Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân của bệnh đau khớp và chế độ ăn uống,kiêng kị cho người bệnh khớp
Ly hôn được coi là giải pháp cuối cùng cho những cuộc hôn nhân trắc trở. Việc biết được những yếu tố dẫn đến ly hôn là rất cần thiết, để có thể đảm bảo cho sự an toàn của cuộc hôn nhân.
Tổ chức National Fatherhood Initiative (Mỹ) đã tiến hành một cuộc khảo sát tìm hiểu lý do của các vụ ly dị. Dựa trên kết quả của họ, dưới đây là các lý do phổ biến nhất.
Thiếu cam kết, tranh cãi nhiều là 2 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến li hôn.
Thiếu cam kết
73% các cặp vợ chồng cho rằng thiếu cam kết và ràng buộc chính là lý do khiến cuộc hôn nhân của họ xấu đi.
Theo khảo sát, 62% những người đã ly hôn cho biết họ muốn người bạn đời cũ của mình cố gắng hơn để duy trì hôn nhân. 30% nam giới và 21% phụ nữ ước rằng giá như chính họ cố gắng hơn để gìn giữ cuộc sống gia đình.
Tranh cãi quá nhiều
56% những người đã ly hôn tham gia cuộc khảo sát nói rằng tranh cãi quá nhiều là lý do dẫn đến sự tan vỡ của họ. Không ngừng tranh cãi dẫn đến không có biện pháp giải quyết có thể gây nguy hiểm lớn cho bất kỳ mối quan hệ nào.
Chuyên gia các vấn đề gia đình Clinton Power cho rằng: "Một trong những lý do chính khiến tranh cãi kéo dài là do bạn không hiểu, không đánh giá đúng mức hoặc không thừa nhận quan điểm của người bạn đời. Một khi bạn có thể tự mình đánh giá cao những điểm khác biệt của người bạn đời, khi đó bạn đã xuống thang trong tranh luận và đang tìm kiếm giải pháp để hòa giải".
Không chung thủy
Không có gì ngạc nhiên khi lừa dối đóng một vai trò quan trọng trong ly hôn. Đó là lý do phổ biến thứ ba được trích dẫn trong cuộc khảo sát, 55% số người được hỏi nói rằng ngoại tình là nguyên nhân gây ra sự chia tay của họ.
Chuyên gia tâm lý Ruth Houston cảnh báo sự không chung thủy thường bắt đầu như kiểu một tình bạn trong sáng. Từ vấn đề tinh thần, tình cảm sẽ dần dẫn đến yếu tố nhục dục.
Kết hôn khi quá trẻ
46% những người đã ly hôn được phỏng vấn cho rằng tuổi tác là một nhân tố gây nên sự bất ổn cho hôn nhân của họ.
Gần một nửa những cặp kết hôn trước 20 tuổi đã ly dị trong khoảng thời gian 15 năm sau ngày cưới. Con số này giảm xuống còn 35% đối với những cặp kết hơn ở độ tuổi 24-26.
Những kỳ vọng không thực tế
45% những người được hỏi cho rằng những kỳ vọng thiếu thực tế cuối cùng đã dẫn đến ly hôn. Power nói rằng các cặp vợ chồng thường không lường trước được số lượng những cuộc tranh cãi có thể xảy ra trong cuộc sống gia đình.
"Một nhiệm vụ quan trọng đối với các cặp vợ chồng là phải cho phép và thừa nhận sự khác biệt khi chúng bắt đầu xuất hiện. Những cặp vợ chồng có thể xử lý linh hoạt vấn đề bất đồng thì có thể sống hạnh phúc hơn.
Thiếu bình đẳng
Một tỷ lệ lớn những người được khảo sát (44%) nói rằng họ cảm thấy cuộc hôn nhân của họ là bất bình đẳng, và cuối cùng sự bất bình đẳng dẫn đến ly hôn. Nếu một người cảm thấy trách nhiệm đối với gia đình không công bằng giữa hai vợ chồng, mối quan hệ hôn nhân sẽ đứng trước nguy cơ tan vỡ.
Thiếu sự chuẩn bị
41% số người được hỏi cho biết họ đã không được chuẩn bị gì trước khi bước vào hôn nhân. Thiếu những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống gia đình, những người này cảm thấy họ khó khăn khi hòa hợp với bạn đời.
