Nguyên nhân của bệnh rối loạn tuần hoàn não và cách phòng bệnh hiệu quả

Nguyên nhân của bệnh rối loạn tuần hoàn não và cách phòng bệnh hiệu quả. Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não (RLTHN) là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não. Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở lứa tuổi trên 40 nhưng tỷ lệ bị bệnh cao nhất vẫn là người cao tuổi (NCT). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não nhưng nếu biết được có thể đề phòng để hạn chế bệnh và tránh các biến chứng.


Thế nào là RLTHN?

Một số bệnh về hệ tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng cholesterol, triglycerit máu (gọi chung là tăng mỡ máu), hẹp lòng động mạch do bẩm sinh hay do chèn ép (u não, xơ vữa động mạch não...), thoái hoá các đốt sống cổ gây chèn ép hệ thống động mạch thân nền hoặc do cục máu trong lòng động mạch đi đến làm tắc nghẽn động mạch não (bệnh loét sùi van tim)… đóng vai trò rất lớn trong việc  đưa đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não. 



Ở NCT, các bệnh này thường gặp nhiều hơn ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Các nguyên nhân gây nên bệnh thiểu năng tuần hoàn não là do: bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu. Trên một cơ thể NCT mà hiện tượng xơ vữa động mạch càng nặng thì nguy cơ thiểu năng tuần hoàn não càng cao. 

Ngoài ra, người ta còn thấy có một số yếu tố như tuổi cao, thừa cân, nghiện thuốc lá, nghiện bia rượu, stress cũng góp phần đáng kể vào việc  hình thành bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Nhận biết RLTHN cấp và mạn tính

Thiểu năng tuần hoàn não có thể xảy ra cấp tính nhưng bệnh cũng có thể trở thành mạn tính kéo dài. Bệnh cấp tính thường có đau đầu. Đau đầu là triệu chứng hay gặp nhất trong thiểu năng tuần hoàn não, thường chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 90%) và cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. 

Tính chất của đau đầu lan toả khắp đầu, nhức hoặc ê ẩm, nặng đầu. Kèm theo đau nhức đầu là ù tai, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng (khó ngồi, khó đứng dậy), nhất là lúc đang nằm mà thay đổi tư thế (nằm nghiêng chuyển sang nằm ngửa). Tỷ lệ bị chóng mặt chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 87%). Nặng hơn là có thể xây xẩm mặt mày, mất ý thức, đột quỵ. Người bệnh có thể buồn nôn hoặc nôn, có thể liệt nửa người, nói khó… 



Người bệnh cũng có thể bị chứng dị cảm như thấy tê đầu ngón tay, ngón chân hoặc tê bì tay chân hoặc có cảm giác kiến bò. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não cấp tính ở NCT có thể chỉ thoáng qua trong vài giây, vài phút nhưng có khi cũng có thể xảy ra hàng giờ, mấy ngày liền. 

Thiểu năng tuần hoàn não cấp thường xảy ra vào giữa đêm hoặc lúc gần sáng. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não mạn tính ở NCT thường cũng có nhức đầu ê ẩm từng đợt, nhất là thay đổi thời tiết, chóng quên (vãng ý thức), rối loạn tâm lý như hay cáu giận, buồn vui lẫn lộn, mất ngủ kéo dài hoặc rối loạn giấc ngủ (ngủ ít, ngủ không ngon giấc, đang ngủ lại bị tỉnh giấc không thể nào ngủ lại được nữa…). 

Trong  một thời gian nhất định có thể xuất hiện cơn cấp tính tuỳ thuộc vào việc phòng bệnh và điều trị của người bệnh có tích cực và hiệu quả hay không.

Thiểu năng tuần hoàn não gây nên hiện tượng thiếu máu não và cũng có thể gây nên  phù não. Điều đáng lo ngại nhất của thiểu năng tuần hoàn não là gây nên các biến chứng nặng nề như nhũn não hoặc xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc tử vong đột ngột.

