Nhà đẹp của Tùng Dương bí ẩn, ma quái

Nhà đẹp của Tùng Dương bí ẩn, ma quái. Là một người cá tính nên ca sĩ Tùng Dương đã trang trí cho mình một chốn về cũng "quái" như chính con người anh.



 

Căn hộ Tùng Dương đang sống cùng bố mẹ nằm trên con phố Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngôi nhà có diện tích 100m2 được thiết kế hợp lý và gây ấn tượng bởi những món đồ nội thất bằng gỗ, mây tre và gốm sứ.

Điểm ấn tượng trong căn nhà của "chàng quái" này là bộ sưu tập băng, đĩa nhạc "khủng" lên tới gần 6000 cái với đủ các thể loại âm nhạc khác nhau của các ca sĩ danh tiếng trên thế giới.

Tùng Dương tâm sự anh có thú sưu tập đĩa từ khi 12 tuổi. Lúc đó bố mẹ anh sinh sống ở bên Nga biết con trai thích hát nên chịu khó đi săn lùng đĩa nhạc của các em thiếu nhi quốc tế gửi về cho Tùng Dương.

"Âm nhạc như một ma lực hút Dương từ dạo đó. Những chiếc băng, đĩa cùng với những chú búp bê Nga được Dương nâng niu cất giữ như một báu vật đến bây giờ", Tùng Dương thổ lộ.

Tùng Dương nói 10 năm trở lại đây, trong mỗi chuyến lưu diễn nước ngoài, một trong những sở thích của anh là lui tới các cửa hàng bán đĩa. Tùng Dương có thể ngồi hàng giờ để tìm tòi những chiếc đĩa mà mình yêu thích.

Ngoài đĩa nhạc, Tùng Dương còn sưu tầm rất nhiều vòng đeo tay, vòng cổ, nhẫn. Cách đây 4 năm có dịp ghé thăm nhà Tùng Dương thật ngỡ ngàng với hàng trăm chiếc vòng, nhẫn với nhiều kiểu dáng, hình thù lạ mắt.

"3 năm nay gu ăn mặc của tôi thay đổi nên không mang trang sức lên sân khấu nữa. Những chiếc vòng cũng không còn có tác dụng nên tôi đã tặng gần hết cho bạn bè. Giờ cũng chỉ còn vài cái giữ làm kỷ niệm mà thôi" - Tùng Dương nói.

"Chàng quái" rất thích nuôi mèo và chó mặc dù không có nhiều thời gian chăm sóc cũng như vuốt ve âu yếm chúng.

"Tôi hay nói đùa với bạn bè rằng các con vật nuôi trong nhà nó cũng ảnh hưởng tôi hay sao đó, rất đặc biệt. Tôi vẫn nhớ con chó Money. Hễ ai đến nhà chơi mà nó không thích là hay tha giày, dép giấu vào gầm giường. Còn chú mèo lông màu gio tên Min thì chỉ khoái ăn và tha chỉ khâu khắp nhà" - Tùng Dương cho biết.

Bước chân vào căn nhà, đập vào mắt là một chiếc mặt nạ làm bằng một loại gỗ quý.

 

Tùng Dương âu yếm  chú mèo ở phòng khách. 

Phòng khách trưng nhiều con vật bằng gỗ quý.

Cửa sổ phòng khách là nơi Tùng Dương luyện thanh mỗi sáng.
 

Tùng Dương bên bức tranh trừu tượng khổ lớn được một họa sĩ nổi tiếng trong nước vẽ tặng.

Tùng Dương đang sở hữu bộ sưu tập đĩa nhạc lên tới gần 6000 chiếc.

Cúp giải thưởng được sắp xếp ngay ngắn trên nóc những tủ đĩa nhạc.

Chiếc tủ đựng giày của Tùng Dương trông cũng lạ mắt.

Trong album ảnh bày ở phòng khách, có nhiều tấm ảnh Tùng Dương chụp với mẹ thủa nhỏ. Đây là một bức chụp trong dịp Tùng Dương được sang Nga chơi.

Tùng Dương và nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường lúc mới lớn.

Ảnh chụp Tùng Dương cùng bố (áo vest vàng) và ca sĩ Đăng Dương.

