Nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo


Nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo. Triệu chứng của bệnh nấm âm đạo. Phòng ngừa và điều trị nấm âm đạo như thế nào.

Hiểu biết chung về nấm âm đạo:


Theo thống kê, có khoảng 70% phụ nữ đã từng ít nhất một lần trong đời mắc phải chứng nấm âm đạo.

Nấm âm đạo được hình thành từ sự phát triển của một loại nấm mang tên Candida, loại nấm này có thể “tấn công” âm đạo, âm hộ và những vùng xung quanh đó.

Nấm thì thường xuất hiện ở âm đạo, nhưng dấu hiệu viêm nhiễm thì có thể xảy ra khi số lượng vi nấm sinh sôi, nảy nở. Có 4 loại nấm Candida có thể gây nấm âm đạo, tuy nhiên loại nấm điển hình nhất mang tên Candida albican.

Nấm Candida là loại nấm vẫn có với số lượng ít trong âm đạo cũng như trong miệng, lưỡi và ống tiêu hoá của cả nam và nữ.

Để “đánh bại” nấm Candida bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản dưới đây.

Biểu hiện dễ nhận biết

Ngứa ở vùng “tam giác vàng” có thể là do bạn bị dị ứng, quá nhạy cảm với chất liệu quần mà bạn đang mặc, sử dụng dung dịch vệ sinh có mùi thơm hoặc là do bị nấm âm đạo.

Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết dấu hiệu mắc nấm âm đạo nếu bạn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và mẩn đỏ xung quanh vùng âm đạo, kèm theo đó là xuất hiện nhiều khí hư, hay khí hư có màu lạ, mùi lạ, cũng có thể đau khi đi tiểu và khi “giao ban”.

Nguyên nhân gây nấm âm đạo

Nguyên nhân gây nấm âm đạo có thể nhiều yếu tố gây nên. Đó có thể là trong quá trình mang thai, phòng tránh thai, dùng thuốc, mắc bệnh tiểu đường hay ung thư. Những bệnh nhân ung thư được điều trị bằng hóa chất có thể bị nấm ở miệng.

Chế độ ăn uống cũng là một trong những lý do gây nên chứng bệnh này. Nếu bạn là người ưa thích đồ ngọt hay các loại đồ uống có cồn thì rất dễ có nguy cơ bị nấm âm đạo.

Những nguyên nhân khác như: thường xuyên “yêu” quá nhiều trong một thời gian ngắn, thời tiết quá nóng nực, hay mặc những loại đồ lót không có khả năng thấm hút tốt, stress, hệ thống miễn dịch suy giảm.

Bạn cũng cần lưu ý rằng nấm âm đạo thường xảy ra với phụ nữ nhưng cũng rất dễ lây lan đối với nam giới, vì thế không loại trừ khả năng nam giới mắc chứng bệnh này.

Viêm nhiễm âm đạo do nấm candida

Thường gặp, do một trong số nhiều chủng nấm có tên là Candida gây ra. Nấm Candida là loại nấm vẫn có với số lượng ít trong âm đạo cũng như trong miệng và ống tiêu hoá của cả nam và nữ.

Nhiễm nấm làm cho dịch âm đạo đặc lại, có màu trắng, dai dính, cũng có thể hơi lỏng nhưng không có mùi, âm hộ và niêm mạc âm đạo thường đỏ và rất ngứa.

Tại sao nấm vẫn có trong âm đạo mà lại phát triển nhiều để gây ra viêm âm đạo do nấm? Là do có sự mất cân bằng trong cơ thể người phụ nữ, ví dụ như phải dùng kháng sinh để chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu và kháng sinh đã diệt luôn cả những vi khuẩn “bạn” chung sống hoà bình với nấm ở âm đạo.

Do những vi khuẩn này bị tiêu diệt cho nên nấm có điều kiện phát triển và gây ra viêm. Những yếu tố khác cũng có thể gây ra sự mất cân bằng là tình trạng thai nghén (do thay đổi về nồng độ hormôn) - bệnh tiểu đường (gây có đường trong nước tiểu và âm đạo) - dùng thuốc tránh thai có hàm lượng cao estrogen - dùng thuốc ức chế miễn dịch - rối loạn nội tiết hay bệnh của tuyến giáp - điều trị bằng corticoid.

