Nguyên nhân và cách phòng ngừa tăng men cao hiệu quả

+ GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ GAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN:

Có nhiều loại bệnh gan khác nhau. Nhưng bất kể bạn bị loại bệnh nào thì tổn thương trên gan của bạn dường như đều diễn tiến theo cùng một cách giống nhau.

Gan của bạn có thể bị nhiễm virus, bị tổn thương bởi hóa chất, bị tấn công bởi chính hệ miễn dịch của cơ thể bạn, nhưng nguy hiểm cơ bản trong những trường hợp này là giống nhau – đó là gan sẽ bị hủy hoại đến mức nó không còn có thể làm việc để giúp bạn sống được.

Một lá gan mạnh khỏe

Gan giúp cơ thể chiến đấu chống lại nhiễm trùng và làm sạch máu. Nó còn giúp tiêu hóa thức ăn, dự trữ năng lượng để cơ thể sử dụng khi cần. Một lá gan mạnh khỏe có một khả năng đáng kinh ngạc là có thể phát triển trở lại, hoặc hồi phục, khi nó bị tổn thương. Bất kể những thứ gì ngăn không cho gan thực hiện chức năng của mình – hoặc hồi phục trở lại sau khi bị tổn thương – đều đặt mạng sống chủ nhân của nó vào vòng nguy hiểm.

Viêm

Trong giai đoạn sớm của bệnh gan, gan có thể bị viêm. Nó có thể đau và lớn ra. Hiện tượng viêm chứng tỏ cơ thể đang cố gắng chiến đấu chống lại nhiễm trùng hoặc làm lành một tổn thương nào đó. Nhưng nếu hiện tượng viêm diễn ra liên tục, nó có thể bắt đầu làm tổn thương gan vĩnh viễn.

Trong khi hầu hết các bộ phận khác của cơ thể nếu bị viêm thì bạn đều có thể cảm nhận được – khu vực bị viêm sẽ trở nên nóng và đau. Nhưng khi gan bị viêm, có thể nó sẽ không gây cho bạn bất kỳ một sự khó chịu nào cả.

Nếu bệnh gan được chẩn đoán và điều trị thành công ở giai đoạn này, quá trình viêm có thể biến mất

Xơ hóa

Nếu không được điều trị, gan bị viêm bắt đầu hóa sẹo. Khi mô sẹo phát triển quá mức nó sẽ thay thế dần mô gan bình thường. Quá trình này được gọi là quá trình xơ hóa (mô sẹo chính là một loại mô xơ).

Mô sẹo không thể thực hiện những chức năng mà mô gan bình thường có thể làm. Ngoài ra, mô sẹo còn ngăn không cho máu chảy xuyên qua gan. Khi mô sẹo xuất hiện bên trong gan nhiều hơn, gan có thể sẽ không hoạt động tốt như trước được nữa. Hoặc phần mô gan bình thường sẽ phải làm việc cật lực hơn để thay thế cho phần bị hóa sẹo.

Nếu bệnh được chẩn đoán và điều trị thành công trong giai đoạn này, vẫn còn cơ hội gan có thể lành trở lại bình thường theo thời gian.

Xơ gan

Nếu vẫn không được điều trị, gan sẽ bị sẹo hóa nghiêm trọng và không còn có thể tự lành lại được. Giai đoạn này – khi tổn thương không còn có thể hồi phục lại được – gọi là xơ gan.

Xơ gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, bao gồm cả ung thư gan. Ở một số người, những triệu chứng xơ gan có thể là dấu hiệu đầu tiên giúp họ phát hiện ra mình bị bệnh gan.

* Bạn sẽ trở nên dễ bị chảy máu hoặc thâm tím.
* Dịch sẽ tích tụ lại ở chân và/hoặc ở bụng.
* Da và mắt sẽ có màu vàng
* Ngứa da dữ dội
* Bên trong lòng các mạch máu dẫn đến gan, máu có thể chảy ngược trở lại do bị tắc nghẽn. Những mạch máu này có thể bị vỡ.
* Bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các loại thuốc và tác dụng phụ của chúng.
* Bạn có thể bị đái tháo đường kháng insulin và đái tháo đường type 2.
* Chất độc có thể tích tụ bên trong não, gây ra những vấn đề về sự tập trung, trí nhớ, giấc ngủ và những chức năng tâm thần khác.

Một khi bạn đã được chẩn đoán là xơ gan thì mọi việc điều trị đều nhằm vào hướng ngăn không cho tình trạng của bạn trở nên xấu hơn. Cũng có thể làm ngừng hoặc làm chậm lại tổn thương gan. Ngoài ra việc bảo vệ phần nhu mô gan bình thường còn lại cũng quan trọng.

Suy gan

Suy gan là tình trạng gan đang hoặc đã mất toàn bộ chức năng của nó. Đây là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và cần phải được cấp cứu.
Triệu chứng đầu tiên của suy gan thường là buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, và tiêu chảy. Do những triệu chứng trên có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nên có thể khó mà khẳng định được gan có bị suy hay không.
Nhưng khi quá trình suy gan diễn tiến nặng hơn, những triệu chứng trên sẽ trở nên nặng hơn. Bệnh nhân có thể trở nên lú lẫn, mất phương hướng và cực kỳ buồn ngủ. Có thể có nguy cơ hôn mê và tử vong. Bệnh nhân cần phải được điều trị ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ cố gắng cứu được bất cứ phần gan nào vẫn còn hoạt động. Nếu không thể được thì lựa chọn duy nhất sẽ là ghép gan.
Nếu suy gan là hậu quả của xơ gan thì thường có nghĩa là gan đã suy dần dần từ một khoảng thời gian trước rồi, có thể là hằng năm. Tình trạng này được gọi là suy gan mạn tính.
Suy gan mạn tính cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng dinh dưỡng kém. Hiếm gặp hơn, suy gan có thể xảy ra một cách đột ngột, vào khoảng 48 giờ. Tình trạng này được gọi là suy gan cấp tính và thường là do phản ứng với chất độc hoặc dùng thuốc quá liều.

Xơ gan, ung thư gan, và suy gan là những tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể gây đe dọa mạng sống của bạn.

