Nguyên nhân gây rụng tóc

Bệnh rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nó có thể xuất hiện sau khi bị ốm nặng (sốt rét, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết...), sau sẩy thai, sinh đẻ, sau chấn thương lớn, mất máu. Thường tóc thưa đều, hơi khô, xơ xác, khi cơ thể hồi phục nó sẽ mọc lại.

Nguyên nhân gây rụng tóc

Một số nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến.

Thuốc trị bệnh

Thuốc hạ huyết áp, chống đông máu, chống suy nhược và những loại thuốc kháng viêm không thuộc nhóm steroid bị cho có liên quan đến tình trạng rụng tóc, dù chưa xác định rõ nguyên nhân.

Thường sau khi mọc, mỗi tháng sợi tóc dài ra vài cm, sau đó nghỉ 6 tháng. Trong giai đoạn này, tóc có thể rụng. Tiến sĩ Matthew Harries thuộc Viện Y tế Quốc gia Anh cho rằng có thể những loại thuốc trên chuyển sợi tóc từ giai đoạn phát triển sang giai đoạn nghỉ ngơi, khiến nó rụng sớm.

Thiếu sắt
Ở phụ nữ tiền mãn kinh, thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc. Phần lớn chất sắt tích trữ trong cơ thể sẽ tạo thành pheritin, protein hỗ trợ việc sản sinh tế bào tóc và chống rụng tóc.

Theo tiến sĩ Rina Davison thuộc Bệnh viện Đại học Whipps Cross ở London (Anh), để giảm rụng tóc, phụ nữ có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, lòng đỏ trứng và các loại rau lá xanh.

Vitamin C hỗ trợ quá trình hấp thu sắt, thế nên phụ nữ có thể uống một ly nước cam khi ăn.

Hội chứng vách ngăn buồng trứng

Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây rụng tóc ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Tình trạng này dẫn tới thừa testosterone, khiến cơ thể trở nên rậm lông, nhưng tóc thì rụng, kèm các triệu chứng như mụn trứng cá, tăng cân và trầm cảm.

Ăn kiêng “tốc hành”

Đã có bằng chứng cho thấy việc ép cân vội vã dẫn đến thiếu hụt năng lượng, nhất là tinh bột và đường glucose. Tình trạng này có thể gây rụng tóc. “Dù bổ sung bao nhiêu chất sắt đi chăng nữa mà thiếu năng lượng, tóc bạn cũng sẽ rụng”, tiến sĩ Hugh Rushton thuộc Đại học Portsmouth giải thích.
Quá “mũm mĩm” cũng có thể là nguyên nhân. Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc hội chứng trao đổi chất, tiền thân của bệnh tiểu đường dạng 2. Đó là khi mức insulin cao hơn bình thường.

Theo chuyên gia Gaynor Bussell thuộc Hội Tiểu đường Anh, mức insulin cao có thể dẫn đến mức testosterone cao và làm tăng nguy cơ rụng tóc.

Bệnh về tuyến giáp và stress

Tuyến giáp hoạt động quá mạnh hoặc quá yếu có thể làm tóc thưa dần. Bệnh tuyến giáp có thể tác động chu kỳ phát triển của tóc, khiến tóc rụng sớm. Điều tích cực là nếu vấn đề về tuyến giáp được giải quyết, tình trạng rụng tóc có thể chấm dứt.

Tình trạng căng thẳng tinh thần có thể làm tóc sớm bước vào giai đoạn nghỉ ngơi trước hạn, đồng nghĩa với việc tóc sẽ rụng. Stress kinh niên buộc hệ miễn dịch hoạt động quá mức, dẫn đến việc nó có thể khiến các tế bào bạch cầu tấn công nang tóc, gây rụng tóc.


Nguyên nhân gây rụng tóc bạn đã biết hết ?


Nếu trong người có bệnh, bạn sẽ nhanh chóng đến tìm bác sĩ. Nếu da đầu có bệnh, bạn sẽ… gãi. Đó là một nghịch lí hài hước và có thật.


Phụ nữ thường nhanh chóng tìm đến các biện pháp “chữa bệnh” tích cực cho mái tóc bằng việc hấp, ủ hóa chất, dùng các loại dầu gội, dầu xả, dầu dưỡng… đắt tiền chứ ít khi họ tìm hiểu đến tận… chân tóc xem tại sao tóc lại hỏng, rụng, dễ gãy hay đầu nhanh ngứa.