Điều trị:

Nystatin 100,000 đv, 2 viên nang đặt âm đạo mỗi ngày, trong 14 ngày hoặc Itraconazole (sporal) 100 mg uống 3 lần mỗi ngày hoặc Fluconazole (Triflucan viên nang 50mg, Diflucan viên nang 150mg): 150 mg uống liều duy nhất.

Clotrimazole (Canesten, Fungistin, Gyne-lotrimin, Mycelex-G) được dùng để điều trị nấm ở âm đạo, miệng và họng. Thuốc ở dạng: viên đặt 100 hoặc 500 mg. Dạng kem 1% .Viên đặt hình thoi 10 mg.

Liều lượng:

Với viêm âm đạo do nấm: đặt 500 mg vào âm đạo khi đi ngủ chỉ 1 lần hoặc đặt 100 mg vào âm đạo mỗi tối trong 3 tối. Kem: đặt 5 gam vào âm đạo mỗi tối khi đi ngủ trong 7-14 tối.

Với nấm ở miệng và họng: uống viên hình thoi 10 mg 5 lần mỗi ngày trong 14 ngày.

Không nên dùng: nếu đã từng bị dị ứng với thuốc.

Tác dụng phụ: Hơi rát hoặc ngứa. Buồn nôn hoặc nôn nếu dùng ở dạng uống.

Chú ý: Nếu clotrimazole gây rát âm đạo thì ngừng dùng. Tránh quan hệ tình dục trong 3-4 ngày để không lây truyền cho bạn tình.

Những thông in cần biết: với phụ nữ có thai, dùng liều duy nhất và với liều cao thì có tác dụng hơn.

Những thuốc khác có thể có tác dụng:

Với nhiễm nấm: nystatin, miconazole, xanh gentiane hoặc dấm.

Với nhiễm nấm: nystatin, miconazole, xanh gentiane hoặc dấm.

BS ĐÀO XUÂN DŨNG


“Nỗi kinh hoàng” từ nấm Candida

Nấm Candida là loại nấm vẫn có với số lượng ít trong âm đạo cũng như trong miệng và ống tiêu hóa của cả nam và nữ.

Tại sao nấm vẫn có trong âm đạo mà lại phát triển nhiều dẫn tới viêm âm đạo? Nguyên nhân là do có sự mất cân bằng trong cơ thể XX. Ví dụ như phải dùng kháng sinh để chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu và kháng sinh đã diệt luôn cả những vi khuẩn “bạn” chung sống hòa bình với nấm ở âm đạo. Do những vi khuẩn này bị tiêu diệt cho nên nấm có điều kiện phát triển và gây ra viêm.

(Theo khamchuabenh.com)

Câu chuyện 1: Chỉ vì… dung dịch vệ sinh

Nếu tớ nói tớ bị nhiễm nấm Candida chỉ vì dùng dung dịch vệsinh thì các ấy có tin không? Nghe hơi “hoang đường” nhưng mà thật 1000 % luôn đó (thực ra thì nếu chính tớ không “kinh” qua thì tớ cũng không tin đâu).

“Bi kịch” bắt đầu từ một lần tớ đi chợ đêm chơi cùng con bạn, bình thường tớ cũng không hay để ý đến các hàng mỹ phẩm trong chợ đâu, nhưng hôm đó con bạn tớ lại hăm hở “sà” vào xem xem xét xét làm tớ cũng tò mò ngắm nghía theo. Kết cục tớ đã “rinh” về 1 chai nước rửa phụ khoa trông rất “hoa cỏ mùa xuân” và xinh xắn, hương thơm cũng dễ chịu nữa. Ngờ đâu dùng chưa được 2 tuần, tớ đã thấy “cô bé” tự nhiên ngứa rát, thậm chí cả trong “thâm cung” cũng bị ngứa. Đã thế khí hư của tớ còn trắng và đặc hẳn lên, bốc mùi như mùi nấm mốc mới “kinh dị’ chứ. Tớ vội vàng “3 chân 4 cẳng” đi khám bác sĩ ngay lập tức. Lúc ấy tớ vẫn nghĩ là mình bị viêm nhiễm “vùng kín” bình thường thôi.