Một khi bệnh gan của bạn đã đến những giai đoạn kể trên thì số lượng những phương pháp có thể điều trị được là rất giới hạn.
Đó là lý do vì sao cần phải phát hiện ra bệnh gan sớm, trong giai đoạn viêm hoặc xơ hóa. Nếu bạn được điều trị thành công ở những giai đoạn này, gan sẽ có cơ hội tự lành và tự hồi phục.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về bệnh gan của bạn. Xác định xem mình có thuộc diện nguy cơ hay không hoặc có nên đi xét nghiệm hay chích ngừa không.

(NGUỒN: Theo Y học NET/ American Liver Foundatio)

PHẦN 1. Nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao nhưng trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Tuy nhiên, đó mới là những gợi ý thông thường nhất bởi trong thực tế có những trường hợp viêm gan rất nặng nhưng nồng độ men gan trong máu tăng rất ít.

 Men gan tăng chứng tỏ sự trục trặc ở gan hoặc mật.

Men gan tăng, cảnh báo bệnh gì? Men gan nằm trong tế bào gan và chúng tham gia vào các quá trình chuyển hoá quan trọng các chất trong cơ thể. Vì vậy, men gan có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Khi men gan bị rối loạn, nhất là men gan tăng cao, phải hết sức lưu ý tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử trí thích hợp.  Trong một số trường hợp khác việc gia tăng nồng độ men gan lại không liên quan gì đến gan. Tuy vậy, nói một cách chung nhất thì sự thay đổi men gan là những dấu hiệu hữu ích trong chẩn đoán bệnh. Một số nguyên nhân hay gặp làm tăng nồng độ men gan bao gồm những nguyên nhân tại gan và nguyên nhân ngoài gan như: – Viêm gan cấp do bất kể nguyên nhân gì đều làm men gan tăng đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên. – Viêm gan mạn tiên triển, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, chất độc, thiểu dưỡng, ung thư gan. – Tắc đường mật do giun, sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp… cũng làm tăng men gan nhưng mức độ tăng không nhiều như trong viêm gan.

          – Các bệnh truyễn nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu… trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan. Ngoài ra còn rất nhiều bệnh mạn tính khác hay do điều trị thuốc, chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều bia rượu cũng làm thay đổi men gan so với bình thường. Khi đã biết mình bị tăng men gan, bạn nên giữ gìn sức khoẻ, tránh làm việc quá sức và bước kế tiếp là phải đi khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh được sớm những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B.

             Khi phát hiện thấy men gan tăng cao thì cần phải theo dõi thường xuyên xem số lượng có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm định lượng gan để biết được tình trạng của gan, ống dẫn mật. Trong trường hợp phát hiện tình trạng GGT tăng cao thì điều cần thiết là phải ngưng ngay việc uống rượu, bia và các loại nước uống có chất cồn, không hút thuốc lá, nếu xảy ra ở những người có tình trạng thừa cân béo phì thì nên kiêng cữ các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng nhiều chất đạm. Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc, để điều trị một số bệnh lý khác thì cần phải báo cho bác sĩ biết, mình đang có tình trạng tăng men gan, để tránh dùng những thuốc có hại cho gan.  

              Bạn cần chú ý rượu là thức uống làm gan nhiễm độc (khi uống rượu, gan phải làm việc nhiều hơn để thải chất độc).  Tóm lại, ở những người có chỉ số men gan tăng cao thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm được điều trị, theo dõi và xét nghiệm định kỳ vì nếu tình trạng này xảy ra kéo dài mà không điều trị sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như xơ gan…  (diendan.phununet.com) BÀI 1. Nguyên nhân làm tăng  men gan- PHẦN 2.  Bất kỳ người bình thường nào cũng có men gan. Men gan có 4 loại, đó là AST (aspartate transaminase) hoặc còn được gọi là SGOT (serum glutamic oxaloacetic transaminase). Loại thứ 2 là ALT (alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (serum glutamic pyruvic transaminase), hai loại này có trong tế bào gan. Khi gan bị viêm hoặc bị tổn thương thì hai loại men gan này bị rò rỉ vào dòng máu làm cho chỉ số men gan tăng. Loại men gan thứ 3 là alkalin phosphatase có trong màng tế bào gan và loại thứ 4 là GGT (gamma glutamyl transpeptidase) có trong thành của tế bào ống mật.

           Ở người bình thường, hai loại men gan SGPT và SGOT do tế bào gan sản sinh ra và chúng có hàm lượng cố định trong máu khoảng dưới 40U/l huyết thanh. Qua các nghiên cứu, người ta rút ra rằng khi men gan tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, tăng từ trên 2 tới 5 lần là mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng.

          Tỷ lệ ALT và AST có thể mang lại thông tin có giá trị về mức độ và nguyên nhân đối với bệnh của gan. Hầu hết bệnh về gan thì ALT (SGPT) cao hơn AST (SGOT) nhưng trong bệnh xơ gan và nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn ALT (thường tỷ lệ này là 2:1). Khi gan bị viêm hoặc chấn thương vì bất kỳ một lý do nào đó hoặc do tổn thương ở đường dẫn mật làm ứ trệ sự lưu thông của dịch mật thì tế bào gan sẽ gia tăng sản sinh và bài tiết men gan. Sự gia tăng men gan nổi trội nhất là viêm gan cấp tính đặc biệt là viêm gan cấp do siêu vi.

           Trong viêm gan cấp tính do siêu vi, có khi men gan tăng gấp từ 10 – 20 lần. Đối với viêm gan mạn tính thể tiến triển hoặc xơ gan hoặc viêm gan tự miễn thì men gan cũng có thể gia tăng. Đây cũng là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá là viêm gan mạn tính tiến triển hay người lành mang virut viêm gan. Các nguyên nhân khác làm tổn thương tế bào gan như rượu (đặc biệt là trong các trường hợp nghiện rượu), sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá chấtcũng làm cho men gan gia tăng một cách đáng kể. Bệnh về đường mật cũng có liên quan mật thiết với gan, nhất là các bệnh do sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật.

            Các nguyên nhân này thường làm cho đường dẫn mật phù nề hoặc tắc nghẽn dịch mật khó lưu thông tác động đến tế bào gan và vì vậy làm cho men gan gia tăng. Ngoài ra người ta cũng nhận thấy có một số nguyên nhân ngoài gan như các bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết) hoặc một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan. Đối với thuốc, có một số có tác động rất lớn đến gan, thậm chí gây độc cho gan, điển hình nhất là một số thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifamixin…), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…). Khi ngộ độc do thuốc cũng có thể làm men gan gia tăng. Tuy vậy, trong một số trường hợp, mặc dù men gan tăng nhưng không phải từ gan mà bởi các lý do khác, ví dụ hoạt động thể lực mạnh, vì vậy, nên giảm bớt sự vận động của các cơ . Vì vậy trong thực tế, người ta thấy rằng khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng, nhất là trường hợp men gan tăng cao là cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng hơn và đặc biệt lưu ý đến gan, mật. 