Các trường hợp lâm sàng tại Viện Da liễu Trung ương cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc nhiễm trùng da đầu xuất hiện nhiều ở những công nhân xây dựng, những người phải thường xuyên làm việc trong môi trường bụi bẩn, da đầu tiết nhiều mồ hôi cộng với việc phải đội mũ bảo hiểm trong thời gian kéo dài khiến môi trường trên da ẩm ướt.Biểu hiện lâm sàng là các mụn mủ ở chân tóc, vỡ nhanh, đóng vảy. Các mụn này tập trung nhiều ở mảng da sau gáy, thái dương, đỉnh đầu gây ngứa ngáy, khó chịu.

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc đội mũ bảo hiểm là nguyên nhân gây bệnh cho da đầu hoặc chân tóc nhưng đã có những trường hợp thực tế cho thấy việc đội mũ bảo hiểm đối với công nhân xây dựng là yếu tố thuận lợi, tác động đến việc xuất hiện những nhiễm trùng trên da đầu. Nguyên nhân dễ thấy khi lượng mồ hôi, bụi bẩn trong môi trường lao động được “ủ” trên da đầu nhờ chiếc mũ bảo hộ lao động trong thời gian dài, không thông thoáng khiến vi khuẩn phát triển.

Do đó, việc đội mũ bảo hiểm cũng cần có những lưu ý như giữ gìn mặt trong của mũ sạch sẽ, nên có miếng lót để giặt thường xuyên, không đội chung mũ với người khác… Tốt nhất, mùa hè nên chọn những loại mũ có lỗ thông thoáng, lớp lót bằng vải thoáng, hút mồ hôi… tạo môi trường thông thoáng và vệ sinh cho da đầu.

Gàu cũng là bệnh

Gàu nhiều gội kĩ, liên tục vẫn không hết. Vừa gội đầu xong lại gãi ra rất nhiều gàu. Gàu nhiều không chỉ đơn giản được giải thích là nhiều tế bào chết mà đó là một dạng viêm da dầu. Nguyên nhân là do tình trạng tăng tiết của các tuyến bã và vai trò của một loại nấm có tên khoa học là Malassezia.

Ngoài tình trạng bong vảy gàu nhiều còn kèm theo ngứa, đôi khi rụng tóc. Thần kinh căng thẳng mệt mỏi là những yếu tố thuận lợi làm tăng bệnh. Bệnh phát sinh do điều kiện vệ sinh cá nhân kém: Mồ hôi làm ướt tóc tạo môi trường ẩm ướt thường xuyên, điều kiện ăn ở thiếu vệ sinh…

Chó, mèo gây nấm da đầu?

Những nghiên cứu để tìm ra căn nguyên của bệnh nấm da đầu chưa đưa đến một kết luận cụ thể nào đối với căn bệnh khó chữa này. Tuy nhiên từ trước đến nay, nhiều nghiên cứu cho rằng một phần của căn bệnh này có nguyên nhân từ việc bị lây qua các giống vật nuôi trong gia đình, chủ yếu là chó, mèo…

Nấm da đầu là một bệnh da thường gặp đặc biệt là ở trẻ em. Có nhiều loại nấm có thể gây nấm tóc. Biểu hiện lâm sàng là các đám tóc rụng, giới hạn rõ với da lành, trên có vảy da, tóc tổn thương có thể nhổ dễ dàng.

Ở một số trường hợp tổn thương có thể là một đám gồm các mụn nhỏ, bùng nhùng nhiều mủ, kèm theo là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có mùi lạ trên da đầu.

Điều trị nấm tóc rất đơn giản và khỏi hoàn toàn bằng việc bôi tại chỗ hay uống thuốc kháng sinh chống nấm kết hợp. Vệ sinh cá nhân cũng như cách li nguồn lây đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh.

Dầu gội đầu và tóc

Nhìn chung với những tiến bộ gần đây trong y, dược học, nhiều loại dầu gội đầu đã có tác dụng loại trừ được các vảy bám trên da đầu, nhưng không thể trị được các tế bào nấm.

Tuy nhiên, nếu sử dụng loại dầu gội không hợp lý: Ngày nào cũng gội, sử dụng dầu gội có chất tẩy mạnh, dùng lượng dầu gội nhiều quá mức cần thiết sẽ khiến tóc rụng dàn trải trên toàn bộ da đầu, mỗi ngày rụng một ít.

