Nhau tiền đạo - Điều trị và Xử lý biến chứng

Nội dung chính về nhau tiền đạo (rau tiền đạo)

1.Định nghĩa rau tiền đạo và mô tả được các hình thái lâm sàng.

2.Trình bày  được các yếu tố thuận lợi và triệu chứng lâm sàng.

3. Nêu được các  nguyên nhân chảy máu  cần chẩn đoán phân biệt với rau tiền đạo.

4. Trình bày được hướng xử trí rau tiền đạo.

1. ĐẠI CƯƠNG

Rau tiền đạo là bánh rau bám ở đoạn dưới tử cung, có thể che lấp một phần hoặc toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.

          Rau tiền đạo xảy ra khoảng 1/200 trường hợp thai nghén, là một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau đẻ. Vì vậy, rau tiền đạo còn là một cấp cứu trong sản khoa.

          Cơ chế chảy máu trong rau tiền đạo:

                   - Đoạn dưới thành lập trong 3 tháng cuối thai kỳ.

                   - Sự co kéo của đoạn dưới ở diện rau bám gây bóc tách.

                   - Gai rau bám sâu vào cơ tử cung ở đoạn dưới.

                        A                                        B

Hình 1. A. Rau bám vị trí bình thường  B. Rau tiền đạo

2. PHÂN LOẠI

2.1. Phân loại theo giải phẫu

- Rau bám thấp: bánh rau bám lan xuống đoạn dưới của tử cung nhưng chưa tới lỗ trong cổ tử cung. 

- Rau bám mép: bờ của bánh rau bám sát mép lỗ trong cổ tử cung.

- Rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn: bánh rau che lấp một phần lỗ trong tử cung.

- Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: bánh rau che lấp toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.

2.2. Phân loại theo lâm sàng

- Rau tiền đạo trung tâm: bao gồm loại bán trung tâm và trung tâm hoàn toàn. Thái độ xử trí chủ yếu là mổ lấy thai.

- Rau tiền đạo không trung tâm: bao gồm loại rau bám thấp và bám mép. Các trường hợp này có thể theo dõi đẻ đường âm đạo.

Hình 1. Phân loại theo giải phẫu nhau tiền đạo

3. CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI

Người ta chưa hiểu đầy đủ nguyên nhân sinh ra rau tiền đạo. Tuy nhiên, tần suất rau tiền đạo tăng lên ở những thai phụ có tiền sử sau:

- Đẻ nhiều lần.

- Mổ lấy thai.

- Mổ  bóc nhân xơ tử cung, cắt góc tử cung trong điều trị thai làm tổ ở sừng tử cung, tạo hình tử cung...

- Nạo thai, hút điều hoà kinh nguyệt nhiều lần.

- Đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc rau nhân tạo

- Viêm nhiễm tử cung

- Đa thai

- Tiền sử đã mang thai bị rau tiền đạo.

4. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN

4.1. Triệu chứng lâm sàng

- Triệu chứng cơ năng: Chảy máu âm đạo là triệu chứng chính, thường xuất hiện vào ba tháng cuối của thai kỳ, đôi khi sớm hơn.

                        + Chảy máu thường xuất hiện đột ngột, không có nguyên nhân, không có triệu chứng báo trước.

                        + Lượng máu ít trong những lần đầu, có thể tự cầm, sau đó lại tái phát nhiều lần và lần sau có khuynh hướng nhiều hơn những lần trước và khoảng cách giữa các lần ngắn lại.

                        + Máu ra đỏ tươi lẫn máu cục.

- Triệu chứng thực thể:

          + Toàn trạng bệnh nhân biểu hiện tương ứng lượng máu mất ra ngoài. Mạch, huyết áp, nhịp thở có thể bình thường hay thay đổi tuỳ sự theo mất máu nhiều hay ít.

         + Nắn tử cung thường thấy ngôi đầu cao lỏng  hoặc ngôi bất thường.  

