Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân của bệnh phụ khoa và cách "né" rắc rối cho chị em. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở chị em là viêm âm hộ âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung… Sau khi chữa trị, nhiều phụ nữ bị tái phát lại chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thực chất, đa phần là do nhiều yếu tố khách quan.
Nguyên nhân thường gặp của bệnh phụ khoa
1. Vệ sinh
Việc giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh tật liên quan đến bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đối với bên ngoài, cần rửa sạch âm hộ mỗi ngày, sau đó dùng khăn sạch lau khô trước khi mặc quần lót (ưu tiên loại quần lót bằng vải không màu).
Sau khi được chữa trị, các bệnh viêm nhiễm hay nấm chỉ có cơ hội quay trở lại khi phần vệ sinh bị xem thường hoặc vệ sinh không đúng cách. Nguyên nhân nữa là do sử dụng thuốc không theo liều lượng bác sĩ điều trị hướng dẫn. Nhiều phụ nữ đổ lỗi nguyên nhân bận rộn nên không đi khám theo lịch trình. Bệnh có thể sẽ khỏi chỉ sau lần đầu tiên được khám và kê toa nhưng virus chưa được diệt tận gốc sẽ nhanh chóng “nổi loạn” sau một thời gian ngắn, khi thuốc không còn hiệu nghiệm hoặc nhờn thuốc do sử dụng không đúng liều lượng quy định.
Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh viêm nhiễm phụ khoa chính là yếu tố vệ sinh kém dẫn đến vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng âm hộ – âm đạo, nhưng bên cạnh đó vệ sinh quá kỹ cũng là một nguyên nhân! Vì thế, sau khi điều trị, bệnh quay về nhanh chóng chỉ vì các nguyên nhân chủ quan của người bệnh mà họ lại không để ý đến lời hướng dẫn bác sĩ. Chỉ nghĩ đơn giản, đặt thuốc, uống thuốc là đủ rồi, không cần giữ gìn gì thêm nữa.
Vệ sinh phòng bệnh:
- Rửa vùng kín 2 lần một ngày hoặc lý tưởng nhất là thực hiện việc đó sau mỗi lần đi vệ sinh. Nếu không thể, hãy chuẩn bị sẵn khăn giấy ẩm tẩm thuốc khử trùng hoặc dùng giấy vệ sinh thấm khô.
- Thay băng vệ sinh hằng ngày sau mỗi 4 tiếng, không được để lâu hơn vì tất cả những chất mà băng thấm vào là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi. Bạn càng để lâu, khả năng bị viêm càng cao. Nếu bạn dễ bị dị ứng, hãy thiên về loại băng bình thường, không tẩm chất thơm.
- Với loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo, cần thay sau mỗi 2 giờ. Việc để quá lâu gây khô âm đạo và kích thích niêm mạc, tăng nguy cơ viêm nhiễm do kích thích vi khuẩn sinh sôi nhanh. Không dùng băng vệ sinh dạng tăm-pông khi bị các bệnh viêm âm đạo và cổ tử cung.
- Hạn chế đồ lót dạng dây vì khi đi lại, dải mỏng như sợi dây sẽ chuyển vi khuẩn từ hậu môn tới các bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nếu đồ lót bó quá sát vào da thì sẽ ngăn da tiếp xúc với không khí và làm rối loạn tuần hoàn máu.
- Thực hiện việc khám phụ khoa định kỳ dù không có triệu chứng gì bất thường. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp bệnh viêm nhiễm phụ khoa tiến triển ở giai đoạn khá trầm trọng lại được phát hiện trong những lần khám phụ khoa. Các chuyên gia phụ khoa đều khuyến cáo phụ nữ từ độ tuổi 18 trở lên nên đi khám phụ khoa ít nhất mỗi năm 2 lần. Việc thăm khám rất đơn giản, không gây đau và rất hiệu quả trong việc phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay tiền ung thư.
2. Lây từ chồng
Nhiều chị em phụ nữ thường xuyên bị lây bệnh viêm nhiễm phụ khoa từ đường quan hệ tình dục với chồng mà không biết. Biểu hiện bệnh nam khoa ít được biểu lộ rõ như ở nữ. Các vi trùng ẩn nấp có khi “phát tiết” sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm. Khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục với vợ, quý ông vẫn “hồn nhiên” truyền bệnh cho vợ như thường.
Thế nhưng, để điều được các ông đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cụ thể thì không đơn giản. Đàn ông ít khi chịu công nhận và thiện chí hợp tác với vợ trong những vấn đề liên quan đến các căn bệnh nhạy cảm ở bộ phận sinh dục. Chính vì thế, việc điều trị triệu chứng và bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở chị em cũng chỉ mang tính chất tạm thời. Khi hết bệnh, nếu tiếp tục quan hệ với chồng mà chồng vẫn chưa dứt điểm các căn bệnh của họ thì việc tái lại là điều tất yếu.
Để tránh tuyệt đối tình trạng lây bệnh viêm nhiễm phụ khoa từ chồng, nên dùng các biện pháp đề phòng lây lan là bao cao su hoặc chờ đến khi chồng được chữa trị dứt điểm, có ghi nhận từ bác sĩ.