Một số thông tin thú vị về ca sĩ Tùng Dương


Khi nói về con trai, bỗng dưng mẹ Tùng Dương ngân ngấn nước mắt và bắt đầu kể về con trai. Với bà, từng giai đoạn âm nhạc của con trai, đều là dấu ấn trong chính cuộc đời mình, cuộc đời của người mẹ xa con biền biệt.

Hỏi chuyện mẹ của Tùng Dương về cậu con trai cưng, bà nhất định không chịu “xuất đầu lộ diện”. Nhưng, khi nói Tùng Dương làm liveshow “Tùng Dương hát tình ca”, toàn bài nhạc trữ tình mượt mà, trong khi đó “thương hiệu” của Dương là “quái”, thì liệu Dương có thành công không? Bỗng dưng, mẹ Tùng Dương ngân ngấn nước mắt và bắt đầu kể về con trai. Với bà, từng giai đoạn âm nhạc của con trai, đều là dấu ấn trong chính cuộc đời mình, cuộc đời của người mẹ xa con biền biệt.

Người bạn đi cùng nhắc nhở: “Đừng khóc đấy nhé”, hóa ra cứ nói về con trai là mẹ Dương lại khóc như thế. Bà khóc bởi sự tự hào vì cậu con mấy chục năm sống xa bố mẹ mà vẫn lớn lên bản lĩnh và giỏi giang…

Sự thiếu hụt tình cảm khiến giọng hát nhiều cảm xúc hơn?!

Nếu tính thời gian Tùng Dương được ở bên cạnh bố mẹ thì ít lắm, mẹ Dương cũng mới về nước mấy năm gần đây mà thôi. Do điều kiện gia đình, bố mẹ Dương phải sang Nga làm kinh tế.

Từ 6 tuổi, cậu bé Dương đã phải sống xa bố mẹ và mọi sự chăm sóc, nuôi dưỡng đều nhờ vào người bác ruột. Cho đến khi 13 tuổi, Dương mới có dịp được gặp bố mẹ, nhưng không phải ở Việt Nam mà là trên đất Nga nhờ chuyến lưu diễn cùng các ca sĩ nổi tiếng như Mỹ Linh, Đăng Dương…

Nhắc đến chuyện này, bà Thu Hà, mẹ Tùng Dương lại chấm nước mắt. Bà chẳng bao giờ có thể quên được ngày đó, giây phút đó khi mẹ con, gia đình hạnh ngộ và đó là sự hạnh ngộ kỳ diệu mà bà không thể tưởng tượng được...

Một mình một con đường là “kiểu” của Tùng Dương, bố mẹ không can thiệp được. Mẹ luôn nhận là đã “thua” Dương khi muốn con đi theo cái gì đó như ý mình.

Đó là khi vào đêm nhạc, Tùng Dương được hát cùng Mỹ Linh ca khúc “Lời tỏ tình của mùa xuân”, cậu bé ra lĩnh xướng hay quá khiến cả sân khấu nhốn nháo vì không biết ai hát, và cuối cùng mọi người sửng sốt khi đó là một cậu bé con bé tí xíu đứng trên sân khấu.

Tùng Dương vốn “còi”, 13 tuổi mà nhìn như 9 tuổi, người nước ngoài còn nghĩ chắc chỉ 6 tuổi là cùng. Mẹ Dương đứng nép vào một cái cột bên sân khấu, nước mắt ròng ròng nhìn con trai bé bỏng. Bao năm xa cách, bà không thể ngờ giọng hát của con mình lại hay đến vậy.

Sau đó, Tùng Dương hát “Nhớ về Hà Nội”, nhiều khán giả ở dưới len lén chấm nước mắt vì nhớ về quê nhà, trái tim họ ấm lên với nỗi nhớ ấy. Kết thúc buổi biểu diễn, mọi người chạy ào ào lên sân khấu chụp ảnh chung, xin chữ ký của cậu bé hát.

Bao nhiêu niềm hạnh phúc cũng không nói hết giùm được mẹ Tùng Dương lúc ấy, bà tự hào vì con trai đã thực sự trưởng thành trong cuộc sống, tài năng được công nhận và có cơ hội phát triển.