          + Nghe tim thai: Tình trạng tim thai thay đổi tuỳ thuộc vào lượng máu mất ra ngoài.

          + Khám âm đạo:

               * Kiểm tra bằng mỏ vịt hay van âm đạo nhằm chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây chảy máu từ các tổn thương ở cổ tử cung và âm đạo.

               * Nên hạn chế và thận trọng khi khám âm đạo bằng tay vì có thể làm rau bong thêm, gây chảy máu ồ ạt, nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

             - Cận lâm sàng:

          + Siêu âm: xác định được vị trí bám chính xác của bánh rau sớm. Phương pháp này an toàn và có giá trị chẩn đoán cao (độ chính xác 95% với đầu dò đường bụng và 100% với đầu dò đường âm đạo), trước khi có biểu hiện lâm sàng là chảy máu. Siêu âm còn giúp theo dõi tiến triển của rau tiền đạo trong thai kỳ.

          + Chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán chính xác rau tiền đạo nhưng đây là một phương pháp tốn kém và phức tạp nên ít được sử dụng rộng rãi như siêu âm.

4.3. Chẩn đoán phân biệt

4.3.1. Rau bong non

          Thường có hội chứng tiền sản giật - sản giật. Máu âm đạo đen loãng, không đông, sản phụ đau bụng nhiều, tử cung co cứng, thai suy nhanh chóng.

4.3.2. Vỡ tử cung

          Thường có dấu hiệu doạ vỡ, thai suy hoặc chết, sản phụ choáng nặng, có dấu hiệu xuất huyết nội.

4.3.3. Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân chảy máu từ cổ tử cung (viêm lộ tuyến, polyp, ung thư...), chảy máu âm đạo. Trong khi chuyển dạ chẩn đoán phân biệt với đứt mạch máu của dây rau, máu chảy ra đỏ tươi, thai suy rất nhanh.

5. XỬ TRÍ

5.1. Tuyến xã

            - Khi nghi ngờ và chẩn đoán được rau tiền đạo thì phải chuyển tuyến trên khám chẩn đoán và theo dõi điều trị.

            - Trường hợp đã có chuyển dạ hay chảy máu âm đạo nhiều, cần hồi sức chống choáng tích cực và sử dụng thuốc giảm go và chuyển lên tuyến trên cùng cán bộ y tế đi kèm.

5.2. Tuyến huyện và các tuyến chuyên khoa

Nguyên tắc trong điều trị rau tiền đạo là phải dựa vào tuổi thai, phân loại lâm sàng, mức độ chảy máu.

5.2.1. Xử trí rau tiền đạo khi chưa chuyển dạ

          - Chăm sóc, theo dõi

          + Khuyên bệnh nhân vào viện để điều trị và dự phòng cho lần chảy máu sau.

          + Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại tối đa.

          + Chế độ ăn uống: đầy đủ dinh dưỡng, chống táo bón.

          + Theo dõi sự phát triển của thai và bánh rau. Xác định lại chẩn đoán rau tiền đạo thuộc loại nào, tuổi thai và trọng lượng thai để có biện pháp xử lý cho phù hợp.

          + Làm các xét nghiệm máu như công thức máu, hemoglobin, hematocrit, phân  loại máu. Chuẩn bị máu tươi để truyền khi cần thiết.

          - Điều trị

* Điều trị duy trì: khi thai chưa trưởng thành và mức độ chảy máu không nhiều.

          + Thuốc giảm co tử cung như Spasmaverin, Salbutamol, Magné Sulfate.

          + Kháng sinh.

          + Viên sắt và các vitamin.

* Chấm dứt thai kỳ

          + Nếu rau tiền đạo trung tâm thì nên chủ động mổ lấy thai khi thai đủ tháng để tránh chảy máu khi chuyển dạ

          + Nếu chảy máu nặng, hoặc điều trị chảy máu không có kết quả nên chủ động mổ lấy thai để cầm máu cứu mẹ là chính không kể tuổi thai.

