Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Em năm nay 22 tuổi, đang là sinh viên. Gần đây em phát hiện hai chân mình tự nhiên sưng to hơn bình thường. Dùng tay ấn vào vùng thịt ở chân, khi bỏ tay ra thì thấy vùng thịt nơi đó lõm vào, một lúc sau mới trở về bình thường. Cho hỏi em bị bệnh gì, điều trị ở đâu? (Bạn đọc)
- Trả lời của Phòng mạch Online:
Như bạn mô tả thì đó là phù. Hiện tượng phù muốn chỉ áp suất trong máu thay đổi, nước thấm qua thành mạch ra tổ chức gian bào (khoảng trống giữa các tế bào) gây nên hiện tượng gọi là phù. Bạn bị phù hai chi dưới thường do các nguyên nhân sau:
1. Phù do suy tim phải:
- Lúc đầu ít và kín đáo, chỉ có ở mắt cá chân và chỉ xuất hiện về chiều, sau khi người bệnh đứng lâu và mất đi lúc sáng sớm khi người bệnh ngủ dậy, về sau phù sẽ thường xuyên và rõ rệt.
- Chế độ nghỉ ngơi, chế độ ăn lạt có thể làm bớt phù.
- Phù mềm, ấn lõm.
- Bao giờ cũng kèm theo gan to, mềm, thường cảm giác thấy tức ở hạ sườn phải.
2. Phù do bệnh tê phù Bériberi:
Đây là bệnh do ăn gạo thiếu chất cám, ăn ít rau và trái cây nên bị thiếu vitamin B1 kéo dài. Phù ở bắp chân, phù mềm, ấn lõm. Kèm theo là rối loạn cảm giác, tê bì.
3. Phù thai nghén: ở những sản phụ trong những tháng cuối của thời kỳ có thai. Thường phù hai chi dưới.
4. Phù một chi: Thông thường nhất ở một chi dưới. Cần chú ý đến hai trường hợp:
+ Viêm tắc tĩnh mạch (phù tĩnh mạch).
- Phù mềm, ấn không lõm, trắng nhưng rất đau: đau tự phát lâu ngày làm người bệnh không dám cử động chân, đau càng tăng lên khi sờ nắn chi, nhất là đoạn chi gần chỗ viêm tắc.
- Nằm nghỉ và nhất là gác chân lên cao, sẽ làm giảm bớt phù.
+ Viêm mạch bạch huyết: lúc đầu cũng giống như phù tĩnh mạch.
- Mềm, ấn không lõm, trắng nhưng cũng rất đau nhưng không nổi rõ đường đi của mạch bạch huyết thành những đường đỏ, nóng và đau.
- Các hạch bạch huyết tương ứng với các mạch đó sưng to và đau.
Về sau các tổn thương đã ổn định, các tổ chức dưới da và da trở nên rất dày và cứng: đấy là ”phù chân voi”, di chứng của viêm bạch mạch. Cần tìm nguyên nhân thông thường nhất ở nước ta là giun chỉ.
Tôi đã kể sơ bộ những loại bệnh phù hai chi dưới để bạn đối chiếu, từ đó có hướng tìm bác sĩ chuyên khoa cho mình. Nếu bạn là sinh viên lại “cơm hàng cháo chợ” thì cẩn thận với phù do thiếu vitamin B1 và chỉ cần uống bổ sung là ổn. Nhưng nếu bạn có dấu hiệu của bệnh tim thì cần đến với bác sĩ chuyên khoa tim mạch sớm. Còn nếu bạn vừa học vừa làm thêm công việc gì ở tư thế đứng liên tục tám giờ cũng có thể bị nặng chân vì ảnh hưởng của trọng lực máu về tim khó khăn. Nếu vậy thì chỉ cần nghỉ ngơi là hết. Bạn còn trẻ, không nên để bệnh kéo dài mà nên xác định chính xác để có biện pháp phòng và chữa trị hữu hiệu.