Video Clip: Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai là gì?
Nguyên nhân của bệnh ung thư máu và những thông tin cần biết
Em bé lười bú, nguyên nhân và cách khắc phục
Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Những bệnh lý ở hệ tiết niệu thường có triệu chứng ban đầu dễ nhận biết nhưng do chủ quan rất nhiều người bệnh không đi khám và điều trị sớm dẫn đến những hậu quả nặng nề. Một trong những bệnh lý đó là viêm thận, bể thận cấp tính. Đây là căn bệnh có nguy cơ dẫn đến suy thận, thận ứ mủ, hoại tử thận... nếu không được chữa trị kịp thời.
Hình ảnh giải phẫu thận. |
Các biểu hiện bệnh của chứng viêm thận, bể thận cấp rất đa dạng, dấu hiệu đầu tiên là các phản ứng của cơ thể trước tình trạng nhiễm khuẩn. Bệnh nhân đột ngột sốt cao, rét run, thể trạng suy sụp, môi khô nứt nẻ, lưỡi bẩn. Nếu sử dụng thuốc hạ sốt thì giảm đi trong một khoảng thời gian ngắn (một vài giờ) sau đó cơn sốt lại bùng phát trở lại. Kèm theo sốt, bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng sườn lưng, có thể đau một bên hoặc cả hai bên, thường là đau âm ỉ nhưng cũng có khi có những cơn đau dữ dội như có dao đâm, cơn đau lan xuống vùng bàng quang, thậm chí lan ra cả bộ phận sinh dục ngoài.
Cùng với tình trạng sốt cao, đau, nước tiểu của người bệnh thường đỏ, đục, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Ngoài ra một số bệnh nhân còn có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, bụng trướng, cơ thể mệt mỏi rã rời. Bệnh thường tiến triển tốt và hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị sớm, đúng thuốc sau vài ngày sẽ cắt được cơn sốt, nước tiểu trong trở lại sau 1- 2 tuần. Nhưng nếu điều trị muộn hoặc không đúng thì bệnh dễ tái phát, chuyển thành mạn tính, suy thận, hoại tử núm thận, ứ mủ thận, nhiễm khuẩn huyết, tăng huyết áp... những biến chứng này có thể làm bệnh nhân tử vong.
Chính vì các biểu hiện của viêm thận, bể thận cấp rất đa dạng nên dễ làm nhầm lẫn với những triệu chứng viêm nhiễm khác. Do đó muốn chẩn đoán chính xác, bệnh phải tiến hành các xét nghiệm về công thức máu, hóa sinh máu, nước tiểu, siêu âm bụng, chụp Xquang, hoặc chụp cắt lớp bụng... để có những kết quả chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị và phòng bệnh như thế nào?
Vi khuẩn là thủ phạm gây suy thận Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, thường là vi khuẩn gram(-). Các vi khuẩn này thường xâm nhập vào đài bể thận theo đường tiết niệu, sinh dục, bắt đầu từ bộ phận sinh dục ngoài, niệu đạo, bàng quang, niệu quản rồi đến đài, bể thận. Đây là hiện tượng nhiễm khuẩn ngược dòng. Tình trạng viêm nhiễm cấp tính này cũng có thể do vi khuẩn theo đường máu, bạch huyết xâm nhập vào thận. Những yếu tố như sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm hoặc u tuyến tiền liệt, giao hợp không đảm bảo vệ sinh, phụ nữ có thai, đặt sonde bàng quang... là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính. |
Các nguyên nhân viêm nhiễm có nguyên nhân một phần do vệ sinh thân thể không tốt, đặc biệt viêm nhiễm ở hệ tiết niệu - sinh dục. Thói quen tắm ao hồ, sông suối của nhiều người ở các vùng nông thôn rất dễ nhiễm khuẩn ở đường sinh dục, khi đó vi khuẩn sẽ ngược dòng tiến sâu vào bàng quang, tiết niệu, thận. Do vậy không nên tắm, dầm mình ở những nơi có nguồn nước không vệ sinh. Trong điều kiện bất đắc dĩ như đầm mình vì bão lụt sau đó cần tắm rửa sạch sẽ bằng nước sạch, rửa bộ phận sinh dục bằng nước muối pha loãng. Cần có thói quen vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục, phụ nữ có thai càng đặc biệt chú ý vệ sinh cơ thể vì khi mang thai, những thay đổi ở môi trường âm đạo rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Đối với các bệnh ở đường tiết niệu bị viêm nhiễm cần được điều trị triệt để. Khi đã mắc bệnh và trong quá trình điều trị người bệnh cần được chăm sóc tốt về mặt dinh dưỡng, nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hằng ngày nên uống đủ nước, khoảng 1,5lít/ngày.
Tóm lại, viêm thận, bể thận cấp tính là bệnh nguy hiểm nhưng có thể
phòng ngừa và điều trị khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời. Người
bệnh khi có những triệu chứng trên cần đến khám và điều trị ở các
chuyên khoa tiết niệu và nghiêm chỉnh thực hiện các chỉ định của thầy
thuốc.
Suy
thận là bệnh thận mạn tính với tỷ lệ tử vong lên tới 90%. Có nhiều
nguyên nhân gây suy thận như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu
thận,...và một trong những thủ phạm hàng đầu là sỏi thận.
Sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu, lắng đọng ở thận, kết thành sỏi. Nếu sỏi nhỏ, có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu. Nhưng với sỏi lớn, sự di chuyển của sỏi làm cọ xát, va chạm vào đường niệu, gây ra những cơn đau lưng, tiểu máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận, khiến đài thận dãn nở, tạo ra áp lực cao, tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận... Sỏi có thể làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu, hậu quả là giảm chức năng co bóp đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản,... Chức năng thận sẽ bị suy giảm nếu sự hiện diện của sỏi trong thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm, hậu quả là suy thận.
Những bệnh nhânsỏi thận là đối tượng có nguy cơ bị suy thận rất cao. Do vậy, bên cạnh các biện pháp điều trị dứt điểm sỏi thận người bệnh cần thường xuyên kiểm tra đánh giá chức năng thận để phát hiện sớm suy thận, điều trị kịp thời, tránh những hậu quả nặng nề. sỏi thận với kích thước nhỏ hơn 2cm thường được tán sỏi ngoài cơ thể. Ngày nay với sự phát triển của nội soi niệu quản cho phép lấy sỏi qua nội soi. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả với sỏi thận có kích thước lớn, làm giảm khả năng dẫn tới suy thận.
Cảnh giác với những dấu hiệu suy thận sớm