  (theo suckhoedoisong.vn)

BÀI 2. CÁCH ĐÁNH GIÁ MỘT NGƯỜI KHỎE MẠNH CÓ MEN GAN BẤT THƯỜNGCách đánh giá một người khỏe mạnh có men gan bất thường còn tùy thuộc vào từng người. Bác sĩ có thể sẽ hỏi những kết quả xét nghiệm máu cũ để so sánh.Nếu không có, bác sĩ có thể sẽ cho làm lại xét nghiệm máu trong vài tuần hoặc vài tháng sau để xem những bất thường trên có còn tồn tại hay không. Bác sĩ sẽ tìm những yếu tố nguy cơ của viêm gan B và C, bao gồm tiếp xúc do quan hệ tình dục, những lần truyền máu, dùng thuốc qua đường tiêm, tiếp xúc nghề nghiệp với những sản phẩm của máu. Bác sĩ cũng có thể sẽ hỏi tiền sử gia đình về bệnh gan để kiểm tra khả năng bệnh nhân bị những bệnh di truyền như đái tháo đồng đen, bệnh Wilson, hoặc thiếu men alpha-1-antitrypsin.Cũng cần phải xem lại danh sách tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng thường xuyên bao gồm cả những thuốc thông thường không cần kê toa.

           Quá trình khám thực thể toàn diện cũng rất quan trọng trong việc đánh giá bệnh nhân. Mức độ tăng của các men gan cũng cung cấp những đầu mối quan trọng để tìm ra nguyên nhân của bệnh gan. Chẳng hạn như phần lớn các bệnh nhân bị bệnh gan do rượu có nồng độ men gan không cao bằng những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi cấp tính và nồng độ AST có khuynh hướng cao hơn ALT. Do đó, ở những bệnh gan do rượu, AST thường dưới 300 đơn vị/lít trong khi ALT thường dưới 100 đơn vị/lít. Nếu rượu hoặc thuốc là thủ phạm gây bất thường men gan, ngừng rượu và thuốc (dưới sự giám sát của bác sĩ) có thể làm men gan trở lại bình thường hoặc gần bình thường trong vài tuần đến vài tháng.

          Nếu béo phì được xem là nguyên nhân làm gan nhiễm mỡ, giảm cân xuống 5% đến 10% trọng lượng cơ thể có thể đưa men gan về mức bình thường hoặc gần bình thường. Nếu men gan tiếp tục bất thường, bất kể bệnh nhân đã kiêng rượu, giảm cân và ngừng một số loại thuốc nghi ngờ, có thể cần thực hiện xét nghiệm máu để giúp chẩn đoán một số bệnh gan có thể chữa được. Máu có thể được khảo sát để tìm sự hiện diện của virus gây viêm gan B và C và những kháng thể liên quan của chúng. Nồng độ sắt, sắt bão hòa và ferritin trong máu thường tăng ở những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đồng đen. Nồng độ trong máu của một chất có tên là ceruloplasmin thường giảm ở những bệnh nhân bị bệnhWilson. Nồng độ của một số kháng thể trong máu (kháng thể kháng nhân hoặc ÂN, kháng thể kháng cơ trơn, và kháng thể kháng tiêu thể thận và gan) tăng ở những bệnh nhân bị viêm gan tự miễn. Siêu âm và CT scan bụng đôi khi cũng được sử dụng để loại trừ u gan và một số bệnh khác như sỏi mật hoặc tắc ống mật do u.

           Sinh thiết gan là một thủ thuật đâm kim xuyên qua da ở vùng bụng trên bên phải để lấy ra một dải mô gan mỏng rồi khảo sát dưới kính hiển vi. Thủ thuật này đôi khi được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm để xác định vị trí của gan. Không phải bất cứ ai có men gan bất thường cũng đều cần phải sinh thiết gan. Bác sĩ thường sẽ xem xét thực hiện thủ thuật này nếu: -Thông tin thu thập được từ sinh thiết gan có thể giúp ích cho kế hoạch điều trị. – Bác sĩ cần biết mức độ lan rộng và mức độ nặng của viêm/tổn thương gan. – Đánh giá hiệu quả điều trị – Không tìm thấy nguyên nhân gây tăng men gan sau khi đã kiểm tra toàn diện Sinh thiết gan có ích nhất, khi cần xác định chẩn đoán những bệnh có khả năng điều trị được. Những bệnh gan có khả năng điều trị được bao gồm viêm gan siêu vi B và C mạn tính, đái tháo đồng đen, bệnhWilson, viêm gan tự miễn và thiếu men alpha-1-antitrypsin.

             BÀI 3.. Khi men gan tăng, nên làm gì? 

      PHẦN 1. Nếu tình cờ phát hiện men gan trong máu gia tăng, đặc biệt làtăng gấp đôi chỉ số bình thường (trên 40U/l) thì cần đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân. Hiện nay, khi thấy men gan trong máu tăng thì việc đầu tiên nên nghĩ đến là người đó có bị nhiễm virut viêm gan hay không, vì vậy cần làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Trong các loại viêm gan do siêu vi thì viêm gan B, C có thể dùng phương pháp xét nghiệm nhanh để nhận xét sơ bộ. Riêng viêm gan do virut B, ngoài xét nghiệm xem HBsAg khi có dương tính, còn cần làm thêm xét nghiệm HBeAg, HBsAb, antiHBeAg… Nếu có điều kiện thì cần xét nghiệm đánh giá ADN của virut. Khi đã xác định được nguyên nhân thì nên nghe theo tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình.

         Nếu men gan tăng do viêm tắc đường dẫn mật thì cần được điều trị triệt để nguyên nhân. Người bị tăng men gan nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá sự tiến triển của bệnh. Trong ăn uống hằng ngày, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn, nhất là người đang mắc bệnh về gan (viêm gan cấp, mạn hoặc người lành mang virut viêm gan), mật (sỏi mật, giun chui ống mật, viêm đường dẫn mật) hoặc đã từng mắc bệnh sốt rét.