Tác nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa lây truyền qua đường tình dục (chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục, nấm) xâm nhập vào tử cung gây phá hủy sự cân bằng hệ vi sinh vật, giảm chức năng tuyến phòng thủ của âm đạo. Những bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến thường thấy là: lậu, giang mai và herpes sinh dục. Đây là những bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất hay gặp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Tưởng là bị tái nhưng là triệu chứng khác:
Trong lần viêm nhiễm sau, nhiều chị em tưởng là mình bị lại nhưng thực tế lại là một bệnh khác. Tìm hiểu thông tin để biết rõ khi nào dấu hiệu viêm ngứa khó chịu là bình thường và khi nào nó trở thành triệu trứng của viêm nhiễm. Và không phải dấu hiệu giông giống lần viêm nhiễm trước có nghĩa là bạn bị bệnh giống hệt lần trước.
Những dấu hiệu ngứa thông thường dễ chữa trị và đơn giản chỉ bằng nước rửa phụ khoa chứa axit lactic. Những dấu hiệu ngứa này có thể đơn giản chỉ là do dị ứng xà phòng, kinh nguyệt hay quần áo quá bó… Nếu như dấu hiệu ngứa đi kèm với sưng rát hay tấy đỏ nơi vùng kín thì đây là những triệu trứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Trong trường hợp này, thăm khám bác sĩ là sự lựa chọn tốt nhất.
Sau khi bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhiều chị em có thói quen thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn có tỷ lệ mắc bệnh trở lại cao gấp 5 lần người thường. Việc thụt rửa âm đạo thường xuyên bằng dung dịch này sẽ phá hủy phổ vi khuẩn bình thường của âm đạo. Lúc đó, độ pH của âm đạo bị kiềm hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.
Người khỏe mạnh có cơ chế tự bảo vệ chống viêm nhiễm, khiến các glycogen biến đổi thành axit lactic và duy trì độ pH dao động 3,8-4,8 cho môi trường âm đạo. Bình thường, tại đây có nhiều vi khuẩn sống hoại sinh, trong đó phải kể đến 7 loại Lactobacilli giúp cân bằng trạng thái. Khi dung dịch sát khuẩn phá vỡ cân bằng trong môi trường, viêm nhiễm lại tiếp tục xảy ra, không những gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, bình thường chỉ rửa phụ khoa bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, mỗi ngày 1 lần bên ngoài.
Mới đây, các nhà nghiên cứu mới phát hiện vai trò của stress trong sự xuất hiện bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ. Họ nhận thấy rằng càng bị stress nhiều thì phụ nữ càng có nguy cơ viêm âm đạo. Có thể do stress đã làm suy yếu hệ miễn dịch.
Nhiều người phụ nữ vì lý do ngại đi khám đã tự cho phép mình kê toa sau vài lần đi khám bác sĩ. Đúng là sau đôi mắt, “vùng kín” là một trong 2 cơ quan có cơ chế bảo vệ tự nhiên, có thể tự vệ trước nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng “hệ thống phòng vệ” đặc biệt. Tuy nhiên, khi có nguyên nhân gây xáo trộn thì cơ chế tự bảo vệ này cũng “chào thua” trước sự tấn công của các loại vi khuẩn và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Điều trị bệnh phụ khoa
Điều trị bệnh phụ khoa: viêm âm đạo do nấm.
Triệu chứng của viêm âm đạo do nấm là khí hư đặc như phomát bám vào thành âm đạo ,kèm theo ngứa,đau rát vùng âm đạo khi soi sẽ thấy xuất hiện nhiều sợi nấm.cũng có những trường hợp khi soi không phát hiện được trong trường hợp này có thể do nấm candida glabrata và thể bào tử cần nhuộm gram trong trường hợp này cần phải điều tri lâu dài .
Hiên nay đã có rất nhiều thuốc điều trị viêm âm đạo do nấm như thuốc đặt, thuốc bôi,thuốc uống thuốc mỡ.
Ngoài ra trong quá trình điều trị cân phải kết hợp các loại thuốc kháng viêm corticoid như dexamethason hoặc kết hợp với kháng sinh như metronidazol, chloramphenicol, neomycin ..để tăng hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên có một số thuốc không dung được cho phụ nữ có thai,cho con bú hoặc có một số thuốc chống chỉ định với người suy gan thận trong trường hợp đó bác sĩ sẽ có sự cân nhắc để sử dụng thuốc mà không làm ảnh hưỏng tới sức khỏe người bệnh .
Các biểu hiện khi gặp tác dụng phụ của thuốc :nếu dung thuốc bôi thì có thể thấy hiện tượng ban đỏ ,ngứa,cảm giác bỏng rát như kim châm. Với thuốc uống có thể gây đau đầu,phản ứng thuốc,nhiễm độc đường tiêu hóa.khi gặp tác dụng phụ người bệnh cần dừng thuốc để bác sĩ có thể đổi thuốc hoặc có hướng điều trị khác tốt hơn.
Điều trị bệnh phụ khoa: viêm âm đạo do trichomonas.
