Video Clip: Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai là gì?
Nguyên nhân của bệnh ung thư máu và những thông tin cần biết
Em bé lười bú, nguyên nhân và cách khắc phục
Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân của bệnh quai bị và cách điều trị tránh tối đa di chứng. Quai bị dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai
Nguyên nhân
Quai bị (tiếng Anh: Mumps) dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai. Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não rõ với các triệu chứng nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ...Viêm tinh hoàn (orchitis) là một biến chứng khá thư��ng gặp sau tuổi dậy thì nhưng biến chứng vô sinh thì không thường gặp như nhiều người vẫn lo ngại. Các biến chứng khác hiếm gặp hơn gồm viêm khớp, viêm tuyến giáp, viêm khớp xương hàm, viêm cầu thận, (glomerulonephritis), viêm cơ tim, xơ hóa nội tâm mạc, giảm tiểu cầu, thất điều tiểu não, viêm tủy cắt ngang, viêm đa dây thần kinh lan lên, viêm tụy cấp, viêm buồng trứng (oophoritis), và giảm thính lực.
Quai bị gây nên do một loại virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae. Các nguyên nhân khác gây viêm tuyếm mang tai gồm virus vùi hạt cự bào (cytomegalovirus-CMV), virus á cúm type 1 và 3, virus cúm A (influenza A virus), coxsackievirus, virus ruột (enterovirus), virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus-HIV), tụ cầu khuẩn, và các Mycobacterium không gây lao khác. Các nguyên nhân gây viêm tuyến mang tai hiếm gặp khác có thể kể: do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc (phenylbutazone, thiouracil, các thuốc chứa iốt) và các rối loạn chuyển hóa (như bệnh đái tháo đường, xơ gan và suy dinh dưỡng).có thể bị 2 lần.
Quai bị là một bệnh nhẹ do virut gây nên, rất dễ lây truyền, phát triển nhất là vào mùa xuân, hè. Nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm não, viêm màng não và nguy hiểm nhất chính là gây vô sinh ở nam giới. Vậy nguyên nhân, triệu chứng quai bị là gì? hãy cùng
Do virus Paramyxovirus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.
Virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần, nên các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ bệnh quai bị có thể lây qua đường phân và nước tiểu.
Triệu chứng của bệnh quai bị
- Nhiễm trùng khởi đầu phần nhiều không đột ngột, bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai. Sau đó một bên tuyến mang tai bắt đầu sưng, rồi 2 – 3 gnày hôm sau lan sang bên kia. Chõ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hoá mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.
- Các tuyến nước bọt khác cũng có thể có viêm, nhưng ít khi đơn độc. Trong thời gian sốt có thể đến 40 độ. Phần nhiều lui bệnh sau 1 tuần.
- Có thể có viêm tinh hoàn: phần nhiều hậu phát 5 dến 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai, có thể tiến phát và riêng lẻ phải nghĩ đến bệnh quai bị để khỏi phải chẩn đoán sai. Biểu hiện là có sốt trở lại 39 – 40 dộ. Bệnh nhân trằn trọc, có khi mê sảng. Một bên tinh hoàn sưng to, đau, tấy đỏ lên, nếu cả hai bên bị sưng thì có thể gây vô sinh. Khỏi sau 10 ngày nhưng phải sau 2 tháng mới bíêt rõ có teo hay không. Phụ nữ có thể có viêm buồng trứng.
- Có thể gặp viêm màng não, viêm não và tuỵ tạng nhưng phần lớn đều tự khỏi không để llại di chứng trong vài ngày.
- Cần phân biệt với viêm tuyến hoá mủ do tạp khuẩn hay gặp trong bệnh thương hàn, nhọt ống tai, nổi hạch ở cổ, viêm xương hàm, sỏi trong ống Stenon (hiếm)
- Sau giai đoạn khỏi bệnh, hoặc tiêm văcxin thường cơ thể có miễn dịch kéo dài. Hiện nay người ta có thể dùng test da để phát hiện tình trạng có miễn dịch (đã từng mắc bệnh hay được tiêm phòng văcxin). Nếu test này âm tính chứng tỏ cơ thể thiếu hụt miễn dịch qua trung gian tế bào với virut quai bị do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng cơ thể chưa tạo được kháng thể để phòng chống virut.