Một cuộc hôn nhân phù hợp hay được tư vấn trước hôn nhân có thể giúp các cặp vợ chồng đảm bảo rằng họ được trang bị đầy đủ về cảm xúc để có thể gắn kết với nhau.
Lạm dụng
Đáng buồn thay, 29% các vụ ly dị xảy ra do kết quả của bạo lực gia đình.
Đối với các nạn nhân của sự lạm dụng, ly dị có thể là một quá trình phức tạp hơn nhiều . "Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng bạn có thể an toàn khi nghĩ đến ly thân hoặc ly dị," Power tư vấn. "Thứ hai, hãy để những người gần gũi với bạn biết về những nguy hiểm có thể xảy ra do việc chuẩn bị hoặc thông báo ly dị của bạn. Nên có một kế hoạch dự phòng để mọi người có thể giúp bạn an toàn”.
Hẳn nhiên là khi kết hôn, bạn không nề hà chuyện nửa kia làm nghề gì. Nhưng khi đã hợp thành một gia đình, thì đó lại là vấn đề lớn. Ví như vợ làm việc trong quán bar, hay chồng phục vụ quân ngũ, đó đều là những công việc có ảnh hưởng đến gia đình, khó lòng duy trì mái ấm nếu thiếu sự cảm thông.
Người muốn có con, người lại không
Chuyện vẫn thường xảy ra, một người muốn có con để thực sự bắt đầu cuộc sống gia đình, nhưng người kia lại muốn trì hoãn vì những lý do phấn đấu trong sự nghiệp, chưa phải thời điểm thích hợp v.v. Kết cuộc là ly hôn, đó dường như lại là điểm hai người dễ thống nhất với nhau hơn cả.
Một người mắc bệnh “thủ”
Có những cuộc hôn nhân nửa đường đứt gánh vì một trong hai luôn tìm cách giấu tiền lập quỹ đen. Lý do là để… phòng thân nếu chẳng may có ly dị! Chuyện sẽ thành sự thật khi nửa kia biết được và thất vọng với người bạn đời của mình, cho rằng anh (ả) hóa ra lúc nào cũng nung nấu ý định chia tay.
Tranh cãi về tài chính
Tài chính đóng vai trò quan trọng với hầu hết các cuộc hôn nhân. Sẽ khôn ngoan hơn nếu trước khi kết hôn các bạn có một thỏa thuận, rằng sẽ không bao giờ để tiền bạc ảnh hưởng đến tình cảm hai người. Sẽ có những lúc khó khăn, sóng gió, nhưng đừng cãi nhau vì tiền, hãy tự nhủ với lòng: Rắc rối nào rồi cũng có cách giải quyết.
Không có đời sống tình dục
Chuyện được cho là “tế nhị” nhưng là nguyên nhân lớn phá hỏng đời sống vợ chồng. Nếu đã quá lâu hai người không “gần gũi”, giờ là lúc bắt đầu thêm hương lửa cho chốn the phòng. Hôn nhân cần đời sống tình dục lành mạnh cũng giống như con người cần cơm ăn, nước uống vậy, đừng để hôn nhân bị bỏ đói đến chết dần chết mòn.
Ngoại tình
Đây là nguyên nhân hàng đầu của các cuộc ly hôn. Ai muốn ở lại bên người đã lừa dối, phản bội mình? Có câu nói rằng: Một lần lừa dối, mãi mãi lừa dối. Dĩ nhiên mọi người đều thay đổi, nhưng không ai dám chắc lừa dối, phản bội là chuyện có thể thay đổi được.
Sau giai đoạn son rỗi, hạnh phúc, đứa con đầu lòng chào đời, lúc này cuộc sống gia đình mới thực sự bắt đầu, hạnh phúc hay bất hạnh cũng chính là từ đây. Cuộc sống gia đình mang đến hạnh phúc khi vợ chồng biết cách xây dựng một mô hình gia đình. Trong mô hình đó, những mối quan hệ được vận hành theo nguyên tắc do hai người đưa ra, các công việc được thực hiện theo sự thỏa thuận và hợp tác. Nhưng thực tế chỉ ra cho thấy sau khi kết hôn, sinh con vợ/chồng luôn sống và xây dựng hạnh phúc gia đình theo định kiến giới: phụ nữ chăm sóc con và gia đình, đàn ông lo công danh sự nghiệp hoặc hai vợ chồng bê nguyên si mô hình gia đình của bố mẹ mình áp dụng vào gia đình nhỏ dẫn đến sự khác nhau về suy nghĩ và cảm nhận về cuộc sống trong gia đình trong hai người.