Khi bác sĩ“phán”làtớ bị nhiễm nấm Candida tớ đã “sốc toàn tập”. Tớ cứ tưởng nấm này chỉ lây qua XXX thôi, mà tớ thì đến “một mảnh tình vắt vai” cũng chưa có… Thấy bộ mặt “thộn” ra rất tội nghiệp của tớ, bác sĩ cười rồi giải thích: “Có rất đông người trên trái đất này mang những bào tử nấm Candida, và cháu là một trong số đó, nhưng không phải ai cũng bị mắc bệnh. Chỉ khi nào gặp điều kiện thuận lợi thì bọn nấm này mới phát tác thôi”. Tớ lại càng trố mắt hơn: “Nhưng cháu vệ sinh rất sạch sẽ thì làm sao mà nấm phát tác được ạ?”.

Bác sĩ bảo: “Có nhiều điều kiện để nấm phát triển lắm: sức đề kháng kém đi này, dùng dung dịch vệ sinh kém chất lượng, hay một số trường hợp uống kháng sinh cũng bị nữa. Cháu có uống loại kháng sinh nào gần đây không?”. Nghe bác sĩ nói tớ mới ngớ người ra: “Cháu không uống kháng sinh nhưng cháu mới mua 1 lọ nước rửa phụ khoa ở chợ đêm ạ”. Bác sĩ lắc đầu bảo tớ: “Thế thì đúng rồi, lẽ ra cháu phải mua loại dung dịch ở hiệu thuốc, có tên tuổi, đảm bảo chất lượng chứ. Dùng hàng không nguồn gốc ở chợ là nguy hiểm lắm, nhất là ở khu vực nhạy cảm này. Thôi bác sẽ kê đơn thuốc cho về dùng nhé. Bỏ ngay lọ dung dịch kia đi. Và nhớ là chữa trị đúng liều nhé, nấm này là dễ tái phát lắm. Xong đợt thuốc này đến đây bác khám lại cho”.

Thật may là vì tớ đi khám kịp thời, chữa trị ngay được từ giai đoạn mới nhiễm bệnh nên chỉ sau một đợt điều trị thuốc là “cô bé” lại khỏe mạnh. Dĩ nhiên là tớ “khiếp vía” nói lời “bye bye” ngay lập tức với lọ dung dịch vệ sinh cũ và cả với mấy hàng bán hóa mỹ phẩm trong chợ đêm luôn.

Câu chuyện 2: Ôi cái bể bơi!!!

Tớ thì lại xui xẻo “đụng” ngay nấm Candida vì… không cắt da bao quy đầu. Bình thường, “cậu nhỏ” của tớ rất “phong độ” và khỏe mạnh, tự nhiên sau một hôm đi bơi nó “dở chứng”, nổi đầy những chấm nhỏ ở “thân”, đã thế còn mẩn đỏ hết lên ở bẹn làm tớ khổ sở vô cùng (mà tớ chỉ đi bơi có đúng một hôm thui đấy). Thế là tớ đành “lọc cọc” đến bác sỹ.

Cảm giác của tớkhi được nghe “kết luận” mình bị nhiễm nấm Candida là một từ duy nhất: “choáng váng”. Tớ vẫn “liệt” nấm Candida vào danh sách các bệnh “đen” chỉ nhiễm qua đường XXX, mà tớ thì chưa “nếm trái cấm” bao giờ nên tớ vẫn “đinh ninh” là mình “miễn dịch” với căn bệnh này.