Khi mới nhiễm virut quai bị bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai (xuất hiện khoảng 1-2 ngày).
Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 – 4 ngày, chảy nước bọt.
Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to, sau 1 hoặc vài ngày lan sang bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.
Chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hoá mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.
Biến chứng bệnh quai bị
Viêm não, viêm màng não.
Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn.
Viêm buồng trứng.
Vô sinh.
Ngoài ra còn có các biến chứng khác như viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ …
Cách điều trị bệnh quai bị
Không có thuốc đặc trị, chủ yếu điều trị triệu chứng.
Thể viêm tuyến mang tai
- Súc miệng: Nước muối 0,9%, dung dịch Axit Boric 5%.
- Hạ sốt nếu sốt quá cao, giảm đau (Paracetamol), An thần nhẹ (seduxen,rotunda), dùng các vitaminB,C uống nước chanh, cam, ăn lỏng.
- Nằm nghỉ tại giường, hạn chế đi lại, trong thời gian còn sốt, còn sưng tuyến (thường là 7-8 ngày đầu). Cách ly tối thiểu 10 ngày.
Thể viêm tinh hoàn
- Nằm nghỉ tại giường khi còn sưng đau. Mặc si-lip để treo tinh hoàn.
- Giảm đau: Chườm đá, uống paracetamol 0,5´1 viên/lần, uống 2 đến3 lần /ngày (uống lúc no, cách 6 giờ uống 1 lần) dùng 3-4 ngày. Nếu đau tinh hoàn nặng dùng paracetamol không đỡ có thể dùng thêm codein với liều 30 mg-60mg/ngày cho người lớn (chỉ dùng 2-3 ngày) hoặc efferalgan-codein 1viên/lần x 2-3 lần/ngày
- Giảm viêm: Cortanxyl 20mg-30mg/ngày chia 2 lần uống lúc no, dùng 3-4 ngày. Sau khi tinh hoàn đỡ sưng đau có thể dùng vitamin E 400mg 1 viên/ngày từ 1-2 tháng để tăng sinh tinh trùng
Phòng và điều trị quai bị
Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ em bị bệnh không được đến trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. Người lớn mắc bệnh cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. Các đồ vật có liên quan đến chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt. Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị tránh biến chứng nặng hơn.
Để phòng bệnh, ngoài các biện pháp cách ly với người bệnh thì phương pháp tiêm phòng là tốt nhất. Hơn 95% những người được tiêm chủng được miễn dịch rất lâu, có thể suốt đời. Vaccine có thể tiêm bất kỳ lúc nào từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị thì nên tiêm chủng để có thể phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và con mình.
- Cách ly 10-21 ngày nếu thấy cần (thường là 10 ngày).
- Đeo mạng khi tiếp xúc với bệnh nhân.
- Phụ nữ có thai bị bệnh nếu có điều kiện tiêm Globulin miễn dịch đặc hiệu, liều 0,3 mg/kg, dùng 1 liều tiêm bắp duy nhất.
- Vacxin sống giảm hoạt (thường kết hợp với các vacxin khác như sởi...).
- Liều 0,5 ml/tiêm dưới da một lần duy nhất phòng bệnh cho thanh, thiếu niên nhi đồng chưa có miễn dịch (đặc biệt cho người chỉ có một tinh hoàn, nghe kém). Vacxin cho miễn dịch tốt, không có tai biến. Bảo vệ được 3 năm đến 5 năm.
Bài thuốc giúp điều trị dứt điểm bệnh quai bị
Quai bị dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai.
Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não rõ với các triệu chứng nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ...
