Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Triệu chứng của bệnh tiểu đường. Phòng ngừa và điều trị tiểu đường như thế nào.


Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hóc môn của tuyến tụy. Đây là một tuyến tiêu hóa lớn, không chỉ có chức năng tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn trong ruột, mà còn bài xuất hóc môn insulin đổ vào máu để điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường. Những tổn thương ở tụy làm cho nó không tiết ra được insulin sẽ gây hậu quả là đường máu tăng cao và đến mức nào đó (quá ngưỡng hấp thu lại của thận) thì lượng đường dư thừa trong máu sẽ bị đào thải qua nước tiểu gây nên bệnh tiểu đường.

Những người làm việc ở văn phòng ít vận động dễ mắc tiểu đường


PGS.TS Tạ Văn Bình, Giám đốc bệnh viện Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia nhấn mạnh, những người làm các công việc ít vận động như làm tại văn phòng, bệnh viện... dễ mắc bệnh ĐTĐ. Cũng theo PGS Bình, những người ít vận động này mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 3 lần những người lao động chân tay.

Để dự phòng bệnh ĐTĐ, những người làm việc trong các văn phòng cần phải dành thời gian tập thể dục, đi bộ 30 phút mỗi ngày. Người dân đều có thể phát hiện ra bệnh dựa vào những triệu chứng như sau (triệu chứng của ĐTĐ tuýp 2): răng lung lay từng đợt; mắt nhìn mờ từng đợt; bị nhiễm trùng (vết thương) tái phát; viêm nhiễm đường sinh dục. Những triệu chứng này đều phải được quan tâm và đi khám ngay để được phát hiện sớm.


Triệu chứng


Ảnh minh họa.

Những triệu chứng chung của cả 2 type tiểu đường thường gặp:

Mệt mỏi: khi bị tiểu đường, cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn, để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.  

Giảm cân: không rõ nguyên nhân: bệnh nhân bị tiểu đường không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.

Khát nước nhiều: Bệnh nhân bị tiểu đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.

Tiểu nhiều: một cách khác giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải đường ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước do khi thải đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước cũng đi ra theo chung với nó.

Ăn nhiều: nếu cơ thể vẫn còn đủ khả năng, nó sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với tình trạng nồng độ đường cao trong máu. Hơn nữa, cơ thể trở nên đề kháng với hoạt động của insulin trong đái tháo đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.



Protein (chất đạm) nên đạt 15-20% trong khẩu phần của người bệnh tiểu đường.

Protein có thể tìm thấy trong thịt, cá, bơ thực vật, các loại đậu. Ảnh minh họa.

Chậm lành vết thương: nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường (bạch cầu là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi trùng và nó cũng dọn dẹp những mô và tế bào chết). Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Ngoài ra, tiểu đường kéo dài còn dễn đến dày thành của các mạch máu gây cản trở các tế bào máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các mô của cơ thể.

Nhiễm trùng: một số hội chứng nhiễm trùng, như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh đái tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt). Nó cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân tiểu đường.

Thay đổi về trạng thái tâm thần: những biểu hiện như lo âu, cáu gắt vô cớ, mất tập trung, ngủ mê, hoặc lẫn lộn cũng đều có thể là dấu hiệu của tình trạng đường huyết rất cao, nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, hoặc hạ đường huyết. Do đó, khi thấy bất kỳ một biểu hiện nào kể trên ở những bệnh nhân tiểu đường, cần phải gọi điện thoại cấp cứu để có được sự can thiệp của bác sĩ.

Nhìn mờ: triệu chứng này không đặc hiệu cho tiểu đường nhưng cũng thường hay xuất hiện khi mức đường huyết lên cao.

Điều trị

Insulin (dùng cho dạng typ1):

Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:

  • Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm
  • Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin
  • Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm

Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc Typ1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả

  • Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm).Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng (khó tiêm, đau)

Thuốc dùng cho dạng typ2:

Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:

  • Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm - Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid
  • Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm - Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid

Ngoài ra, có thể sử dụng sản phẩm Tainsulin với chiết suất từ cây Dây Thìa Canh - Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ của Tiến sỹ Trần Văn Ơn, chủ nhiệm bộ môn Thực vật trường ĐH Dược Hà Nội để phòng và hỗ trợ trong việc điều trị Đái Tháo Đường Các nhóm trên có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra Glucagon và kích thích tế bào Beta ở tuy tiết ra Insulin

  • Phản ứng phụ khi dùng: hạ Glucose máu, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tan máu, mất bạch cầu hạt.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt


Chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường: Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần. Chế biến thức ăn dạng luộc, nấu là chính, không rán, rang với mỡ. Hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật. Ăn lượng thịt nạc tối đa cho phép (10%).