Sự rụng tóc này đôi khi bạn không nhận thấy, chỉ khi chải đầu hoặc gội đầu bạn mới thấy rõ rệt. Da đầu hoàn toàn không ngứa và không có mụn, không bị đỏ, không có vảy.


Các loại dầu gội chứa nhiều xút hoặc kiềm sẽ khiến cho tóc ngày càng khô, xơ. Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng việc sử dụng dầu xả hay việc ủ tóc bằng các sản phẩm hóa học dưới nhiệt độ nóng làm thay đổi chất lượng tóc. Mỗi sợi tóc là từng lớp sừng xếp chồng lên nhau.

Nhiệt độ nóng có thể kéo dãn sợi tóc nhưng điều đó ảnh hưởng xấu đến kết cấu tóc. Dầu xả có tác dụng lấp đầy các khoảng trống giữa những lớp sừng khiến cho có cảm giác tóc mượt hơn nhưng bản chất tóc không thay đổi.


Phòng bệnh nấm

Để phòng bệnh nấm, bạn cần: Giữ tóc khô, sạch. Tuyệt đối tránh để da đầu phải chịu đựng môi trường ẩm ướt kéo dài. Khi gội đầu không được gãi, cào mạnh gây xây xát da tại chỗ, tạo điều kiện cho bội nhiễm vi khuẩn.

Tóc rụng thế nào được coi là bệnh?

Trung bình trên đầu có khoảng 100.000 sợi tóc. Tuy nhiên các sợi tóc ở giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển và như vậy, hàng ngày sẽ có một số lượng nhất định các sợi tóc rụng. Nếu tóc bạn rụng 100 sợi/ngày vẫn được coi là bình thường.

Hiện tượng rụng tóc được coi là bệnh lí khi bạn thực hiện phép thử sau: Lấy 3 ngón tay vuốt thử ở các vị trí khác nhau trên đầu, ví dụ vùng thái dương, vùng đỉnh đầu, vùng sau gáy. Sau mỗi lần vuốt nhẹ mà trên tay bạn có 3 sợi tóc rụng trở lên thì tức là bạn đã mắc bệnh rụng tóc.

Rụng tóc chia làm 2 loại chính là rụng tóc khu trú và rụng tóc lan tỏa. Các nguyên nhân gây rụng tóc gồm: Rụng tóc sau sinh, sau khi ốm nặng, sốt cao, sau chấn thương lớn gây mất máu – thường tóc thưa đều, hơi khô, xơ xác, khi cơ thể hồi phục nó sẽ mọc lại.

Nhiễm trùng toàn thể như giang mai, tóc rụng kiểu "rừng thưa", nham nhở không đều hai bên thái dương như gián nhấm. Điều trị khỏi bệnh, tóc sẽ mọc lại.


Stress: Căng thẳng thần kinh khiến vùng da đầu có một hay nhiều đám rụng tóc hình tròn. Tật nhổ tóc thường gặp ở những bệnh nhân có trạng thái tinh thần yếu. Bệnh nhân tự nhổ tóc của mình. Tóc rụng thưa và không đều ở một vùng da đầu, đặc biệt ở đỉnh đầu.

Điều trị ung thư bằng hóa chất; bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch.

Yếu tố di truyền: Tác động của androgen (hormone nam) lên nang tóc ở đầu, làm nang tóc giảm kích thước, dần dần teo và rụng. Loại này gặp ở nam nhiều hơn nữ. Đầu tiên, tóc rụng thưa dần ở phía trước trán, tạo thành hình lượn sóng chữ M, sau rụng đến vùng giữa đỉnh đầu và dần dần hói hoàn toàn phía trên (trán và đỉnh chẩm), riêng vùng thái dương hai bên và gáy vẫn còn tóc.



Các nguyên nhân gây rụng tóc

Rất nhiều thuốc (như chống đông máu, ức chế u, trị Parkinson, chống động kinh...) có thể gây rụng tóc. Vì vậy, để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ thường tìm hiểu xem trước đó bệnh nhân có uống thuốc gì không.

Bệnh rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nó có thể xuất hiện sau khi bị ốm nặng (sốt rét, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết...), sau sẩy thai, sinh đẻ, sau chấn thương lớn, mất máu. Thường tóc thưa đều, hơi khô, xơ xác, khi cơ thể hồi phục nó sẽ mọc lại.

