Video Clip: Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai là gì?
Bé bị côn trùng cắn, đốt điều trị và phòng ngừa thế nào?
Nguyên nhân của bệnh ung thư máu và những thông tin cần biết
Em bé lười bú, nguyên nhân và cách khắc phục
Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Bệnh men gan cao có ảnh hưởng tới tính mạng không? Khi bị men gan cao có dễ sinh con không?
Tìm hiểu bệnh men gan cao
1. Men gan là gì ?
Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.
2 . Có bao nhiêu loại men gan ? có 4 loại men gan
- AST (Aspartate Transaminase) hay SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) hay ASAT (Aspartate AminoTransferase) là một enzyme ở bào tương và ty thể, hiện diện ở tế bào gan, tim, cơ vân, thận, não và tụy. AST là một men xúc tác trong phản ứng giữa aspartate và alpha-ketoglutarate tạo thành oxaloacetate và glutamate.
- ALT (Alanine Transaminase ) hay SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) hay ALAT (Alanine AminoTransferase) là men trong bào tương, hiện diện chủ yếu ở tế bào gan, chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và tim. Vì vậy sự tăng ALT đặc hiệu cho tổn thương tế bào gan hơn so với AST. ALT là một men xúc tác phản ứng transamination (là phản ứng chuyển nhóm amino, men xúc tác cho phản ứng này gọi là transaminase) chuyển nhóm amino từ Alanine sang alpha-ketoglutarate tạo thành sản phẩm Glutamate và Pyruvate. Alanine là một acid amine giữ vai trò quan trọng trong chu trình glucose-alanine giữa gan và mô cơ. Năng lượng tạo được trong những phản ứng của chu trình này dành cho sự co cơ.
- Alkaline phosphatase là một loại men trong tiểu quản màng tế bào gan.
- Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT) là men trong tế bào thành của ống mật.
3. Tại sao men gan tăng trong viêm gan ?
Men gan tăng chứng tỏ sự trục trặc ở gan hoặc mật.
Bình thường khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa, một lượng men gan sẽ phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 40 U/L. Khi tình trạng viêm gan xảy ra dẫn đến sự phá hủy tế bào gan nhiều hơn bình thường làm cho nồng độ men gan trong máu tăng cao. Nếu men gan tăng từ 1-2 lần là mức độ nhẹ, 2-5 lần là mức độ trung bình, tăng trên 5 lần giới hạn bình thường là mức độ nặng.
4. Nguyên nhân gây tăng men gan :
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng men gan nhưng thường gặp là:
- Viêm gan do virus A, B, C, D.
- Viêm gan do thuốc.
- Viêm gan do rượu.
- Viêm gan tự miễn.
- Ứ sắt.
- Wilson.
- Thiếu alpha 1 – antitrypsine.
5. Dự đoán nguyên nhân qua hình thái tăng men gan :
Tăng men gan thường là biểu hiện bất thường sinh hóa đầu tiên ở bệnh nhân viêm gan virus, viêm gan tự miễn hay viêm gan do thuốc. Mức độ tăng men gan có thể tương quan với mức độ lan rộng tổn thương tế bào gan nhưng thường không có ý nghĩa tiên lượng. Viêm gan mạn được qui ước là sự tăng men gan kéo dài hơn 6 tháng.
Ở bệnh nhân viêm gan do rượu AST thường cao gấp 2-10 lần giới hạn bình thường và ALT chỉ ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ. Nồng độ ALT tương đối thấp có thể do hậu quả từ sự thiếu pyrydoxal 5-phosphate ở người nghiện rượu là một yếu tố cần thiết cho sự tổng hợp ALT. Ngược lại ở bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ALT thường cao hơn AST.
Men gan có thể tăng lên đến 3000 U/L trong viêm gan virus cấp hoặc viêm gan do thuốc. Ở bệnh nhân suy gan cấp hay sốc gan thì men gan có thể tăng đến 5000 U/L.