Khi công việc chăm sóc con và gia đình gặp khó khăn, nam giới có xu hướng phàn nàn vợ, cho rằng vợ vụng về; vợ phàn nàn chồng không giúp gì cả, chỉ biết cằn nhằn và trách móc. Từ đó, mâu thuẫn, xung đột gia đình gia tăng; những suy nghĩ tiêu cực kiểu như “tôi không ngờ cô lại vụng đến thế”; “tôi không nghĩ anh vô trách nhiệm đến vậy” cứ xuất hiện trong đầu mỗi người, những suy nghĩ tốt đẹp về nhau giảm. Hai vợ chồng cảm thấy mệt mỏi cho cuộc sống gia đình, đến khi không chịu được nhau nữa giải pháp chia tay đã được đưa ra, kết thúc cuộc hôn nhân.
Chính từ việc thiếu kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình làm cho công việc gia đình không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt, mâu thuẫn, xung đột gia đình xảy ra. Khi đó, bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ sẽ can dự vào, nguy cơ mâu thuẫn gia đình lan rộng và trở nên gay gắt: mâu thuẫn giữa con dâu và mẹ chồng, mâu thuẫn giữa bố mẹ hai bên. Trong khi mâu thuẫn, xung đột, các bên xúc phạm lẫn nhau làm cho mỗi người cảm thấy bị tổn thương và mệt mỏi.
Nhiều cặp vợ chồng ly hôn nhau vì mâu thuẫn với bố mẹ hai bên chứ không phải mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Những cặp vợ chồng ly hôn vì nguyên nhân này thường là sống chung với bố mẹ chồng, sau khi kết hôn được 2 – 3 năm.
Ngoại tình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một điểm chung là ngoại tình phá hủy hạnh phúc gia đình, dẫn đến hai vợ chồng ly hôn. Có sự khác nhau về giới trong ngoại tình và ly hôn. Đàn ông ngoại tình dẫn đến ly hôn thấp hơn phụ nữ ngoại tình dẫn đến ly hôn. Phụ nữ có thể dễ dàng bỏ qua sự không chung thủy của đàn ông ngược lại người đàn ông rất khó chấp nhận sự phản bội của phụ nữ. Khi người phụ nữ ngoại tình họ đã hình dung ra trước hậu quả của nó với gia đình, do vậy họ sẽ dễ chấp nhận việc ly hôn dễ dàng hơn.
Mâu thuẫn, xung đột, bạo lực kéo dài, triền miên từ năm này sang năm khác giữa hai vợ chồng cũng là một loại nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Trong những gia đình loại này, ban đầu nạn nhân của bạo lực gia đình (nhất là người vợ) không nghĩ và tính đến việc ly hôn. Họ có xu hướng chịu đựng để gia đình đoàn tụ, con cái có cả bố và mẹ. Chỉ đến khi họ không chịu đựng được nữa, ý thức về sự tự do, quyền bình đẳng, hạnh phúc trong họ được thức tỉnh, họ thấy được những ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực gia đình đối với trẻ và bản thân lúc đó họ sẽ ly hôn. Ly hôn được xem như là một giải pháp giải phóng chính bản thân họ và con cái họ.
Vì một lý do nào đó dẫn đến việc hai vợ chồng phải xa nhau trong một thời gian dài, chính sự xa nhau kéo dài làm tình cảm hai vợ chồng phai nhạt. Người thứ ba, thứ tư xuất hiện, xen vào mối quan hệ giữa hai vợ chồng, từ đó dẫn đến ly hôn. Việc ly hôn trong tình huống này không phải là nguyên nhân ngoại tình mà do ly tán gia đình.
