăng máu đến khớp.
5. Dùng sức lạnh khi bệnh tăng lên: lạnh làm cho giảm đau, làm tê và giảm co thắt bắp thịt. Nếu bệnh nhân đang bị tê và máu lưu thông không tốt, không nên dùng sức lạnh.
Tập những phương pháp thư giãn: thôi miên, thở sâu, thư giãn bắp thịt.
6. Uống thuốc đầy đủ theo lời dặn của bác sĩ.
7. Giữ thái độ lạc quan: Cùng với bác sĩ, sắp đặt trước những gì cần làm để chống lại cơn bệnh. Việc này sẽ làm cho bạn lạc quan vì mình chủ động trong việc đối phó với căn bệnh.
8. Dùng những dụng cụ giúp mình vận động: Thí dụ như những đồ ràng đầu gối, gậy chống, ràng bàn tay…Nói chuyện với bác sĩ về những dụng cụ này.
9. Không làm quá sức mình: Nghỉ ngơi khi cần
Phòng ngừa bệnh này như thế nào?
Phòng ngừa bệnh này bao gồm: phòng ngừa không cho bị viêm họng, xoang, đường hô hấp trên. Nếu đã mắc bệnh thì phải điều trị tích cực tránh diễn biến bất lợi của bệnh sau này.
Phòng ngừa tiên phát và phòng ngừa thứ phát.
Phòng ngừa tái nhiễm vi khuẩn gây bệnh phong thấp (đặc biệt là thấp tim):
- Benzathine Pénicilline (chích)
- Hoặc uống Pénicilline, cách này không tốt bằng chích, vì dễ bị giảm tác dụng bởi thức ăn, dịch tiêu hóa, trẻ quên uống.
- Nếu dị ứng với Pénicilline, thế bằng: Erythromycine hoặc Sulfadiazine.
- Tùy theo mức độ của bệnh mà thời gian phòng ngừa thay đổi từ 1 đến 5 năm.
Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (phòng ngừa thứ phát)
Ở những bệnh nhân có di chứng van tim hậu thấp, khi giải phẫu, nhổ răng, bị thương có rách da chảy máu cho:
- Pénicilline, uống hoặc chích thịt, trong ngày giải phẫu và 3 ngày sau.
- Nếu dị ứng Pénicilline thì thuốc thay thế là Erythromycine
- Nếu phẫu thuật ở đường ruột hoặc tiết niệu, nên thêm Strep-tomycine hoặc Gentamycine.
Bệnh phong thấp và cách chữa trị -
Chữa Phong thấp
Chữa bệnh phong tê thấp bằng Đông y rất công hiệu -
Bài thuốc trị phong thấp từ mộc qua -
Thuốc điều trị bệnh phong thấp hiệu quả, an toàn .
Phòng và chữa bênh huyết áp thấp hiệu quả
(st)