Nguyên nhân rối loạn hành vi ở trẻ

Trẻ bị rối loạn hành vi là làm sao? Nguyên nhân gây rồi loạn hành vi ở trẻ? Cách điều trị.

Rối loạn hành vi ở trẻ: Sẩy một ly, đi một dặm

Con bạn có thể trở nên quậy phá, hung hãn và bất trị… nếu như môi trường sống và học tập của trẻ thiếu lành mạnh.

Nhận thấy con có những biểu hiện và hành động khác thường, nhiều bậc phụ huynh hoang mang cực độ khi nhận kết quả: “con bị rối loạn hành vi” lúc đưa con đi khám.

Chứng rối loạn hành vi ở trẻ có thể là hậu quả của sách báo, phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy, môi trường học tập thiếu lành mạnh hoặc cha mẹ thường xuyên cãi vã, bạo lực…

1. Biểu hiện rối loạn hành vi

Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn hành vi của trẻ nhỏ như cách cư xử hung hãn đối với người khác hoặc động vật, phá hoại tài sản, nói dối, ăn cắp vặt, bỏ học… Những thanh thiếu niên mắc chứng này còn tham gia vào những hoạt động có hại cho bản thân như hút thuốc lá hay xì gà, uống rượu, 'sex' thiếu an toàn...


Khi trẻ có biểu hiện rối loạn hành vi, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời. (Ảnh minh họa).

2. Chẩn đoán rối loạn hành vi

Một chẩn đoán rối loạn hành vi phải được thực hiện bởi một chuyên gia về tâm lý học trẻ em. Có 2 loại rối loạn hành vi dựa trên tuổi khởi phát:

- Thể khởi phát tuổi trẻ em: Rối loạn hành vi dưới 10 tuổi. Trẻ có những biểu hiện côn đồ dai dẳng và có thể phát triển thành nhân cách, hình thành thái độ chống xã hội khi lớn.

- Thể khởi phát tuổi thanh thiếu niên: Rối loạn hành vi xuất hiện sau 10 tuổi.

Rối loạn hành vi ở trẻ được phân làm 3 cấp: Nhẹ, trung bình và nặng.

- Nhẹ: Có một vài biểu hiện và hành vi gây hại nhẹ cho người xung quanh. Rối loạn hành vi nhẹ có thể thuyên giảm và chấm dứt theo thời gian.

- Trung bình: Biểu hiện gây rối và phá hoại trung gian giữa nặng và nhẹ.

- Nặng: Trẻ có nhiều biểu hiện và hành động gây hại nghiêm trọng. Rối loạn nặng thường có khuynh hướng trở thành mãn tính, trẻ khó thích ứng với xã hội, có nhiều hành vi xâm hại, phạm pháp đến khi trưởng thành.

3. Điều trị

Khi nhận thấy con có những biểu hiện của triệu chứng rối loạn hành vi, cha mẹ cần cho trẻ đi khám để có biện pháp điều trị tương thích với độ tuổi của trẻ. Tiếp cận đúng phương pháp sẽ giúp trẻ nhanh chóng kiểm soát được hành vi của mình.

Việc điều trị rối loạn hành vi ở trẻ đòi hỏi phải có sự kết hợp linh hoạt, chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, bác sỹ tâm thần và xã hội. Nếu cần áp dụng các liệu pháp tâm lý như: liệu pháp tâm lý gia đình, liệu pháp tâm lý hành vi, liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm. Đồng thời tạo môi trường học tập lành mạnh cho trẻ (cần thiết thì chuyển trường cho trẻ). Hãy nhớ, chính tình yêu thương của cha mẹ và môi trường sống lành mạnh mới là ‘biệt dược’ để điều trị chứng rối loạn hành vi của trẻ nhỏ.

RLHV là rối loạn thường gặp ở trẻ lớn và thanh thiếu niên. Nghiên cứu ở Isle of Wight (Rutter, Tizard và Whitmore) ,gần 2/3 trẻ 10-11 tuổi rối loạn tâm thần có RLHV.Leslie's (1974) nghiên cứu trên thanh thiếu niên ở Blackburn đưa ra tỷ lệ 13% với nam và 6% với nữ. Theo những nhà tâm thần học, RLHV kéo dài thường gặp ở nam nhiều hơn so với nữ.

