Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Xử trí các biến chứng xơ gan
Xơ gan được coi là một bệnh trong “tứ chứng nan y”, ngày nay
với những tiến bộ của y học hiện đại, đã có những hướng mới mở ra cho các bệnh nhân
xơ gan, đặc biệt là việc kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng giúp ổn định
lại chức năng gan hay làm chậm sự tiến triển của bệnh, việc chẩn đoán sớm và
tìm ra nguyên nhân để điều trị cũng cần được nhấn mạnh.
Xơ gan có biểu hiện gì?
Xơ gan là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng cấu trúc bình thường của gan bị biến
đổi và thay thế bằng mô xơ sẹo không còn chức năng, thường gây ra bởi quá trình
viêm kéo dài tại gan do nhiều bệnh lý khác nhau như xơ gan do ứ mật; hóa chất, thuốc;
thiểu dưỡng; ký sinh trùng; rối loạn chuyển hóa... nhưng thường gặp nhất là
tình trạng lạm dụng rượu và nhiễm virut viêm gan. Các thương tổn trong xơ gan thường
không thể hồi phục được nhưng hoàn toàn có thể làm chậm hoặc ngăn cản các thương
tổn này bằng việc điều trị hợp lý.
Thời kỳ đầu, xơ gan thường không có triệu chứng, về sau tùy thuộc từng mức độ
có các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch
cửa, bệnh nhân mệt mỏi, kém ăn, vàng da, da sạm, dễ chảy máu cam, chảy máu chân
răng, phù, cổ trướng, suy giảm chức năng tình dục..., nặng hơn có những triệu
chứng của biến chứng như nôn ra máu và đi ngoài phân đen do vỡ giãn tĩnh mạch
thực quản, hôn mê gan, suy thận, các biểu hiện nhiễm khuẩn hoặc do xơ gan ung
thư hóa...
Xử trí thế nào với các biến chứng của xơ gan?
Có thể nói, hiện chưa có cách nào có thể điều trị đặc hiệu hay làm đảo ngược
lại quá trình bệnh lý. Điều trị xơ gan đòi hỏi những hiểu biết về bệnh sử, sinh
lý bệnh và diễn tiến của bệnh; căn cứ vào nguyên nhân và mức độ thương tổn của
gan. Trong đợt tiến triển, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, ăn đủ chất, hợp khẩu
vị; đủ calo, nhiều sinh tố, đạm; hạn chế mỡ, ăn nhạt khi có phù. Về thuốc, dùng
các thuốc làm tăng cường chuyển hóa tế bào gan như vitamin C, B12;
glucocorticoid dùng trong đợt tiến triển của xơ gan do viêm gan virut, xơ gan ứ
mật; các thuốc tăng cường chuyển hóa đạm; khi protein trong máu giảm nhiều dùng
các dung dịch có chứa albumin hoặc các loại đạm tổng hợp; khi có phù, cổ trướng
to cần phối hợp dùng các thuốc lợi tiểu, hoặc chọc dịch cổ trướng khi có chỉ
định...
Nhận biết và kiểm soát các biến chứng là yếu tố quan trọng
Các biến chứng thường gặp của xơ gan như vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, cổ trướng,
nhiễm khuẩn màng bụng tiên phát, hội chứng gan thận, bệnh não gan...
Với giãn tĩnh mạch thực quản có 3 chiến lược điều trị cần được xác định đó là phòng
ngừa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, điều trị chảy máu tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh
mạch thực quản và phòng chảy máu trở lại. Phòng ngừa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản
được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân có biểu hiện giãn tĩnh mạch từ mức độ vừa
trở lên, tập trung vào việc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa và dùng các biện pháp
tác động trực tiếp lên tĩnh mạch như tiêm xơ, thắt tĩnh mạch thực quản bằng
vòng cao su, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng
cao su là biện pháp phòng ngừa ban đầu làm giảm tỷ lệ chảy máu và tử vong liên quan
tới xuất huyết. Các thuốc nhóm chẹn beta giao cảm không chọn lọc như propranolol,
nadolol, các nitrates và biện pháp cơ học như tạo các đường nối thông từ tĩnh
mạch cửa sang tĩnh mạch chủ bằng TIPS (Transjugular Intrahepatic Portosystemic
Shunt) hay phẫu thuật giúp đều giúp làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa. Các biện
pháp cơ học làm giảm áp cửa rõ rệt tuy vậy lại có thể gây ra bệnh não gan nhanh
hơn nên không thể là các biện pháp phòng bệnh ban đầu. Trong trường hợp chảy
máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, trước hết cần hồi sức ổn định tình trạng huyết
động, dùng kháng sinh dự phòng, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch các thuốc có tác dụng
làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa somatostatin, vasopressin, cân nhắc các biện pháp
tiêm xơ hoặc thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su.
