Nguyên nhân của bệnh ung thư máu và những thông tin cần biết
Công dụng trị bệnh ung thư của trà xanh
Triệu chứng của bệnh ung thư máu
Nguyên nhân của bệnh ung thư phổi và cách phòng ngừa tốt nhất . Hiện nay, ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
50 năm trở lại đây, tại các nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển công nghiệp, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư phổi cũng như tỷ lệ tử vong do ung thư phổi đang tăng nhanh, trong số những bệnh nhân nam chết vì ung thư thì ung thư phổi đúng thứ nhất. Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư phổi cũng đang có xu hướng tăng lên.
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nguyên phát thường gặp nhất, hầu hết ung thư phổi bắt nguồn từ lớp da trên niêm mạc của phế quản, nên còn gọi là ung thư phổi phế quản. Ung thư phổi thường để chỉ ung thư trên lá phổi, thông thường không bao gồm các u ở lớp phôi giữa ở màng phổi khác hoặc những loại u ác tính khác như ung thư carcinoid, u hạch ác tính hay các u di căn từ các bộ phận khác.
Các loại ung thư phổi cơ bản
1. Ung thư phổi tế bào nhỏ: ung thư phổi tế bào nhỏ hay oat cell carcinoma, bệnh nhân mắc loại ung thư này chiếm khoảng 20%, thời gian tăng trưởng của các tế bào ung thư của loại ung thư phổi tế bào nhỏ này ngắn, phát triển nhanh, thường đi kèm với bài tiết bất thường bên trong hoặc hội chứng Carcinoid.
2. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: có khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi là thuộc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Việc phân biệt hai loại ung thư này có vai trò rất quan trọng vì phương pháp điều trị đối với ha loại ung thư phổi này hoàn toàn khác nhau.
Các loại ung thư phổi lâm sàng
1. Ung thư dạng biểu bì: đây là loại thường gặp nhất trong tất cả các loại ung thư phổi, chiếm khoảng 50%. Độ tuổi của bệnh nhân thường là 50 tuổi trở lên, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Loại này thường bắt nguồn từ phế quản tương đối lớn, thường là ung thư phế quản trung tâm
2. Ung thư chưa biệt hóa: tỷ lệ phát bệnh chỉ đứng sau ung thư dạng biểu bì, thường gặp nhiều ở nam giới, và những người trẻ tuổi, thông thường là do phế quản khá lớn. hội chứng Carcinoid thì dựa vào tổ chức hình dạng tế bào mà có thể phân thành các loại như oat cell carcinoma, tế bào tròn nhỏ và tế bào lớn, trong đó gặp nhiều nhất là loại oat cell carcinoma.
3. Ung thư tuyến phế quản: bắt nguồn từ lớp da trên biểu mô phế quản, rất ít khi bắt nguốn từ tuyến niêm mạc của phế quản lớn. Tỷ lệ phát bệnh thấp hơn ung thư dạng biểu bì và ung thư chưa biệt hóa, thường ở độ tuổi nhỏ, và gặp nhiều ở nữ giới. Đa số ung thư mô tuyến bắt nguồn từ phế quản nhỏ, là ung thư phế quản ngoại vi.
4. Ung thư tế bào lá phổi: bắt nguồn từ lớp da biểu bì phế quản, còn được gọi là ung thư tế bào lá phổi phế quản hỏ hay ung thư tuyến phế quản nhỏ. Vị trí là ở xung quanh lá phổi, có tỷ lệ phát bệnh thấp hơn so với các loại khác, và thường gặp ở nữ giới.
Những nguyên nhân gây ra ung thư phổi
1. Hút thuốc: hút thuốc lá trong một thời gian dài có thể gây ra ung thư da trên biểu bì hoặc ung thư tế bào nhỏ không biệt hóa, khói thuốc lá sẽ dẫn đến nhả ra các chất gây ung thư.
2. Yếu tố nghề nghiệp: nếu tiếp xúc lâu với các chất phóng xạ như urani, radium và các hợp chất dẫn đến ung thư như Hydrocarbons,thạch tín và crom niken
3. Các bệnh mãn tính ở phổi: những người có bệnh lý về kết hạch phổi hay ho do dị ứng thì thường có tỷ lệ phát bệnh ung thư phổi cao hơn những người bình thường, ngoài ra trong quá trình lành vết thương, viêm phế quản cũng có thể dẫn đến ung thư.
4. Yếu tố bên trong cơ thể: gia tộc di truyền và khả năng miễn dịch làm giảm chức năng bài tiết trong quá trình trao đổi chất…
U phổi có tỷ lệ khá cao. Khói thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân thường gặp nhất gây ung thư phổi
-Thuốc lá: là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Tỷ lệ ung thư phổi tăng lên theo mức độ tiêu thụ thuốc lá. Tỷ lệ ung thư phổi ở người nghiện thuốc lá cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ ung thư phổi gia tăng theo số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút mỗi ngày.