Men gan tăng mức độ nhẹ hoặc trung bình thường gặp trong viêm gan virus mạn tính, viêm gan tự miễn, ứ sắt, bệnh lý tự miễn ở ruột non (celiac disease).
Trong vàng da tắc mật men gan thường dưới 500 U/L.
6. Men gan thấp trong trường hợp nào ?
Men gan thấp có thể liên quan đến hội chứng ure huyết hoặc ở người lọc thận định kỳ. Viêm gan virus mạn tính trên những đối tượng này có thể men gan không tăng.
Men gan cao do đâu?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao nhưng trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Tuy nhiên đó mới là những gợi ý thông thường nhất bởi trong thực tế có những trường hợp viêm gan rất nặng nhưng nồng độ men gan trong máu tăng rất ít. Trong một số trường hợp khác việc gia tăng nồng độ men gan lại không liên quan gì đến gan. Tuy vậy nói một cách chung nhất thì sự thay đổi men gan là những dấu hiệu hữu ích trong chẩn đoán bệnh.
Một số nguyên nhân hay gặp làm tăng nồng độ men gan bao gồm những nguyên nhân tại gan và nguyên nhân ngoài gan như:
- Viêm gan cấp do bất kể nguyên nhân gì đều làm men gan tăng đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên.
- Viêm gan mạn tiên triển, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, chất độc, thiểu dưỡng, ung thư gan.
- Tắc đường mật do giun, sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp… cũng làm tăng men gan nhưng mức độ tăng không nhiều như trong viêm gan.
- Các bệnh truyễn nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu... trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan.
- Ngoài ra còn rất nhiều bệnh mạn tính khác hay do điều trị thuốc, chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều bia rượu cũng làm thay đổi men gan so với bình thường.
Khi đã biết mình bị tăng men gan, bạn nên giữ gìn sức khoẻ, tránh làm việc quá sức và bước kế tiếp là phải đi khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh được sớm những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B.
Khi phát hiện thấy mem gan tăng cao thì cần phải theo dõi thường xuyên xem số lượng có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm định lượng gan để biết được tình trạng của gan, ống dẫn mật. Trong trường hợp phát hiện tình trạng GGT tăng cao thì điều cần thiết là phải ngưng ngay việc uống rượu, bia và các loại nước uống có chất cồn, không hút thuốc lá, nếu xảy ra ở những người có tình trạng thừa cân béo phì thì nên kiêng cữ các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng nhiều chất đạm. Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc để điều trị một số bệnh lý khác thì cần phải báo cho bác sĩ biết mình đang có tình trạng tăng men gan để tránh dùng những thuốc có hại cho gan.
Bạn cần chú ý rượu là thức uống làm gan nhiễm độc (khi uống rượu, gan phải làm việc nhiều hơn để thải chất độc).
Tóm lại, ở những người có chỉ số men gan tăng cao thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm được điều trị, theo dõi và xét nghiệm định kỳ vì nếu tình trạng này xảy ra kéo dài mà không điều trị sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như xơ gan...
Men gan và những điều cần biết
Men gan là các protein do gan tiết ra, có tác dụng xúc tác các phản ứng hóa học trong cơ thể. Bình thường các men này nằm trong tế bào gan và một số cơ quan khác. Khi có tổn thương gan các men này tràn vào máu, làm tăng nồng độ trong máu, báo hiệu có nguy cơ bệnh gan. Có nhiều loại men gan, trong đó các men gan thường được khảo sát nhất là:
• Aspartate aminotransferase (AST hoặc SGOT).
• Alanine aminotransferase (ALT hay SGPT).
Ngoài AST và ALT, có những enzym khác:
• Phosphatase kiềm.
• Lactate dehydrogenase (LDH).
• Gamma-glutamyl transpeptidase (GGT).
Men gan từ đâu có?