Các biến chứng khác như cổ trướng, nhiễm khuẩn màng bụng, ung thư hóa... cũng cần
được đánh giá và điều trị hợp lý, kịp thời. Trong giai đoạn nặng thường có biểu
hiện hôn mê gan, điều trị nhấn mạnh tới việc loại trừ các yếu tố thúc đẩy như
chảy máu, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải... Chế độ ăn giảm đạm, dùng các thuốc
giúp làm giảm lượng amoniac như neomycin, metronidazol, lactulose...
Biện pháp phòng ngừa xơ gan
Xơ gan là hậu quả của tổn thương gan do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, việc phát
hiện sớm đồng thời điều trị hợp lý, hiệu quả tất cả các biến chứng của bệnh là
nền tảng trong điều trị. Ngày nay, có nhiều thuốc và lựa chọn phương pháp điều
trị khác nhau đã phần nào làm giảm thiểu được các biến chứng, giúp cải thiện
tình trạng bệnh và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân; ghép gan dù có rất nhiều
khó khăn về kỹ thuật, chi phí và nguồn tạng nhưng cũng là một hướng mang lại
nhiều triển vọng. Tuy vậy, điều cần nhấn mạnh trước hết vẫn là việc dự phòng, bệnh
nhân cần biết tất cả các biện pháp vệ sinh phòng chống lây nhiễm và tiêm phòng
virut viêm gan, chống thói quen nghiện rượu, ăn uống đủ chất, phòng chống nhiễm
sán lá gan, điều trị tốt các bệnh đường mật, thận trọng khi dùng các thuốc gây
hại cho gan, dự phòng và điều trị tốt các bệnh viêm gan cấp và mạn tính... để
làm giảm thiểu các hậu quả dẫn tới xơ gan.
XƠ GAN
1. Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1. Đại cương:
Xơ gan là bệnh mãn tính gây thương tổn nặng lan tỏa ở các thùy gan. Đặc điểm thương tổn là mô xơ phát triển mạnh, đồng thời cấu trúc các tiểu thùy và mạch máu của gan bị đảo lộn một cách không hồi phục được.
1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
1.2.1. Nguyên nhân:
- Viêm gan virut: Virut B, virut C, ...
- Nghiện rượu.
- Xơ gan mật nguyên phát.
- Xơ gan mật thứ phát.
- Thuốc và hóa chất.
- Sự thiếu dinh dưỡng.
- Ký sinh trùng
- Xơ gan do mạch máu hoặc xơ gan xung huyết.
- Xơ gan lách to kiểu Banti
- Xơ gan do những rối loạn chuyển hóa di truyền.
- Xơ gan sacorit
- Xơ gan căn nguyên ẩn.
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh:
Các yếu tố gây hại tác động lâu dài đối với gan dẫn tới nhu mô bị hoại tử, gan phản ứng lại bằng tăng cường tái sinh tế bào và tăng sinh các sợi xơ. Tổ chức xơ tạo ra các vách xơ nối khoảng cửa với các vùng trung tâm của tiểu thùy, chia cắt các tiểu thùy. Các cục, hòn tân tạo do các tế bào gan tái sinh gây ra sự chèn ép, ngăn cản làm rối loạn sự lưu thông của tĩnh mạch cửa và gan, dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Các xoang tồn tại ở chu vi các cục tái tạo trở thành những mao quản, dẫn tắt tĩnh mạch cửa vào thẳng tĩnh mạch gan, rạo ra những đường rò bên trong, làm cho tế bào gan còn hoạt động bị thiếu máu tĩnh mạch cửa. Khi cấu trúc của hệ thống mạch máu ở gan bị đảo lộn như vậy thì chức năng và nuôi dưỡng tế bào gan ngày càng giảm, tình trạng hoại tử và xơ hóa ngày càng tăng. Quá trình này cứ tieps diễn cho đến khi bệnh nhân tử vong vì các biến chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa và suy gan.
1.3. Triệu chứng: Chia làm 3 thể:
1.3.1. Thể xơ gan tiềm tàng:
Không có triệu chứng lâm sàng, phát hiện do tình cờ phẫu thuật bụng vì nguyên nhân khác, quan sát gan có hình ảnh xơ gan.