Biểu hiện là bệnh nhân thấy ngứa rất nhiều kèm theo hiện tượng đau vùng âm đạo, tiểu khó, tiểu nhiều lần kèm theo viêm bang quang, âm đạo tấy đỏ ,tử cung xuất hiện những đốm đỏ, khí hư có màu vàng, có bọt. Khí hư ra nhiều làm ẩm ướt và có mùi hôi.
Thuốc dung để điều trị viêm âm đạo do trichomonas là những thuốc có dẫn xuất imidazol. Trong khi dung thuốc không nên uống rượu gây hiệu ứng antabuse (ức chế enzyme ) làm tăng vận mạch, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, phát ban da gây hạ huyết áp nguy hiểm hơn có thể gây trụy tim mạch dẫn tới tử vong. Ngoài ra còn có thể gây rối loạn tâm thần và những cơn hoang tưởng cấp.
Thuốc còn có các tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, thay đổi vị giác kèm theo những cơn đỏ mặt, nhức đầu, chóng mặt. Khi dung liều kéo dài có thể làm giảm bạch cầu, nước tiểu có màu đỏ.
Khi điều trị viêm âm đạo cần điều trị cho cả chồng hoặc bạn tình để tránh tái phát do bị lây nhiễm. Với phụ nữ mang thai chỉ nên điều trị từ quý 2 của thời kỳ thai nghén. Việc đặt thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không điều trị triệt để được bệnh.
Không nên dung trong trường hợp đang cho con bú .
Nếu khi dung thuốc có những biểu hiện mất điều hòa hoặc rối loạn tâm thần thì nên ngừng thuốc.
Trong quá trình điều trị cần phải kiêng quan hệ cho đến khi khỏi hoàn toàn để tránh tình trạng bị tái phát hoặc sự cọ xát trong khi quan hệ làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng thêm.
Điều trị bệnh phụ khoa: viêm âm đạo do tạp khuẩn
Viêm âm đạo do tạp khuẩn thường ít gây triệu chứng ở âm hộ,âm đạo ,ít ngứa,không đau nhưng khí hư ra nhiều gây ẩm ướt âm hộ ,âm đạo khí hư thường không có mùi nhưng khi nhỏ kalihydrxyd thì có hiện tượng bốc mùi tanh giống như cá ươn.
Để điều trị bệnh có thể dung thuốc metronidazol,clindamycin uống kết hợp với thuốc đặt và thuốc bôi.
Thuốc có những tác dụng phụ như nhức đầu,chóng mặt ,rối loạn thị giác ,mất ngủ ,co giật ,ban đỏ,ngứa.thuốc còn gây cốt hóa sụn sớm do vậy không dung cho trẻ em dưới 17 tuổi.Ngoài ra thuốc còn có thể gây đau gân cơ ..
Với những phụ nữ mang thai nếu điều tri có thể gây vỡ ối non hoặc viêm nội mạc tử cung sau đẻ vì vậy chỉ nên dùng kem clindamycin bôi hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ bên cạnh đó còn kèm theo một số bệnh khác gây nên tình trangj viêm dai dẳng ,tái phát nhiều lần khiến nhiều chị em thấy nản long khi điều trị .trong trường hợp này cần phải xem lại bệnh sử ,tuân thủ đúng phác đồ điều trị và chế độ ăn uống ,không nên mặc các loại quần áo bó sát ,sinh hoạt tình dục phải dùng bao cao su và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần quan hệ để tránh tình trạng lây nhiễm trong khi quan hệ.
phải làm các xét nghiệm cơ bản,sinh thiết dựa vào kháng sinh đồ để dung đúng thuốc ,nếu cần thiết thì phải tăng liều lượng và thời gian dung thuốc để có hiệu quả tốt nhất.
Nếu các xét nghiệm đều âm tính thì có thể do sự thay đổi ph âm đạo do người bệnh dung xà phòng để rửa vệ sinh vùng kín làm mất đi các acid lactic có tác dụng bảo vệ vi khuẩn xâm nhập gây bệnh trong trường hợp này sẽ điều trị bằng cách thụt rửa âm đạo bằng dung dịch natribicarbonat 1-1.5% 3 lần /tuần thì tình trạng sẽ được cải thiện.
Việt nam là nước khí hậu nhiệt đới ,độ ẩm cao ,môi trường chưa sạch .đặc biệt là do đặc thù công việc nhiều chị em phải nhâm mình dưới nước(nông nghiệp,ngư nghiệp)làm cho vùng kín bị ẩm ướt sinh ra vi khuẩn mà chị em không phát hiện ra do vậy cần được phát hiện sớm để chữa trị kịp thời tránh tình trạng bệnh chuyển thành mạn tính nghiêm trọng hơn là nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng có thể gây vô sinh hoặc có thể dẫn tới ung thư do vậy các chị em không nên chủ quan khi có các dấu hiệu bị viêm nhiễm thì cần phải tới các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
6 loại thực phẩm chị em nên ăn để phòng bệnh phụ khoa
Ngoài việc giữ vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ, lựa chọn các loại thực phẩm thích hợp cũng có tác dụng trong việc phòng ngừa các bệnh phụ khoa.