Tập thể dục đối với bệnh nhân tiểu đường: Tập luyện thường xuyên làm gia tăng nồng độ HDL (loại cholesterol tốt), gia tăng sự tiêu hao năng lượng, giúp giảm trọng lượng cơ thể ở bệnh nhân béo phì. Quá trình tập luyện còn giúp người ta tăng sự hưng phấn, giảm được áp lực bệnh tật và công việc, hạn chế tình trạng stress.


Dùng nhiều thức ăn ngọt có thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường. Nếu khẩu vị ưa ngọt, có thể dùng đường ăn kiêng để thay thế đường thường khi ăn uống, nấu nướng - Ảnh minh họa.



  

Phòng ngừa bệnh tiểu đường:





Thư giãn 15 phút mỗi ngày

Công việc, cuộc sống căng thẳng sẽ luôn làm cho chúng ta ở trong trạng thái kích ứng. “Trong trạng thái này, cơ thể con người sẽ bước vào mô hình chiến đấu, mức đường huyết tăng cao, bất cứ lúc nào cũng chuẩn bị hành động”, Giám đốc TT Tâm lý học, ĐH Duke, ông Richard Se Weite cho biết, điều này sẽ làm cho tế bào trong cơ thể xuất hiện hiện tượng đối kháng insulin, chất đường ở trong máu không có nơi đi nơi đến, từ đó làm xuất hiện đường máu cao trong thời gian dài. Vì vậy, chúng ta phải học cách thư giãn bản thân, ví dụ sau khi thức dậy tập yoga hoặc thả trí tưởng tượng, tản bộ, nghe nhạc, đồng thời đừng quên hít thở sâu 3 lần trước khi bắt đầu làm việc gì đó.

Nghỉ lái xe 1 ngày trong tuần

Những người có xe ô tô cần phải “cướp” thời gian để vận động. Một nghiên cứu của Phần Lan phát hiện, những người một tuần tập luyện vượt quá 4 tiếng hoặc mỗi ngày tập luyện khoảng 35 phút thì dù thể trọng không giảm nhưng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm tới 80%.

Đảm bảo giấc ngủ

Người bình thường không ngủ đủ 6 tiếng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi. Chuyên gia Claire, ĐH Yale, cho biết: “Nếu chúng ta ngủ quá ít, hệ thần kinh ở trong trạng thái căng thẳng, ảnh hưởng đến điều tiết hoocmon đường máu”. Vì vậy, chúng ta nên tránh hết sức để không thức đêm, còn nên chú ý trước khi đi ngủ không uống cà-phê hay nước trà và tránh xem ti vi thời gian quá dài.

Giảm béo

Những người thừa cân, béo phì, nếu giảm được 5% trọng lượng, kể cả không tập luyện, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng giảm xuống 70%.

Uống một thìa giấm trước bữa ăn

Nghiên cứu của trường ĐH bang Arizona chứng tỏ bệnh tiểu đường loại 2 hoặc người có insulin đối kháng thì trước bữa ăn uống khoảng 2 thìa giấm sau đó mới ăn cơm, lúc đó mức đường máu hạ thấp rõ rệt.

Người phụ trách dự án nghiên cứu, TS Carol Johnston cho biết, “Axit axetic sẽ trung hòa một số chất xúc tác tiêu hóa tinh bột, làm chậm tiêu hóa chất đường bột này”. Trên thực tế, tác dụng này của giấm tương tự như uống thuốc hạ đường huyết.

Ít ăn fastfood và thịt đỏ

Các nhà khoa học trường ĐH Minnesota đã nghiên cứu 3.000 tình nguyện viên (18-30 tuổi) trong suốt 15 năm. Kết quả cho thấy, người ăn fastfood quá 2 lần/tuần so với người ăn fastfood không đến 1 lần/tuần có thể trọng nặng hơn 4,5kg.

Bệnh viện Phụ sản Brigham, ĐH Y Harvard tiến hành điều tra 3.700 phụ nữ phát hiện, những người ăn ít nhất 5 lần thịt đỏ mỗi tuần thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 29% so với người ăn ít hơn 1 lần. Những người thích ăn thịt hun khói, xúc xích… có nguy cơ càng cao.

Hương liệu có tác dụng như thuốc

Một nghiên cứu của Đức phát hiện, chất hóa học trong nhục quế có thể kích hoạt chất xúc tác insulin, còn có tác dụng trợ giúp giảm thấp cholesterol.

Bên cạnh có người trò chuyện

Trên tạp chí “Bảo vệ và chăm sóc bệnh tiểu đường” của Mỹ có một báo cáo nghiên cứu chỉ ra, phụ nữ độc thân sống một mình có nguy cơ bị tiểu đường tăng thêm 2,5 lần, điều này có thể liên quan đến thói quen sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu gây ra. Vì vậy, hãy luôn tiếp xúc và nói chuyện với bạn bè, người thân để quên đi cảm giác cô đơn và hạn chế những thói quen không tốt, những thay đổi này sẽ giúp phòng chống bệnh tiểu đường.


(St)