1.3.2. Thể xơ gan còn bù tốt:
*) Lâm sàng:
- Cơ năng: Rối loạn tiêu hóa, tức nhẹ vùng hạ sườn phải, nước tiểu thường vàng sẫm...
- Thực thể: Có thể gan hơi to va chắc, lách to quá bờ sườn, có sao mạch ở lưng và bụng, mẩn đỏ ở lòng bàn tay, móng tay khô, trắng...
*) Cận lâm sàng:
- Sinh hóa về gan có một số rối loạn: Albumin giảm, ganma globulin tăng.
- Nghiệm pháp BSP (+)
- Siêu âm: Thay đổi về kích thước, nhu mô không thuần nhất.
- Soi ổ bụng và sinh thiết: Thấy hình ảnh xơ gan (tổn thương hoại tử của tế báo nhu mô gan, sinh tăng sinh của mô xơ, tạo thành những hòn, cục tái tạo và những tiểu thùy giả).
1.3.3. Thể xơ gan mất bù:
*) Lâm sàng:
- Toàn thân: Gầy sút, huyết áp thấp.
- Cơ năng: Rối loạn tiêu hóa thường xuyên, chán ăn, ăn không tiêu, đại tiện lỏng, sống. Mệt mỏi, chảy máu cam, chân răng.
- Thực thể: Da mặt xạm, nhiều đám xuất huyết dưới da, phù 2 chân, gan teo, cổ trướng, lách to chắc.
*) Cận lâm sàng:
- Sinh hóa gan: Albumin giảm, gamma globulin tăng cao.
- Bilirubin máu và Transaminase tăng trong đợt tiến triển.
- Nghiệm pháp BSP (+)
- Tỷ lệ Prothrombin giảm với test Kohler.
- Cận lâm sàng thiếu máu: Hồng cầu, Bạch cầu, Tiểu cầu thường giảm
- Chụp và soi thực quản: Có thể thấy giãn tĩnh mạch thực quản.
- Siêu âm: Thấy nhiều nốt đậm âm, giãn tĩnh mạch cửa, giãn tĩnh mạch lách.
- Soi ổ bụng: Gan có thể to, có thể teo, nhạt màu, trên mặt gan có những hòn nhỏ đều, hoặc không đều, dây chằng tròn xung huyết, lách to, có dịch ổ bụng.
1.4. Điều trị:
1.4.1. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi:
Nghỉ ngơi tuyệt đối, ăn đủ chất, đủ calo, nhiều sinh tố, hạn chế mỡ, ăn nhạt khi có phù. Khi có triệu chứng hôn mê gan hạn chế đạm.
1.4.2. Thuốc:
- Thuốc cải thiện chuyển hóa tế bào gan và các hoocmon glucococticoit.
- Truyền dịch
- Điều trị cổ chướng
- Điều trị xơ gan khi có vỡ tĩnh mạch thực quản gây xuất huyết tiêu hóa.
2. Y HỌC CỔ TRUYỀN:
2.1. Bệnh danh: "Cổ trướng", "Chứng tích"
2.2. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh:
Tình chí uất kết làm can uất khí trệ, cảm nhiễm ngoại tà (Viêm gan virut), ăn uống không điều độ, uống quá nhiều rượu...ảnh hưởng chức năng của can tỳ. Can thích điều đạt chủ về sơ tiết. Can không sơ tiết dẫn đến can uất khí trệ và phạm vào tỳ khiến cho vận hóa của tỳ vị bị ảnh hưởng dẫn đến chứng can uất tỳ hư. Khí là soái của huyết, khí lưu thông thì huyết lưu thông, can uất khí thì huyết lưu thông không thông suốt, mạch lạc ứ mà thành chứng tích. Tỳ hư không phân bổ được tân dịch, thủy hấp ngưng trệ ở trong bụng dần to mà thành cổ trướng.
Can tỳ dài ngày bị bệnh, dần ảnh hướng đến thận. Thận dương không hóa thủy khí thành nước làm cho cổ trường ngày càng nặng. Thận âm thương tổn thì can âm cũng hư, hư hỏa bốc lên, mà hao huyết động huyết, nặng thì can thận âm kiệt đến hôn mê.
2.3.Biện chứng luận trị:
2.3.1. Thể khí trệ thấp ngưng:
*) Chứng trạng:
Ngực sườn đầy tức, ăn kém, buồn nôn, nôn, ợ hơi, sắc mặt vàng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền (gặp xơ gan còn bù)
*) Pháp điều trị: Sơ can lý khí, hành thấp.
*) Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán (Cảnh Nhạc toàn thư) hợp Vị linh thang (Đan khê tân pháp) gia giảm:
- Sài hồ |
09g |
- Hương phụ |
09g |
- Xuyên khung |
06g |
- Bạch thược |
09g |
- Trần bì |
06g |
- Hậu phác |
09g |
- Thương truật |
09g |
- Trư linh |
09g |
- Phục linh |
09g |
- Trạch tả |
09g |
*) Ý nghĩa bài thuốc:
Sài hồ, Hương phụ: Sơ can lý khí. Bạch thược: ích âm dưỡng huyết.
Xuyên khung: Hòa huyết chỉ thống
Thương truật, Hậu phác, Trần bì: Hóa thấp kiện tỳ, tiêu trướng trừ đầy
Trư linh, Phục linh, Trạch tả thẩm thấp lợi thủy.
Nếu buồn nôn, nôn gia Sinh khương, Bán hạ, Trúc nhự
2.3.2. Thể khí trệ huyết ứ:
*) Chứng trạng:
Sườn trướng đau, sờ vào có khối u, hơi cứng, bụng chướng, ăn kém, ợ hơi, sắc mặt tối, cổ cánh tay có vằn tía màu đỏ, chảy máu chân răng, máu cam, lưỡi đỏ tối hoặc có ban ứ, mạch huyền tế (gặp xơ gan sau, giai đoạn còn bù)
*) Pháp điều trị: Lý khí hóa ứ, thông lác tiêu tích.
*) Bài thuốc: Kim lệnh tử tán (Tố vấn - bệnh cơ khí tuyên bảo mệnh) hợp Thất tiếu tán (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương) gia giảm:
- Ngũ linh chi |
09g |
- Diên hồ sách |
09g |
- Xuyên luyện tử |
09g |
- Bồ hoàng |
09g |
- Trần bì |
06g |
- Kê huyết đằng |
15g |
- Thanh bì |
09g |
- Sinh mẫu lệ |
30g |
- Xuyên khung |
09g |
- Bạch mao căn |
30g |
*) Ý nghĩa bài thuốc:
Xuyên luyện tử: Sơ can lý khí
Diên hồ sách, Xuyên khung: Hành khí hoạt huyết
Bồ hoàng, Ngũ linh chi: Lý khí hóa thấp
Kê huyết đằng: Hành khí thông lạc
Bạch mao căn: Lương huyết chỉ huyết
Mẫu lệ: Nhuyễn kiên tán kết
2.3.3. Thể thấp nhiệt ngưng kết:
*) Chứng trạng:
Bụng ngày càng trướng to, mặt chân tay phù, phiền nhiệt, miệng đắng, đại tiện táo hoặc nát, tiểu tiện đỏ, sắc mặt vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác (gặp giai đoạn tiến triển tổn thương tế bào gan, xơ gan giai đoạn đầu mất bù).
*) Pháp điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt.
*) Bài thuốc: Trung mãn phân tiêu thang (Lan thất bí tàng) gia giảm:
- Hoàng liên |
03g |
- Hương phụ |
09g |
- Chỉ thực |
09g |
- Bạch thược |
09g |
- Trần bì |
06g |
- Hậu phác |
06g |
- Hậu phác |
06g |
- Trư linh |
15g |
- Phục linh |
15g |
- Trạch tả |
30g |
- Lệ chi thảo |
15g |
- Vỏ bạch thảo |
30g |
- Bán biên liên |
15g |
- Xa tiền tử |
30g (bọc sắc) |
- Tần xuất |
1 - 2 con (sấy vàng tán bột uống) |
*) Ý nghĩa bài thuốc:
Hoàng liên, Hoàng cầm: Thanh nhiệt hóa thấp.
Bán hạ, Trần bì, Chỉ thực, Hậu phác: Lý khí táo thấp
Trư linh, Phục linh, Trạch tả: Đạm thẩm lợi thấp
Chỉ thực, Hậu phác, Đại hoàng (Tiểu thừa khí thang): Tả nhiệt thông phù
Xa tiền tử, Lệ chi thảo, Tần xuất, Vỏ bạch thảo, Bán biên liên: Thanh nhiệt lợi thủy.
2.3.4. Thể thủy, ứ kết hợp:
*) Chứng trạng:
Bụng to, gân xanh lộ rõ, sườn bụng chướng đau, sắc mặt ám tối, lượng nước tiểu ít, môi lưỡi tím tối, rêu lưỡi nhớt, mạch trầm tế hoặc huyền (gặp xơ gan giai đoạn mất bù).
*) Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí lợi thủy.
*) Bài thuốc: Điều dinh ẩm (Chứng trị chẩn thằng) gia giảm:
- Đương qui |
09g |
- Xuyên khung |
06g |
- Xích thược |
09g |
- Nga truật |
15g |
- Trần bì |
09g |
- Sinh đại hoàng |
06g |
- Diên hồ sách |
09g |
- Đình lịch tử |
30g |
- Xích linh |
12g |
- Tang bạch bì |
09g |
- Tân lang (cả vỏ) |
12g |
*) Ý nghĩa bài thuốc:
Đương qui, Xung khuyên, Xích thược: Hoạt huyết hóa ứ
Nga truật, Diên hồ sách, Đại hoàng: Tán khí phá kết
Tân lang, Đình lịch tử, Tang bạch bì, Trần bì, Xích linh: Hành khí lợi tiểu
Đình lịch tử: Phá kiên trục tà thông lợi thủy đạo.
2.3.5. Thể tỳ thận dương hư:
*) Chứng trạng:
Bụng trướng to, sắc mặt vàng xanh, sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn kém, mệt mỏi, chân phù, lưng gối mềm mỏi, đại tiện phân nát, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch trấm tế vô lực (giai đoạn cuối của thời kỳ mất bù)
*) Pháp điều trị: Ôn bô tỳ thận, hóa ứ hành thủy.
*) Bài thuốc: Chân vũ thang (Thương hàn luận) gia giảm:
- Phụ tử |
09g |
- Bạch thược |
15g |
- Bạch truật |
09g |
- Phục linh |
15g |
- Đại phúc bì |
12g |
- Nhục quế |
1,5g |
- Đương qui |
09g |
- Nga truật |
15g |
- Xa tiền tử |
30g |
- Sinh khương bì |
02g |
*) Ý nghĩa bài thuốc:
Phụ tử, Nhục quế: Ôn bổ tỳ thận, hóa khí hành thủy.
Bạch truật, Phục linh: Kiện tỳ lợi thủy.
Sinh khương bì: Tán thủy khí.
Đại phúc bì: Hành khí tiêu trướng đầy
Đương qui, Nga truật: Hoạt huyết tán ứ.
Bạch thược: Hoãn cấp chỉ thống, lợi tiểu.
2.2.6. Thể can thận âm hư:
*) Chứng trạng:
Bụng to, chân tay gầy, sườn đau lưng mỏi, sắc mặt sám tối, thường có cơn sốt nhẹ, miệng khô tâm phiền mặt nóng bàn tay đỏ, chảy máu mũi và chân răng, tiểu tiện ít, chất lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi ít hoặc nhẫn, mạch huyền tế sác (gặp xơ gan giai đoạn sau của thời kỳ mất bù)
*) Pháp điều trị: Tư dưỡng can thận, lương huyết hóa ứ.
*) Bài thuốc: Nhất quán tiễn (Liễu châu y thoại) hợp Cách hạ trục ứ thang (Y lâm cải sái) gia giảm:
- Sa sâm |
12g |
- Mạch đông |
12g |
- Xuyên luyện tử |
09g |
- Kỷ tử |
12g |
- Xích thược |
09g |
- Diên hồ sách |
09g |
- Đan bì |
09g |
- Miết giáp |
15g (sắc trước) |
- Sinh địa |
15g |
- Tây thảo |
09g |
- Ngũ linh chi |
09g |
*) Ý nghĩa bài thuốc:
Sinh địa: Tư âm dưỡng huyết bổ can thận
Sa sâm, Mạch đông, Kỷ tử, Miết giáp: Tư âm dưỡng huyết sinh tân nhu can.
Xuyên luyện tử, Diên hồ sách: Sơ can lý khí hoạt huyết.
Xích thược, Đan bì, Tây thảo: Thanh nhiệt lương huyết hoạt huyết tán ứ.
Ngũ linh chi: Hoạt huyết tán ứ chỉ thống
Miết giáp: Tư âm, tán kết tiêu báng.
2.2.7. Các phương pháp khác:
Nhân sâm Miết giáp tiễn hoàn: 06g x 2 -3 lần/ngày
2.3. Phòng bệnh:
- Diệt sán lá gan
- Phòng và điều trị viêm gan virut.
- Nếu bị xơ gan: Nghỉ ngơi, hạn chế mỡ đạm, ăn đủ calo và vitamin cao, ít muối. Không uống rượu.
- Giữ ấm tránh nhiễm thêm bệnh khác (do chính khí đang bị hư).
(ST)