- AST (SGOT) là một enzym ở bào tương và ty thể, thường được tìm thấy trong các mô gan, tim, cơ, thận và não, AST sẽ tăng cao khi có tổn thương một trong những mô này.
- ALT (SGPT) là men trong bào tương, hiện diện chủ yếu ở tế bào gan, vì vậy sự tăng ALT đặc hiệu cho tổn thương tế bào gan hơn.
- Phosphatase kiềm là một enzym gan trong tiểu quản màng tế bào gan, thường tăng khi tổn thương tế bào mật (tắc nghẽn đường mật). Ngoài ra một số các nguyên nhân khác cũng có thể tăng phosphatase kiềm: bệnh xương, do đó có thể tăng trong các bệnh xương.
- GGT men trong tế bào thành của ống mật, tăng trong viêm gan mạn, trong bệnh đường mật cùng với tăng phosphatase kiềm.
Thế nào là trị số men gan bình thường?
Khi các chỉ số xét nghiệm đạt:
• AST: 20 - 40 UI/L
• ALT: 20 - 40 UI/L
• GGT: 20 - 40UI/L
• Phosphatase kiềm: 30 - 110 UI/L.
Men gan tăng
Tăng men gan thường là biểu hiện bất thường sinh hóa đầu tiên ở bệnh nhân viêm gan virus, viêm gan tự miễn hay viêm gan do thuốc. Mức độ tăng men gan có thể liên quan với mức độ lan rộng tổn thương tế bào gan nhưng thường không có ý nghĩa tiên lượng.
Nghiên cứu cho thấy, tăng AST và ALT dự báo sẽ giảm dần tuổi thọ, tăng tỷ lệ tử vong từ 21 đến 78%. Với AST trị số tăng gấp đôi sẽ tăng 32% nguy cơ tử vong, và nếu tăng hơn gấp đôi, nguy cơ tử vong sẽ lên đến 78%. Với ALT gấp 2 lần sẽ tăng 21% nguy cơ tử vong và khi tăng hơn gấp đôi, nguy cơ sẽ là 59%.
Ngược lại AST, ALT bình thường thì tỷ lệ tử vong thấp hơn dự kiến (0,95 cho AST và 0,61 cho ALT).
Mức độ tăng men gan không hoàn toàn tương quan với mức độ tổn thương gan hoặc tiên lượng. Viêm gan siêu vi A cấp tính có thể tăng rất cao AST và ALT, nhưng hầu hết những người bị viêm gan siêu vi A cấp tính sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Trong khi đó, viêm gan C mạn tính thường chỉ tăng ít AST và ALT, nhưng dần dần sẽ đưa đến xơ gan, ung thư gan.
• Nồng độ AST, ALT tăng rất cao thường thấy trong những bệnh gây hoại tử gan lan tỏa như viêm gan siêu vi cấp, quá liều acetaminophen, ngưng tuần hoàn kéo dài...
• Men gan tăng lên đến 3.000 U/L trong viêm gan virus cấp hoặc viêm gan do thuốc. Khi bị suy gan cấp hay sốc gan men gan có thể tăng đến 5.000 U/L.
• Tăng men gan từ nhẹ đến trung bình thường gặp trong gan nhiễm mỡ do rượu, đái tháo đường, béo phì; viêm gan siêu vi mạn hoạt động, viêm gan tự miễn, ứ sắt, bệnh lý tự miễn ở ruột non.
• Trong vàng da tắc mật, men gan thường dưới 500 U/L.
• Ở bệnh nhân viêm gan do rượu AST thường tăng 2 - 10 lần, ALT chỉ ở mức bình thường, tăng nhẹ, thấp có thể do ở người nghiện rượu thiếu pyrydoxal 5-phosphate là yếu tố cần cho sự tổng hợp ALT.
• Ở bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ALT thường cao hơn AST.
Nguyên nhân ít gặp: hemachromatosis (quá tải sắt), bệnh Wilson, thiếu alpha-1-antitrypsin, Celiac sprue, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm gan tự miễn...