Một trong những nhóm bệnh ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của người phụ nữ nhiều nhất là bệnh phụ khoa. Bệnh phụ khoa là một cách nói chung về các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng).
Một số bệnh phụ khoa phổ biến mà rất nhiều chị em mắc phải là: viêm âm đạo, nhiễm trùng âm đạo, viêm tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung...
Trong âm đạo bình thường có rất nhiều vi trùng, nấm, ký sinh trùng. Trong đó có nhóm có lợi, nhóm có hại. Hai nhóm này tồn tại song song nhưng cũng khống chế nhau. Khi các vi khuẩn có hại phát triển quá mức sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường tình dục.
Bệnh phụ khoa có thể chữa khỏi nhanh chóng nếu phát hiện kịp thời. Nhưng ngược lại, nếu để lâu, bệnh sẽ càng nặng hơn, hủy hoại cơ quan sinh sản và gây khó khăn trong việc có con.
Chính vì vậy, phòng bệnh phụ khoa là điều quan trọng nhất mà chị em nào cũng cần thực hiện. Ngoài việc giữ vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ, lựa chọn các loại thực phẩm thích hợp cũng có tác dụng lớn trong việc phòng các bệnh phụ khoa.
Dưới đây là các thực phẩm có tác dụng phòng bệnh phụ khoa mà chị em nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình.
1. Chuối
Trong chuối có chứa rất nhiều vitamin B6, kali nên có tác dụng trong việc ổn định tâm trạng, giảm các cơn đau bụng và rắc rối trong thời kì kinh nguyệt. Từ đó cũng giúp bạn giữ được sự ổn định trong hệ thống sinh sản, tránh các bệnh phụ khoa liên quan đến kinh nguyệt gây ra như lạc nội mạc tử cung, viêm âm đạo...
Ảnh minh họa
2. Thực phẩm chứa nhiều sắt
Các loại thực phẩm chứa sắt sẽ có tác dụng bổ sung và cải thiện tình trạng thiếu máu. Tình trạng thiếu máu lâu dài có thể làm giảm chức năng của buồng trứng và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Mà trong kì kinh nguyệt, lượng máu mất đi đồng nghĩa với việc giảm lượng sắt trong cơ thể. Do đó, bạn phải thường xuyên ăn các loại thực phẩm như gan động vật và rau chân vịt để bổ sung sắt.
3. Rau và trái cây có vỏ màu đỏ
Các loại thực phẩm này có tác dụng kiềm chế sự tăng trưởng của các khối u, từ đó có tác dụng ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Ngoài ra, ăn các loại rau, quả có vỏ màu đỏ như táo, ớt... có hiệu quả trong việc làm giảm các phản ứng để tạo estrogen trong cơ thể, tăng cường khả năng sinh sản. Vì vậy, bạn nên ăn các loại thực phẩm này thường xuyên.
4. Tỏi
Hợp chất allicin trong tỏi có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa sự sinh sản của nấm candida. Do vậy, nếu ăn tỏi hàng ngày, bạn có thể yên tâm hơn vì tỏi sẽ ức chế sự tăng trưởng của nấm candida trong âm đạo, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị viêm âm đạo.
Ảnh minh họa
5. Các sản phẩm làm từ đậu nành
Khi cơ thể bị thiếu estrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, chức năng tình dục và chức năng hoạt động của tim. Duy trì đủ lượng estrogen cần thiết cho cơ thể là cách tốt nhất để cơ quan sinh sản hoạt động và thực hiện tốt chức năng của nó, giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Các sản phẩm từ đậu nành có tác dụng rất lớn trong việc bổ sung estrogen cho cơ thể. Do đó, chị em đừng quên bổ sung các loại sản phẩm được chế biến từ đậu nành mỗi ngày để duy trì sức khỏe.
6. Thực phẩm giàu axit folic
Nếu cơ thể thiếu axit folic có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung đầy đủ axit folic trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Các có thể bổ sung axit folic từ các loại thực phẩm như rau chân vịt, cá, gan động vật, nấm và các loại hoa quả...
Cách giảm, tránh bệnh phụ khoa
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ. Tuy là bệnh lý thông thường không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu xử trí không đúng có thể để lại những hậu quả xấu đối với sức khỏe như: viêm nhiễm tiểu khung, vô sinh, các bệnh lý đối với thai nghén... Các tác nhân gây bệnh thường gặp là nấm Candida, Chlamydia trachomatis...
Theo một nghiên cứu gần đây của các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội) thì trong số gần 1.000 chị em đi khám phụ khoa (18-49 tuổi), tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới là 83%. Trong đó, viêm âm đạo chiếm tỷ lệ cao nhất gần 67%, sau đó là viêm cổ tử cung...