         Không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Chế độ ăn cũng cần được lưu ý, ví dụ như không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào. Khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng trong khi đang dùng một loại thuốc nào đó cũng nên cho bác sĩ khám bệnh và theo dõi sức khoẻ cho mình biết để bác sĩ có phương án giải quyết. Ngoài ra cũng nên vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng, trừ khi đang bị viêm gan cấp tính.  

         BÀI 3.. Khi men gan tăng, nên làm gì?

 PHẦN 2. Làm gì khi men gan (men GGT) tăng cao GGT là 1 loại men gan cùng với 2 loại nữa là SGOT và SGPT. Ba loại này tăng khi có tổn thương gan do viêm gan, đặc biệt GGT tăng cao khi tổn thương gan do bia rượu.  GGT tăng cao có thể cho biết 1 tình trạng của bệnh gan (viêm gan, chai gan, u bướu gan..) nhưng không chuyên biệt vì GGT cũng tăng cao do uống rượu, suy tim, do dùng 1 số thuốc, thí dụ: thuốc trị bệnh động kinh, thuốc chống đau chống viêm không có steroid ( Ibuprofen, Naproxen, Voltaren v.v ), thuốc kháng sinh, chống nấm …..  

           Nếu muốn biết có phải bệnh gan không thì thông thường xét nghiệmGGT thường được làm chung vớí các xét nghiệm khác về chức năng gan như AST, ALT để có sự chuyên biệt về gan.  Bạn nên theo dõi men gan, GGT thường xuyên xem số lượng có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm gan để biết chắc tình trạng của gan. Nếu bạn thường xuyên uống rượu và hút thuốc thì nên ngưng uống rượu, không hút thuốc lá, nên giảm các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng nhiều chất đạm. Nếu cần dùng thuốc gì thì nên hỏi bác sĩ xem có hại cho gan không.  Bạn đã đi khám, đã làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, theo chúng tôi bạn tham khảo ý kiến bác sĩ thăm khám cho bạn để được tư vấn điều trị hiệu quả và phù hợp với kết quả chẩn đoán bệnh của bạn  

           BÀI 4. Men gan cao do đâu? Làm gì khi bị men gan cao?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao nhưng trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Tuy nhiên đó mới là những gợi ý thông thường nhất bởi trong thực tế có những trường hợp viêm gan rất nặng nhưng nồng độ men gan trong máu tăng rất ít.

        Trong một số trường hợp khác việc gia tăng nồng độ men gan lại không liên quan gì đến gan. Tuy vậy, nói một cách chung nhất thì sự thay đổi men gan là những dấu hiệu hữu ích trong chẩn đoán bệnh.  Một số nguyên nhân hay gặp làm tăng nồng độ men gan bao gồm những nguyên nhân tại gan và nguyên nhân ngoài gan như:  – Viêm gan cấp do bất kể nguyên nhân gì đều làm men gan tăng đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên.  – Viêm gan mạn tiên triển, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, chất độc, thiểu dưỡng, ung thư gan.  – Tắc đường mật do giun, sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp… cũng làm tăng men gan nhưng mức độ tăng không nhiều như trong viêm gan.  – Các bệnh truyễn nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu… trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan.  – Ngoài ra còn rất nhiều bệnh mạn tính khác hay do điều trị thuốc, chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều bia rượu cũng làm thay đổi men gan so với bình thường.  Khi đã biết mình bị tăng men gan, bạn nên giữ gìn sức khoẻ, tránh làm việc quá sức và bước kế tiếp là phải đi khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh được sớm những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B.  Khi phát hiện thấy mem gan tăng cao thì cần phải theo dõi thường xuyên xem số lượng có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm định lượng gan để biết được tình trạng của gan, ống dẫn mật.

          Trong trường hợp phát hiện tình trạng GGT tăng cao thì điều cần thiết là phải ngưng ngay việc uống rượu, bia và các loại nước uống có chất cồn, không hút thuốc lá, nếu xảy ra ở những người có tình trạng thừa cân béo phì thì nên kiêng cữ các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng nhiều chất đạm. Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc để điều trị một số bệnh lý khác thì cần phải báo cho bác sĩ biết mình đang có tình trạng tăng men gan để tránh dùng những thuốc có hại cho gan.  Bạn cần chú ý rượu là thức uống làm gan nhiễm độc (khi uống rượu, gan phải làm việc nhiều hơn để thải chất độc).  

         Tóm lại, ở những người có chỉ số men gan tăng cao thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm được điều trị, theo dõi và xét nghiệm định kỳ vì nếu tình trạng này xảy ra kéo dài mà không điều trị sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như xơ gan… (Nguồn: Bs.Thuocbietduoc)  

      BÀI 5. Viêm gan và cách phòng và điều trị

         Khái niệm: Là hiện tượng viêm nhiễm do virus gây bệnh ở gan. Bệnh thường nhẹ ở trẻ con và nặng hơn ở người có tuổi. Các loại chính: viêm gan A do virus viêm gan A (HAV) gây ra; viêm gan B do virus viêm gan B (HBV); viêm gan không A, không B (ký hiệu NANBV)  : viêm gan A do virus viêm gan A (HAV) gây ra; viêm gan B do virus viêm gan B (HBV); viêm gan không A, không B (ký hiệu NANBV)Triệu chứng lâm sàng: có thể chia làm 3 thời kỳ: tiền hoàng đản, hoàng đản và thời kỳ lại sức (đối với HBV và HAV).  : có thể chia làm 3 thời kỳ: tiền hoàng đản, hoàng đản và thời kỳ lại sức (đối với HBV và HAV)

