Nguyên nhân của bệnh thiên đầu thống và món ăn chữa bệnh hiệu nghiệm

Nguyên nhân của bệnh thiên đầu thống và món ăn chữa bệnh hiệu nghiệm. Bệnh tăng nhãn áp (còn gọi là bệnh cao nhãn áp, bệnh glôcôm), trước đây có người thường gọi là bệnh Thiên Đầu Thống, hay bệnh cườm nước... Triệu chứng thường gặp là đau đầu, cứng cổ gáy, đau mình mẩy hoặc đau một bên đầu, tinh thần không tỉnh táo, bụng đầy, ngực tức, hoa mắt, chóng mặt, đôi khi có tiếng ve kêu trong tai.

 


Bệnh nhân cần đi khám để được theo dõi bệnh.

Glôcôm với tổn thương đặc trưng của đầu dây thần kinh thị giác, thường gây ra do áp lực trong nhãn cầu (nhãn áp) tăng. Đây là căn bệnh khá phổ biến đồng thời cũng rất nguy hiểm, là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây mù lòa. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 30.000 người mù do glôcôm. Bởi vậy, glôcôm đang là gánh nặng cho nhiều gia đình cũng như cho toàn xã hội.

Bệnh Glôcôm (thiên đầu thống) có thể được điều trị bằng thuốc, bằng phẫu thuật hoặc điều trị phối hợp cả hai phương pháp trên. Ở Việt Nam, hầu hết bệnh nhân đến khám với hình thái và giai đoạn bệnh mà cần phải can thiệp phẫu thuật mới có thể cứu chữa bệnh nhân kịp thời. Tuy nhiên, sau phẫu thuật bệnh vẫn có tiến triển nặng hơn đồng thời có thể gặp một số biến chứng. Do vậy, việc chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau mổ glôcôm là hết sức cần thiết.

Đối với việc dùng thuốc

Giai đoạn sớm sau mổ: Ngay sau mổ, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Các thuốc được dùng sau mổ thường là những thuốc dạng dung dịch tra mắt thuộc nhóm kháng sinh (oflovid, tobrex, cebemycin...), thuốc chống viêm steroid hoặc không steroid (maxitrol, indocollyre...). Ngoài ra cần dùng thêm kháng sinh đường uống.

Số lần tra thuốc thường từ 3 - 6 lần một ngày. Với những trường hợp đặc biệt có phản ứng viêm thì cần phải tăng số lần tra thuốc. Khoảng thời gian giữa các lần tra phải tương đối đều nhau, chia theo các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Các thuốc khác nhau phải tra cách nhau tối thiểu 10 phút. Khi tra thuốc, cách tốt nhất là kéo nhẹ mi dưới xuống và nhỏ vào cùng đồ dưới.

Giai đoạn muộn sau mổ: Glôcôm với biểu hiện tổn thương đầu dây thần kinh thị giác và lớp sợi thần kinh quanh gai gây suy giảm chức năng thị giác. Do đó, bệnh nhân cần dùng thường xuyên các thuốc tăng cường tuần hoàn (giloba, tanakan...), thuốc bảo vệ thành mạch (rutin C), các vitamin nhằm tăng nuôi dưỡng cho các sợi thần kinh thị giác. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ việc dùng thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mục đích trong điều trị glôcôm là bảo tồn chức năng thị giác cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải là bệnh đã hoàn toàn được chữa khỏi sau phẫu thuật mà vẫn có nhiều trường hợp, sau nhiều năm, bệnh vẫn tiếp tục gây tổn hại dẫn tới mù loà mặc dù đã được phẫu thuật nhiều lần. Do đó, bệnh nhân cần phải ý thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và đến khám để được theo dõi bệnh thường xuyên tại các cơ sở y tế. 

Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, là hậu quả của áp lực trong mắt quá cao. Ðây là nguyên nhân phổ biến gây mù. Muốn đề phòng mù, điều quan trọng là phải biết dấu hiệu của bệnh và phải đi khám ngay. Thiên đầu thống có 2 loại:

Thiên đầu thống cấp

- Triệu chứng: bệnh bắt đầu bằng nhức đầu hay nhức mắt đột ngột. Mắt đỏ, nhìn lóa, ấn vào nhãn cầu thấy cứng như hòn bi, con ngươi bên mắt đau nở to hơn bên mắt thường. Người bệnh có thể nôn.