Cũng theo nghiên cứu này, so với những phụ nữ không phá thai lần nào thì nhóm phá thai có nguy cơ viêm âm đạo cao gấp 1,66 lần, viêm cổ tử cung cao gấp 2 lần. Với những phụ nữ đã sinh con thì nguy cơ viêm âm đạo cao gấp 2,4 lần so với nhóm chưa đẻ lần nào. Tương tự, nguy cơ viêm cổ tử cung ở họ cũng cao gấp khoảng 2 lần. Ngoài ra, nhóm chị em phá thai hay sẩy thai cũng có nguy cơ viêm lộ tuyến cổ tử cung cao gấp 2 lần so với nhóm không.
|
Ảnh minh họa: Inmagine. |
Bên cạnh đó, những người không áp dụng biện pháp tránh thai cũng có tỷ lệ viêm nhiễm cao hơn. Các chuyên gia không thấy mối liên hệ giữa thói quen vệ sinh và sinh hoạt khi hành kinh với khả năng bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Tuy nhiên, việc rửa sâu vào âm đạo có nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục dưới gấp gần 1,6 lần.
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Hà Nội), mọi phụ nữ, kể cả các bé gái 12-13 tuổi, đều có khả năng bị bệnh do cấu trúc của vùng kín mở hẳn ngoài da, lại nằm giữa lỗ đi đại tiên và tiểu tiện - nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu giữ vệ sinh không sạch sẽ, vi khuẩn, nấm phát triển sẽ gây viêm nhiễm.
Ở những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục, tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục thấp hơn vì có màng trinh bảo vệ. Nó giống như một lớp màng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào sâu bên trong (nhưng chỉ một phần nào đó). Vì thế, những chị em đã lấy chồng hoặc có quan hệ tình dục thì khả năng mắc bệnh bao giờ cũng cao hơn.
Bác sĩ Dung cho biết, bên cạnh đó, việc sinh vùng kín không đúng cách cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Chẳng hạn, một số chị em có thói quen pha nước muối loãng hoặc ngâm lá trầu không để rửa vốn là cách làm khoa học nhưng lại vô tình biến nó thành phản khoa học vì ngâm cả cửa mình vào trong chậu nước.
"Không những thế, việc vệ sinh vùng này sạch sẽ quá cũng khiến nguy cơ mắc bệnh phụ khoa của chị em cao hơn. Nhiều người có thói quen vệ sinh vùng kín liên tục, dùng xà bông để rửa. Tuy nhiên, xà bông có tính chất tẩy mạnh, sẽ khiến cho âm đạo bị mất đi độ ẩm cân bằng. Đồng thời, tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi trong môi trường này và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, cũng như các bệnh liên quan đến tình dục phát triển", bác sĩ Dung cho biết.
Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, bộ phận sinh dục rất nhạy cảm, nếu cơ thể khỏe mạnh nó có thể kháng cự được phần nào đó vi khuẩn. Vào những ngày bình thường khi tắm có thể rửa bằng nước sạch, nếu thích có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh.
Chị em nên rửa cơ quan sinh dục 2 lần mỗi ngày, đặc biệt hình thành thói quen rửa âm đạo sau mỗi lần đi đại tiện. Điều này sẽ giúp loại trừ nguy cơ bị các loại vi khuẩn ở hậu môn tấn công, tuy nhiên cũng cần lưu ý khi chùi giấy vệ sinh phải chùi từ đằng trước ra sau, tránh chùi ngược lại. Trong những ngày đèn đỏ thì nên chú ý vệ sinh sạch sẽ, thay rửa thường xuyên hơn.
Nếu muốn dùng thuốc rửa thì cần lựa chọn loại phù hợp, không quá kiềm, không sử dụng hóa chất sát khuẩn mạnh. Không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo thường xuyên. Sử dụng các biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn. Nếu có ý định phá thai thì nên đến các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn. Khi thấy ra khí hư bất thường, ngứa, khó chịu, chị em nên đi khám.
Hỏi đáp liên quan
Hỏi
Em chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi một điều như sau. Em năm nay 27 tuổi, đã có gia đình. Trước đây, khi chưa lấy chồng, thỉnh thoảng em cũng bị ngứa âm đạo, khoảng 3-4 ngày thì tự khỏi. Từ ngày lấy chồng, tần suất bị ngứa cũng tăng lên, mức độ ngứa trầm trọng hơn và thậm chí kéo dài ngày hơn. "Chuyện vợ chồng" từ đó cũng gặp khó khăn hơn.
Em đã đi khám thì bác sĩ bảo em bị nấm "vùng kín" mà nguyên nhân có thể là do hệ miễn dịch của em kém. Em không hiểu tại sao hệ miễn dịch kém lại có thể dẫn đến nấm "vùng kín" vì em nghĩ bệnh này liên quan nhiều hơn đến việc kém vệ sinh. Bác sĩ cho em hỏi, những nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm "vùng kín" là gì? Em xin cảm ơn! (Hoàng Linh)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hoàng Linh thân mến,
Viêm nhiễm cơ quan sinh dục do nấm hay còn gọi là nhiễm nấm âm đạo (còn gọi là nấm phụ khoa) do một loại nấm có tên Candida Albican gây ra. Loại nấm này thường ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo của người phụ nữ. Ở trạng thái bình thường, sự cân bằng axit trong âm đạo giữ cho các vi khuẩn nấm này không phát triển. Một khi sự cân bằng axit này bị thay đổi, nấm sẽ có cơ hội phát triển nhanh và gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo.