Những dấu hiệu bệnh rối loạn tuần hoàn não

Hay bị quên trước quên sau, thi thoảng gặp những cơn đau đầu thoáng qua khi tập trung cao độ, hay có những đêm trằn trọc mãi mới ngủ được…

Bạn tự an ủi rằng đó chỉ là những triệu trứng nhất thời không có gì phải lo, có thể cơ thể đang không khỏe và lo nghĩ việc gì nên mới có tình trạng này.

Y học đã chứng minh rất rõ ràng, những triệu bạn đang gặp phải ở trên là một trong số rất nhiều biểu hiện ban đầu của chứng Rối loạn tuần hoàn não và ngoại biên (RLTHN), RLTHN là trạng thái suy giảm lượng máu đến não làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương, biểu hiện ban đầu thường có các triệu chứng:

 - Đau đầu không có điểm cố định ở cả khu vực trán, cổ, đau không thường xuyên mà xen kẽ với các biểu hiện khác: chóng mặt, mất thăng bằng, đôi khi đột ngột, choáng váng, hoa mắt, thị lực giảm thoáng qua  rồi trở lại bình thường, đôi khi có ù tai.

-  Rối loạn giấc ngủ rất hay gặp, khó chữa, với nhiều biểu hiện đa dạng như: Ngườithì mất ngủ: trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu; người thì rối loạn giấc ngủ, nửa đêm thức giấc, giấc ngủ mơ màng không sâu, hay mơ, mình mỏi, chân tay tê buồn, ban ngày người không tỉnh  táo. 80% số người bị mất ngủ kinh niên là do RLTHN

- Rối loạn cảm xúc người luôn bồn chồn, không tự chủ, dễ cáu giận, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, học tập, làm việc trí óc khó khăn, mất tỉnh táo, sa sút trí tuệ, lú lẫn.

Bệnh RLTHN dễ dẫn tới trầm trọng vì người bệnh thường chủ quan xem thường các triệu chứng ban đầu của RLTHN nên rất dễ dẫn tới bệnh ngày càng trầm trọng, thậm chí bệnh tiến triển nặng âm thầm dẫn tới nhũn não, xuất huyết não, chết đột ngột trong đêm,  liệt nửa người …thì mới thực sự lo sợ cho sức khỏe của gia đình và bản thân.

Nguyên nhân của RLTHN là gì?

- Do bẩm sinh: dị dạng mạch máu.

- Do thoái hóa đốt sống cổ, sự chèn ép của khối u.

- Do các mạch máu bị hẹp do xơ vữa động mạch, huyết khối, thiếu máu, bệnh tim…thường gặp ở tuổi trung niên và người già.

- Cũng gặp ở những người lao động trí óc với cường độ cao, trong thời gian dài như: Sinh viên ôn thi, doanh nhân, chính trị gia làm việc với cường độ cao, trong thời gian dài, cần tăng lượng máu đến não để làm việc hiệu quả.

Do các động mạch não bị hẹp có thể do xơ vữa lòng mạch , dị dạng bẩm sinh ; bị chèn ép do khối u , thoái hóa các đốt sống cổ . Cũng có khi mạch máu bị tắc ,bán tắc do cục máu đông trong lòng mạch .
Do không được cung cấp đủ oxy : Khi mạch máu không bình thường , không thông suốt , não không được cung cấp đủ máu về lượng . Đây là nguyên nhân thường được chú ý tới . Đương nhiên đây là lý do quan trọng vì não cần lượng máu 50ml cho 100 g não đi qua mỗi phút .Khi lưu lượng máu chỉ đạt 40ml /100g não /phút tổ chức não bắt đầu bị ức chế do thiếu oxy và sẽ bị tổn thương không hồi phục sau 2-3 phút khi lượng máu này chỉ còn 10ml .