Hemachromatosis là một bệnh di truyền rối loạn hấp thu sắt, tích tụ sắt trong gan dẫn đến xơ gan.
- Wilson là một rối loạn di truyền với sự tích tụ quá mức của đồng trong các mô thường là gan và não dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan, rối loạn tâm thần, động kinh.
- Alpha-1-antitrypsin là một rối loạn di truyền, trong đó thiếu alpha-1-antitrypsin dẫn đến khí phế thủng, viêm gan.
- Viêm gan tự miễn là tổn thương gan do rối loạn miễn dịch tạo ra kháng thể gây tổn thương gan.
- Celiac sprue là một bệnh của ruột non, do dị ứng với gluten biểu hiện đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, bất thường ALT và AST.
Những loại thuốc nào gây bất thường men gan?
- Thuốc giảm đau: aspirin, acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Naprosyn, Naprelan, Anaprox, Aleve), diclofenac (Voltaren, Cataflam...), phenylbutazone (Butazolidine).
- Thuốc điều trị động kinh: phenytoin (Dilantin), valproic acid (Depakote, Deparkin,...), carbamazepine (Tegretol), phenobarbital.
- Kháng sinh: tetracyclin, sulfonamid, isoniazid (INH) (Nydrazid, Laniazid), sulfamethoxazole (Gantanol), Trimethoprim (Trimpex; Proloprim, Primsol), Nitrofurantoin (Macrodantin; Furadantin; Macrobid), fluconazole (Diflucan).
- Thuốc tim mạch: amiodarone (Cordarone), hydralazine, quinidine (Quinaglute, Quinidex)...
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc giảm mỡ máu:
Statins: lovastatin (Mevacor, Altocor), pravastatin (Pravachol), atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), rosuvastatin (Crestor), simvastatin (Zocor), Niacin.
Men gan thấp
Đó là những người bị xơ gan; suy gan nặng; u mạch máu gan; bệnh thận, hội chứng urê huyết cao, lọc thận định kỳ (VGSV mạn trên những bệnh nhân này có thể men gan không tăng); suy giáp; suy tuyến thượng thận; hội chứng kém hấp thu, suy dinh dưỡng, chế độ ăn ít đạm; sốt; tiêu chảy nặng; ăn quá nhiều chất béo; nhiễm trùng; thiếu sắt; phỏng nặng; hạ calci máu; thiếu đạm và các vitamin; phụ nữ mang thai; ít hoạt động thể chất.
Làm gì khi có men gan bất thường?
Khi phát hiện có men gan bất thường cần khảo sát tiền căn, các xét nghiệm trước đó. Làm lại xét nghiệm sau vài tuần đến vài tháng để xem bất thường có kéo dài không.
Cần tìm nguyên nhân, yếu tố nguy cơ như: viêm gan siêu vi B và C, truyền máu, ma túy, yếu tố nghề nghiệp, gia đình có người bệnh gan, dùng thuốc, nghiện rượu, rối loạn chuyển hóa lipid... Sau đó loại bỏ yếu tố nguy cơ nếu có như bỏ rượu, giảm cân, ngưng thuốc... Nếu không tìm được nguyên nhân nên xem xét chỉ định sinh thiết gan. Các dữ liệu từ sinh thiết gan sẽ giúp đánh giá chẩn đoán bệnh, mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan, lập kế hoạch điều trị, đánh giá hiệu quả của điều trị, tiên lượng bệnh...
Chế độ ăn tốt cho gan
Ăn đều đặn và không bỏ bất kỳ bữa ăn nào. Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm tinh chế. Tăng lượng rau quả tươi. Tránh thực phẩm chế biến và đóng hộp, thức ăn nhanh như bánh pizza, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và bánh kem xốp. Tránh thức ăn chiên, chất béo bão hòa, nước uống có gas.
(ST)