Cách chế biến thịt Kỳ đà lạ miệng cực thơm ngon
Mẹo chữa nhiệt miệng lập tức hết đau khỏi nhanh trong 2 ngày
Các món ăn với mì gói ngon miệng, không mất nhiều thời gian
Hỏi: Tôi rất hay bị nhiệt miệng, xin hỏi bác sỹ nguyên nhân và cách chữa trị?
Đáp:
Bệnh nhiệt miệng hay còn gọi là aphthous là một bệnh thường gặp, có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran hoặc nóng tại vùng sắp bị, vài ngày tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra. Các vết loét do aphthous thường có hình bầu dục màu trắng hay màu vàng, có biên giới viêm đỏ, rất đau đớn. Đặc biệt nếu không được chăm sóc đúng cách dể dẫn đến viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống rất vất vả.
Nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ, nhiều tác giả cho rằng đây là viêm miệng do virus, các nhà miễn dịch cho rằng nhiệt miệng thường liên quan đến tình trạng suy giảm miễn dịch ở vùng niêm mạc miệng và lưỡi; có thể do răng sâu, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng; do phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó, hay do chế độ ăn thiếu acide folic ở phụ nữ mang thai..
Khi vết loét do nhiệt miệng đã xảy ra bạn có thể áp dụng một số cách điều trị như sau:
Bệnh nhiệt miệng – những điều bạn chưa biết
Đây không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.
“Không hiểu sao tôi hay bị lở miệng thế không biết. Cứ lâu lâu lại bị một lần, mỗi lần ít nhất là 2 nốt, đau kinh khủng, chẳng ăn chẳng nói được gì suốt cả tuần…”
“Có ai biết cách nào ngăn ngừa để miệng không bị lở không? Mọi người nói là do bị nóng, nhưng tôi chẳng hiểu như thế nào là nóng nữa! Tôi ăn uống bình thường, cũng nhiều trái cây và rau quả…”.“Mỗi lần đau miệng là mất đến cả tuần mệt mỏi, đau đớn, nhăn nhó vì chẳng nuốt trôi cái gì. Húp một muỗng canh vô mà đau thấu trời, cảm thấy như đang chịu một cực hình vậy… Tôi bẳn gắt và đến cả giấc ngủ cũng không còn ngon nữa…”
Mỗi tuần, các bác sĩ, các chuyên viên tư vấn tại trung tâm truyền thông – giáo dục sức khỏe nhận không ít câu hỏi như thế. Rõ ràng, bệnh nhiệt miệng (hay còn gọi là lở miệng) hoàn toàn không “dễ chịu” chút nào khi mắc phải. Những cơn đau do nhiệt miệng gây ra có thể ảnh hưởng mạnh đến chuyện ăn, chuyện ngủ, cũng như cuộc sống “bình thường” của mỗi người.
Những gì bạn chưa biết về "nhiệt miệng"?Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần. Có nghiên cứu khoa học cho thấy đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.
Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi – lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”.
Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả mít, xoài… Còn quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên, có thể do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng…; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, virut, do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ thành phần hóa học có trong kem đánh răng không phù hợp…), hay chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai. Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn.
Nhiệt miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “phòng bệnh”. Lúc nào mắc phải thì cố gắng… chịu đựng hoặc ra một tiệm thuốc tây nào đấy mua các loại thuốc bôi vào. Tuy nhiên, việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành lại là cả một quá trình… không dễ vượt qua.
Bạn đã biết cách ngăn ngừa nhiệt miệng?
Muốn ngăn ngừa
hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, các bác sĩ thường khuyên
uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng
thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều… thì cần
đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức
khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều
trị thích hợp.
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.
Tuy bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.
Trà xanh làm giảm nhiệt miệng
Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Đánh răng bằng kem đánh răng có tinh chất trà xanh có tác dụng ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả.