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não thường có những triệu chứng phổ biến như nhức đầu,chóng mặt, rối loạn về chú ý…. Người bệnh có cảm giác căng nặng trong đầu, thường lấy tay xoa trán, vuốt hoặc gãi đầu, bóp trán, đấm nhẹ vào trán.

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc. Nguyên nhân chính là xơ vữa các động mạch nuôi não. Dấu hiệu sớm mà bệnh nhân thường nhận thấy ban đầu là cảm giác mơ hồ rằng mình có thay đổi từ thể chất đến tinh thần, người trông có vẻ già hơn, dáng đi chậm chạp, kém hoạt bát, tính tình thay đổi dần, những điều thích thú quan tâm trước đây, nay thấy nhạt nhẽo, hay nghiền ngẫm sự đời, ưa nơi yên tĩnh.

Khi bệnh nặng lên sẽ có các biểu hiện sau:

Nhức đầu: Là triệu chứng hay gặp (chiếm 90%) đồng thời cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Nhức đầu lan tỏa khắp đầu, có cảm giác căng nặng trong đầu, nhất là mỗi khi phải suy nghĩ nhiều. Người bệnh thường có thói quen xoa trán, vuốt hoặc gãi đầu, có người bóp trán, đấm nhẹ vào trán.

Chóng mặt (gặp 87% trường hợp) hoặc có cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng, bập bềnh như say sóng. Có người cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại nhất là khi chuyển tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột. Điển hình là cơn chóng mặt, thấy mọi vật như chao đảo quay chung quanh mình. Hiện tượng này xảy ra mỗi khi thay đổi tư thế làm cho bệnh nhân phải nằm nhắm mắt nằm im, hễ cử động là chóng mặt, buồn nôn. Các cơn chóng mặt kiểu này có thể chỉ ngắn vài phút, có khi dài đến vài ngày.

Dị cảm: Là những cảm giác không thật, bất thường do bệnh nhân tự cảm thấy. Ví dụ như cảm giác tê tê, bì bì ở đầu ngón, cảm giác kiến bò. Có bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau dọc các xương sườn, đau ở cổ theo hai đường ở phía gáy, cảm giác lạnh ở dọc xương sống. Có cảm giác như có tiếng ve kêu, cối xay lúa trong tai, tiếng này tồn tại cả ban ngày lẫn ban đêm, có khi ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt, giấc ngủ và sức khỏe người bệnh.

Rối loạn về giấc ngủ: Rất hay gặp và có đặc điểm là dai dẳng, khó chịu, khó chữa. Biểu hiện rất đa dạng; một số người biểu hiện chính là mất ngủ, ở người khác lại là rối loạn nhịp ngủ, lúc tối ngủ được, nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ. Đêm không ngủ được, ngày lại ngủ gà ngủ gật.

Rối loạn về sự chú ý: Bệnh nhân rất khó truyền sự chú ý từ vật này sang vật khác. Dần dần họ bị suy nhược cả cơ thể lẫn tinh thần. Những kích thích từ ngoài trước đây thu nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng thì nay chậm chạp và khó khăn, đòi hỏi một sự tập trung chú ý lớn. Bệnh nhân trở nên đãng trí, đang nghĩ chuyện này lại nhảy sang chuyện kia; đang nói về vấn đề này lại nhảy sang vấn đề khác một cách bất ngờ. Khả năng tập trung tư tưởng rất kém.

Rối loạn về cảm xúc: Trong người luôn cảm thấy bồn chồn, không hoàn toàn làm chủ được mình với những lý do rất vụn vặt chẳng đâu vào đâu, bệnh nhân cũng phản ứng mạnh mẽ. Bản thân bệnh nhân cũng cảm thấy phản ứng như vậy là không đúng nhưng không kìm chế được, dần dần trở thành người trái tính, trái nết. Ngoài ra, còn hay mủi lòng, dễ tủi thân, than vãn, ca cẩm hết việc này đến việc khác.