Vậy, vấn đề đặt ra là những nguyên nhân nào khiến sự cân bằng axit bị thay đổi?
Môi trường axit trong âm đạo bị mất cân bằng là khi các vi khuẩn xấu phát triển nhiều hơn hẳn các vi khuẩn tốt và điều này không hề tốt với sức khỏe của người phụ nữ. Những yếu tố như: kém vệ sinh, hệ miễn dịch kém, sttress liên tục , bị bệnh hoặc dùng một số loại thuốc... là đều có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn không tốt tăng lên trong âm đạo.
Khi hệ thống miễn dịch quá kém, cơ thể sẽ không đủ sức ngăn chặn sự gia tăng và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh nấm. Để tăng cường hệ thống miễn dịch, bạn nên chú ý ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất và thường xuyên tập thể dục cho một cơ thể khỏe mạnh.
Nấm phụ khoa do một loại nấm có tên Candida Albican gây ra. Ảnh minh họa
Những người thường xuyên bị stress cũng có nguy cơ bị nấm "vùng kín" cao hơn những người khác. Bởi khi bị stress là các hệ thống trong cơ thể cũng giảm khả năng hoạt động hiệu quả, nên khó ngăn cản sự phát triển của nấm âm đạo. Một số loại thuốc như kháng sinh hay thuốc có steroid khi dùng cũng sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Bởi vậy, bạn nên tránh để cho mình rơi vào trạng thái stress nghiêm trọng và cần cân nhắc, tham khảo tư vấn của bác sĩ khi dùng bất kì loại thuốc nào.
Đặc biệt, vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao cộng thêm trang phục bó sát người càng là điều kiện tốt cho nấm sinh sôi và dễ lây la ra bên ngoài vùng kín. Khi bị nhiễm nấm, nếu không điều trị nhanh chóng, kịp thời, vi khuẩn nấm sẽ đi sâu vào bên trong, gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của người phụ nữ như áp xe phần phụ, viêm tắc ống dẫn trứng, viêm tử cung có mủ... có thể gây ra những nguy hiểm và dẫn đến vô sinh. Khi đang chữa trị bệnh nấm, tốt nhất bạn nên hạn chế chuyện "sinh hoạt vợ chồng" để bệnh không bị tăng nặng và khó điều trị thêm.
Vì vậy, bạn nên tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ nhé.
Hỏi
Chào bác sĩ. Em có thắc mắc này mong được bác sĩ tư vấn càng sớm càng tốt. Cứ vào mùa hè là "vùng kín" của em lại thường xuyên ẩm ướt, chính vì vậy mà em dùng băng vệ sinh hàng ngày, ngày nào cũng dùng. Tuy nhiên, do em có thói quen mặc quần áo bó nên việc dùng băng vệ sinh hàng ngày cũng bất tiện.
Bác sĩ cho em hỏi có cách nào làm cho "vùng kín" không bị ẩm ướt thường xuyên để em không phải dùng băng vệ sinh hàng ngày hay không? Hiện tại em bắt đầu cảm thấy ngứa ở "vùng kín", không biết do em mặc quần áo chật quá hay do dị ứng với băng vệ sinh. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Hải Hà)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hải Hà thân mến,
Theo như mô tả của bạn thì việc "vùng kín" của bạn thường xuyên ẩm ướt, thói quen dùng băng vệ sinh hàng ngày và mặc quần áo bó có liên quan đến nhau. Bạn nói rằng, do "vùng kín" bị ẩm ướt nên mới dùng băng vệ sinh hàng ngày nhưng bạn có biết chính việc bạn dùng băng vệ sinh như vậy mà càng khiến cho "vùng kín" của bạn không bao giờ có cảm giác khô thoáng.
Vào mùa hè, nhiệt độ cao khiến cho cơ thể ra mồ hôi, đặc biệt ở những vùng được "che đậy" cẩn thận như "vùng kín" thì mồ hôi càng ra nhiều hơn và nếu bạn mặc đồ không thông thoáng, thấm hút mồ hôi thì mồ hôi sẽ đọng lại, tạo cảm giác ẩm ướt, dính. Đây chính là nguyên nhân khiến cho chị em dễ bị viêm nhiễm âm đạo vào mùa hè, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa.
Dùng băng vệ sinh hàng ngày, mặc quần áo bó cũng chính là nguyên nhân khiến chị em dễ mắc bệnh phụ khoa. Ảnh minh họa
Để hiểu tường tận hơn vấn đề tại sao chị em dễ mắc bệnh phụ khoa trong mùa hè, bạn cần nắm được một số thói quen dễ gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục, bao gồm:
- Dùng băng vệ sinh hàng ngày: Cách làm này vô tình đã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bởi khi dùng băng vệ sinh, môi trường "vùng kín" sẽ không được khô, thoáng mà thay vào đó là môi trường nóng, ẩm rất thích hợp với các vi khuẩn xấu sinh sôi nhanh chóng.