+90% trường hợp ung thư phổi là ở người nghiện thuốc lá.
+Trong khói thuốc lá có hơn 40 chất có khả năng gây ung thư đó là các Hydrocarbure thơm đa vòng như 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen; Polonium 40 và Sélénium trong giấy cuốn thuốc lá.
+Hút thuốc lá chủ động làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi lên 13 lần.
+Tiếp xúc lâu dài với khói thuốc bị động cũng làm tăng nguy cơ.
-Ô nhiễm không khí: do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ.
+Nghề nghiệp: công nhân làm việc ở một số mỏ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn như: mỏ phóng xạ uranium, mỏ kền, mỏ cromate; công nhân làm việc trong một số ngành nghề có tiếp xúc amiant, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt.
-Di truyền: chưa được chứng minh, nhưng có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen.
-Các bệnh ở phế quản phổi
+Sẹo cũ của các tổn thương phổi.
+Lao phổi cũ: nhiều trường hợp ung thư phổi phát triển trên sẹo lao phổi cũ đã được phát hiện.
-Một số yếu tố khác:
+Giới: nam giới mắc ung thư phổi nhiều hơn nữ giới, tuy nhiên điều này có lẽ do nam giới hút thuốc nhiều hơn nữ. Ở những nước có tỷ lệ nữ hút thuốc tăng, người ta cũng nhận thất tỷ lệ ung thư phổi ở nữ gia tăng theo.
+Tuổi: thường gặp nhiều nhất ở tuổi 40-60 tuổi, dưới 40 ít gặp và trên 70 tuổi tỷ lệ cũng thấp. Tuy nhiên ung thư phổi có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào.
+Địa dư: ở các nước công nghiệp phát triển, ung thư phổi rất thường gặp, ở thành thị bị nhiều gấp 5 lần ở nông thôn.
-Nguyên nhân trực tiếp: lớp biểu mô phế quản có diện tích lớn 60-90m2, do diện tích lớn như vậy nên phế quản là nơi dễ trực tiếp với nhiều nguyên nhân gây bệnh.
GS.BS Nguyễn Chấn Hùng cho biết, 90% bệnh nhân UTP có liên quan trực tiếp đến hút thuốc lá. Theo ghi nhận tại các bệnh viện, bệnh này chiếm 20%, đứng đầu trong hàng trăm loại ung thư. Đa số các bệnh nhân UTP đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ngày trong vòng 20 năm. Số bệnh nhân còn lại bị UTP không hút thuốc nhưng đã hít phải một lượng đáng kể khói thuốc lá của người khác hút. Ngoài ra, những công nhân tiếp xúc với bụi silic (trong quá trình luyện thép, khí than) cũng có nguy cơ cao bị UTP. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh này là ho kéo dài, thở ngắn, ho có đờm lẫn máu, đau ngực…. Một thời gian sau, bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, khản giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi. Tuy nhiên, cũng có khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào đến khi khối u của họ được phát hiện.
Một trong các biện pháp phát hiện sớm căn bệnh này là chụp X-quang phổi tìm hình ảnh bóng mờ. Nhưng nếu khối u còn nhỏ, ở vị trí khuất sau bóng tim thì rất dễ bị bỏ sót. Hiện nay, chụp CT được xem là phương pháp cận lâm sàng hiệu quả nhất để xác định UTP và đánh giá mức độ xâm lấn của khối u. Qua đó, các BS có thể xác định chính xác giai đoạn bệnh, đồng thời chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu được phẫu thuật ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân UTP có thể đạt 40-50%. Hiện nay, phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi hoặc lá phổi có u vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu và hiệu quả nhất. Đây là một phương pháp an toàn, tỷ lệ tử vong do phẫu thuật là 1-5%, tỷ lệ biến chứng khoảng 5%... Đối với bệnh nhân UTP giai đoạn muộn, không còn khả năng phẫu thuật thì tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng tới một năm là 90%. Trong những trường hợp này, phương pháp xạ trị và hóa trị có thể giúp cải thiện tiên lượng và giảm bớt các triệu chứng. Việc xạ trị giúp họ sống thêm trung bình 9-11 tháng.
Bệnh có thể phòng ngừa
GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khuyến cáo: “Để đề phòng bệnh UTP, cần bỏ thói quen hút thuốc lá. Những đối tượng có nguy cơ cao, nhất là có hút thuốc lá, cần chụp X-quang phổi định kỳ mỗi năm. Nếu có các biểu hiện ho kéo dài, đau ngực không rõ nguyên nhân, ho ra máu... cần đi khám BS ngay nhằm xác định chính xác nguyên nhân để điều trị triệt để. Nếu làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có nhiều bụi, khói, phải thực hiện các biện pháp chống bụi, khói; trang bị các phương tiện bảo vệ như khẩu trang, mặt nạ chống độc…”.
Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, cần có một chế độ ăn uống hợp lý. Trong các cuộc khảo sát nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và UTP thì ngoài số lượng trái cây rau củ ăn mỗi ngày, việc đa dạng hóa các loại rau quả cũng rất quan trọng.
Nước ép lựu có khả năng ngăn chặn tiến triển bệnh UTP. Những người ăn nhiều táo cũng có cơ hội hạn chế nguy cơ mắc bệnh này lên tới 50% nhờ vào hàm lượng các chất flavonoid (quercetin và naringin) rất dồi dào trong loại trái cây này. Hành nằm trong danh sách những thực phẩm giàu quercetin và naringin. Do đó, càng ăn nhiều hành, khả năng mắc UTP càng giảm. Cần phải tránh các loại đồ uống có cồn như rượu, bia. Hãy cẩn trọng trong việc bổ sung vitamin và các khoáng chất bổ sung. Có một số vitamin và khoáng chất bổ sung có thể gây trở ngại cho việc điều trị, do đó, không nên sử dụng tùy tiện mà phải tuân theo quy định của BS.
Triệu chứng của ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở nam giới. Ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ được phát hiện khi người bệnh nghi ngờ và bác sỹ yêu cầu chụp X Quang phổi để kiểm tra. Khi bệnh đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở phổi thì là lúc các tế bào ung thư đã di căn đến một hay nhiều cơ quan khác.
Ung thư phổi thường phát triển một cách lặng lẽ theo thời gian. Khi khối u có đường kính dưới 1cm thì nó chưa có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con người. Các triệu chứng xuất hiện là biểu hiện của biến chứng của các khối u. Chúng đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như não , xương , gan , ... hoặc ở ngay phế quản . Các triệu chứng lúc này sẽ là:
Triệu chứng hô hấp :
• Ho: Thường là ho dai dẳng. Ban đầu bệnh nhân thường ho khan, về sau ho có thể có đờm nhầy và máu. Máu ho ra thường có có màu tím. Nguyên nhân ho ra máu là do niêm mạc của phế quản bị loét hoặc do khối u xâm nhập vào động mạch khiến phế quản bị thu nhỏ lại.
• Khó thở và đau ngực: Việc hít không khí vào gây đau đớn và thở ra gặp khó khăn do phế quản bị chít hẹp
• Bị viêm phổi cấp tái diễn nhiều lần ở một vùng phổi
Ảnh minh họa
Triệu chứng toàn thân: Sút cân nhanh chóng, mệt mỏi, hội chứng ngón tay dùi trống gây đau và biến dạng các xương bàn tay, bàn chân
Triệu chứng khi khối u di căn trong lồng ngực: Khi ung thư phổi di căn đến các bộ phận khác trong lồng ngực của cơ thể, các khối u mới sẽ gây ra triệu chứng tại chính vị trí mới của nó. Như:
Nếu khối ung thư phổi di căn sớm vào các hạch bạch huyết ở rốn phổi và trung thất sẽ gây nên hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên .
Nếu khối u ở đỉnh phổi di căn vào thành ngực sẽ gây biểu hiện đau nửa đầu, co đồng tử, sụp mi, hẹp khe mắt, đau dây thần kinh mặt trong cánh tay, đau khớp cột sống…
Một số u có thể tiết ra những chất giống hoc môn và tác dụng hoàn toàn giống hoc mon. Một số khác gây hội chứng cường chức năng vỏ thượng thận gây mệt mỏi, phù toàn thân, mỏi và yếu cơ, mặt nhiều trứng cá, đái tháo đường, sạm da, huyết áp cao…
Ung thư phổi cũng có thê gây phù nề do Hội chứng tăng tiết ADH. ADH tăng hấp thụ nước tiểu do vậy giữ lại nước trong cơ thể, làm loãng độ Natri trong huyết tương và giảm nồng độ Clo. Cũng có trường hợp bệnh nhân lại có triệu chứng khát, tiểu tiện nhiều gây giảm trương lực và yếu cơ, rung cơ, chán ăn, buồn nôn do gây nên hội chứng Canxi máu. Cũng có thể bệnh nhân bị sưng đau xương khớp, ngón tay, ngón chân dùi trống do khối ung thư kích thích sản xuất hormone sinh trưởng (GH) làm hình thành những xương mới, chủ yếu là ở các xương dài, xương tăng sinh và viêm xương dưới màng xương.
