Nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi

Nhiệt miệng nên ăn uống gì?

Nên uống trà xanh khi nhiệt miệng.

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường là xuất hiện một mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.

 Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở lợi, đầu lưỡi... Khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ "vất vả". Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh như stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn thương niêm mạc miệng, thiếu vitamin...

Còn theo Đông y, căn nguyên gây bệnh do nhiệt độc, hoả độc, thấp nhiệt hoặc âm hư gây nên. Bị nhiệt miệng nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, sắt...) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và làm nhanh lành vết thương trong miệng khi đã có loét.

Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu... nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan... Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm. Uống nhiều nước lọc, trà xanh, nước nhân trần, nước rau má...

Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Ngoài ra cần vệ sinh răng miệng tránh bội nhiễm hoặc tái phát. Tùy từng trường hợp cần uống thêm vitamin tăng cường sức đề kháng của cơ thể.


Nên ăn uống thế nào khi bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn… Bệnh xuất hiện với các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống.


Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi.. Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải tới bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Để tránh gặp rắc rối lâu với bệnh trong mùa nắng nóng, nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ chưa cần dùng thuốc bạn có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà tương đối hiệu quả sau: Uống bột sắn dây, nước cam sẽ giúp bạn giảm đau rát. Bạn nên nấu nước rau má, râu ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc, và phải uống đủ 2lít/ngày. Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp.

Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.

Ngoài việc ăn uống đồ mát bạn có thể thử mẹo nhỏ sau cũng sẽ giúp bệnh nhanh khỏi: Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay. Dùng hai cốc nước đó để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh. Hoặc đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Kiêng đặc biệt nước đá lạnh. Khi ăn xong súc miệng và ngậm nước muối ấm pha loãng.

Dạo này hay bị lở miệng, ăn gì cho mát và kiêng món gì nóng?

Bạn bị nhiệt miệng
Triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.
Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”
Bệnh loét miệng, nhiệt miệng trong Đông y gọi là “Khẩu sang”.
Nguyên nhân là do uống rượu, ăn nhiều chất cay nóng béo ngọt, chiên xào gây tích nhiệt ở tỳ vị. Hoặc do cảm phải phong nhiệt tà mà gây nên v.v…
Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông Y là thanh nhiệt giải độc, tả hoả,  dưỡng âm, lương huyết v.v…
Bạn cần kiêng ăn ớt tiêu, gừng, chiên xào, rượu bia.
Bạn cần uống nước nhiều, ăn nhiều canh rau, rau má, đậu xanh... để giải nhiệt.
Nếu không khỏi bạn cần tới các phòng khám Đông y khám điều trị.
Bài thuốc tham khảo
+Phương thuốc:
-Thành phần: Thương truật 15g, Ngũ bội tử 9g, Cam thảo 3g.
-Cách dùng: Đem thuốc trên sắc nước mỗi ngày 1 thang, phân 3 lần uống.
a/ Chất lưỡi đỏ rêu vàng bẩn gia Hoàng bá:
b/ Ăn ít, kén ăn gia Sa nhân.
-Hiệu quả trị liệu: Dùng thuốc trên điều trị bệnh nhân lở miệng 7 ca, đều trị khỏi. Trong đó nhanh nhất uống thuốc 3 thang, chậm nhất uống 9 thang.

Tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc.

(St)

lam cach nao nhanh khoj nhất
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
em cũng bị nhưng k bik làm cách nào đau quá trời đau
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Tôi bị nhiệt miệng đã lâu rồi. Giờ tôi muốn có thuốc gì để trị lành hẳn luôn hoạc có cách nào xin bác sĩ chỉ giùm.
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
tôi bị nhiệt miệng quanh năm xin cho hỏi làm thế nào để chữa khỏi được mặc dù tôi rất chịu khó ăn rau và uống nước.trong công việc bắt buộc tôi phải uống rượi nên không thể từ chối được.xin bác sĩ cho tôi phương án tốt nhất để không bị nhiệt quanh năm.tôi xin chân thaanhf cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
em thuong xuyen bi lo mieng,rat dau va kho chiu,lo mieng co bi lay ko?quan he vo chong co anh huong khong?suc thuoc gi mau het?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
pit chet lien
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Em ra tiệm thuốc Bắc mua chai "Tây Qua Sương" xịt vào chổ lở trong miệng, 1 ngày xịt 3,4 lần, rất mau khỏi và vết lở cũng bớt đau nhiều. Chúc em mau khỏe .
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
nhiệt miệng có phải thường phát bệnh vào mùa nóng không?
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Gửi hỏi đáp - bình luận