- Mặc đồ quá chật hoặc bó sát: Quần áo quá chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi làm cho vi khuẩn tích tụ, dễ gây bệnh phụ khoa và xuất hiện mùi khó chịu ở khu vực "vùng kín". Vì thế, tốt nhất chị em nên hạn chế những trang phục quá ôm sát, nhất là vào thời tiết mùa hè. Nếu có làn da nhạy cảm, bạn nên tránh xa những loại quần lót bằng ren, thun lạnh, ưu tiên cho chất liệu cotton và lụa.
- Nhịn tiểu: Rất nhiều chị em nhịn tiểu vì lười đứng lên đi hoặc vì lý do nào đó. Nhưng vào mùa hè, uống nước nhiều, nếu nhịn tiểu liên tục sẽ càng nguy hiểm cho sức khỏe. Nhịn tiểu không làm vỡ bàng quang nhưng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn có thêm thời gian để sinh sôi và điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và "vùng kín".
- Vệ sinh không đúng cách: Không ít chị em khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn âm đạo thì lập tức cho rằng do mình kém vệ sinh. Vậy là họ ra sức vệ sinh cho thật sạch sẽ bằng cách dùng nhiều xà phòng xát khuẩn hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, thậm chí còn rửa sâu vào trong. Tuy nhiên, điều này càng làm cho sự mất cân bằng trong môi trường âm đạo tăng và khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm. Thụt rửa sâu bên trong còn có thể đẩy vi trùng vào sâu hơn, khiến bệnh nặng hơn.
Vì vậy, nếu có dấu hiệu bệnh, tốt nhất chị em nên đi khám và giữ vệ sinh bằng cách rửa "vùng kín" hàng ngày bằng nước sạch. "Vùng kín" của bạn thường xuyên ẩm ướt chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do bạn dùng băng vệ sinh hàng ngày và mặc quần áo bó nên khả năng bị viêm nhiễm âm đạo có thể đã xảy ra, dấu hiệu là bạn bị ngứa. Bạn nên bỏ ngay thói quen mặc quần áo bó và dùng băng vệ sinh hàng ngày để cho "vùng kín" được thông thoáng và đi khám càng sớm càng tốt. Nếu để lâu sẽ dẫn đến các bệnh phụ khoa khác và việc điều trị gặp khó khăn hơn.
Hỏi:
Tôi năm nay 26 tuổi, chưa lập gia đình. Thời gian gần đây, tôi thường xuyên bị ngứa “vùng kín” và thấy nổi một vài nốt mụn rất khó chịu, thậm chí hơi rát. Tôi nghĩ là mình bị mụn sinh dục – một bệnh lây truyền qua đường tình dục (do vius herpes sinh ra). Nhưng tôi chưa hề có quan hệ tình dục.
Xin hỏi vậy tại sao tôi vẫn bị bệnh này? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Lê Trang)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Lê Trang thân mến,
Theo như bạn mô tả thì rất có thể bạn chỉ bị bệnh phụ khoa mà thôi. Mụn ở vùng sinh dục như bạn mô tả có thể xuất phát từ việc nhiễm trùng nấm hoặc do virus gây ra. Khi bị nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nổi mụn.
Chúng ta vẫn thường có một quan niệm sai lầm là: không có quan hệ tình dục thì không lo mắc các bệnh phụ khoa hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, trên thực tế thì ngược lại. Cho dù không làm “chuyện ấy” trong thời gian dài hoặc thậm chí chưa từng có quan hệ tình dục, nhiều phụ nữ vẫn có thể mắc bệnh phụ khoa hoặc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Mụn sinh dục xuất phát từ việc nhiễm trùng nấm hoặc do virus gây ra. Ảnh minh họa
Những bệnh phụ khoa phổ biến mà bất cứ chị em nào cũng có thể bị là: viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm tử cung… Hơn nữa, các bệnh này có thể tái phát nhiều lần vì không thể điều trị khỏi hẳn.
Các tác nhân gây bệnh như nấm Candida, kí sinh trùng roi (Trichononas), vi khuẩn… là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm ở “vùng kín”. Các tác nhân này có thể dễ dàng sinh sôi, phát triển trong điều kiện ẩm ướt ở “vùng kím”. Khi xâm nhập vào trong, chúng sẽ gây viêm âm hộ, âm đạo. Khi viêm âm đạo lây lan đến lớp tế bào tuyến trong cổ tử cung, sẽ gây viêm t��� cung và vòi trứng. Nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng gây vô sinh. Tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần có thể gây ung thư cổ tử cung.
Những nguyên nhân khiến chị em dù chưa hề quan hệ tình dục nhưng vẫn bị bệnh phụ khoa có thể là:
- Chưa có nhiều hiểu biết về bảo vệ cơ quan sinh dục nên chưa biết cách vệ sinh hoặc giữ vệ sinh không tốt trong những ngày “đèn đỏ”
- Do chủ quan, nghĩ mình không thể mắc bệnh này nên dẫn đến vệ sinh kém
- Mặc dù thấy những triệu chứng lạ ở vùng sinh dục nhưng lại không đi khám bác sĩ mà để tự khỏi hoặc là tự ý mua thuốc về điều trị không theo đơn hay khám xét gì khiến bệnh càng nặng hơn.