Các biến chứng khác hiếm gặp hơn gồm viêm khớp, viêm tuyến giáp, viêm khớp xương hàm, viêm cầu thận, (glomerulonephritis), viêm cơ tim, xơ hóa nội tâm mạc, giảm tiểu cầu, thất điều tiểu não, viêm tủy cắt ngang, viêm đa dây thần kinh lan lên, viêm tụy cấp, viêm buồng trứng (oophoritis), và giảm thính lực.
Nguyên nhân gây bệnh
Quai bị gây nên do một loại virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae. Các nguyên nhân khác gây viêm tuyếm mang tai gồm virus vùi hạt cự bào (cytomegalovirus-CMV), virus á cúm type 1 và 3, virus cúm A (influenza A virus), coxsackievirus, virus ruột (enterovirus), virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus-HIV), tụ cầu khuẩn, và các Mycobacterium không gây lao khác.
Quai bị gây nên do một loại virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae. |
Các nguyên nhân gây viêm tuyến mang tai hiếm gặp khác có thể do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc (phenylbutazone, thiouracil, các thuốc chứa iốt) và các rối loạn chuyển hóa (như bệnh đái tháo đường, xơ gan và suy dinh dưỡng) có thể bị 2 lần.
Bài thuốc uống trị quai bị
Bài 1. Huyền sâm 15 g, hạ khô thảo 6 g, bản lam căn 12 g, sắc uống.
Bài 2. Vỏ cây gạo 40 g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái lát, sao vàng, sắc uống.
Bài 3. Củ sắn dây 16 g, bạc hà 6 g, cúc tần sao 10 g, thăng ma 10 g, thạch cao sống 10 g, cam thảo 6 g, hoa cúc 15 g, hoàng cầm (nam) sắc uống.
Bài 4. Quả ké 12 g, sài đất 12 g, bồ công anh 12 g, sắc với 3 bát nước lấy nửa bát, uống mỗi ngày 2 lần.
Bài 5. Hạ khô thảo 20 g, cây mũi mác 30 g, kim ngân 20 g sắc uống trong ngày.
Bài 6. Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, chán ăn: Thổ linh 20 g, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16 g, mã đề 12 g sắc uống ngày 1 thang.
Bài 7. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn: Lệ chi 20 g, thương nhĩ, ngân hoa, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ linh, sài đất, đinh lăng, cối xay mỗi thứ 16 g, cam thảo 10 g sắc uống ngày 1 thang. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, tránh vận động.
Thuốc bôi, đắp hoặc dán ngoài
Bài 1. Hạt gấc (đốt thành than) 3-4 hạt, cói hoặc chiếu rách 1 nhúm (chừng 5 g), đốt thành than. Hai vị trộn đều, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ sưng.
Bài 2. Nhân hạt gấc (giã nát, đốt thành than) 4-5 hạt, giấm thanh 5 ml, tinh cối đá (đã vô trùng) 6-10 g, tất cả trộn đều, bôi vào chỗ sưng mỗi ngày 4-5 lần.
Bài 3. Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10 ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.
|
Bài 4. Hạt cam thảo dây lượng vừa đủ, tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên chỗ sưng viêm, mỗi ngày thay thuốc một lần. Một công trình nghiên cứu trên 485 ca quai bị cho thấy, có 402 ca đạt hiệu quả ngay từ lần đầu.
Bài 5. Xích tiểu đậu 30 g, đại hoàng 15 g, thanh đại 30 g, tất cả tán bột, mỗi lần dùng 5 g trộn đều với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi sưng nhiều lần trong ngày.
Bài 6. Giấm chua để lâu ngày, tỏi lượng vừa đủ. Giã nát tỏi, trộn với giấm, bôi lên chỗ tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 7. Bột tiêu 1 g, bột mì 8 g, trộn 2 thứ với nước ấm thành dạng hồ rồi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.
Bài 8. Lá na, lá gấc, lá cà độc dược, 3 thứ rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi sưng.