Thay đổi nhân cách: Ở những người trước kia nông nổi, nóng tính nay trở nên hay gây gổ, sinh sự. Người trước kia hiền lành an phận nay trở thành đa sầu đa cảm, tự ti… Trước kia thận trọng đúng mức, nay trở nên tủn mủn, đa nghi, trước kia căn cơ, tiết kiệm, nay trở nên hà tiện, bủn xỉn, chi li.

Trên đây là một số biểu hiện mà bệnh nhân và người thân có thể nhận biết được. Tuy nhiên, cách tốt nhất để đề phòng thiểu năng tuần hoàn não là khám sức khỏe định kỳ để có hướng dự phòng và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nhũn não.


Biện pháp phòng bệnh

Khi nghi ngờ bị thiểu năng tuần hoàn não (có đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…), cần đi khám bệnh ngay và rất nên khám bệnh định kỳ. Trong cuộc sống hàng ngày cần có chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật.



Nên hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia. Nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào. Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp  làm  xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Khi đã được xác định bị thiểu năng tuần hoàn não, cần tuân theo những lời tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình, nhất là chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc. 

Cần cho những thành viên trong gia đình biết về bệnh của mình, nhất là các bệnh có liên quan đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não để được giúp đỡ, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi trong chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi và dùng thuốc. NCT không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về và mùa lạnh, NCT nên mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa. 

Mùa đông mỗi lúc thức dậy, nhất là lúc nửa đêm và gần sáng cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh lạnh đột ngột bởi vì NCT bị thiểu năng tuần hoàn não có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng nếu liên quan đến bệnh của hệ thống tim mạch (tăng huyết áp) mà bị lạnh thì mạch máu co lại đột ngột làm não thiếu máu đột xuất sẽ rất dễ gây tai biến  mạch máu não. 


Hỏi đáp liên quan



Hỏi về những triệu chứng của bệnh rối loạn tuần hoàn não - Cách phòng bệnh


Tôi rất hay bị đau đầu,đau nhiều nữa đầu trái, kèm theo các biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, nhiều khi bị ngất, nhất là khi ngồi làm việc bằng máy tính thấy rất mệt mỏi và ói .Gần đây thị lực giảm và nhức mỏi mặt Tôi đã đi khám và điện não bác sĩ kết luận tôi bị chứng rối loạn tuần hoàn não .Tôi uống thuốc nhưng không thấy đỡ vẫn mệt ,đau đầu nhất là khi trời nắng .Tôi xin hỏi bác sĩ về những triệu chứng của bệnh rối loạn tuần hoàn não, bệnh này có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào ? có chữa hết được không ?Tôi xin chân thành cảm ơn . (Đinh Thị Thanh Thảo)


Trả lời:

Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não, ở giai đoạn đầu có thể bù trừ, sau đó chuyển sang giai đoạn mất bù với cơn thiếu máu não thoáng qua. Những biểu hiện như mỏi tay chân ở một bên người, có cảm giác tê bì, co giật ở chi, hoặc đang nói chuyện người bệnh dừng lại không nói được, hay đột nhiên có người đi ngoài đường không nhớ đường về nhà... Những rối loạn này nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển nặng hơn nếu trong người có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch...
 
Tai biến mạch máu não là biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não cấp tính, là loại bệnh vừa có tính kinh điển vừa có tính chất thời sự của y học trên toàn thế giới. Những biểu hiện thường thấy là sự đau đầu dữ dội, hôn mê, nôn và buồn nôn, liệt chi, méo tiếng, mất tiếng, xuất huyết não (ở các vị trí đặc biệt như chảy máu não thất, chảy máu tiểu não), nhồi máu não... người bệnh rất dễ tử vong trong trường hợp này.
 
Rối loạn tuần hoàn mạn tính là tình trạng thiếu máu não mạn tính với các bệnh cảnh sa sút trí tuệ ở người già, đau đầu, chóng mặt...
 