Và một khi đã mắc, virus tiến sâu vào các tế bào thần kinh, khi sức đề kháng của cơ thể giảm xuống virus sẽ hoạt động trở lại.
Vì vậy, để phòng và trị bệnh tốt nhất, bạn nên hết sức chú ý đến khâu ăn uống, vệ sinh và phải đi khám bác sĩ ngay khi thấy có các dấu hiệu lạ nhé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Hỏi
Em đã làm rất tốt việc giữ gìn vệ sinh (tắm rửa hàng ngày, vệ sinh sau khi đi tiểu tiện, đại tiện)... Nhưng có một điều em băn khoăn là: làm sao để tránh được các yếu tố gây bệnh phụ khoa. Em mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Thúy Liễu )
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Thúy Liễu thân mến:
Mùa hè cũng là thời điểm nhiều chị em lo lắng về bệnh phụ khoa. Nhiệt độ cao khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, độ ẩm ướt ở "vùng kín" tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các vi khuẩn sản sinh nhanh chóng. Vì vậy, nếu không có biện pháp "xử lý", khả năng mắc bệnh phụ khoa ở chị em sẽ cao hơn so với các mùa khác.
Những bệnh phụ khoa mà chị em thường mắc phải là: viêm âm hộ, viêm âm đạo cổ tử cung, nhiễm khuẩn âm đạo, viêm tử cung, viêm phần phụ, lộ tuyến tử cung... Vậy để phòng tránh các bệnh phụ khoa, chị em cần tuân thủ những điều sau đây:
Ảnh minh họa
Thay đổi một số thói quen: Có những thói quen không những không tốt cho sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở người phụ nữ, ví dụ như:
- Ngâm rửa vùng kín: Thói quen này không tốt bởi nó có thể khiến cho những vi khuẩn đường ruột có ở hậu môn rất dễ xâm nhập vào đường âm đạo và gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đặc biệt, việc thụt rửa "vùng kín" càng không được khuyến khích vì nó tạo điều kiện cho vi khuẩn tiền sâu vào bên trong và hủy hoại các bộ phận trong hệ thống sinh sản.
- Sử dụng nước muối để vệ sinh cơ quan sinh dục: Muối ăn thông thường không có công dụng làm sạch "vùng kín" mà trái lại, nếu lạm dụng loại nước này để làm vệ sinh thì có thể dẫn đến mất cân bằng môi trường bên trong âm đạo, gia tăng các vi khuẩn xấu gây bệnh.
- Thói quen mặc quần lót quá chật, mặc quần làm bằng chất liệu nilon... cũng cần thay đổi vì nó làm cho môi trường "vùng kín" không được thông thoáng và bị ẩm ướt hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển nhanh hơn.
Hình thành những thói quen tốt hàng ngày: Những thói quen tốt bạn cần hình thành bao gồm:
- Vệ sinh cơ quan sinh dục: Vệ sinh bộ phận sinh dục của mình hàng ngày một cách sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng hoặc nước sạch, lau khô bằng khăn sạch, lưu ý lau từ trước ra sau (hậu môn là cuối cùng) để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo. Hạn chế việc thụt rửa âm đạo nhiều vì sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho chúng xâm nhập lên tử cung và phần phụ.
- Cách 4 tiếng nên thay băng vệ sinh trong những ngày kinh nguyệt để tránh vi khuẩn gây bệnh sinh sôi.
- Chú ý khi mặc quần áo: Tránh mặc quần áo ướt sau khi tắm; mặc quần áo rộng rãi, không bó sát nhất là với quần áo chip; thay quần áo chip hàng ngày.
- Lưu ý khi đi bơi: Nếu bạn có thói quen đi bơi trong ngày hè thì càng cần lưu ý tắm rửa, vệ sinh lại sạch sẽ bằng nước sạch sau khi bơi để tránh vi khuẩn từ nước hồ bơi có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào bên trong "vùng kín", gây ra viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng âm đạo.
- Thực hiện tình dục an toàn: Thực hành tình dục an toàn không những có tác dụng phòng tránh thai ngoài ý muốn mà còn có thể tránh các bệnh phụ khoa hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cách thực hiện tình dục an toàn tốt nhất là dùng bao cao su mỗi lần có quan hệ.
- Khám phụ khoa định kỳ: Ngay cả khi cơ thể bạn không biểu hiện triệu chứng gì bất thường, bạn nữ cũng nên đi khám phụ khoa thường xuyên theo định kỳ, nhất là những người từ độ tuổi 18 trở lên. Nếu đã có quan hệ tình dục, bạn cần đi khám phụ khoa ít nhất mỗi năm 2 lần.
Bạn hãy tham khảo và thực hiện theo để luôn khỏe mạnh nhé.
Chúc bạn vui khỏe!
Phòng bệnh ngứa phụ khoa
Triệu chứng khi viêm nhiễm phụ khoa
Tìm hiểu về bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Những căn bệnh phụ khoa thường gặp
Cách chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ hết lo lắng
Triệu chứng của bệnh nấm âm đạo
(st)