Theo DSM IV đối với nam dưới 18 tuổi, tỷ lệ từ 6% đến 16%, với nữ tỷ lệ từ 2% đến 9%. Nam giới RLHV thường có biểu hiện đánh nhau, ăn cắp, phá hoại các tác phẩm văn hoá và các vấn đề kỷ luật của trường học.ở nữ giới RLHV thường là biểu hiện nói dối, trốn học, bỏ nhà đi, sử dụng các chất hướng thần. Hành vi hung hãn đối mặt thường được biểu hiện nhiều hơn ở nam. Hành vi không đối mặt thường gặp ở nữ.

Nguyên nhân

Hành vi chống xã hội thường do nhiều nguyên nhân, hiếm khi chỉ do một nguyên nhân gây ra. Vấn đề chủ yếu của rối loạn này là thiếu việc học các chuẩn mực xã hội.

1. Yếu tố thể chất:

  - Yếu tố gen: Nhiều gen có thể tham gia phần nào vào sự sắp đặt trước cho rối loạn này. Nghiên cứu những trẻ sinh đôi và con nuôi cho thấy vai trò của gen ở những phạm tội ở người trưởng thành(Vandenberg và cộng sự 1986). Tuy nhiên điều này chưa thật sự có tính thuyết phục.

  - Nhiễm sắc thể bất thường: Thừa nhiễm sắc thể Y có thể tăng rõ ràng hành vi chống xã hội và những vấn đề cảm xúc khác. Song một số lớn các trường hợp bất thường này lại không có những vấn đề hành vi như vậy.

  - Những yếu tố ảnh hưởng đên phôi và thai: Điều này có thể góp phần gián tiếp vào hành vi chống xã hội bởi nguyên nhân gây tổn thương não.

  - Tổn thương khi đẻ hoặc đẻ non: Điều này có thể là tiền đề cho hành vi chống xã hội giống như yếu tố ảnh hưởng đến phôi và thai. Trẻ đòi hỏi một sự săn sóc y tế tích cực sau khi sinh. Trẻ cũng cần được tách khỏi cha mẹ để chăm sóc trong một đơn vị đặc biệt trong nhiều tuần,thậm chí vài tháng. Điều này có thể làm ảnh hưởng xấu đến quá trình gắn bó, góp phần vào khó khăn sau này.

2. Bệnh cơ thể và tổn thương:


Tổn thương não sau sinh có thể liên quan tới hành vi chống xã hội. Não bị tổn thương làm cho trẻ học tập khó khăn. RLHV thường gặp hơn ở những đứa trẻ có trí tuệ thấp. Não bị tổn thương là một trong các nguyên nhân trí tuệ chậm phát triển. RLHV đôi khi liên hợp với động kinh, đặc biệt khi xuất hiện ở giữ a thuỳ trán.

Cơ chế không phải do bệnh lý của hệ thần kinh cũng có thể tham gia vào rối loạn hành vi. Trẻ bị tổn thiệt về thần kinh, có thể bị bố mẹ hoặc người thân bỏ mặc. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự tự trọng của trẻ và liên quan tới việc nuôi dạy không tốt.

3. Yếu tố khí chất:

Trẻ khó khăn về khí chất có cơ hội phát triển các vấn đề hành vi hơn những trẻ có khí chất dễ dàng. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc nhiều vào khí chất và trách nhiệm của bố mẹ. Sự xung đột giữa khí chất của trẻ và bố mẹ đôi khi là nền tảng của RLHV nghiêm trọng và kéo dài. Tuy nhiên, một số gia đình lại thành công trong việc nuôi dạy trẻ có khí chất khó khăn.