Các yếu tố cơ lý hóa (uốn tóc bằng lược, sức nóng, nhuộm, uốn tóc bằng hóa chất, chải tóc quá nhiều bằng lược cứng, căng kéo xoắn bện quá chặt...) cũng làm sợi tóc bị biến dạng, gãy rụng.

Trong rụng tóc pelade, vùng da đầu có một hay nhiều đám rụng tóc hình tròn, đường kính vài cm, da nhẵn trắng trông giống như sẹo, có khi các đám liên kết thành dải, vằn vèo "thể rắn bò", một số trường hợp có thể rụng nhẵn toàn bộ da đầu, thậm chí rụng cả lông mày, lông nách, lông mi. Loại này thường liên quan yếu tố căng thẳng thần kinh.

Rụng tóc do nấm (chủng microsporum, trichophyton) khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em lứa tuổi học đường, lây từ người sang người do dùng chung lược, mũ hoặc lây từ súc vật (chó, mèo) sang người do ôm, bế. Biểu hiện là da đầu có đám mảng viêm đỏ, có vảy trắng, tóc bị phạt gãy, chân tóc còn lại cách da đầu từ vài mm đến 1-2 cm hoặc chỉ còn chấm đen, có khi chân tóc được bao bởi lớp vảy trắng như bị "nhúng trong bột". Có thể xác định bằng soi nấm, cấy nấm, điều trị bằng bôi kem nizoral, uống ketoconazol.

Bệnh rụng tóc da dầu (còn gọi rụng tóc liên quan androgen hay chứng hói tiến triển) thường do di truyền và tác động của androgen lên nang tóc ở đầu, làm nang tóc giảm kích thước, dần dần teo và rụng. Loại này gặp ở nam nhiều hơn nữ, nam 30-40 tuổi trở lên, nữ xuất hiện muộn hơn (40% bị ở tuổi 60-70). Đầu tiên, tóc rụng thưa dần ở phía trước trán, tạo thành hình lượn sóng chữ M, sau rụng đến vùng giữa đỉnh đầu và dần dần hói hoàn toàn phía trên (trán và đỉnh chẩm), riêng vùng thái dương hai bên và gáy vẫn còn tóc. Điều trị bằng xịt dung dịch minoxidil và tốt nhất là cấy tóc (hair transplantation). Lấy từng khóm tóc nhỏ vùng thái dương, gáy chẩm của người đó cấy lên vùng rụng tóc.

Rụng tóc do tật nhổ tóc hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Họ thường nhổ tóc vùng trán phía trước và hai bên thái dương làm tóc nham nhở không đều, chỗ mọc tốt xen kẽ chỗ thưa. Có khi bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, có cảm giác thúc giục không thể cưỡng lại và chỉ nhẹ nhõm sau khi nhổ tóc.

Người bị giang mai giai đoạn 2 (3 tháng sau khi nhiễm bệnh trở đi) cũng bị rụng tóc kiểu "rừng thưa", tóc rụng nham nhở không đều hai bên thái dương như gián nhấm. Điều trị khỏi bệnh giang mai, tóc sẽ mọc lại.

Bệnh rụng tóc chuỗi hạt (monilethrix) liên quan đến yếu tố di truyền, gặp cả ở nam và nữ, thường xuất hiện từ nhỏ hoặc tuổi thiếu niên. Thân tóc có đoạn co nhỏ lại, có đoạn dày phình to ra một cách đều đặn tạo thành các nút cục ở tóc, tóc bị gãy đứt đoạn. Da dầu, tóc thưa bị gãy, rụng trông như hói, da đầu phủ đầy tóc ngắn, dày sừng nang lông nên trông xù xì, thô ráp.

Rụng tóc còn là hậu quả của các bệnh da khác có đám tổn thương ở đầu. Các tổn thương này có quá trình viêm, tạo mủ, tạo sẹo, teo da... gây nên rụng tóc vùng đó, như lupút đỏ mạn dạng đĩa, viêm nang lông trụi tóc, nấm tóc loại kerion, xơ cứng bì khu trú, bệnh muxin nang lông, ung thư tế bào đáy...

Rụng tóc do nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, khi bị rụng tóc, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định thể bệnh và có cách điều trị đúng đắn nhất.

(St)