Rối loạn tuần hoàn não còn được chia theo vị trí tổn thương như ở vùng não bán cầu, vùng trán, vùng thái dương, vùng chẩm, vùng thân não, tiểu não...
 
Các rối loạn tuần hoàn não ít nhiều đều có phù não, gây ra các rối loạn về tâm lý, như người bệnh dễ nóng giận, buồn vui, hay quên, thậm chí không gọi tên được người thân ngồi trước mặt. Các rối loạn khác có thể gặp nữa là rối loạn thần kinh thực vật (cảm giác nóng bừng bừng, toát mồ hôi, nghẹt thở, lạnh các ngón chi, nổi da gà...), rối loạn kích thích, rối loạn đại tiểu tiện...
 
Những yếu tố dẫn đến rối loạn tuần hoàn não
 
Các bệnh mạn tính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra chứng bệnh này, đó là bệnh tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, tình trạng lắng đọng mỡ, đường trong máu, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn...
 
Sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, thời sinh học cũng là một yếu tố nguy cơ của rối loạn tuần hoàn não. Nghiên cứu của một số bác sĩ thần kinh học ở Việt Nam cho thấy tai biến mạch máu não phát triển vào tháng 8, tháng 12 và tháng 1 tại Cần Thơ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long; ở Hà Nội thấy tai biến mạch máu não xảy ra vào tháng 2, 3 và 10, 11 (liên quan đến mùa lạnh, gió mùa đông bắc). Về thời sinh học, con người có 2 thời khắc dễ gặp rủi ro về tuần hoàn não nhất là vào thời điểm từ 4-5 giờ sáng và 5-6 giờ chiều.
 
Các yếu tố xã hội: Đó là thói quen, tập quán sinh hoạt, kiến thức phổ thông và bệnh tật. Hiện nay có nhiều người không biết số đo huyết áp của mình, một số lại rất thờ ơ với hiện tượng đau đầu, mỏi chi. Tình trạng dùng rượu, bia, nghiện thuốc lá là điều kiện thuận lợi cho chứng rối loạn tuần hoàn não. Xu hướng thừa cân, béo phì, ít vận động làm gia tăng bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch tác động xấu đến rối loạn tuần hoàn não. Những người dưới 40 tuổi cũng có thể bị mắc bệnh do stress từ áp lực công việc, xã hội nặng nề.
 
Phòng bệnh như thế nào?
 
Những người có biểu hiện bệnh cần được đi khám sức khỏe kịp thời, những người có nguy cơ cần được đi thăm khám sức khỏe định kỳ, điều này không chỉ phát hiện và điều trị sớm rối loạn tuần hoàn não mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Việc chẩn đoán bệnh phải được đánh giá qua hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng kết hợp với các phương tiện thăm dò chức năng thần kinh. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc dùng cho bệnh cảnh này nhưng đây là một bệnh cảnh có thể liên quan đến nhiều bệnh khác, do vậy việc điều trị phải do bác sĩ chuyên khoa thần kinh chỉ định và phải tuân theo những chỉ định đó thì bệnh mới tiến triển tốt được.
 
Nhận thức rõ những yếu tố nguy cơ là yêu cầu quan trọng cho việc phòng bệnh, không nên hút thuốc lá, sử dụng nhiều bia, rượu, cần vận động cơ thể hằng ngày, kiểm soát đường máu, tránh các yếu tố gây stress. Đối với người cao tuổi và những người mang sẵn nhiều nguy cơ nên khám sức khỏe thường xuyên, thận trọng với những giờ đỉnh của huyết áp nhất là vào buổi sáng.
 
Chúc bạn sức khỏe!






Tìm hiểu về bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não
Nguyên nhân của bệnh rối loạn tiền đình và liệu .
Bệnh rối loạn tiền đình
Chóng mặt nhức đầu -
Tai biến mạch máu não



(st)