       Các triệu chứng chung: – Hội chứng giả cúm: sốt nhẹ, đau cơ, đau khớp – Hội chứng tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, táo bón hoặc ỉa chảy – Hội chứng vàng da: nước tiểu vàng, phân hơi bạc màu – Gan to, ấn tức Xét nghiệm: – Transaminaza tăng – SGPT và SGPT tăng cao – Bilirubin tăng – HbSAg, HBeAg, HbSAb dương tính Điều trị: đối với viêm gan cấp thể thông thường  : đối với viêm gan cấp thể thông thường – Nghỉ ngơi. – Chế độ ăn: ít mỡ, nhiều đường, tăng protid. Nếu người bệnh chán ăn thì chủ yếu là cho đường, uống nước hoa quả. Kiêng mỡ và thức ăn có chứa chất béo. – Có thể dùng vitamin C, thuốc nhuận mật (Sorbitol), cao actiso, nhân trần… – Hiện nay nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của một loại thảo dược có tên là Diệp hạ châu trên phòng và điều trị viêm gan do virus. Diệp hạ châu có chứa nhiều loại hoạt chất như: Phylanthosid,.. có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Virus, đồng thời giải độc gan, làm hạ men gan nhanh chóng và hiệu quả. Công ty Dược Hải Dương đã bào chế thành công sản phẩm HD-Inliver và Diệp hạ châu trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ cao đặc của cây Diệp hạ châu ở dạng viên nang cứng rất tiện lợi trong sử dụng đồng thời giữ nguyên được những tác dụng của Diệp hạ châu trong điều trị Viêm gan do Virus. Phòng bệnh – Phòng viêm gan B: chống lây lan qua đường tình dục và qua tiêm truyền, ngày nay người ta đang nghiên cứu về tác dụng của gama globulin thông thường (ISG), gama globulin đặc hiệu với viêm gan B (HBIG), vacxin phòng viêm gan B. – Phòng viêm gan A: đường lây chủ yếu là qua phân, miệng. Vì vậy, giữ tốt nguồn nước, nguồn thực phẩm không để bị ô nhiễm phân có HAV kết hợp với việc ăn chín, uống sôi là nguyên tắc cơ bản nhất  

       BÀI 6. Thuốc bổ gan, hạ men gan:

Cần dùng theo chỉ định  Hiện nay, có khá nhiều người khi xét nghiệm biết bị viêm gan, men gan tăng cao, hoặc do uống nhiều bia rượu đinh ninh bị yếu gan vì khó tiêu, đầy bụng, đã tự ý mua thuốc gọi là bổ gan, làm hạ men gan về sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ mà không biết được rằng, dùng như vậy rất nguy hiểm cho sức khoẻ.  Viêm gan là tình trạng tế bào gan bị viêm, bị hư hoại và chết đi. Viêm gan có thể do nhiễm độc(do sử dụng thuốc lâu dài, đặc biệt do nghiện rượu, dùng bia rượu dài ngày) nhưng nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay là viêm gan do nhiễm siêu vi như viêm gan siêu vi A, B và C. 

         Thuốc bổ gan, thuốc làm hạ men gan được phân loại vào nhóm thuốc gọi là thuốc hướng gan (hepatotropes). Thuốc hướng gan là thuốc có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh các triệu chứng rối loạn do tổn thương do các nguyên nhân đã kể như trên, trong đó có tác dụng bảo vệ nhu mô gan hoặc giúp làm hạ men gan. Chỉ định của thuốc này là hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi, viêm gan do nghiện rượu, gan nhiễm mỡ, làm giảm amoniac máu (để trị và phòng hôn mê gan), ngoài ra còn trị các rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, táo bón. 

             Cần lưu ý, thuốc loại này không điều trị khỏi bệnh viêm gan siêu vi (tức là không tiêu diệt được siêu vi B, C) mà chỉ hỗ trợ giúp làm giảm men gan trở lại mức bình thường và cải thiện một số triệu chứng cho bệnh nhân.             Người được phát hiện có men gan tăng cao cần lưu ý – Khi người bệnh đang sử dụng một số thuốc cũng có thể làm tăng men gan (như dùng thuốc trị rối loạn mỡ trong máu là thuốc thuộc nhóm fibrat hay thuốc statin), nếu ngưng thuốc sẽ làm men gan trở lại bình thuờng. Khi đang dùng thuốc mà bị tăng men gan phải báo cho bác sĩ điều trị biết để có hướng xử trí thích hợp.

            – Hiện nay trên thị trường có lưu hành các chế phẩm “thực phẩm chức năng” gọi là bổ gan, làm hạ men gan. Các chế phẩm này được dùng hỗ trợ điều trị viêm gan bằng cách tăng cường chức năng gan, giúp tái tạo nhu mô gan bị tổn thương, trị các rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, táo bón) do suy giảm chức năng gan, giúp giải độc gan trong bệnh lý gan do rượu… – Nếu những người đang chữa một bệnh nào đó hoặc đang điều trị bệnh gan, nhất thiết phải hỏi bác sĩ về việc dùng chế phẩm thực phẩm chức năng nào đó có được hay không. Có thể dùng chế phẩm thực phẩm chức năng khi gan yếu trong điều kiện không đang trong giai đoạn điều trị. – Đối với người dùng nhiều bia rượu, cách tốt nhất bảo vệ lá gan quan trọng của mình là dùng ít bia rượu, thậm chí bỏ hẳn càng tốt. Đừng nghĩ rằng dùng thuốc bổ gan, làm hạ men gan về dùng có thể đảm bảo sức khoẻ.  Theo Báo SK&ĐS  

    BÀI 7. Gan nhiễm mỡ

        Gan nhiễm mỡ có thể là một hậu quả của rất nhiều bệnh, kể cả do uống nhiều rượu, các bệnh về chuyển hoá, do sử dụng thuốc và các rối loạn về dinh dưỡng. • Có rất nhiều cơ chế gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Một trong những cơ chế thường gặp là do sự oxy hoá acid béo ở gan bị giảm, thường do sự rối loạn chức năng của ty lạp thể. • Hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ không có triệu chứng. Chúng thường được phát hiện qua triệu chứng gan to thấy được khi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, hoặc qua những bất thường nhẹ ở các chỉ số aminotransferase máu hoặc alkaline phophatase được thể hiện trong các xét nghiệm thường qui. • Gan nhiễm mỡ là một nguyên nhân hiếm gặp của tình trạng suy gan bạo phát. • Siêu âm và chụp cắt lớp điện toán có độ nhạy khoảng 60% trong việc phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Sinh thiết gan được chỉ định khi xuất hiện triệu chứng, khi các chỉ số men gan tăng kéo dài trên sáu tháng, hoặc khi thấy cần thiết cho việc chẩn đoán. • Việc kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chế độ điều trị có thể bao gồm cai nghiện rượu; ngưng dùng các thuốc có nhiều khả năng gây nên gan nhiễm mỡ; kiểm soát các bệnh về chuyển hóa, ví dụ bệnh tiểu đường; và giảm cân với một chế độ ăn kiêng ít chất béo cho những người béo phị. Không có thuốc điều trị đặc hiệu nào được khuyếncáo             

           Gan đóng một vai trò trung tâm trong sự tích trữ và chuyển hoá của các chất béo. Gan nhiễm mỡ được định nghĩa như là một sự tích luỹ của chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan hoặc quan sát dưới kính hiển vi thấy nhiều hơn 5% số tế bào gan chứa các hạt mỡ. Gan nhiễm mỡ được phát hiện trong khoảng một phần ba các trường hợp khám nghiệm tử thi của những người khỏe mạnh tử vong do tai nạn .            