- Ðiều trị: nếu không được chữa trị sớm, thiên đầu thống cấp sẽ gây mù trong vòng vài ba ngày. Bệnh thường phải mổ.

Thiên đầu thống kinh niên

- Triệu chứng: áp lực trong mắt tăng từ từ, thường không nhức mắt, nhìn mờ dần. Bắt đầu mờ khi nhìn sang bên cạnh và thường người ốm không cảm thấy mình nhìn kém đi.

Phòng bệnh

- Những người trên 40 tuổi hoặc có họ hàng với người đã bị thiên đầu thống, hàng năm phải đi đo áp lực mắt một lần.

Người dân vẫn 'lơ mơ' về bệnh thiên đầu thống
 

Đừng để bệnh glôcôm đánh cắp thế giới tươi đẹp của bạn!”. Đây là thông điệp của“Tuần lễ Glôcôm thế giới” năm 2013 (từ ngày 11/3 đến 16/3/2013) được PGS. TS Đỗ Như Hơn, GĐ BV Mắt TW nêu ra tại buổi lễ mít tinh diễn ra chiều 12/3.

Người bệnh nên duy trì thói quen khám mắt định kỳ.

Thuật ngữ “Glôcôm” (dân gian thường gọi là bệnh thiên đầu thống) được dùng để gọi một nhóm bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt bình thường. Đây là căn bệnh nguy hiểm, thường gây đau nhức, mất thị lực, có thể gây mù vĩnh viễn. Hiện cơ chế bệnh sinh vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên rất khó phòng ngừa bệnh.

Người dân vẫn lơ mơ về bệnh


Hiện, trên thế giới có khoảng 60 triệu người mắc bệnh glôcôm, trong đó có khoảng 8,4 triệu người mù hai mắt do căn bệnh này. Đến năm 2020, số người mắc căn bệnh này sẽ tăng lên khoảng 80 triệu người. Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Mắt Trung ương, kết quả điều tra trên 16 tỉnh, thành cho thấy, hiện có khoảng 25.000 người mù do bệnh glôcôm. Theo báo cáo mới nhất của Bệnh viện Mắt TW năm 2011, tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình, tỷ lệ người mắc glôcôm trong một số cộng đồng dân cư chiếm tới 2,2% như ở Nam Định và 2,4% tại Thái Bình. Hầu hết người dân tham gia khám sàng lọc (94%) còn lơ mơ hoặc không biết gì về bệnh glôcôm. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh thêm trầm trọng.

Ngoài ra, bệnh glôcôm còn có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc glôcôm thì những người thân cần được trang bị kiến thức để phát hiện bệnh sớm và đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời. Các chuyên gia nhãn khoa cũng cảnh báo, việc lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid trong một thời gian dài cũng dễ khiến mắc glôcôm. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt TW, bệnh nhân bị glôcôm góc mở, có tiền sử tra corticoid tại mắt kéo dài chiếm 31,7% đến 33,1%, trong đó số người trong lứa tuổi lao động (25-59 tuổi) chiếm 63,1%.

Bệnh có xu hướng tăng

Glôcôm đứng thứ hai (sau bệnh đục thể thủy tinh) trong các nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Bệnh viện Mắt TW, thực tế, nhiều bệnh nhân mắc bệnh glôcôm nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, thị lực rất thấp, nguy cơ mù lòa cao. Đã thế, nhiều bệnh nhân đến điều trị lại không tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc và phác đồ điều trị nên nguy cơ tái phát rất cao. Qua theo dõi bệnh nhân glôcôm góc mở điều trị tại Khoa Glôcôm cho thấy, có tới 43% số bệnh nhân có bệnh tiến triển nặng thêm và tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh glôcôm tăng dần theo từng năm: Từ 5,4% năm 2004 đến 8,2% năm 2007 và 9,7% năm 2008.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh glôcôm:

* Trên 35 tuổi. Tuổi càng cao, khả năng bị glôcôm càng lớn. lNhững người ruột thịt của bệnh nhân mắc glôcôm.

* Bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân). lNhững bệnh nhân có bệnh toàn thân như: đái tháo đường, cao huyết áp...

* Những người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, dễ xúc cảm, hay lo âu là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn glôcôm. lNhãn áp cao trên 25 mmHg.

Bệnh glôcôm thường khởi phát đột ngột vào buổi chiều tối, hoặc khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách, hoặc sau những sang chấn tinh thần mạnh. Biểu hiện của chứng bệnh này là mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, sờ tay vào mắt thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi... Khi có những triệu chứng như trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt, đo nhãn áp và được xử trí kịp thời, các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo.