Ngày hôm sau, bố đưa Tùng Dương đến một shop đĩa 4 tầng nhà lớn lắm để xem đĩa nhạc, lập tức cậu bé “chìm” ở shop đĩa từ 8h sáng đến 6h chiều không dứt và nghe tất cả những đĩa nhạc ở đó.

Có những đĩa nhạc mà Dương nghe, chính người bán đĩa cũng ngạc nhiên tại sao thằng nhỏ bé tí thế lại có thể gật gù, hưng phấn khi nghe được và lại còn hỏi những đĩa nhạc mà chẳng mấy ai biết.

Dù xa con biền biệt nhưng chưa bao giờ mẹ ngại Dương hư. Bà tin tưởng vì Dương được giáo dục bởi người bác ruột rất mô phạm, hơi cổ điển và rất khuôn phép.

Khi sống ở bên Nga, bố mẹ cũng hay đi tìm đĩa nhạc mua về cho Dương, nhưng là mua theo cách chọn của Dương. Khi cần đĩa nào đó, Dương gọi điện và đọc tên đĩa để bố đi tìm mua.

Chính bố mẹ Dương đôi khi cũng không hiểu tại sao con trai lại nghe những loại nhạc đó, biết đến cái đĩa đó… Cá tính trong âm nhạc, trong cuộc sống của Dương đã bắt đầu từ khi còn rất nhỏ như thế. Chính cá tính đó tác động ngược lại tới bố mẹ Dương...

Cô Thu Hà còn nhớ, năm Dương mới lên 5-6 tuổi, bố Dương tham gia một cuộc thi hát của toàn ngành giáo dục. Bố hát hai bài “Huyền thoại hồ núi Cốc” và “Chia tay hoàng hôn”. Lúc về nhà, bố chở Dương sau xe, tự nhiên Dương nói:

“Con thấy bố hát bài “Chia tay hoàng hôn” là không thành công vì bố hát thẳng tuột như đòn gánh, đáng lẽ bố phải hát cong cong hình lòng máng nên bài đó dứt khoát không được giải”. Tùng Dương diễn tả như thế đơn giản vì không biết nói từ “luyến” như trong thuật ngữ âm nhạc.

Đến hôm sau bố hát bài “Huyền thoại hồ núi Cốc” thì Dương bình luận rằng bố hát như dội vào vách núi, nên chắc chắn sẽ được giải. Quả đúng là như thế, bố đoạt giải A nhờ bài “Huyền thoại hồ núi Cốc”.

Cũng có lẽ vì tính cách bản lĩnh nên mọi việc trong cuộc sống Dương đều khá độc lập, tự quyết theo cách của mình.

Biết con có khả năng từ bé, khi còn ở nhà, bố mẹ Dương đều hết lòng giúp con chăm sóc khả năng ca hát, nhưng khi phải ra nước ngoài làm việc, mẹ Dương rất đau lòng khi không được hỗ trợ sát bên cạnh con.

Tuy nhiên, mẹ Dương nghĩ, có thể chính nhờ sự xa cách, thiếu thốn tình cảm ấy lại truyền vào trong giọng hát. Dù ở xa đến phương trời nào đi nữa thì mẹ Tùng Dương cũng sát cánh bên con trong sự nghiệp và những khát vọng. Mẹ chính là người quyết định và tìm cách ép Dương phải đi thi “Sao mai điểm hẹn”.

Khi đó, Tùng Dương nhất định không chịu đi thi vì đã có giải ở cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội rồi. Ca sĩ Trần Thu Hà cũng bước ra từ cuộc thi đó nên Dương nghĩ như vậy là đủ, không muốn thi cuộc thi có nhiều sắc màu thị trường như Sao mai điểm hẹn.

Nhưng, mẹ  Dương cảm nhận đó mới là cuộc thi cần cho con trai, để con có thể bứt phá thành một cái gì đó khác biệt hơn. Sau đó, lại được nhạc sĩ Lưu Hà An và Thế Hiển cổ vũ, cho rằng Dương có thể có thành công ở Sao mai điểm hẹn nên bà Thu Hà càng quyết tâm hơn.

Nhưng, Tùng Dương thì không nghe, thậm chí không cả nghe điện thoại của nhạc sĩ Lê Minh Sơn vì không muốn thi. Bà ngoại Tùng Dương động viên rằng Dương hát bài “Ôi, quê tôi” đã rất thành công thì nên thử sức.

Khi nói với Dương về quan điểm của mình, Dương mạnh mẽ bày tỏ ngay: “Hạnh phúc của con cũng sẽ là hạnh phúc của mẹ. Bố mẹ có quan điểm hạnh phúc của thời bố mẹ, con có quan điểm hạnh phúc đương thời”.

Mãi rồi Tùng Dương mới đồng ý vào cái ngày cuối cùng nhận hồ sơ. Bà Thu Hà đi xa về, hớt hải đến cổng đài truyền hình nộp hồ sơ lúc 7h30, khi mà 8h thì “khóa sổ”. Nộp hồ sơ cho con rồi bố mẹ Dương lại lên đường đi Nga và chỉ quan sát con qua đài truyền hình, động viên con trên điện thoại.

Lúc thi, Tùng Dương hát những bài quá khó nghe, mẹ gọi điện nói: “Sao con hát bài gì mà khó nghe quá, thế thì làm sao khán giả có thể bình chọn được?”. Tùng Dương khảng khái nói:

“Nếu mẹ gặp con để mà mẹ con nhớ nhau nói chuyện về mọi thứ thì nói, còn nói về việc hát thì đó là việc của con, con hát dù chỉ còn 3 người thích con con vẫn hát và sẽ đi theo con đường đó”.

Dương không nói lại điều đó lần thứ 2 và mẹ thì đành chịu thua con trai, chỉ còn biết âm thầm dõi theo và lắng nghe mọi thanh âm từ cuộc sống, âm nhạc của con.

Rất lì, bướng nhưng ngoan vô cùng

Một mình một con đường là “kiểu” của Tùng Dương, bố mẹ không can thiệp được. Mẹ luôn nhận là đã “thua” Dương khi muốn con đi theo cái gì đó như ý mình.

Ngày Dương ra đĩa “Những ô màu khối lập phương”, mẹ nghe bài “Ối a”, diễn tả người mẹ khắc khoải mong chờ đứa con vì không sinh đẻ được, khi hát Dương quái vô cùng, như cái bào thai vậy, mẹ nói: “Hát như thế này thì ai mà nghe được?”, nhưng Dương thì cứ gật gù sung sướng: “Ôi, hay quá, hay quá”.

Thấy thế, bà Thu Hà đành ngồi nghe đi nghe lại đến 20 lần mới có thể nghe ra một chút gì đó. Cuối cùng Dương được giải “Cống hiến”, mẹ nghĩ về những gì con mình đã chọn lựa và thấy sự kiên định của con là đúng trong sự nghiệp của con.

Tùng Dương đã dần dần đưa bố mẹ vào cái gu âm nhạc của chính mình. Thậm chí, đến mức khi Dương gửi từ Đức về cho mẹ nghe thử bài hát Liti, thấy cách hát có vẻ êm ả hơn, mẹ Dương lại có nhu cầu muốn mọi thứ nó phải xước lên tí nữa, phải mặn hơn nữa, gai góc hơn nữa…

Bài Liti mà Dương hát diễn tả hình ảnh của con người giữa một thế giới mênh mông, một không gian 3 chiều, khi đó con người chỉ nhỏ bé li ti và ngắm nhìn thế giới.

Nghe bài này, bà Thu Hà thích và xúc động đến mức gọi điện nói với con trai: “Con ơi, nếu như cuộc đời con có những lỗi lầm với mẹ thì mẹ đều bỏ qua hết…”.

Nhưng sự thực thì, trong con mắt của mẹ, Dương chẳng hề có lỗi lầm nào cả vì từ nhỏ Dương rất ngoan và bản lĩnh trong cuộc sống. Dương là cậu con trai hiếu thảo và hết lòng quan tâm đến bố mẹ.