             Trong hầu hết các trường hợp, chất béo ứ đọng chủ yếu là triglycerides, nhưng trong một vài trường hợp thì phospholipids chiếm đa số. Gan bình thường chứa khoảng 5 g lipid cho mỗi 100 g trọng lượng của gan, trong đó khoảng 14% là triglyceride, 64% là phospholipids, 8% cholesterol, và 14% là các acid béo tự do .          

         Trong gan nhiễm mỡ, lượng chất béo chiếm có thể chiếm đến 50% trọng lượng của gan, trong đó hơn một nửa là các triglyceride. Gan nhiễm mỡ có thể là một kết quả của rất nhiều bệnh, bao gồm nghiện rượu, các bệnh về chuyển hóa, các rối loạn về dinh dưỡng, và của việc sử dụng thuốc. Sự tích luỹ chất béo sự phân bố trong các tiểu thuỳ gan, sự phân bố này phụ thuộcvào nguyên nhân và sự kéo dài của tình trạng gan nhiễm mỡ. Chất béo ứ đọng trong tế bào gan có thể ở dạng macrovesicular (những hạt mỡ lớn đẩy lệch nhân) hoặc microvesicular (rất nhiều hạt mỡ nhỏ nằm xung quanh nhân tế bào) tuỳ thuộc vào diễn tiến của bệnh.            

           Các chẩn đoán phân biệt của những bệnh có liên hệ với gan nhiễm mỡ được liệt kê ở Bảng 46.1. Trong việc ghép gan với những lá gan bị thâm nhiễm mỡ từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng, được định nghĩa như là có sự hiện diện của chất béo nhiều hơn 30% (đối với mức độ trung bình)và 60% (đối với mức độ nghiêm trọng), thì có mối liên hệ cho thấy tỉ lệ thiếu hụt chức năng tiên phát cao hơn và tỉ lệ sống sót của mô gan ghép thấp hơn so với việc cấy ghép của những lá gan có mức độ nhiễm mỡ thấp.  BÀI 8. Cảnh báo viêm gan Virus B và cách phòng chữa. Hiện nay tổ chức y tế Thế giới ước tính có khoảng 400 triệu người mang viêm gan Virus B mạn tính. Trong đó các nước châu Á  có đến 2/3 tổng số người mắc Viêm gan Virus B trên toàn cầu 

         Nhiễm Virus B có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ưng thư gan và hậu quả là dẫn đến tử vong làm thiệt hại kinh tế của cả cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về bệnh Viêm gan Virus B , tạp chí Y học lâm sàng đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ  Trịnh Thị Ngọc- trưởng khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. PV: Thưa TS bệnh viêm gan Virus B là một dạng của bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất nguy hiểm. Vậy, kể từ khi bệnh nhân bị nhiễm Virus Viêm gan B đến giai đoạn cuối có thể kéo dài bao nhiêu năm thưa TS? TS. Trịnh Thị Ngọc:  Khoảng 20-30% bệnh nhân nhiễm viêm gan Virus B từ giai đoạn đầu (bắt đầu nhiễm) đến giai đoạn cuối (xơ gan, ung thư gan) kéo dài khoảng 15- 20 năm. Tuy nhiên tuỳ từng trường hợp, hoàn cảnh của từng bệnh nhân mà khoảng thời gian đó có thể là dài, ngắn khác nhau. Chẳng hạn nếu bệnh nhân mắc viêm gan Virus  B đồng thời bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV,  viêm gan Virus C, nghiện rượu và một số các bệnh mạn tính khác thì khoảng thời gian đó sẽ rút ngắn. Ngược lại, những bệnh nhân không đồng thời mắc các bệnh nhưu kể trên và có phương pháp điều trị hợp lý thì khoảng thời gian sống của họ sẽ kéo dài hơn.

          PV: Bệnh Viêm gan Virus B lây truyền như thế nào? Biểu hiện rõ rệt nhất của người mắc Viêm gan Virus B là gì, thưa TS?

         TS. Trịnh Thị Ngọc: viêm gan Virus B lây truyền từ người này sang người khác qua ba con đường như sau; thứ nhất lây từ mẹ sang con.  Cách lây này thường xảy ra nhiều ở các nước châu Á nói chung và ViệtNam ta nói riêng. Nếu người mẹ mang viêm gan Virus B có hiện tượng Virus phát triển (virus đang nhân) HBeAg+ hoặc ADNHBV+ thì khả năng họ truyền cho con là rất cao. Cụ thể là đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ mang Virus viêm gan B sẽ bị nhiễm tỉ lệ lên tới 80% – 90% nếu người mẹ mang HBeAg+  và ADNHBV+.  Tuy nhiên trong một số trường hợp  mẹ chỉ mang  HbeAg +  mà  Hbe Ag âm tính và ADNHBV âm tính thì khả năng người  mẹ truyền cho con tỉ lệ là 40%.          