1. Ho: Thường ho dai dẳng , ho là một phản ứng của niêm mạc phế quản đối với sự phát triển của khối u ở phế quản càng lớn ho càng rõ rệt
2. Sốt nhẹ: sau khi khối u làm tắc phế quản sẽ tồn tại hiện tượng lá phổi bị tắc, gây ra các biểu hiện ở các mức độ khác nhau, nhẹ thì sốt nhẹ, còn nặng thì sẽ sốt cao.
3. Đau ngực : ở giai đoạn đầu thì có biểu hiện hơi đau ngực, chủ yếu biểu hiện là đau âm ỉ va đau tức, đau ở các chỗ khác nhau thì khó xác định được có liên quan thế nào với hô hấp.
4. Đờm có máu: chứng viêm của khối u dẫn đến hoại tử, đường máu nhỏ khi bị tồn thương sẽ có một ít máu, rồi máu đó hòa lẫn với đờm và sẽ xuất hiện thành từng đợt hoặc liên tục.
Những triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn cuối
1. Thấy đau ngực: đây là biểu hiện thường xuất hiện vào giai đoạn cuối, đại đa số những bệnh nhân ung thư phổi mà đã lan ra các bộ phận phần ngực thì thường có triệu chứng đau ngực.
2. Khàn giọng: Khối u xâm nhập vào bên trái màng liên kết phủ tạng, thần kinh quặt ngược bị chèn ép làm cho giọng bị khàn.
3. Mặt bị phù, cổ bị bạnh to: khối u chèn ép vào tĩnh mạch chủ trên, ban đầu sẽ làm cho việc lưu thông ở tĩnh mạch gặp khó khăn làm cho mặt bì phù và cổ bạnh ra.
4. Thở nhanh và tràn màng dịch phổi: thở nhanh và tràn màng dịch phổi cũng là biểu hiện của ung thư phổi giai đoạn cuối.
Thực phẩm tự nhiên tốt cho ung thư phổi
Ung thư phổi hình thành và phát triển trong các mô tế bào của phổi. Chúng có thể lây lan và chèn ép vào các bộ phận khác của cơ thể gây đau đớn cho người bệnh. Hiện nay, ung thư phổi đang là nguyên nhân gây tử vong cao nhất thế giới. Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng có thể giúp kéo dài thêm thời gian sống cho những bệnh nhân của bệnh này.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc đã được tinh chế. Các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa... trong ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tim mạch và ung thư.
Theo Trung tâm y tế Đại học Maryland thì chính Vitamin B trong ngũ cốc nguyên hạt đã làm giảm các triệu chứng của ung thư phổi. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh này nên ăn các loại ngũ cốc như: gạo, lúa mạch, kê, ngô, yến mạch… Chúng sẽ cung cấp vitamin B và carbohydrate để kích thích bộ não sản sinh serotonin – hormone giúp cơ thể giảm cảm giác chán ăn, lo âu, buồn bực.
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua cung cấp một lượng canxi và protein phong phú cho cơ thể. Protein rất quan trọng cho việc duy trì thể lực, trọng lượng cơ thể, tăng cường chức năng hệ miễn dịch khi phải đối mặt với ung thư. Viện Ung thư Hoa Kỳ đã khuyên bệnh nhân nên sử dụng sữa nguyên chất thay cho sữa không có chất béo mà người dân thường sử dụng. Trường hợp bạn khó khăn trong việc nhai hoặc nuốt thức ăn rắn hoặc không muốn ăn thì hãy sử dụng một ly sinh tố trái cây, sữa và sữa chua để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho bệnh nhân ung thư phổi
Thịt và trứng
Thịt và trứng tự nhiên không chứa các chất bảo quản và thường ít hóa chất hơn các loại thịt đã qua chế biến. Thịt và trứng hữu cơ cung cấp nguồn protein chất lượng và các thành phần khác, đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng giúp giữ và tăng trọng lượng cơ thể cho các bệnh nhân ung thư phổi từ đó mà tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.
Để dễ dàng cho hệ tiêu hóa của người bệnh, bạn nên chọn phần thịt nạc thăn của bò, lợn hoặc gà để sử dụng cho người bệnh. Hãy dùng kèm chúng với ngũ cốc nguyên hạt để có hiệu quả tốt hơn.
Chất béo có lợi
Chất béo có lợi giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, ngăn ngừa quá trình giảm cân không chủ ý ở bệnh nhân ung thư phổi. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã khuyến cáo nên dùng thêm đậu phộng hoặc bơ đậu phộng cùng với các loại hạt ngũ cốc, hay cho thêm chúng vào các món salad, ngũ cốc và sữa chua. Nguồn chất béo có lợi còn bao gồm: dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu đậu phộng, bơ và ô liu …