Dù đi xa như thế nào thì ngày 8/3, ngày sinh nhật mẹ hay bố, bao giờ cũng gọi điện, gửi điện hoa, luôn biết mẹ thích cái gì…Trải qua nhiều gian khổ của đời sống, bà Thu Hà thấy rằng mình quá may mắn khi có được cậu con trai hiếu thảo, ngoan ngoãn như vậy và một người chồng thật tuyệt vời bên cạnh.

Dù xa con biền biệt nhưng chưa bao giờ mẹ ngại Dương hư. Bà tin tưởng vì Dương được giáo dục bởi người bác ruột rất mô phạm, hơi cổ điển và rất khuôn phép. Tùng Dương lại là cậu bé sống chan hòa và trung thực.

Ngày bác xây nhà, có để tiền tiết kiệm ở một con lợn đất. Hai chị con gái bác nghịch ngợm moi tiền ra chơi, Dương nhắc nhở là không được lấy, nếu không bác sẽ mắng. Đến khi bác đập lợn đất thấy chẳng còn bao nhiêu, liền gọi từng chị ra hỏi nhưng tuyệt đối không gọi Dương. Vì bà tin, Dương không bao giờ nghịch như thế.

Cũng có lẽ vì tính cách bản lĩnh nên mọi việc trong cuộc sống Dương đều khá độc lập, tự quyết theo cách của mình. Nhưng, dù thế nào thì mẹ cũng tin ở những điều Dương làm, trong công việc thi thoảng mẹ chỉ nhắc nhở một chút kiểu hôm nay diễn thấy hát vẫn chưa hay, chưa tập trung, hoặc tư thế không được phù hợp, trang phục không thích lắm, nên giao lưu với khán giả như thế nào…

Những góp ý ấy thì Dương nghe liền, nhưng, còn chuyện tình cảm thì Dương lại không chịu nghe. Cũng “bướng”, “lì” và tự quyết chẳng kém gì việc âm nhạc. Mẹ bảo: “Trông thì ẻo ẻo thế mà độ lì cao lắm”.

Hồi thi Sao mai điểm hẹn, khi mọi người cứ khen thí sinh Tùng Dương hát rất mạnh mẽ, NSƯT Huyền Thanh nhìn thấy Dương đi dưới đường, dáng người thì xiêu xiêu, khoác cái túi trên vai, chị phải thốt lên: “Nhìn như miếng giẻ vắt vai thế kia mà bảo hát mạnh mẽ à?”.

Vậy mà cuối cùng chị cũng công nhận “miếng giẻ” ấy mạnh mẽ thật. Tính cách mạnh mẽ, tình yêu của Dương cũng mạnh mẽ. Bà Thu Hà chia sẻ thật sự rằng, bà không thật sự ưng “người ấy” của Dương.

Trong quan điểm về hạnh phúc, bà và Tùng Dương như hai con tàu đi song song trên hai đường ray và đoạn kết là chia đôi chứ không gặp nhau. Thôi thì trời không chịu đất, đất đành phải chịu trời, nhưng vẫn phải nói vì không thể mặc kệ, không thể thờ ơ trước mọi việc của con.

Khi nói với Dương về quan điểm của mình, Dương mạnh mẽ bày tỏ ngay: “Hạnh phúc của con cũng sẽ là hạnh phúc của mẹ. Bố mẹ có quan điểm hạnh phúc của thời bố mẹ, con có quan điểm hạnh phúc đương thời”.

Và bà đành chịu, để cho con tự quyết đời sống của con. Bà chỉ có một niềm tin và hy vọng rằng, con trai mình là người biết sống nhân hậu, sống tốt với mọi người xung quanh thì chắc chắn sẽ nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.






Nhà đẹp của Huỳnh Bích Phương trang nhã, thân thiện
Nhà đẹp của diễn viên Diễm My ấm cúng, sang trọng, tràn đầy ánh
Nhà đẹp của Angela Phương Trinh đánh lừa khán giả
Nhà đẹp của ca sĩ Trọng Tấn đơn giản, ấm cúng
Nhà đẹp của Chương Tử Di thanh lịch, ấm cúng
Nhà đẹp của ca sĩ Hồng Nhung đắm chìm trong thiên nhiên



(st)