Hôm ấy đi khám mới biết “kẻ khó ưa” ấy cũng có thể sống dưới da bao quy đầu ở những người không cắt bao quy đầu như tớ, và “khổ chủ” có thể chẳng biết gì cả nếu nó không gây ra sự khó chịu nào. Bác sĩ bảo loại nấm này “rất ưa” những chỗ ẩm ướt, ấm nên những vị trí như miệng, ruột hay dưới da bao quy đầu thường là nơi ở “hấp dẫn” của nó. Bình thường, vì tớ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nên ‘hắn” không có điều kiện “tung hoành”. Chỉ khi tớ đi bơi ở bể bơi đông người, “vùng kín” bị nhiễm khuẩn vì nước bể bơi không sạch thì “tên tội phạm” Candida mới có cơ hội “vùng dậy”.

Sau đó, vì bọn nấm chưa kịp “hành hạ” tớ lâu nên chỉ sau một đợt bôi thuốc là “cậu nhỏ” của tớ “tút” lại được “phong độ”. Cũng từ đó, tớ “kén” bể bơi hơn hẳn, không bạ đâu bơi đấy như trước mà cố gắng tìm bể nào “trông” có vẻ sạch sạch một tí. Tớ cũng “nạp” được nhiều thói quen tốt (ví như ngủ đầy đủ này, kiểm soát stress này, tích cực “chén” những món trước đây chẳng bao giờ ăn như củ cải, cà rốt, rau ngót này…) vì bác sĩ bảo rằng sức khỏe càng tốt thì hệ miễn dịch càng mạnh, càng dễ dàng “đánh thắng” Candida mừ.

Bây giờ thì tớ đã “loại” nấm Candida ra khỏi danh sách “đen” rồi, vì nó có thể nhiễm vào cơ thể bằng những con đường chẳng liên quan gì đến XXX đâu các ấy ạ.

7 biện pháp tự nhiên phòng chống nấm Candida

Cây bạc hà


Những cây bạc hà nhỏ bé là vậy nhưng lại có tác dụng chống candida và nấm vùng kín khá hữu hiệu đấy!

Để sử dụng chúng trong việc điều trị bệnh, các chị em nên pha loãng nước lá bạc hà với một ít dầu ô liu hoặc dầu thực vật khác và uống nó tốt nhất trước khi ăn nhé!

Tinh dầu hoa oải hương




Bạn có thể rửa âm đạo của mình với một vài giọt tinh dầu hoa oải hương pha loãng với nước. Đây là một chất khử trùng tuyệt vời và nó giúp tẩy sạch mọi vi khuẩn trú ngụ "vùng tam giác mật".


Giấm trắng

Hòa tan trong 1 lọ thủy tinh nước với một chút nước dấm thông thường. Sau đó dùng nước này rửa sạch vùng sinh dục của bạn điều này giúp vùng kín sạch sẽ hơn.

Sữa chua



Đối với nấm candida trong âm đạo, một biện pháp khắc phục tuyệt vời là rửa vùng kín với sữa chua. Điều này giúp ức chế sự phát triển nấm.

Cây cẩm quỳ


Đun 30 gram cây cẩm quỳ  trong một nửa lít nước. Sau đó để chúng nguội và đổ nước này vào chậu vệ sinh để rửa ráy bộ phận sinh dục và hậu môn của bạn nhé!

Cỏ linh lăng

Các chất saponinas trong cỏ linh lăng có tính kháng nấm. Do đó, nhiều người còn áp dụng nó như một loại kem hoặc thuốc mỡ để bôi bên ngoài da vùng âm đạo.

Trà Maitake

Cho 30 gam trà maitake trong một nửa lít nước sôi. Tiếp tục ngâm nước trà thêm 5 phút nữa và uống 3-6 tách trà này / ngày.


Ngứa âm hộ - Những thắc mắc thường gặp

Ngứa vùng kín khi mang thai

Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không

Nguyên nhân âm đạo khô

Viêm đường sinh dục nữ và bộ phận

Chăm sóc âm đạo sau sinh

Huyết trắng có màu vàng

Mụn rộp âm đạo

Bệnh đường sinh dục nữ

(St)