Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y cực hiệu nghiệm
Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh hông, thường do mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đốt sống. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa. Bệnh có thể được chữa trị bằng các phương pháp: châm cứu, tập thể dục, hoặc dùng dầu xoa bóp, các bài thuốc nam…
Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa do đâu?
Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi, đứng, ngồi của hai chân. Do vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống…
Trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm thắt lưng do đĩa đệm là phần mềm nằm giữa các đốt sống. Khi khiêng vác quá sức, lực tác động vượt quá mức chịu đựng của đĩa đệm, có thể gây rách vành thớ: nhân nhầy chui theo khe rách ra phía sau, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau. Một số trường hợp chịu lực quá nặng, đĩa đệm vỡ gây đau cấp tính.
Đau thần kinh tọa có đặc điểm đau lan dọc xuống phía đùi.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau thần kinh tọa
Biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng và rễ thần kinh sống. Nếu rễ thần kinh lưng bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh sống bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau đến mắt cá ngoài bàn chân.
Khi đó, người bệnh có cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, gót chân. Hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên. Ngoài ra, tùy từng bệnh nhân có những biểu hiện sau:
– Cột sống cứng, đau khi di chuyển hoặc nghiêng người.
– Nhói đau lưng khi cười, ho, hắt xì hơi.
– Đau giữa cột sống hay lệch một bên, đau tăng lên khi bị rung người
– Ngồi nhiều quá trong ngày cũng có thể tái phát.
Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường.
Phòng bệnh đau thần kinh tọa
– Tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức bền, sự dẻo dai của các khối cơ lưng cạnh cột sống như bơi lội, đi bộ, bài tập dưỡng sinh
– Các động tác lao động hàng ngày phải đúng tư thế như đứng, ngồi, mang vác vật nặng. Ngồi làm việc phải ngồi thẳng lưng, bàn và ghế khoảng cách phải phù hợp với lứa tuổi. Nếu phải ngồi lâu khi làm việc thì 30p -1h đứng dậy đi lại 15p và làm các động tác thể dục giữa giờ.
Các tư thế làm việc để phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa
– Ăn uống phải đảm bảo chất dinh dưỡng, chất xơ, đạm, ăn nhiều hoa quả để bổ xung vitamin
– Phòng ngủ nên thoáng mát. Mùa đông khi ngủ tránh gió lạnh.