Ly hôn có thể là một giải pháp (trường hợp bạo lực gia đình, ngoại tình kéo dài, lặp đi lặp lại…) cũng có thể là một sự bồng bột, để lại sự nuối tiếc cả ở cả vợ lẫn chồng và sự thiệt thòi cho những đứa con. Do vậy, trước khi đưa ra quyết định ly hôn cần phải xác định rõ nguyên nhân nào dẫn đến việc ly hôn. Nếu loại bỏ những nguyên nhân đó, liệu hôn nhân có được cứu vớt không. Sau đó hãy dành thời gian để thực hiện việc loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến ly hôn để cứu vớt hôn nhân. Việc này rất cần thiết đối với những vợ chồng thiếu kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình và mâu thuẫn với bố mẹ hai bên.
Một số cặp vợ chồng không gặp bất cứ khó khăn gì khi thống nhất với nhau về mọi việc trong cuộc sống, nhưng lại có những đôi chẳng thể tìm được điểm chung. Ở những đôi này, mọi thứ thường bắt đầu khá tốt đẹp, bởi sự khác biệt ý kiến về mọi thứ khiến họ cảm thấy thú vị và điều đó tạo sự thu hút, hấp dẫn hai người với nhau. Nhưng, khi ngọn lửa đam mê đó nguội dần và cả hai bắt đầu bước vào cuộc sống thật, buộc phải đưa ra những quyết định của người trưởng thành, những mặt bất đồng của họ bắt đầu gây mâu thuẫn.
Sự đối lập tạo ra một sức hấp dẫn nhất định, nhưng khi phải tạo dựng cuộc sống chung, cùng nuôi dạy con cái và có những mối ràng buộc, sự xung khắc có thể gây ra nhiều thất vọng hơn và thường sẽ trở thành yếu tố chính dẫn đến sự xa cách giữa hai người.
Sợi dây ràng buộc giúp mối quan hệ vợ chồng bền chặt và phát triển đúng hướng nhưng nó có thể sẽ bị sờn rách và mòn dần theo thời gian. Điều gì đã tạo nên sức mạnh gắn kết hai người lại với nhau và giúp các bạn vượt qua những khó khăn, áp lực? Điều gì khiến sự thân mật giữa các bạn lúc đầu lại hoàn toàn thay đổi sau thời gian chung sống?
Khi khoảng cách hiện hữu, bạn không còn nhìn vào mắt bạn đời như nhìn vào người mình từng yêu thương, mà sẽ có cảm giác họ như người xa lạ. Không nhiều đôi có thể duy trì hôn nhân bền vững khi tách biệt nhau quá xa, và thường điều đó thể hiện mối quan hệ của họ đã đến thời chấm hết.
Thật khủng khiếp khi dễ dàng nhầm lẫn giữa tình dục và tình yêu. Bạn muốn ở bên một người (và lên giường với họ) 24/7, và nghĩa đó phải là tình yêu? Không chắc. Nhiều mối quan hệ kết thúc đơn giản vì sự gắn bó về thể xác không còn và hai người, vốn chẳng có gắn kết nào ngoài sex, sẽ khó mà tiếp tục muốn ở bên nhau, khi một hoặc cả hai đều thấy cuộc sống chung quá nhạt nhẽo.
Đây có lẽ là nguyên do gây đổ vỡ khó chịu nhất bởi vì mặc dù hai người có những mong muốn khác nhau trong cuộc sống, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không còn yêu nhau nữa. Chẳng hạn, khi bạn muốn có con còn chàng lại không thích hay khi chàng muốn định cư ở vùng ngoại ô còn bạn lại ham du lịch vòng quanh thế giới… Đó đều là những tình huống khó khăn cần đối mặt và nếu không đạt được sự thỏa hiệp nào, hai người sẽ khó đi chung con đường.
Đôi khi chỉ vì một lý do vô cùng đơn giản đó là không am hiểu về luật hôn nhân mà các cặp vợ chồng trẻ không ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân và xem hôn nhân như là một trò đùa, thích thì “cưới” không thích nữa thì chia tay để rút kinh nghiệm.
(st)
Nuôi con sau khi ly hôn bố mẹ nên làm thế nào
Thủ tục làm đơn xin ly hôn đơn phương
Thủ tục xin ly hôn
Đối xử với con riêng của chồng như thế nào
5 chặng đường của hôn nhân
Vợ chồng cãi nhau vì tiền