Bài 9. Giun đất 2-3 con cho vào cốc, thêm một ít đường rồi đảo đều, sau nửa giờ dùng bông sạch thấm chất dịch do giun tiết ra rồi bôi lên nơi sưng, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 10. Cóc 1 con, rửa sạch, chặt bỏ đầu từ phía dưới 2 u to, lột lấy da, dùng kéo cắt thành những miếng như cao dán rồi dán lên nơi sưng, sau chừng 8 giờ thì thay miếng khác. Thường sau 3 ngày thì khỏi.
Bài 11: Bồ công anh tươi 60 -120g, đem rửa sạch cả lá và rễ, thêm vào một lòng trắng trứng gà (thêm ít dấm cũng được), trộn đều, đem đắp chỗ đau, sau khi khô bỏ đi thay miếng khác.
Bài 12: Lấy một nắm hoa cúc tươi (hoặc lá hoa cúc dại) rửa sạch giã nát như bùn, thêm ít dấm, đắp chỗ đau, khô bỏ đi, thay miếng khác.
Bài 13: Lấy 1 - 2 miếng củ cải muối để lâu, đem đắp vào chỗ đau, ngày 2 - 3 lần.
Bài 14: Lấy 50 gam xương rồng bà, giã nát, đắp vào chỗ đau, ngày 2 - 3 lần.
Bài 15: lấy 50 - 100g rau sam giã nát, đắp vào chỗ sưng, ngày 2 - 3 lần.
Bài 16: lá hẹ 600g, giã nát, bỏ vào thêm 3g muối ăn, trộn đều chia làm 3 phần đắp vào chỗ đau, khô thay miếng khác. Ngày 3 - 5 lần.
Các bài thuốc bôi trên làm hằng ngày đến khi hết sưng thì thôi.
|
Món ăn trị bệnh quai bị
1. Đậu xanh 30 g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.
2. Đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường quấy đều, chia 2-3 lần ăn trong ngày.
3. Hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn trong ngày.
4. Mướp đắng 100 g bỏ ruột, thái miếng, chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.
Chú ý: Để tăng hiệu quả điều trị, nên dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc bôi đắp và một món ăn bài thuốc.
Hỏi đáp liên quan
Chao Bac si, xin cho toi hoi Benh quai bi can an kieng va dieu tri benh nhu the nao? Xin cam on!
(phung duc sat)
Trả lời:
Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Đây là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh. Hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất ở trẻ em (trên 2 tuổi). Quai bị do virus gây nên và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh là 17-28 ngày.
Phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện.Bệnh nhân bị sốt cao (39-40 độ C) trong 3-4 ngày, chảy nước bọt và má sưng to (có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc), gây đau khi nuốt nước bọt. Sau đó, trẻ bị khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.
Nếu không giữ gìn tốt, bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm:
- Sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (dù là rất hiếm). Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau; nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn.
- Viêm não hoặc viêm màng não: Thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ.
Bệnh quai bị chủ yếu được điều trị tại nhà
Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu đúng là quai bị, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà:
- Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh). Có thể cho dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau.
- Cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.
- Cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó).
- Cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau.
- Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.
- Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng.
Phòng tránh
- Cách ly bệnh nhân cho đến khi khỏi hẳn.
- Tiêm vacxin cho trẻ trên 2 tuổi: Chỉ cần tiêm một mũi duy nhất. Nếu trẻ mới tiêm phòng sởi thì phải đợi một tháng sau mới được tiêm phòng quai bị vì vacxin phòng quai bị đang được sử là vacxin phòng 3 bệnh (sởi, quai bị, rubeole).
Bệnh quai bị có thể được đề phòng dễ dàng bằng cách tiêm phòng (chủng ngừa). Nên đến Trung tâm y tế quận, huyện hoặc Viện Pasteur TP HCM (Tại TP.Hồ Chí Minh) và Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội (50C Hàng Bài) đang sử dụng vacxin của Mỹ, giá 105.000 đồng/liều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục của chúng tôi!
Ăn kiêng quai bị -
Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ -
Triệu chứng của bệnh quai bị
Cách điều trị bệnh quai bị ở người lớn nhanh khỏi
Làm sao để hết quai bị và tránh được tối đa di
Phòng chữa cảm và quai bị -
(st)