Nhiệt miệng chớ coi thường | |
Nhiệt miệng khiến khoang miệng, lưỡi nổi nốt đỏ, lở loét, có khi mưng mủ khiến chúng ta ăn không ngon, ngủ không yên. | |
Vết loét có thể bị viêm cấp Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Trần Văn Bản, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, nhiệt thường liên quan tới tỳ vị. Nhiệt miệng phát sinh do hoả độc, nhiệt độc bốc lên ở tỳ, vị, tâm, can, thận… mà sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ, mưng mủ. Nhiệt miệng không gây nguy hiểm lắm, nhưng trẻ em bị loét miệng sinh vi khuẩn và nuốt vào dạ dày sẽ gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, bệnh đường ruột. Ảnh hưởng nữa của nhiệt miệng là do khó ăn uống nên cơ thể không hấp thụ đủ dinh dưỡng và vi chất, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bác sĩ Lê Quân, Phòng khám Gia đình, Hà Nội cho biết, phụ nữ hay mắc nhiệt miệng khi bị rối loạn nội tiết lúc hành kinh, mang thai, mãn kinh… Nhiệt miệng bắt đầu từ những vết loét (là những mụn nước nhỏ dễ vỡ) mọc trong niêm mạc miệng, sau đó bội nhiễm làm vết loét rộng ra, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi ăn đồ mặn, uống nước nóng… Theo các bác sĩ, nên phòng ngừa bệnh nhiệt miệng bằng ăn uống, tập thể dục và nghỉ ngơi đúng cách. Tập cân bằng chế độ dinh dưỡng để cơ thể không thừa, không thiếu chất. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây… Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ. Mùa hè, mùa thu cơ thể thải nhiều mồ hôi, mất nước, muối khoáng… gây thiếu vitamin nên phải bù chất kịp thời bằng C và rau quả. Chịu khó uống bột sắn dây, chè đậu đen, nước xay rau má, sâm sa, nước đắng, hoa quả sinh tố… Hay bị nhất là mặt trong của má, lợi, đầu hay dưới lưỡi. Loét miệng trong miệng hay gặp nhất, thường kéo dài 7-10 ngày rồi tự khỏi nhưng rất hay tái phát. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh loét miệng vẫn chưa rõ nhưng một số yếu tố được coi là nguyên nhân như: Thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin A, C, PP, B6, B12, kẽm và acid folic. Bác sĩ Trần Văn Bản cho rằng, nếu không điều trị đúng và sớm, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Bệnh tái phát do nhiều nguyên nhân gây nên như tình trạng cơ địa, căng thẳng, uống bia cỏ, rượu, ăn uống bừa bãi, sinh hoạt vô điều độ là tái phát. Nhiệt miệng gặp ở mọi lứa tuổi, ai cũng mắc một vài lần, đàn ông mắc nhiều hơn đàn bà và khoảng 60 tuổi trở đi là không mắc nữa. Không nên coi nhiệt miệng là bệnh nhẹ và để tự khỏi. Nếu điều trị không dứt điểm, để nhiệt miệng kéo dài gây khó chịu, đau rát miệng, rối loạn tiêu hóa, gây khó chịu, đau đớn khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Phòng ngừa bằng ăn uống Theo tư vấn của bác sĩ Bản, Đông y giải quyết nhiệt bên trong bằng cách làm mát, thanh nhiệt giải độc. Bài thuốc Kim ngân hoa 8g (nếu kim ngân cuộng 16g); hoàng bá 12g; cát căn 16g, bạch thược 8g. Sắc uống ngày một thang thay nước uống liên tục từ 7 - 10 ngày là khỏi. Đông y còn nhiều bài thuốc thanh nhiệt giải độc khác nhằm dưỡng âm, lương huyết như bài thuốc cổ phương Thanh vị tán, gồm Cẩm liên xích đạo thang, Địa hoàng cốt bì thang,… hiệu quả cao. Các bài thuốc phối hợp tinh tế của vị Hoàng liên, Sinh địa, Bạch mao căn, Đương qui, Đan bì… sao tẩm khắt khe theo nguyên lý y học cổ truyền, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, chữa viêm loét miệng, lưỡi, nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng, phòng bệnh tái phát rất hiệu quả. Vị Hoàng liên có thành phần kháng sinh thực vật. Còn vị Đương qui, Sinh địa cung cấp vitamin, khoáng chất thiếu gây nhiệt miệng, giúp cho sự tái tạo niêm mạc miệng nhanh chóng. Còn theo bác sĩ Lê Quân, nếu nhiễm khuẩn, tổn thương nên dùng kháng sinh là ổn. Nhiệt miệng do thiếu vitamin C, PP, B6, B2 thì phải bù cho cơ thể sự thiếu hụt này. Cả Đông và Tây y đều chữa khỏi nhiệt miệng, nhưng người bị nhiệt miệng cần phải đi khám và điều trị tận gốc |