          Thứ hai là lây truyền qua đường máu; người bị lây nhiễm viêm gan Virus B qua đường máu có thể xảy ra trong những trường hợp như truyền máu, các chế phẩm qua máu, chạy thận nhân tạo dài ngày, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý… Ngoài ra trong một số trường hợp mà đôi khi ta không để ý cũng dễ dàng lây truyền viêm gan Virus B như xăm mắt, xăm môi, xăm người, cạo râu, bàn chải đánh răng…          

        Thứ ba là lây truyền qua đường tình dục.  Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy số người bị lây truyền viêm gan Virus B theo con đường tình dục chiếm tỉ lệ  không cao lắm. Trong đó tỉ lệ nam truyền cho nữ lớn hơn so với tỉ lệ nữ truyền cho nam. Về biểu hiện  của nhiễm Virus viêm gan B và mắc bệnh viêm gan B rất kín đáo, chỉ có khoảng 1/3 các trường hợp bệnh nhân viêm gan B có biểu hiện lâm sàng: mệt mỏi, tiểu vàng, củng mạc, mật vàng, viêm mạc dưới lưỡi vàng… Còn đa số các trường hợp các triệu chứng không rõ nên người bệnh dễ bỏ qua. Vì không chú ý đến bệnh nên đa số các trường hợp bệnh nhân đến khám đều ở giai đoạn bệnh muộn như: xơ gan, ung thư tế bào gan… nên việc điều trị khó khăn ít hiệu quả. Khi khám, xét nghiệm nếu men gan  của bệnh nhân bình thường, không có hiện tượng nhân lên của Virus thì cũng chưa cần điều trị mà cứ 6 tháng chúng ta khuyên bệnh nhân xét nghiệm chức năng gan một lần để xem men gan có tăng hay không? Khi phát hiện men gan của bệnh nhân tăng thì phải xét nghiệm xem Virus  có nhân lên không và điều trị đặc hiệu.

          PV: Vậy, xin TS cho biết thuốc điều trị viêm gan Virus B như thế nào? Để phòng tránh tối đa bệnh viêm gan Virus B chúng ta nên áp dụng những biện pháp gì? TS. Trịnh Thị Ngọc: Hiện nay điều trị viêm gan Virus B có nhiều loại thuốc. Trước tiên là thuốc khôn đặc hiệu mà ta thường gọi là thuốc “bổ gan”:  Legalon, vitamin nhóm B…  Muốn điều trị có hiệu quả chúng ta nên sử dụng những loại thuốc ức chế sự nhân lên của Virus hoặc diẹt Virus. Chẳng hạn Lamivudine (Zeffix), Adefovir (Hepsera), Entercavir (Baraclude), IFN (có thể tiêm 1-3 lần một tuần). Hiện nay các loại thuốc điều trị này đều có mặt ở ViệtNam. Tuy nhiên chúng tôi thấy rằng điều trị viêm gan Virus B mạn tính rất khó khăn, tốn kém tiền của. Chính vì thế, cần phải phát hiện kịp thời, kiên trì điều trị và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ mới có hiệu quả.  Để phòng tránh đến mức tối đa bệnh Viêm gan Virus B chúng ta nên coi việc tiêm phòng viêm gan Virus B lên hàng đầu. Muốn giải quyết được vấn đề này cần sự quan tâm đúng mức của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng. Nếu chúng ta tiêm phòng vacxin viêm gan B tốt sẽ làm giảm tỉ lệ người nhiễm virus viêm gan B, từ đó viêm gan Virus B mạn tính, xơ gan, ung thư gan sẽ giảm đáng kể. Đối với những trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm viêm gan Virus B phải tiêm phòng Vacxin viêm gan B và Hepaig sau vài phút khi đẻ mới có hi vọng trẻ mới không bị nhiễm. Tuy nhiên, vấn đề tiêm phòng Vacxin ở ViệtNamcòn chưa thực hiện tốt bởi lẽ cộng đồng chưa hiểu rõ vai trò của tiêm phòng Vacxin viêm gan B cũng như sự quan tâm xát xao của các ngành chức năng.  

           Ngoài ra, cán bộ y tế  cơ sở  tuyên truyền về tác hại của viêm gan Virus B và khuyến khích cộng đồng tiêm phòng cũng là một  biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu sự gia tăng của Viêm gan Virus B. Cán bộ y tế cơ sở cũng có thể phòng tránh cho nhân dân bằng cách sử dụng các dụng cụ, điều trị can thiệp cho bệnh nhân cần được tiệt trùng, tuyên truyền cho những người bị nhiễm viêm gan Virus B không sử dụng các dụng cụ cá nhân chung với người khác, khi quan hệ tình dục phải dùng bao cao su đúng cách. PV: Như vậy rõ ràng việc tuyên truyền, vận động tiêm phòng Vacxin viêm gan Virus B nhằm hạn chế sự lây lan của Virus.

          Vậy, TS đánh giá như thế nào về vai trò của y tế cơ sở trong vấn đề này hiện nay? TS. Trịnh Thị Ngọc: vai trò của cán bộ y tế cơ sở đối với việc hạn chế sự gia tăng của viêm gan Virus B rất quan trọng. Chính vì thế, cán bộ y tế cơ sở phải thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tiêm phòng Vacxin nhằm hạn chế lây lan trong cộng đồng đồng thời cũng phải nói rõ lợi ích của vấn đề tiêm phòng đối với sức khoẻ của nhân dân. Bản thân nhân dân cũng phải thấy rõ và quán triệt được chủ trương này của Nhà nước và tích cực tham gia chương trình tiêm phòng vacxin viêm gan B. Nếu không có sự tham gia của tất cả mọi người thì chương trình này sẽ không đáp ứng được nhu cầu mong muốn của chúng ta là giảm tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B trong cộng đồng. Vì thế cán bộ y tế thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân cách phòng chống viêm gan Virus B sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

            BÀI 9. Nguy cơ ung thư gan và cách phòng chữa

Ung thư gan – căn bệnh ác tính có quá trình phát triển thầm lặng, khó phát hiện ở giai đoạn sớm, với tỷ lệ tử vong rất cao luôn là mối lo ngại cho mọi người.  Ung thư gan – Đâu là nguyên nhân chính? Cho đến nay ung thư gan vẫn còn là câu hỏi gây đau đầu cho các nhà khoa học. Tuy có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này, nhưng cho đến nay các nhà khoa học chỉ có thể xác định một số nguy cơ sau đây có thể dẫn đến bệnh:  – Viêm gan siêu vi B và C có thể coi là một trong những nguy cơ chính dẫn đến bệnh ung thư gan. Hơn 70% số người mắc bệnh ung thư gan có tiền sử nhiễm virus viêm gan B và C. Biến chứng từ viêm gan sang ung thư gan thường rất chậm, khoảng 20 năm, khiến nhiều người hoàn toàn không chú ý.  Viêm gan siêu vi B chủ yếu lây qua đường truyền máu, đường tình dục hoặc mẹ truyền sang con. Hiện tại hơn 70% dân số Việt Nam nhiễm viêm gan siêu vi B và siêu vi C. Phần lớn người bệnh không hề biết mình mang trong người loại virus này do không thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ, cũng như không chú ý đến việc tiêm phòng. – Một yếu tố nguy cơ khác gây nên bệnh ung thư gan là xơ gan.