Tuy nhiên, có trường hợp mắc bệnh glôcôm mà không thấy đau nhức mắt; một số người lại chỉ thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhìn mờ như qua một màn sương rồi hết. Những triệu chứng trên thường không rõ ràng nên bệnh nhân ít để ý.


Theo PGS.TS Đỗ Như Hơn, GĐ Bệnh viện Mắt TW: “Mục đích điều trị glôcôm là ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác. Bệnh nhân khi đã mắc bệnh glôcôm nhất thiết phải đi khám định kỳ, được các bác sỹ nhãn khoa tư vấn, theo dõi thường xuyên theo một quy trình chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa việc tổn hại về thực thể và chức năng thị giác”- PGS Đỗ Như Hơn nhấn mạnh.

Một số món ăn chữa đau đầu

Đau đầu, thiên đầu thống, rối loạn tiền đình là do ngoại tà phạm lên trên, hoặc do đàm ẩm, ứ huyết, âm hư, hoả vượng, tinh khí không đưa được lên não gây ra.

Triệu chứng thường gặp là đau đầu, cứng cổ gáy, đau mình mẩy hoặc đau một bên đầu, tinh thần không tỉnh táo, bụng đầy, ngực tức, hoa mắt, chóng mặt, đôi khi có tiếng ve kêu trong tai.

Chữa đau đầu do thiên đầu thống bằng món ăn, bài thuốc là cách chữa an toàn, hiệu quả.

Óc lợn, thiên ma: Lấy óc lợn 1 bộ, thiên ma 10 - 30g (thái lát) hầm nhỏ lửa thành dạng canh rồi bỏ bã, uống vài lần trong ngày. Cũng có thể lấy óc dê 1 bộ, rửa sạch huyết rồi hầm trong 30 phút, thêm gia vị ăn trong ngày.

Óc lợn hầm: Óc lợn 1 bộ, dùng nước sôi để nguội rửa sạch huyết, đem hầm kỹ trong 30 phút rồi ăn trong ngày, một liệu trình kéo dài 7 ngày.

Hoặc: Óc lợn 100g, hành 20g, gừng tươi 10g, rượu vang 10g, dầu vừng 10g, tỏi 20g, xì dầu vừa đủ. Óc lợn rửa sạch, loại bỏ gân máu, hành thái nhỏ, gừng và tỏi giã nát. Đặt óc lợn lên một cái đĩa cùng gừng và hành, vay rượu vang lên trên rồi đem hấp cách thuỷ chừng 30 phút, sau đó chế thêm dầu vừng, tỏi, xì dầu, trộn đều, ăn trong ngày.

Tác dụng: Chữa phong huyễn não minh (Tây y gọi là thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình). Triệu trứng: Hoa mắt, chóng mặt, kèm theo có những âm thanh bất thường trong đầu như tiếng ve kêu, tiếng xay lúa.

Óc lợn, trứng gà: Óc lợn 1 bộ, trứng gà 1 - 2 quả, óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đánh đều với trứng gà rồi tráng chín ăn trong ngày.

Hoặc: Óc lợn 1 bộ, nhục thung dung 12g, thỏ ty tử 12g, thục địa 12g, kỷ tử 15g, các vị thuốc sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

Tác dụng: Chữa hội chứng suy nhược thần kinh, đau đầu.

Óc lợn, thiên ma, kỷ tử: Óc lợn 1 bộ, thiên ma 9g (thái lát) kỷ tử 15g. Óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hấp cách thuỷ cùng thiên ma và kỷ tử, chế thêm gia vị ăn trong ngày. Hoặc óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g, gạo tẻ 250g, đem gạo và thiên ma nấu thành cháo rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Tác dụng: Chữa di chứng chấn thương sọ não, đau đầu.

Óc lợn, mộc nhĩ đen: Óc lợn 1 bộ, mộc nhĩ đen 15g. Óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu. Mộc nhĩ ngâm nước lạnh 15 phút rồi rửa sạch, cho vào chảo xào trong 30 phút với 1 thìa dầu thực vật. Cho thêm một thìa rượu vang, muối, gia vị vừa đủ và một chút nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào, chế thêm một bát nước nhỏ rồi đun nhỏ lửa trong 40 phút nữa. Khi ăn, có thể cho thêm hạt tiêu và các gia vị khác.