4. Yếu tố môi trường:

  - Gia đình: Không có người nào thay thế tốt cho một cặp bố mẹ hoà thuận, hợp ý trong việc nuôi dạy và xã hội hoá của trẻ. Điều đó không có nghiã là trẻ không phát triển tốt ở gia đình chỉ có bố hoặc mẹ. Trẻ sống trong gia đình chuyển nhà liên tục, hoặc sống tự do, ở trại mồ côi, thường bị thiếu kinh nghiệm học tập cần cho quá trình xã hội hoá. Trẻ cũng thiếu thành phần, khuôn mặt thường xuyên và ổn định để đồng nhất. Trẻ sống trong gia đình ổn định, có cả hai bố mẹ, không thể đảm bảo rằng trẻ sẽ không có hành vi chống xã hội. Vậy yếu tố nào trong gia đình ảnh hưởng đến quá trình xã hội hoá? Nhiều người cho rằng đó chính là mối quan hệ không hài hoà giữa bố mẹ, giữa các thành viên trong gia đình, chia cắt sớm hoặc nhập viện, vắng mặt người bố, mâu thuẫn giữa nhân cách của bố mẹ và trẻ, khó khăn về kinh tế và nhiều rối loạn khác của hệ thống gia đình. Nếu có nhiều vấn đề kể trên có thể có sự liên hợp với rối loạn hành vi. Để trẻ học được cách đối xử tốt nhất cần phải có một môi trường gia đình ổn định, sự chấp nhận khẳng định giá trị của trẻ như là một cá thể. Sự dạy dỗ của bố mẹ và nhất là tấm gương của chính bố mẹ, đề ra các nguyên tắc trong gia đình, phần thưởng được sử dụng một cách hợp lý là cần thiết. Thiếu sự giám sát của bố mẹ là yếu tố liên hợp quan trọng nhất với các hành vi phạm tội.

  - Ngoài gia đình

  . Chuyển trường.

  . Tỷ lệ trẻ RLHV ở thành phố cao hơn nông thôn, đặc biệt ở khu vực tầng lớp khó khăn của một thành phố lớn. Điều này có thể do sự giám sát chặt chẽ trẻ ở thành phố khó hơn ở nông thôn.

  . Thanh thiếu niên chịu ảnh hưởng của nhóm bạn. RLHV, hành vi phạm tội thường có tính chất nhóm hơn là một mình.

5. Tương hỗ giữa các yếu tố:

- Không coi các yếu tố nguyên nhân như là độc lập.

- Yếu tố khí chất chỉ là một trong nhiều nguyên nhân.

- Một số nguyên nhân có thể khó hoặc không có thể thay đổi, nhưng có một số nguyên nhân có thể can thiệp được.
(St)
Cháu 29 tháng tuổi,năng động, thích chạy vòng quanh chơi 1 minh hoặc chơi với các bé khác ,xem va nghe quảng cáo, chưa biết nói, hiếm khi phản ứng với âm thanh khác ( tiếng cha mẹ gọi,tiếng động, tiếng nhạc...) ngoại trừ tiếng trương trình quảng cáo. Xin hỏi đây có phải là rối loạn hành vi ở trẻ ko? Nên đưa bé khám ở đâu?
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Trẻ 29 tháng tuổi mà chưa biết nói là chậm rồi đó bạn. Bạn và gia đình cần cho cháu đi kiểm tra thính giác xem có vấn đề gì không vì như bạn nói bé ít phản ứng với các âm thanh bên ngoài. Nguyên nhân phổ biến bé chậm nói là do tai. Bởi tai là cơ quan có vai trò rất quan trọng cho hoạt động nói và phát âm của trẻ. Trẻ bị nghe kém hoặc điếc sẽ bị ngọng, bị chậm phát triển ngôn ngữ - chậm nói, hoặc không thể giao tiếp bằng lời nói (câm). Điều cần làm ngay bây giờ là cho bé đi khám bạn nhé! Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Bác sỹ ơi, Con cháu 19 tháng tuổi, cháu hay làm hành động hai chân khép lại,thẳng đứng ra,sờ rất cứng, lúc đó đổ ra rất nhiều mồ hôi, thở hổn hển.ai động vào chân cháu cháu không nghe, khóc. Như thế có hay cháu bị rối loạn hành vi không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Gửi hỏi đáp - bình luận