         Uống nhiều rượu, ăn nhiều dầu mỡ, và các bệnh về gan là các yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ gan. Các tế bào gan lành bị các mô xơ thay thế. Tuy nhiên, số bệnh nhân xơ gan biến chứng thành ung thư gan chỉ chiếm khoảng 5%. – Ngoài ra, chất độc Aflatoxin có trong những loại ngũ cốc bị nấm mốc cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư gan.   

       BÀI 9. Ung thư gan chữa trị như thế nào?

       Hiện tại có một số phương pháp chữa trị bệnh ung thư gan như: phẫu thuật, phương pháp hoá dầu thuyên tắc mạch (TACE), đốt khối u bằng sóng radio can tần (RFA). Ngoài các phương pháp kể trên, Công ty Bayer của Đức vừa phát minh một loại thuốc mới Sorafenib là dược chất đầu tiên được FDA (Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ) và EMEA (Hội đồng thuốc châu Âu) thông qua cho chỉ định điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tiến triển với tên thương mại là Nexavar.  Cơ chế hoạt động “nhắm trúng đích” của Sorafenib đã được chứng minh lâm sàng làm trì hoãn quá trình tiến triển của bệnh một cách đáng kể, giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân, với các tác dụng phụ có thể xử trí được.  Chính vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định dùng Sorafenib song song với các phương pháp điều trị khác với mục đích kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân. Phổ biến nhất là dùng cho bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc sau TACE nhằm ngăn ngừa tái phát, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

          Ung thư gan – phòng bệnh hơn chữa bệnh

         Phòng bệnh là việc hết sức cần thiết. Một số biện pháp có thể phòng bệnh ung thư gan như: tiêm ngừa vaccine phòng chống viêm gan B (chưa có vaccine phòng chống viêm gan C), hạn chế rượu bia, hạn chế thức ăn có hàm lượng chất béo cao, cũng như không sử dụng các thực phẩm ngũ cốc bị nấm mốc và điều chỉnh phong cách sống lành mạnh. Ngoài ra, chúng ta cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ, nhằm phát hiện sớm các bệnh về gan và đặc biệt là ung thư gan. Có như vậy thì những phương pháp điều trị mới có tác dụng kịp thời, và hiệu quả, tránh được việc di căn qua các bộ phận khác.  Theo TTOL

BÀI 10. TÌM HIỂU VỀ MEN GAN

1. Men gan là gì ?

Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.

2 . Có bao nhiêu loại men gan ? có 4 loại men gan

–         AST (Aspartate Transaminase) hay SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) hay ASAT (Aspartate AminoTransferase)  là một enzyme ở bào tương và ty thể, hiện diện ở tế bào gan, tim, cơ vân, thận, não và tụy.  AST là một men xúc tác trong phản ứng giữa aspartate và alpha-ketoglutarate tạo thành oxaloacetate và glutamate.

–         ALT (Alanine Transaminase ) hay SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) hay ALAT (Alanine AminoTransferase) là men trong bào tương, hiện diện chủ yếu ở tế bào gan, chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và tim. Vì vậy sự tăng ALT đặc hiệu cho tổn thương tế bào gan hơn so với AST. ALT là một men xúc tác phản ứng transamination (là phản ứng chuyển nhóm amino, men xúc tác cho phản ứng này gọi là transaminase) chuyển nhóm amino từ Alanine sang alpha-ketoglutarate tạo thành sản phẩm Glutamate và Pyruvate. Alanine là một acid amine giữ vai trò quan trọng trong chu trình glucose-alanine giữa gan và mô cơ. Năng lượng tạo được trong những phản ứng của chu trình này dành cho sự co cơ.

–         Alkaline phosphatase là một loại men trong tiểu quản màng tế bào gan.

–         Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT) là men trong tế bào thành của ống mật.

3. Tại sao men gan tăng trong viêm gan ?

Bình thường khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa, một lượng men gan sẽ phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 40 U/L. Khi tình trạng viêm gan xảy ra dẫn đến sự phá hủy tế bào gan nhiều hơn bình thường làm cho nồng độ men gan trong máu tăng cao. Nếu men gan tăng từ 1-2 lần là mức độ nhẹ, 2-5 lần là mức độ trung bình, tăng trên 5 lần giới hạn bình thường là mức độ nặng.

4. Nguyên nhân gây tăng men gan :

         Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng men gan nhưng thường gặp là:

–         Viêm gan do virus A, B, C, D.

–         Viêm gan do thuốc.

–         Viêm gan do rượu.

–         Viêm gan tự miễn.

–         Ứ sắt.

–         Wilson.

–         Thiếu alpha 1 – antitrypsine.

5. Dự đoán nguyên nhân qua hình thái tăng men gan :  

              Tăng men gan  thường là biểu hiện bất thường sinh hóa đầu tiên ở bệnh nhân viêm gan virus, viêm gan tự miễn hay viêm gan do thuốc. Mức độ tăng men gan có thể tương quan với mức độ lan rộng tổn thương tế bào gan nhưng thường không có ý nghĩa tiên lượng. Viêm gan mạn được qui ước là sự tăng men gan kéo dài hơn 6 tháng.

              Ở bệnh nhân viêm gan do rượu AST thường cao gấp 2-10 lần giới hạn bình thường và ALT chỉ ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ. Nồng độ ALT tương đối thấp có thể do hậu quả từ sự thiếu pyrydoxal 5-phosphate ở người nghiện rượu là một yếu tố cần thiết cho sự tổng hợp ALT. Ngược lại ở bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ALT thường cao hơn AST.

   Men gan có thể  tăng lên đến 3000 U/L trong viêm gan virus cấp hoặc viêm gan do thuốc. Ở bệnh nhân suy gan cấp hay sốc gan thì men gan có thể tăng đến 5000 U/L.

   Men gan tăng mức độ nhẹ hoặc trung bình thường gặp trong viêm gan virus mạn tính, viêm gan tự miễn, ứ sắt, bệnh lý tự miễn ở ruột non (celiac disease).

   Trong vàng da tắc mật men gan thường dưới 500 U/L.

      6. Men gan thấp trong trường hợp nào ?

     Men gan thấp có thể liên quan đến hội chứng ure huyết hoặc ở người lọc thận định kỳ. Viêm gan virus mạn tính trên những đối tượng này có thể men gan không tăng.      Bs Trần Quốc Trung