5.2.2.  Xử trí rau tiền đạo khi chuyển dạ

          - Rau tiền đạo không trung tâm

          + Đa số các trường hợp này có thể sinh đường dưới. Khi chuyển dạ nên bấm ối để hạn chế chảy máu. Nếu sau bấm ối máu vẫn tiếp tục chảy nên mổ lấy thai.

          + Khi có quyết định cho sinh đường âm đạo cần phải theo dõi sát toàn trạng và các dấu hiệu sinh tồn của sản phụ, số lượng máu mất và tình trạng thai. Nếu toàn trạng mẹ xấu đi do mất máu nhiều, hoặc phát sinh thêm các yếu tố nguy cư khác thì phải mổ lấy thai cấp cứu.

          + Sau khi thai sổ, bánh rau thường bong sớm vì một phần đã bị bong trước sinh. Chỗ rau bám có thể chảy máu, cần dùng các thuốc co hồi tử cung. Nếu không kết quả phải cắt tử cung bán phần thấp.

           - Rau tiền đạo trung tâm

          + Chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối. Trường hợp chảy máu nhiều không kiểm soát được thì có thể buộc động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị để cầm máu. Nếu không có kết quả thì phải cắt tử cung bán phần thấp để cầm máu.

5.2.3. Thời kỳ hậu sản

          - Theo dõi sát để đề phòng chảy máu thứ phát sau sinh và nhiễm khuẩn.

- Trong thời kỳ hậu sản nếu mẹ thiếu máu nhiều phải truyền máu để bù lại số lượng máu đã mất và uống thêm viên sắt.

- Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt vì phần lớn là trẻ non tháng

6. PHÒNG BỆNH

Đăng ký quản lý thai nghén chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các trường hợp rau tiền đạo. Nếu cần thiết, cho thai phụ nhập viện để theo dõi và điều trị, hạn chế chảy máu tới mức thấp nhất.