Tác dụng: Chữa rối loạn thần kinh chức năng gây đau đầu.

Óc lợn, đông trùng hạ thảo: Óc lợn 1 bộ, rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu; đông trùng hạ thảo 10g rửa sạch, để ráo nước. Hai thứ đặt lên đĩa, cho thêm một thìa rượu vang, 2 thìa nước lạnh và một chút muối ăn rồi hấp cách thuỷ, ăn trong ngày.

Hoặc: Óc lợn 1 bộ, tiểu mạch 30g, đại táo 1 quả. Cho tiểu mạch vào 2 bát nước to, sắc kỹ tiểu mạch bằng lửa nhỏ trong nửa giờ rồi bỏ bã, lấy nước. Cho đại táo và óc lợn (đã ngâm kỹ bằng nước ấm) vào cùng với 2 thìa đường trắng, nửa thìa rượu vang, hầm kỹ trong 30 - 60 phút là được. Chia ăn 2 lần trong ngày.

Tác dụng: Chữa rối loạn tiền đình do tổn thương tai trong.

Óc dê, kỷ tử: Óc dê 1 bộ, kỷ tử 50g, óc dê rửa sạch, hấp cách thuỷ cùng kỷ tử rồi chế thêm gia vị ăn trong ngày.

Hoặc: Óc lợn 1 bộ rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hoài sơn 15g, kỷ tử 15g. Tất cả đem hấp cách thuỷ rồi chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

Lưu ý: Các loại óc động vật có tác dụng tương tự như nhau, tuỳ theo điều kiện có thể linh hoạt sử dụng. Tác dụng: Chữa chứng chậm phát triển trí tuệ của trẻ em, làm tăng trí nhớ và khả năng hoạt động của não bộ.

Một số bài thuốc và món dễ làm:

1. Rau dền dại, xơ mướp khô (mỗi thứ 30g), tử thảo 15g, đem sắc (nấu) lấy hai nước hòa chung, chia uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối.

2. Binh lang (hạt cau) 9 - 18g, đem nấu lấy nước uống, ngày một lượng như thế. Sau khi uống, nếu thấy đau bụng, nôn mửa, buồn nôn và tiêu chảy nhẹ, là phản ứng bình thường. Trường hợp không tiêu chảy nhẹ, thì cần tăng liều.

3. Đậu xanh 120g, quyết minh tử (hạt muồng) 30g, đem nấu lấy nước uống, ngày 1 thang, kiên trì sẽ thấy hiệu quả.

4. Lá dâu 12g, mè đen, hoàng kỳ (mỗi thứ 15g), chích cam thảo 5g, mạn kinh tử, đương quy (mỗi thứ 10g), phòng phong 6g. Nấu lấy hai nước hòa chung, chia uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối.

5. Sinh địa, thục địa (mỗi thứ 12g), nữ trinh tử, hạ khô thảo, hoàng cầm (mỗi thứ 9g), trân châu, mẫu lệ (mỗi thứ 30g). Sắc lấy hai nước hòa chung, chia uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối.

6. Sa sâm, sinh địa (mỗi thứ 15g), mạch đông, đương quy, cúc hoa, thảo quyết minh (mỗi thứ 10g), bạch thược, câu kỷ tử (mỗi thứ 12g), sao xuyên luyện 6g, sinh thạch quyết minh. Nấu lấy hai nước hòa chung, chia uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối.

7. Hoàng kỳ 15g, phòng phong, khương hoạt, bạch truật, xuyên ô, câu đằng (cho vào sau) bạch phụ tử, pháp bán hạ, úc lý nhân (mỗi thứ 10g), toàn yết 6g, linh dương giác 0,5g. Nấu lấy hai nước hòa chung, chia uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối.

8. Sinh địa, đương quy, phục linh, trư linh, trạch tả (mỗi thứ 12g), xích thước 9g, quế chi 6g. Sắc lấy hai nước hòa chung, chia uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối.


(ST)

Tôi hay đau nữa đầu nhưng gần đây tôi có đi tập yo ga nên không đau nữa. Gần đây tôi có đi khám mắt bác sĩ nói tôi có hiện tượng Thiên đầu thống , Bác sĩ khuyên tôi nên đi bắn la je . Vậy tôi có nên đi bắn La je không. Bắn La je có hại không , mông Bác sĩ tư vấn dùm
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Gửi hỏi đáp - bình luận