Gửi bác sĩ. Em đi siêu âm thai được 4 tháng và kết quả cho biết nhau bám thấp nhưng bác sĩ siêu âm không nói rõ là nhau tiền đạo trung tâm hay không trung tâm. Vậy cho em hỏi có trường hợp nào nhau bám thấp trong giai đoạn mang tháng giữa và cuối thai kỳ nhau bình thường không ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Em bi rau tien dao trung tam moi ra mau lan dau khong biet em o nha nghi ngoi co duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
E bi nhau tien dao trung tam vao tuan 36 vay co mo duoc chua
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Bạn có thể tham khảo topic này về Nhau tiền đạo để có cách xử trí đúng nhé: http://diendan.phununet.com/dspSingleTopic.aspx?TopicId=58288&Pk_iCatId=7
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Toi bi viem 2khop xuong cung chau va vua qua khi di sieu am thai bac si bao toi bi rau tien dao,vai thang cuoi co the phai nam vien.vay cho toi hoi khi bi ca 2 benh tren thi thai nhi co bi anh huong nhieu khong.lam cach nao de han che su nguy hiem cua thai nhi.
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Lan mang thai dau minh bi nhau tien dao.cho hoi lan mang thai thu hai co bi nhau tien dao khong.cach cham soc nhu the nao.
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Em bi rau tien dao lan dau .lan 2mang thai co bi nua ko bac si
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Chào chị?! Bệnh này thường có nguy cơ mắc phải ở nhưng người sinh con lần 2, lần 3, mổ đẻ 2 lần trở nên, những người bị viêm nhiễm âm đạo.Bệnh này khá nguy hiểm.nếu bị 1 lần thì nguy cơ bị lần 2 là cũng có khả năng.Chỉ còn cách cố gắng chắm sóc vùng kín, vệ sinh sạch sẽ và làm theo lời bác sĩ thôi
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Em chao bac sy em co thai dc 28tuan em bi rau tien dao trung tam nen bi bang khuyet phai mo cap cuu phai cat tu cung ban phan da dc 2thang 10 ngay roi bay gio em lo lang lieu cat tc sau co benh tat gi ko em moi 23 tuoi em bac sy va cac chi phu nu cho em loi khuyen nhe
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Chị đừng quá lo lắng như thế, chị bị rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn hay không hoàn toàn.cũng đã được phẫu thuật rồi.Nếu không có thai thì cũng có gì ảnh hưởng,Tốt nhất là cứ tuân thủ các quy định bác sĩ, ngủ nghỉ điều độ, tinh thần lạc quan là ok nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Em chao bac sy va cac chi em phu nu em nam nay 23 tuoi em sinh con lan dau nam 18 tuoi lan 2 em mang thai 22 tuoi em mang lan 2bi nhau tien dau trung tam 28 tuan em bi bang khuyet nen phai mo cap cuu nen phai cat tu cung ban phan em so minh tre cat tc nhu vay suc kheo co cau di ko vi em mo dc 2 thang ruoi roi em lo lang lam em muon xin loi thuyen tu bac sy va cac chi phu nu giuc em voi
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Chào bạn! Bạn có tin vào điều kỳ diệu trong cuộc sống không, sự lạc quan đôi khi còn chiến thắng những bệnh tật tưởng chừng như khó chữa đó.Bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nghe theo và làm theo những gì bác sĩ dặn.Và quan trọng là phải lạc quan, sống vui vẻ.Sinh lão bệnh tử cũng không ai tránh được cả
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
em xin chao bac si va cac chi em phu nu. nam nay em 23 tuoi roi em moi mang thai lan đau đc 20 tuan tuoi roi. theo gjam đinh cua cac bac si thi em bi nhau thai tien đô em đang rat lo lang ve tinh hinh suc khoe cua con em vay lam cach nao đe em giam bot su lo lang nay va giam cac hien tuon đau bung duoi vay tinh trang cua em o nhung giai sau nay co nguy hiem ko bac si?
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Khi đã được chẩn đoán nhau tiền đạo, về mặt nguyên tắc, thai phụ cần được ở lại bệnh viện để theo dõi và điều trị, hạn chế vận động hay bất kỳ một chấn động nhỏ nào ở vùng bụng để tránh kích thích tử cung gây chảy máu. Ngoài ra, sản phụ bình thường cũng nên thăm khám thai thường xuyên trong 3 tháng cuối kỳ tại bệnh viện phụ sản. Ở một vài phòng khám tư, một số kỹ thuật viên không có kinh nghiệm lâm sàng về sản khoa nên việc chẩn đoán hình ảnh siêu âm chưa tốt sẽ không có được sự phát hiện và tư vấn kịp thời về nhau tiền đạo. Vậy nếu quá lo lắng bạn nên nhập viện để được theo dõi thường xuyên nhé. Chúc bạn sức khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
em chào bác sĩ,em đang mang thai lần 2 được 7 tháng,lần đầu em mổ, hom vừa rồi em đi khám bác sĩ bảo bị nhau thai tiền đạo. Em muốn hỏi cần tránh những gì để đảm bảo sức khẻ mẹ và con
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Chao a c! Thai e dc 32 tuan bi nhau tiên dao trung tam. E bi ra mau 1lan roi hien tai e dag nam tại nhà. E co nen nam benh vien khong mong bác sĩ cho e loi khuyen
hơn 1 tháng trước - Thích
Bác sĩ cho em hỏi em có bé thứ 2 được 22t nhưng có bị ra máu em nằm viện 15ngay nhưng đêm qua lại thấy ra máu sáng e đi khám siêu âm bsi nghi em bị rau tiền đạo vì rau bám mặt sau qua lỗ trong cổ tử cung. Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị rau tiền đạo không?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận